Thuốc dùng cho phụ nữ mang thai và nuôi con bú

Made in Australia

Tin tức
Tin nổi bật

Em bé của bạn trong tuần thứ 18 của thai kì Em bé của bạn đang dần lớn lên, tuần này đã đạt kích thước khoảng 16 cm và nặng khoảng 170 gam - tương đương với một lon coca! Bạn mang thai một bé gái? Ống dẫn trứng và tử cung của bé hiện đang ở vị trí đúng. Nếu đó là bé trai, bạn có thể nhìn thấy bộ phận sinh dục trong lần siêu âm tới. Myelin, một lớp cách điện đang bắt đầu hình thành xung quanh dây thần kinh của bé. Sự bao phủ này tiếp tục cho đến khi em bé đầy 1 tuổi Võng mạc của bé bây giờ đã có thể cảm nhận ánh sáng. Hãy thử chiếu một luồng sáng đèn pin lên bụng của bạn và quan sát xem liệu rằng em bé có di chuyển hay không nhé. Bé đang ngáp Ở tuần này, em bé của bạn đã đủ lớn để bạn có thể cảm nhận được những của động của em bé: vặn mình,  lăn, đá, đấm trong bụng mẹ. Cũng có thể 1 tuần nữa bạn mới cảm nhận được những cử động của em bé. Và bây giờ em bé đã biết ngáp. Bạn có thể bắt gặp những cái ngáp đáng yêu và tất cả các cử động của bé khi siêu âm. Hệ thần kinh của bé đang phát triển nhanh chóng Một thứ bạn không thể nhìn thấy qua siêu âm đó là hệ thần kinh của em bé, nó đang phát triển nhanh chóng khi thai được 18 tuần tuổi. Các dây thần kinh  bây giờ đang được bao phủ bởi một chất gọi là myelin và hình thành các kết nối phức tạp hơn. Những dây thần kinh trong não được chuyên môn hóa thêm để phục vụ các giác quan xúc giác, vị giác, khứu giác, thị giác và thính giác. Thính giác của em bé đang phát triển nhanh hơn giúp em bé cảm nhận được nhiều âm thanh hơn từ bên ngoài. Cơ thể bạn tuần thứ 18 Sự thay đổi hình thể  Tử cung của bạn có kích thước như một quả dưa đỏ tại tuần thứ 18 của thai kì. Đây là một cơ hội tốt cho bạn tha hồ lựa chọn các loại váy bà bầu xinh đẹp. Nhức mỏi lưng Bạn có thể cảm thấy cơn đau lưng xuất hiện vào thời điểm này. Tử cung ngày càng phát triển, lực hấp

Công việc văn phòng có thể được coi là khá nhẹ nhàng cho mẹ bầu vì không phải vận động thể lực nhiều, môi trường lại có vẻ sạch sẽ và trong lành. Tuy nhiên, một số yếu tố đặc thù trong môi trường làm việc của dân văn phòng có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi mà các mẹ bầu cần chú ý. [toc] Hạn chế ngồi trong môi trường máy điều hòa thường xuyên Cơ thể mẹ bầu rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Đặc biệt, môi trường có máy lạnh dễ gây ra các hiện tượng ngạt mũi, chóng mặt, hắt hơi, dị ứng về da cho các mẹ bầu. Vì vậy, tốt nhất khi mang thai nên làm việc ở môi trường thoáng mát hoặc thông gió tốt. Nếu công việc buộc phải làm trong môi trường có máy điều hòa thì tránh ngồi ngay dưới điều hòa, và yêu cầu thời gian thông gió thường xuyên hơn khoàng 2-3 giờ thông gió một lần khoảng 30 phút. Ngoài ra, cần điều chỉnh thời gian tắt mở điều hòa cho phù hợp với cảm giác của cơ thể. Ngăn ngừa tác hại từ các bức xạ Dân văn phòng có thể bị phơi nhiễm với các loại tia bức xạ tại nơi làm việc của họ. Những nguồn bức xạ thường có tại văn phòng có thể là máy photocopy, máy in... Chúng phát ra ammonia và axetic... có thể gây kích ứng mắt, cổ họng và mũi. Ngay cả máy tính xách tay và điện thoại thông minh cũng có thể phát ra những bức xạ nguy hiểm. Tất cả các thiết bị điện tử đều có thể phát ra bức xạ, gây ảnh hưởng đến làn da của mẹ và sự phát triển não bộ của thai nhi. Đó là lý do tại sao các bác sỹ thường khuyên bà bầu hạn chế sử dụng thiết bị điện tử để đảm bảo an toàn. Tránh xa thuốc lá Thuốc lá là một trong những thứ mà bà bầu nên tránh xa trong thời kỳ mang thai. Các mẹ không nên lui tới những khu vực hút thuốc lá của đồng nghiệp trên văn phòng. Bởi khói thuốc không chỉ gây lão hóa da, xạm da cho mẹ bầu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Sử dụng bình xịt khoáng an

Do sự thay đổi nội tiết tố và áp lực của thai nhi lên bàng quang, mẹ bầu sẽ phải “ghé thăm” nhà vệ sinh nhiều hơn bình thường trong suốt 9 tháng mang thai. Đây là nỗi trăn trở của hầu hết các mẹ bầu. Đi tiểu nhiều không chỉ khiến mẹ bầu cảm thấy bất tiện mà còn gây tâm lý ngại ngùng, xấu hổ và đặc biệt là mệt mỏi khi phải đi tiểu vào ban đêm. Để tránh hiện tượng này, đặc biệt là về đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ thì mẹ bầu nên: Phòng chống phù nề Mẹ bầu không nên ngồi quá nhiều và quá lâu một chỗ. Thay vào đó hãy chăm chỉ đứng lên, đi lại. Mẹ cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi bằng cách nằm xuống và gác chân lên cao một chút sẽ giúp giảm hiện tượng tăng tĩnh mạch, chống phù nề. Ăn nhạt một chút cũng là cách phòng ngừa phù nề hiệu quả cho mẹ bầu. Cố gắng đi tiểu hết Nghiêng người về phía trước khi đi tiểu giúp sản phẩm trong bàng quang đi hết ra ngoài, sẽ giúp mẹ bớt buồn tiểu sớm hơn. Uống ít nước trước giờ ngủ 1-2 giờ trước khi đi ngủ, mẹ bầu không nên uống nước để giữ cho bàng quang không bị tích nước nhiều. Hãy cố gắng uống đủ nước trong ngày là được. Hạn chế đồ uống lợi tiểu Những đồ uống, thực phẩm có tác dụng lợi tiểu như trà, cà phê, dưa hấu, dưa chuột, cà chua… nên hạn chế trong thai kỳ hoặc không nên sử dụng trước giờ đi ngủ. Luôn thư giãn Tâm lý căng thẳng có thể khiến mẹ bầu đi tiểu thường xuyên hơn. Vì vậy, các mẹ cần tạo cho mình tâm lý thoải mái, đặc biệt đừng bao giờ coi việc đi tiểu nhiều là vấn đề quá rắc rối. Theo Procarevn.vn

Bệnh lý đái tháo đường thai kỳ có thể dẫn tới những nguy cơ như tiền sản giật, sản giật, dị tật thai, thậm chí sẩy thai.   Mẹ bị đái tháo đường thai kỳ cần kiểm soát tốt tình trạng bệnh, bắt đầu với chế độ ăn và luyện tập hàng ngày. Chế độ ăn và luyện tập có thể giúp kiểm soát tình trạng đái tháo đường thai kỳ Khi nào được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ? Thông thường đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) phát hiện được từ tháng 4 của thai kỳ và có thể khỏi sau khi sinh khoảng 6 tuần. Đạt 2 chỉ số sau đây thì chẩn đoán xác định ĐTĐTK: Đường huyết lúc đói ≥ 150mg %. Sau 02 giờ, uống 75g đường huyết ≥ 140mg%. Ảnh hưởng đái tháo đường thai kỳ * Đối với mẹ: Mẹ bị đái tháo đường thực sự hoặc bệnh nặng hơn nếu mẹ đã bị ĐTĐ. Mẹ bị tiền sản giật hoặc sản giật và sẽ tăng nguy cơ này ở lần mang thai sau. Mẹ tăng cân trên 20kg, đa số thai to, con sinh ra cân nặng trên 4kg, đa ối. Mẹ ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều (nước tiểu có đường), bị nấm candida tái phát nhiều lần.. Mẹ bị nhiễm trùng, viêm thận, viêm bể thận và băng huyết sau sinh. Mẹ bị sẩy thai nhiều lần liên tiếp hoặc thai chết lưu không rõ lý do. * Đối với con: Dị dạng thai, dị tật bẩm sinh về thần kinh, cơ... Thai to sinh ra dễ gãy xương, sang chấn khi sinh và mổ. Tăng tỷ lệ tử vong thai nhi và trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi chào đời từ 2-5 lần. Suy hô hấp, hạ đường huyết, canxi, nguy cơ đái tháo đường di truyền. Ổn định đường huyết trong thai kỳ bằng chế độ dinh dưỡng        Thực phẩm thai phụ nên ăn Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để ổn định đường huyết. Ăn 3 bữa chính và 1-2 bữa ăn phụ. Nên ăn thịt nạc, cá nạc, đậu hũ, yaourt, sữa không béo, không đường. Nên ăn thực phẩm ít gây tăng đường máu: gạo lức, đậu đỗ, rau xanh, củ quả, trái cây ít ngọt. Lưu ý: Đối với phụ nữ mang thai 6 tháng cuối thêm 350 cal/ngày. Đối với phụ nữ cho con bú

Để thai nhi phát triển khỏe mạnh, bố không nên làm những điều sau đây với mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. [toc] Hút thuốc lá Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, thai nhi có bố hút thuốc lá thường xuyên, thậm chí đã cai thuốc từ nhiều năm trước có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn từ trong bụng mẹ. Khi bố hút thuốc, các chất vô cùng độc hại như carbon oxit, coliđin, amoniac kèm theo methylamin và những amin khác dễ làm hại thai nhi khi mẹ bầu thụ động hít phải. Xoa bụng bầu nhiều Nhiều ông bố thường nghĩ hành động này là thể hiện tình yêu thương với 2 mẹ con nhưng thực ra nó lại vô cùng nguy hiểm. Nhiều bác sĩ chuyên khoa đều khuyến cáo không nên xoa bụng bầu nhiều bởi có thể gây ra những cơn co dạ con dẫn đến phản ứng động thai, đẩy thai trong tử cung ra ngoài làm cho thai phụ bị động thai, sảy thai. Nhất là mẹ bầu vốn có tiền sử sinh non, nhau thai bám mặt trước, bị mắc bệnh rối loạn đông máu… hoặc những thai phụ đã bước vào tuần 38, việc xoa bụng, xoa lưng thường xuyên cần phải được hạn chế tối đa. Thường xuyên tranh cãi với vợ bầu Khi 2 bố mẹ thường xuyên tranh luận hoặc cãi cọ làm mẹ bầu bị stress khiến lượng hormone cortisol và dolpamine trong máu tăng cao. Chúng theo nhau thai truyền tới thai nhi. Những đứa trẻ sinh ra bởi các bà mẹ thường xuyên căng thẳng, đời sống hôn nhân không hạnh phúc có nguy cơ cao bị trầm cảm, kém thông minh, chậm nói. Quan hệ tình dục quá nhiều và quá mạnh Trong 3 tháng đầu mang thai, nhau thai vẫn chưa hình thành, mô phôi thai chưa đủ vững chắc trên thành tử cung, nếu bố vẫn “yêu” mẹ bầu thường xuyên hoặc động tác mạnh bạo, thô lỗ dễ làm cho tử cung thu co, dẫn đến vỡ màng thai. Còn 3 tháng cuối, việc “yêu” sẽ dễ đem cả vi khuẩn vào trong âm đạo, dẫn đến viêm nhiễm, gây sẩy thai. Đặc biệt là thời gian 1 tháng trước sinh, “yêu” sẽ làm tăng áp lực ổ bụng dẫn đến sinh non, viêm nhiễm tử cung. Vì vậy các ông bố cần lưu ý những

Danh sách đồ đi sinh cho mẹ và bé gồm những gì? Bố nên chuẩn bị giúp mẹ các vật dụng cần thiết khi bước vào giai đoạn cuối thai kì để không phải lo lắng, cập rập khi mẹ đi sinh nhé. [toc] Giấy tờ phục vụ cho việc đi sinh của mẹ Bao gồm: Chứng minh nhân dân, Bản sao sổ hộ khẩu, Thẻ bảo hiểm y tế, Sổ khám thai và các loại giấy tờ xét nghiệm, siêu âm gần nhất… Việc này giúp bác sĩ có thể nắm rõ tình trạng sức khỏe thai kỳ của bạn và thai nhi. Từ đó đưa ra phương án thích hợp nhất để quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi. Vật dụng cho mẹ Gói quần lót giấy: dùng một lần, tùy theo nhu cầu sử dụng Băng vệ sinh: loại dày dùng cho ngày đầu, loại vừa dùng cho những ngày sau và loại hằng ngày Dung dịch vệ sinh phụ nữ: Có thể dùng nước rửa vệ sinh phụ nữ, bột vệ sinh hoa hồng hoặc mua lá chè tươi xanh để rửa vùng kín cho sạch sẽ, thông thoáng Áo lót cho con bú: 3 – 4 chiếc tùy nhu cầu sử dụng. Mua theo size cân nặng của mẹ Miếng lót sữa: Mua 1-2 hộp tùy theo nhu cầu sử dụng Quần áo mặc sau sinh: Nên mua loại cởi cúc cho con bú Tất chân, mũ choàng đầu: để giữ ấm cho mẹ Máy hút sữa: Để kích sữa về nếu mẹ chưa có sữa ngay Vật dụng cho con Quần áo cho trẻ sơ sinh khoảng 5 – 10 bộ tùy thời tiết theo mùa Nếu dùng tã: 1 bộ tã (10 chiếc) Tã dán bỉm: 1 bịch hoặc tùy theo nhu cầu Chậu đựng quần áo bẩn của bé: 1 chiếc Bao tay, bao chân: 10 bộ Mũ đội cho bé: 5 chiếc Khăn choàng bé/ Chăn ủ: 5 chiếc Khăn tắm: 3 chiếc (mua loại 3, 4 lớp) Khăn voan che mặt khi ở viện về (nên mua khăn trắng, đỡ ảnh hưởng tới mắt bé) Yếm: 5 cái Khăn vải đa năng: 1 bịch to, dùng để chấm nước ấm lau, dùng một lần không cần giặt Giấy khô: vài bịch Băng rốn và cồn: hết đến đâu mua đến đó. Mua theo hộp, theo lọ Tăm bông loại bé xíu: để vệ sinh cho bé Tinh dầu tràm: tắm rửa xong nên bôi vào lòng bàn chân và ngực cho ấm 1 hộp sữa công thức dành cho

Khi bạn mang thai, sự phát triển của em bé cần tới Canxi để giúp xương và răng chắc khỏe, giúp phát triển tim, hệ thần kinh, cơ bắp; ngoài ra Canxi còn giúp phát triển nhịp tim và khả năng đông máu bình thường. Nếu không được cung cấp đủ Canxi trong bữa ăn khi bạn mang bầu, trẻ có thể gặp vấn đề về phát triển xương, suy giảm sức khỏe của cả mẹ và bé. Lượng Canxi bà bầu cần là bao nhiêu Phụ nữ trên 18 tuổi cần 1,000 mg Canxi mỗi ngày trước, trong và sau khi mang thai. Phụ nữ từ 18 tuổi trở xuống cần 1,300 mg Canxi mỗi ngày Ngay kể cả khi bạn đã sinh em bé và không còn cho con bú nữa thì bạn vẫn cần chú ý bổ sung lượng Canxi thích hợp hàng ngày. Bổ sung Canxi cho bà bầu là cần thiết để tăng sức khỏe của xương và phòng chống loãng xương sau này. Nguồn bổ sung giàu Canxi Các loại thức ăn hàng ngày của người Việt Nam đều rất giàu Canxi, lượng Canxi trong thức ăn cũng thường được hấp thu tốt, nên không gây ra các tác hại trên thận khi sử dụng thường xuyên. Một số loại thức ăn giàu Canxi như trong bảng sau: Có cần thiết uống sản phẩm bổ sung thêm Canxi Nếu bạn sử dụng các loại thuốc tổng hợp dành cho bà bầu, hàm lượng Canxi trong đó có thể nằm trong khoảng 150 – 200 mg. Bạn cũng có thể sử dụng thêm các viên uống bổ sung Canxi, tuy nhiên cần phải nhớ rằng, cơ thể chúng ta chỉ có thể hấp thu được tối đa 500 mg Canxi mỗi lần. Do đó, bạn cần phải chia nhỏ liều Canxi và dùng nhiều lần trong ngày. Bạn không nên sử dụng quá nhiều Canxi vì quá nhiều Canxi có thể gây ra táo bón, tăng nguy cơ sỏi thận, giảm hấp thu Sắt và Kẽm trong thức ăn. Bạn cần phải đảm bảo tính toán lượng Canxi từ các nguồn sử dụng khác nhau (nước uống, thực phẩm, thuốc, thực phẩm bổ sung) không quá 2,500 mg mỗi ngày. (Nước trắng có thể chứa tới 135 mg Canxi mỗi lít, mỗi ngày bạn uống tới >1,5 lít; nước khoáng đóng chai có chứa trung bình 208 mg Canxi mỗi lít; nước tinh khiết

Trong thời kỳ mang thai, thai nhi tăng trưởng làm cho cơ thể bạn thay đổi nhanh chóng. Những thay đổi này có thể gây cho bạn đôi lúc thấy khó chịu. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các mẹo vặt để giảm bớt những sự khó chịu này. [toc] Nhức đầu Nghỉ ngơi. Xoa bóp đầu và cổ. Tập những động tác xoay cổ. Uống trà bạc hà hay trà hoa cúc. Không uống aspirin hay Ibuprofen. Không ăn bột ngọt. Các nguyên nhân thông thường Mỏi mắt Nghẹt mũi hay tắc nghẽn xoang Sự thay đổi hóc-môn Sự mệt mỏi Căng thẳng Mất nước Đói bụng Áp huyết cao Gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn bị nhức đầu rất nhiều, uống thuốc đã được kê đơn mà không hết hay nó làm thay đổi thị lực của bạn. Nghẹt và Chảy máu mũi Dùng nước muối nhỏ mũi. Hỉ mũi nhẹ nhàng. Nếu bị chảy máu mũi, ngồi thẳng hay đứng và bóp cánh mũi. Bạn cũng có thể đắp nước đá lên mũi. Thoa lớp mỏng Vaseline vào trong mũi, đặc biệt khi đi ngủ. Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin C (trái cây, bông cải xanh, cà chua…) Chảy máu Nướu Dùng bàn chảy đánh răng mềm. Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày. Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin C Gặp nha sĩ thường xuyên để làm sạch răng. Điều này giúp cho nướu răng khỏe. Các nguyên nhân thông thường Trong khi mang thai, lượng hóc-môn của bạn cao hơn bình thường. Điều này có thể gây ra: Sưng hay chảy máu mũi Sưng hay chảy máu nướu răng Nếu nướu răng bạn màu đỏ tươi, rất đau, và dễ bị chảy máu, có thể bạn bị viêm nướu. Hụt hơi Đứng hay ngồi thẳng. Đưa hai cánh tay thẳng sát tai qua khỏi đầu. Ngủ kê đầu trên 2-3 cái gối. Tập hít thở sâu chậm . Nếu bạn bị thiếu máu, hãy đến gặp bác sĩ điều trị. Gọi ngay cho bác sĩ nếu hụt hơi nhiều đến nỗi không nằm xuống được. Các nguyên nhân Thông thường Khi tử cung tăng trưởng, nó đặt sức ép lên phổi của bạn. Điều này có thể gây cho bạn bị hụt hơi. (Nếu bạn lên cân nhiều trong khi mang thai thì có thể bị hụt hơi nặng hơn.) Thiếu máu Chóng mặt Ăn một miếng trái cây hay uống một ít nước ép và ăn

Ngày 21/11 vừa qua, hội Dinh dưỡng Thực phẩm TP.HCM và hội Dinh dưỡng Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị dinh dưỡng TPHCM mở rộng lần thứ 9 năm 2020 với chủ đề “Can thiệp dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và trẻ em”. Đây là dịp để các chuyên gia, bác sĩ, cán bộ y tế về dinh dưỡng hội ngộ, cùng chia sẻ, cập nhật kiến thức mới nhằm nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong phòng ngừa và điều trị các vấn để sức khỏe của phụ nữ mang thai và trẻ em. Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo và chuyên viên, chuyên gia về dinh dưỡng, bệnh viện như:  PGS.TS.BS LƯƠNG NGỌC KHUÊ – Cục Trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế;  PGS.TS.BS TĂNG CHÍ THƯỢNG - Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM;  TS.BS Lê Thị Hợp, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam;  BS.CKII ĐỖ THỊ NGỌC DIỆP - Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Thực phẩm TP.HCM;  BS.CKII. NGUYỄN BÁ MỸ NHI – Nguyên PGĐ Bệnh viện Từ Dũ;  PGS.TS.BS HUỲNH NGUYỄN KHÁNH TRANG - giảng viên cao cấp - Chủ nhiệm bộ môn Sản Phụ khoa Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch;  Các Trưởng khối Sản; Trưởng khoa Sản bệnh bệnh viện Hùng Vương, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh… cùng đại diện các bệnh viện, Trung tâm y tế, các trường Đại học, viện nghiên cứu tại TP.HCM và tỉnh bạn tham gia hội nghị. Hội nghị Dinh dưỡng TP.HCM trải qua 4 phiên làm việc với nhiều bài báo cáo chuyên sâu về dinh dưỡng với chủ đề chính: Phiên 1: Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai: những thách thức và can thiệp Phiên 2: Can thiệp dinh dưỡng cho trẻ em Phiên 3: Microbiome và sức khỏe phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh Phiên 4: Tổ chức và quản lý dinh dưỡng Điều đó cho thấy vai trò của dinh dưỡng đúng quan trọng thế nào đối với sức khỏe thai kỳ cũng như sự phát triển của trẻ em. Thông qua các nghiên cứu và khảo sát hiện trạng, việc can thiệp dinh dưỡng cho đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai và trẻ em cần thiết hơn bao giờ hết. Tại Hội nghị lần này, Hãng Dược phẩm Maxbiocare – Úc cũng như nhãn hàng PM

Chuột rút xảy ra trong thời kì mang thai sẽ khiến bà bầu đau đớn, mệt mỏi, thiếu ngủ, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Cần phải biết xử lý kịp thời và cách ngăn ngừa chuột rút xảy ra giúp giảm thiểu những khó chịu cho thai kỳ của bạn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách ngăn ngừa chuột rút hiệu quả nhất qua bài viết này nhé. [toc] Chuột rút ở bà bầu Chuột rút là những cơn co thắt cơ xảy ra đột ngột và kéo dài tầm vài phút thường xuất hiện ở bàn chân, bắp chân, đùi, cơ bụng. Hiện tượng này gây đau nhói rất khó chịu và thường không biết phải làm gì thay vì nằm bất động cho qua cơn đau. Trong thai kỳ, chuột rút thường xảy ra ở khu vực bắp chân và rơi vào tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba. Đặc biệt gây những khó chịu cho mẹ bầu khi chuột rút lại xảy ra vào ban đêm nhiều hơn khiến bạn thức giấc và cần gấp sự trợ giúp của người thân. Do những cảm giác khó chịu đau cơ vùng bị đau, sau đó chuyển sang cảm giác bồn chồn lo lắng và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Chứng chuột rút là hiện tượng bình thường ở thai kỳ và nó sẽ biến mất sau khi em bé của bạn chào đời. Xem thêm: Cẩm nang sức khỏe bà bầu Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị chuột rút Nguyên nhân của chuột rút thai kỳ chưa rõ ràng nhưng có một số yếu tố được cho là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút ở bà bầu. Trọng lượng của cơ thể tăng Cơ bắp của bạn đang chịu trọng lượng ngày càng tăng của em bé. Em bé càng lớn sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch chính từ chân của bạn nhất là khi bạn nằm ngửa. Tử cung cũng lớn dần nên chèn vào tĩnh mạch chủ khiến máu không thể về tim, gây ứ trệ nhiều tại chi dưới cơ thể gây co cơ. Cũng chính vì lý do này mà bạn sẽ gặp chuột rút nhiều hơn khi thai lớn hơn nhất là những tháng cuối của thai kỳ. Sự thay đổi hormone trong thai kỳ Mất cân bằng nội tiết tố khi mang thai cũng có thể khiến

Ngày 04/7/2020, tại vùng biển Quảng Ninh xinh đẹp, Hội thảo Cập nhật dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai năm 2020 do nhãn hàng PM Procare – Công ty TNHH Dược Phẩm Đông Đô đài thọ đã thu hút rất nhiều các bác sĩ sản khoa đầu ngành trên toàn quốc về tham dự. Tại hội thảo lần này, với phần trình bày “Cập nhật dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai” của mình, BSCK2. Đỗ Thị Ngọc Diệp đã chia sẻ các thông tin kiến thức mới nhất về tầm quan trọng cũng như cách bổ sung dinh dưỡng đúng cho phụ nữ mang thai. Hậu quả lâu dài mà dinh dưỡng kém gây ra là khả năng nhận thức – học tập kém, khả năng miễn dịch kém; đồng thời tăng nguy cơ gặp các chứng bệnh chuyển hóa như cao huyết áo, đái tháo đường, đột quỵ… Vì vậy, chú trọng đến dinh dưỡng là việc cần thực hiện đầu tiên để thai kỳ khỏe mạnh, con sinh ra phát triển tốt nhất cả về thể chất và trí tuệ. 3 vấn đề lớn liên quan tới dinh dưỡng mà phụ nữ mang thai thường gặp phải là Thiếu vi chất – Đái tháo đường, tăng huyết áp thai kỳ - Thiếu/thừa năng lượng. Để phòng tránh các vấn đề nguy cơ này, bác sĩ đã chia sẻ rất chi tiết về các thực phẩm giàu Protein, acid béo Omega 3 – DHA, Glucid, chất xơ, thực phầm chứa hàm lượng đường cao… để mẹ bầu dễ dàng kết hợp các thực phẩm, tạo ra bữa ăn lành mạnh Chế độ ăn cần đảm bảo đủ năng lượng, giàu Protein, acid béo chưa bão hòa DHA, Mg, calci, Acid folic, sắt… Nên ăn đa dạng các nguồn thực phẩm (>20 loại thực phẩm là tốt nhất). Bổ sung >400gam rau + 200gam trái cây mỗi ngày… Tuy nhiên, để xây dựng bữa ăn có đầy đủ các thành phần dưỡng chất trong suốt thai kỳ không đơn giản, đặc biệt là các dưỡng chất không có nhiều thực phẩm và dễ mất đi trong quá trình chế biến như DHA, EPA, acid folic, I-ốt... Vì vậy, ngoài chế độ ăn, mẹ bầu được khuyên bổ sung thêm viên đa vi chất có chứa DHA – EPA để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Tiếp đó là phần trình

Con người có thể có loại sữa mẹ phức tạp nhất trong số tất cả các động vật có vú. Sữa mẹ chứa hơn 200 phân tử đường khác nhau, cao hơn mức trung bình 30-50 được tìm thấy ở chuột hoặc sữa bò. Vai trò của mỗi loại đường và tại sao thành phần của sữa mẹ thay đổi trong quá trình nuôi con vẫn là một thách đố khoa học, nhưng nó có thể liên quan với hệ thống miễn dịch của trẻ nhũ nhi và sự phát triển các vi sinh đường ruột. Một bài đánh giá về những gì đã được biết đến và các vai trò khác nhau của sữa mẹ đã xuất hiện trên Tạp chí Xu hướng trong ngành Khoa học Sinh hóa vào ngày 19/4. Sữa mẹ thường là bữa ăn đầu tiên của trẻ, nhưng nhiều phân tử đường trong sữa mẹ không được dùng để nuôi em bé. Trẻ nhũ nhi khi sinh ra sẽ không có bất kỳ vi khuẩn nào trong đường ruột, nhưng trong vòng một vài ngày, chúng có hàng triệu vi khuẩn, và sau một tuần có hàng tỷ vi khuẩn. Các loại đường mà có nguồn gốc từ sữa mẹ thường là những hợp chất đầu tiên mà những vi khuẩn phải nhai, một bữa ăn trưa miễn phí nhằm để nuôi cấy các loài vi khuẩn chuyên biệt. Theo đồng tác giả Thierry Hennet của bài tổng quan, từ Viện Sinh lý học tại Đại học Zurich, "Tác động đầu tiên của sữa mẹ là tạo điều kiện cho sự khu trú các nhóm vi khuẩn cụ thể mà có thể tiêu hóa các phân tử đường trong ruột. Trẻ nhũ nhi không có bộ máy để tiêu hóa các loại đường này, do đó, chúng thật sự là dành cho các vi khuẩn - nó giống như một mặt đất để gieo hạt, và sữa mẹ là phân bón." Sữa mẹ cũng giúp đặt nền tảng cho hệ thống miễn dịch của trẻ mới sinh. Sau khi sinh, sữa mẹ giàu kháng thể và các phân tử mà làm chậm sự tăng trưởng của vi khuẩn có hại và phối hợp hoạt động của bạch cầu. Sau một tháng, khi trẻ bắt đầu phát triển một hệ thống miễn dịch thích ứng của riêng mình, các thành phần trong sữa mẹ chuyển đổi do đó nồng độ kháng

Đại dịch Covid 19 đã và đang diễn ra trên toàn thế giới, chưa có hồi kết. Có rất nhiều biện pháp được đưa ra nhằm bảo vệ sức khỏe trước dịch bệnh, trong đó dinh dưỡng là việc làm quan trọng không thể thiếu. Cùng tìm hiểu vai trò của dinh dưỡng trong phòng chống Covid để bổ sung đúng cách mẹ bầu nhé! 1. Covid 19 xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể như thế nào? Khi các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thế sẽ gặp phải hệ miễn dịch chống đỡ lại. Bao gồm 2 loại miễn dịch là miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu. Trong nhiễm Covid 19. Virus SARS-COV-2 cần thông qua thụ thể ACE2 trên mặt tế bào biểu mô đường hô hấp để xâm nhập và nhân lên rồi lan tràn sang các tế bào, cơ quan khác trong cơ thể. Ở giai đoạn đầu tiên, ngay sau khi xâm nhập vào đường hô hấp, hệ miễn dịch không đặc hiệu hoạt động. Các tế bào tiết ra hóa chất trung gian, bắt giữ và tiêu diệt Virus. Nếu hoạt động này đủ mạnh sẽ ngăn cản và khống chế được Virus chỉ khu trú ở đường hô hấp, không cho lan tràn ra toàn cơ thể. Đồng thời kích hoạt miễn dịch đặc hiệu dễ dàng tiêu diệt Virus và ghi nhớ để sẵn sàng chống lại chúng nếu bị nhiễm trong những lần sau. Nếu hệ miễn dịch bẩm sinh không đủ mạnh, Virus tăng sinh và nhân lên với số lượng lớn, lan tràn sang các cơ quan bộ phận khác. Hệ miễn dịch bẩm sinh lúc này cũng bị rối loạn, tiết ra nhiều hóa chất trung gian tiền viêm hơn. Đây là một trong những yếu tố khiến bệnh nhân tiến tới giai đoạn bão Cytokine – nguyên nhân gây trở nặng trong nhiễm SARS-COV-2 Khi virus lan tràn, tăng sinh với số lượng lớn, hệ miễn dịch đặc hiệu gặp phải tình trạng mệt mỏi, quá sức. Điều này cũng đóng góp vào phát triển cơn bão Cytokine Cùng một Virus xâm nhập vào cơ thể nhưng có người dễ nhiễm bệnh hơn, có người khó nhiễm hơn, quá trính sinh trưởng, sinh sản nhân lên của Virus ở mỗi người khác nhau, biến thể của virus cũng như diễn tiến bệnh mỗi người khác nhau.

Previous
Next
Tin chuyên ngành
Dinh dưỡng và Covid
Bài viết nổi bật
Tư vấn chuyên gia
Vui lòng để lại thông tin cần tư vấn tại đây để được chuyên gia giải đáp trong thời gian sớm nhất
ĐĂNG KÝ MUA HÀNG
PM Procare
-
+
PM Procare Diamond
-
+
Canxi Magcaldi
-
+
Giá tiền

0

VNĐ

Add Your Heading Text Here

Đơn hàng đã được đặt thành công ! Cám ơn quý khách đã tin dùng sản phẩm của chúng tôi.