Em bé trong tuần thứ 10 của thai kỳ
- Nếu bạn đang mang thai một bé trai, tinh hoàn của bé đã bắt đầu sản xuất hormone testosterone.
- Tạm biệt màng tay và chân, ngón tay và ngón chân của bé đã được tách ra và nhìn giống như các bộ phận thực sự. Móng tay và móng chân cũng đã xuất hiện.
- Kết thúc tuần thứ 10 đánh dấu sự kết thúc thời kỳ phôi thai và sự bắt đầu của giai đoạn bào thai.
- Mầm răng trắng như ngọc trai sẽ không xuất hiện cho đến khi đến tháng thứ 6 thai kỳ, chồi răng bắt đầu phát triển dưới nướu răng.
- Trán của bé phình lên. Đừng lo lắng! Điều đó là bình thường và là cách cơ thể phát triển để đủ sức chứa cho sự phát triển của não bộ.
- Em bé của bạn có thể nuốt nước ối ngay thời điểm này. Em bé làm việc này để luyện tập cho hệ tiêu hóa và hệ thống tiết niệu trước khi sinh.
Sự phát triển xương của bé
Sự phát triển của bé là rất nhanh khi bạn đang ở tuần thứ 10 thai kỳ. Bé dài khoảng 25,4mm, tương đương với kích cỡ một quả mận, nhưng gần như không bị teo lại. Trên thực tế, em bé đang thực sự có hình hài con người. Xương và sụn được hình thành và vết lõm nhỏ trên chân đang phát triển thành đầu gối và mắt cá chân. Các cánh tay (hoàn chỉnh với khuỷu tay) có thể uốn cong. Mặc dù cánh tay của bé đang được hình thành và khỏe hơn, mỗi cánh tay chỉ có kích thước cỡ như số 1.
Sự phát triển răng của bé
Chồi răng của bé xuất hiện ở tuần này, nó báo trước sự xuất hiện của “máy cắt nhỏ” đang được hình thành dưới nướu. Các bộ phận khác cũng đang phát triển. Dạ dày của bé sản xuất được dịch tiêu hóa, thận sản xuất được lượng nước tiểu lớn hơn, và nếu là bé trai, testosterone đã được sản xuất.
Cơ thể bạn tuần thứ 10 thai kỳ
Đối với nhiều bà mẹ hiện tại, những hormone thai kỳ phiền phức làm giảm khả năng làm việc của các cơ trơn của ruột già, nó bắt đầu làm việc chậm chạp và dẫn tới bạn bị táo bón. Sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc và rau quả, cũng như uống nhiều nước và tập thể dục điều độ có thể giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bị buồn nôn, hãy hỏi các bác sĩ về các biện pháp khắc phục.
Giãn tĩnh mạch
Nếu bạn chưa nhìn vào gương và kiểm tra cơ thể vừa mang thai của bạn, hãy làm điều đó ngay. Điều đầu tiên bạn có thể nhận thấy ở tuần thứ 10 là bụng dưới hơi tròn. Đó là do tử cung ngày càng phát triển, mà bây giờ về kích thước nó có thể bằng một quả bưởi nhỏ. Và đừng lo lắng nếu bạn không thể nhìn thấy bụng dưới hơi tròn, bạn có thể thấy trong một vài tuần nữa.
Điều thứ hai bạn có thể nhận thấy là tất cả các đường màu xanh chợt xuất hiện trên da của bạn, dọc ngang ngực và bụng. Những tĩnh mạch có thể nhìn thấy rõ ràng, đặc biệt khi màu da của bạn trắng đồng đều, nhưng ngay cả những người có làn da sẫm màu hơn, vẫn có những đường gân loằng ngoằng (rẽ phải ở quầng vú, dau đó dọc xuống dưới về phía rốn…). Những gì bạn đang nhìn thấy là mạng lưới các mạch máu giãn nở nhằm tăng lượng máu cần thiết nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Bạn cũng sẽ nhận thấy rằng các tĩnh mạch ở bàn tay, bàn chân của bạn có vẻ lớn hơn và nổi lên một chút. Trong thời gian mang thai, lượng máu của phụ nữ trung bình tăng từ 20% đến 40% và các tĩnh mạch phải giãn ra để kịp lưu thông dòng máu. Vì vậy, coi các đường tĩnh mạch xanh trên cơ thể bạn như là niềm hạnh phúc khi mang thai, và tự an ủi mình rằng, những đường mạch xanh này sẽ biến mất sau khi sinh em bé và khi không còn cho con bú.
Thử: trị táo bón
Táo bón là một hiện tượng rất thường gặp ở tam cá nguyệt thứ nhất trong thai kỳ.
Bạn có thể làm gì với triệu chứng này? Đầu tiên, vạch ra rõ ràng các loại thực phẩm gây trở ngại cho việc điều trị (bánh mì tinh chế, ngũ cốc, mì ống và gạo). Thứ hai, hãy sử dụng các loại chất xơ: ngũ cốc giàu chất xơ, hoa quả tươi, hoa quả sấy khô (ngoài các loại bạn yêu thích, hãy thử mơ, đào, lê, táo, cherry…), các loại rau sống hoặc chín. Thứ ba, hãy dùng nước trái cây hoặc nước rau ép. Nếu tình hình không được cải thiện trong một vài ngày, hãy hỏi bác sĩ của bạn để được tư vấn cho việc điều trị.
Chỉ dẫn khác
- Bạn cảm thấy rất xúc động? Việc thay đổi tính tình chủ yếu xảy ra trong thời gian từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 10, kết thúc ở tam cá nguyệt thứ hai và thường xuất hiện lại ở tam cá nguyệt thứ ba.
- Phụ nữ mang thai ăn trong khi xem tivi giống như cho con bú trước tivi, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng người mẹ có thể biết bé đã ăn no. Hãy ăn trong phòng ăn.
- Ngay bây giờ, răng của em bé đã bắt đầu chớm mọc dưới nướu, nhưng nếu bạn thiếu vitamin D, bạn có thể làm bé sâu răng trong tương lai. Hãy bổ sung các loại thuốc có chứa Vitamin D.
Các triệu chứng thường gặp
Mệt mỏi
Có thể bạn cảm thấy mệt mỏi nhưng đừng lo lắng, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn sau một khoảng một tháng nữa. Yêu cầu được giúp đỡ trong công việc, và tập thể dục khi bạn có thể. Đi ra ngoài dạo bộ trước khi bạn đi ngủ sẽ giúp bạn sẽ ngủ ngon hơn.
Buồn nôn và nôn
Điều tồi tệ nhất bạn có thể làm nếu bạn đang cảm thấy buồn nôn là gì? Đó chính là bỏ qua bữa ăn (Bỏ qua bữa ăn chỉ làm cho cảm giác buồn nôn dữ dội hơn). Bạn hãy thử các đồ uống, thức ăn có gừng. Nhớ ăn thành nhiều bữa nhỏ và bổ sung các vitamin và khoáng chất bằng thuốc tổng hợp dành cho bà bầu.
Thèm ăn và sợ thức ăn
Giữa những cảm giác buồn nôn và sợ thực phẩm, bạn có thể đang bị giảm cân. Ở thời điểm này, nhu cầu dinh dưỡng của bé là rất nhỏ nên điều này vẫn chấp nhận được. Không sao đâu, hãy thưởng thức một lần hoặc cắn một miếng sô cô la nhỏ, nhưng nếu cơn thèm ăn vượt khỏi tầm kiểm soát, hãy thử một số việc sau: gọi điện cho bạn bè, đọc một cuốn sách, di đến phòng gym, hoặc đi dạo…
Ợ nóng và khó tiêu
Một cách tốt để ngăn ngừa chứng ợ nóng? Không ăn trong khi bạn đang nằm – hoặc không nằm ngay sau khi ăn no (mặc dù bạn rất muốn nằm). Và sử dụng một chiếc gối cao (khoảng 6 inch) để nâng đỡ đầu bạn khi bạn ngủ. Điều đó giúp kiềm chế sự trào lên của dịch dạ dày.
Đầy hơi
Bởi vì hormone của bạn tiếp tục làm giãn các cơ trơn nên các cơ trong đường tiêu hóa của bạn giãn quá mức, điều đó dẫn đến khó tiêu và ứ khí trong đường ruột. Bạn có thể ghi lại những loại thực phẩm đã ăn để tìm ra những thực phẩm có thể gây ra đầy hơi, rồi tránh dùng lại chúng.
Tăng tiết dịch âm đạo
Lưu lượng máu chảy vào vùng xương chậu tăng (tốt cho đời sống tình dục của bạn) nhờ hormone thai kỳ estrogen, cũng như tăng tiết chất nhầy. Kết quả là một chất màu trắng, loãng tiết ra và bạn có thể nhìn thấy lúc này. Điều đó là vô hại, do đó đừng bận tâm đến chúng.
Nhức đầu thường xuyên
Điều gì gây ra những cơn đau đầu khi mang thai? Đó là do hormone, nhưng còn có các nguyên nhân khác bao gồm mệt mỏi, đói bụng, stress. Bạn có thể thử một số cách để làm dịu những cơn đau đầu: nằm xuống trong một căn phòng tối, đặt một miếng gạc lạnh trên mặt hoặc cổ, hít thở đều.
Hoa mắt chóng mặt
Hãy ngồi vững hoặc nằm xuống ngay sau khi bạn cảm thấy chóng mặt để tránh bị ngã. Để giảm chiệu trứng chóng mặt, hãy mang theo đồ ăn nhẹ tốt cho sức khỏe để tăng đường huyết nhanh chóng.
Giãn tĩnh mạch
Đó là do nguồn cung cấp máu tăng lên làm cho các đường tĩnh mạch giãn ra dọc ngang trên bụng và ngực của bạn. Những tĩnh mạch này đang làm công việc quan trọng là cung cấp dinh dưỡng và máu cho em bé. Vì vậy, bạn không thể làm gì ngoài chờ đợi. Những đường tĩnh mạch này sẽ biến mất sau khi bạn sinh em bé.
Đau dây chằng tử cung
Giống như rất nhiều triệu chứng khi mang thai, đau dây chằng tử cung có thể là điều bạn không bao giờ mong muốn. Lý do là các dây chằng hỗ trợ bụng của bạn được kéo giãn ra (mỏng hơn) và bụng của bạn nặng hơn, kéo căng các dây chằng, do đó gây đau. Điều tốt nhất bạn có thể làm là kê cao chân để thoải mái hơn.
14 thoughts on “Tuần thứ 10 của thai kỳ”
E mang thai tuần 10 rồi mà cứ thấy đau bụng dưới bên trái ạ
Chào bạn Hoàng Huệ,
Ở những tuần đầu tiên của thai kỳ, nhiều mẹ bầu gặp phải hiện tượng đau lâm râm vùng bụng dưới là do phôi thai đang tìm cách làm tổ trong buồng tử cung gây ra. Đó là dấu hiệu bình thường không cần lo lắng. Khi thai lớn hơn bạn có thể đau nhiều hơn một chút do lúc này các dây chằng vùng vụng phải giãn ra, cơ căng lên để nâng đỡ thai nhi ngày một lớn. Cơn đau này sẽ gặp nhiều hơn khi bạn thay đổi tư thế hay ho mạnh….
Tuy nhiên, nếu bạn thấy đau từng cơn, đau dữ dội kèm sốt, mệt mỏi, ra máu, … thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị vì đó có thể là dấu hiệu nguy hiểm tới thai kỳ bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Em mang thai đc gần tuần thứ 11 nhưng em cảm thấy đau bụng dưới và đau mỏi lưng không biết chỗ nguy hiểm đến thai nhi không.
Chào bạn Huyền Nhi,
Cùng với sự phát triển của thai nhi, thai càng lớn mẹ càng cảm thấy cơ thể mình có nhiều thay đổi và trở lên khó chịu hơn.
Thai ngày một lớn, hệ thông dây chằng vùng bụng ngày càng giãn rộng. Sự co giãn này khiến mẹ bầu gặp phải trình trạng đau lâm râm, căng tức vùng bụng dưới. Đồng thời giãn gây chằng làm suy yếu chức năng nâng đỡ thông thường, khiến mẹ đau mỏi lưng hông. Mức độ đau mỏi không giống nhau ở mỗi mẹ bầu. Ngoài ra, đột nhiên đau bụng, đau mỏi lưng hông còn có thể là dấu hiệu ban đầu báo hiệu thai kỳ gặp vấn đề bất thường. Nếu mức độ đau lớn và bạn cảm thấy bất an thì bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể. Tránh để tâm lý lo lắng ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!