Em bé của bạn trong tuần thứ 33 của thai kì
- Cân nặng của em bé tăng lên nhanh chóng. Một nửa số cân nặng bạn tăng được sẽ chuyển cho em bé.
- Em bé uống đến một nửa lít nước ối một ngày! Điều này giúp chuẩn bị cho hệ tiêu hóa của bé khi sinh ra.
- Chu vi vòng đầu của bé tăng lên 1,3 cm trong tuần này, do sự phát triển đáng kể của não bộ. Bạn đừng quên bổ sung omega-3 nhé, bởi vì theo các nghiên cứu thì bổ sung DHA và EPA trong giai đoạn mang thai có thể giúp tăng chỉ số IQ của em bé khi sinh ra.
- Các tấm xương sọ của bé vẫn còn khá mềm, giúp nó ép xuống ống sinh dễ dàng hơn.
Tuần này em bé của bạn có thể dài khoảng 43-48 cm và có thể tăng thêm 2,5 cm nữa trong tuần này. Em bé đang nặng 2 kg và còn tiếp tục tăng (khoảng 227 gam / tuần – và cho đến lúc sinh em bé có thể tăng thêm từ 1/3 đến gấp đôi cân nặng hiện tại). Ở tuần thứ 33, thể tích của em bé đã vượt qua thể tích dịch ối, và đó cũng là một lý do giải thích tại sao những cú đá hay hích được cảm nhận rõ ràng hơn trong tuần này.
Em bé phân biệt được ngày với đêm
Nếu thành tử cung của bạn có mắt, bạn sẽ thấy: thai nhi của bạn hoạt động nhiều hơn và càng lúc càng giống một em bé, với đôi mắt nhắm lại khi ngủ và mở ra khi thức giấc. Và vì thành tử cung đang mỏng hơn, nhiều ánh sáng có thể đi vào tử cung, giúp bé phân biệt được ngày với đêm (bây giờ em bé có thể ghi nhớ sự khác biệt bên ngoài).
Hệ miễn dịch của thai nhi đang phát triển
Bây giờ em bé của bạn dã đạt được một cột mốc quan trọng: em bé đã có hệ miễn dịch của riêng mình. Kháng thể được truyền từ bạn sang em bé khi em bé tiếp tục phát triển hệ miễn dịch, giúp em bé chống lại tất cả các loại vi trùng khi ra ngoài tử cung.
Cơ thể bạn tuần thứ 33
Mất ngủ
Với sự thay đổi nội tiết tố, nửa đêm chạy vào phòng tắm, chuột rút ở chân, ợ nóng và cái bụng to đùng, không có gì lạ khi bạnphải lăn lộn trên giường thật lâu trước khi có thể ngủ được. Mất ngủ trong tam cá nguyệt thứ 3 xảy ra ở khoảng 75% phụ nữ mang thai. Tại tuần thứ 33, cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi, vì vậy hãy nhớ rằng lo lắng sẽ không giúp ích gì. Thay vào đó, hãy làm tốt nhất để thoải mái trước khi đi ngủ. Hãy thử tắm nước ấm và có thể uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ, tránh tập thể dục, ăn quá gần giờ đi ngủ và matxa giúp cơ thể thoải mái hơn. Nếu giấc ngủ vẫn không đến được với bạn, đọc một cuốn sách hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng cho đến khi buồn ngủ. Và nhìn vào mặt tích cực: mất ngủ khi mang thai sẽ khiến bạn làm quen dần với những đêm mất ngủ sắp tới (khi em bé chào đời).
Thử: Acid béo Omega-3
Các nghiên cứu cho thấy trẻ sinh ra bởi các bà mẹ có chế độ ăn chứa nhiều axit béo omega-3, đặc biệt là DHA (tìm thấy chủ yếu trong dầu cá) có lợi thế hơn về mặt trí tuệ. Vậy, có phải nếu bạn ăn cá hồi tự nhiên thì em bé nhà bạn sau này sẽ học ở Harvard? Có thể có mà cũng có thể không. Nhưng DHA rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ và thị lực – và hều hết tất cả sự tích lũy DHA của em bé xảy ra trong ba tháng cuối. DHA cũng có thể giúp ngăn ngừa sinh non và trầm cảm sau sinh.
Nhưng bạn lại nghe nói rằng cá không an toàn cho phụ nữ mang thai? Trên thực tế, FDA khuyến nghị nên ăn 340g (trung bình khoảng hai bữa ăn) một tuần các loại cá và động vật có vỏ có ít thủy ngân, như tôm, cá rô phi, cá hồng, cá hồi (tự nhiên là tốt nhất), cá minh thái và cá da trơn. Cá kiếm, cá mập tươi có nhiều khả năng chứa chất độc. Nếu bạn ghét ăn cá thì có thể bổ sung nguồn DHA từ các thuốc bổ bà bầu có chứa dầu cá tự nhiên (dạng Triglyceride) thân thiện với thai kỳ, ăn các thực phẩm như trứng, hạt hạnh nhân, quả óc chó.
Chỉ dẫn khác
- Nếu bạn dự định cho con bú sau khi sinh thì bây giờ là lúc để tham dự một lớp học cho con bú hoặc xem các video hướng dẫn.
- Nếu bạn chưa biết, tìm hiểu chính sách của bệnh viện về việc cho em bé nằm cạnh mẹ (24/7). Nghiên cứu cho thấy sự tiếp xúc da giữa trẻ sơ sinh và mẹ đem lại nhiều lợi ích cho em bé và giúp mối quan hệ giữa mẹ và bé khăng khít hơn
Triệu chứng phổ biến
Em bé hiếu động hơn
Bạn có thể kiểm tra các cử động của em bé hai lần một ngày – vào buổi sáng và buổi tối. Kiểm tra đồng hồ và bắt đầu đếm số lần cử động của em bé cho đến khi bạn đạt đến mười. Nếu vào cuối giờ bạn chưa cảm thấy ít nhất 10 chuyển động, hãy ăn một bữa ăn nhẹ hoặc uống nước trái cây, nằm xuống và tiếp tục đếm.
Suy tĩnh mạch
Chắc chắn rằng các mạch máu nổi lên trông thật xấu xí (và đôi khi đau đớn), nhưng bạn không cần lo lắng quá mức về vấn đề này. Nếu bạn không bị giãn tĩnh mạch trước khi bạn có thai, chúng sẽ biến mất ngay sau khi bạn sinh em bé.
Đau dây chằng tử cung
Nếu bụng của bạn là đau khi bạn thay đổi vị trí hoặc ngồi dậy đột ngột, bạn có thể bị đau dây chằng tử cung . Miễn là nó không thường xuyên và bạn không bị sốt, ớn lạnh hoặc chảy máu thì không có gì phải lo lắng. Hãy để bàn chân của bạn được nghỉ ngơi (và thoải mái).
Móng tay mọc nhanh hơn
Hormone thai kỳ có thể làm cho móng tay mọc nhanh hơn nhưng cũng có thể làm cho chúng trở nên dễ gãy. Nếu móng tay của bạn dễ bị gãy, cố gắng bổ sung nhiều chất biotin trong chế độ ăn uống của bạn (có nhiều trong chuối, bơ, các loại hạt và ngũ cốc). Viên nang gelatin cũng an toàn trong thai kì.
Rốn lồi ra
Rốn của bạn có thể đã bật ra và có thể nhìn thấy qua lớp áo mùa hè? Bạn có thể làm gì với nó? Chẳng có biện pháp hữu ích nào cho vấn đề này cả, tuy nhiên nó sẽ trở lại bình thường trong một vài tháng sau khi bạn sinh.
Khó thở
Bụng lớn dần lên và đẩy mọi thứ ra khỏi vị trí của mình – bao gồm phổi của bạn, khiến phổi không thể mở rộng đầy đủ. Bạn sẽ khó chịu hơn em bé bởi bây giờ em bé đang nhận oxy qua nhau thai. Hãy đứng thẳng nhất có thể, điều đó sẽ giúp phổi có thêm không gian.
Vụng về
Bụng lớn hơn làm thay đổi trọng tâm cơ thể và khiến bạn vụng về. Hãy chậm lại, vội vàng sẽ khiến bạn lóng ngóng hơn.
Suy giảm trí nhớ
Rối loạn tâm thần có thể gây ra bởi giới tính của em bé. Nghe có vẻ lạ nhưng đúng là phụ nữ mang thai bé gái có xu hướng hay quên hơn so với những bà mẹ mang thai bé trai.
Cơn co thắt tử cung giả
Những cơn co thắt giả thường thấy ở các bà mẹ đã trải qua một lần mang thai. Làm thế nào để bạn biết rằng chúng không phải cơn co thật? Ngay cả cơn co thắt ở cường độ cao nhất, hãy thay đổi vị trí của bạn (từ ngồi đến nằm xuống, từ nằm sang đi bộ xung quanh) chúng sẽ biến mất.
2 thoughts on “Tuần thứ 33 của thai kỳ”
Con mình 33 tuần mà chỉ nặng có 1.780g. Mình lo lắng quá. Làm sao để tăng cân cho bé đây.
Chào bạn Thảo,
Thai nhi 33 tuần có cân nặng trung bình khoảng 2,1kg là bình thường. Như vậy, em bé của bạn nhẹ cân so với giá trị trung bình một chút.
Để trẻ tăng cân đều và phát triển tốt thì cách suy nhất là bạn cần tăng cường chất lượng bữa ăn của mình. Tăng cường chất đạm bằng cách ăn các loại thịt cá, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước; chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tăng cường khả năng hấp thu. Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, thuốc phiện, hóa chất độc hại… Đồng thời bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp PM Procare diamond mỗi ngày trong suốt thai kỳ và trong thời gian cho con bú để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể mẹ khỏe mạnh, em bé phát triển tối ưu.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông!