Bên cạnh việc chuẩn bị về sức khỏe trước khi mang thai, khám tiền sản, từ bỏ các thói quen có hại, xác định đúng thời điểm rụng trứng… ăn uống cũng là một cách giúp gia tăng cơ hội thụ thai. Chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe, khả năng thụ thai sẽ cao hơn và sẽ sinh được những em bé khỏe mạnh.
Nhiều quan niệm sai lầm được truyền miệng trong dân gian nhưng nhiều người vẫn tin như: ăn sầu riêng, cháo gà ác nấu cải bó xôi hay cho chồng ăn sò huyết thường xuyên… thì sẽ nhanh chóng có thai. Tuy nhiên các bác sĩ cho biết, không có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều đó. Thực tế, không có thực phẩm nào có thể đảm bảo việc có thai. Chế độ ăn uống chỉ giúp cho việc có thai thuận lợi hơn, và em bé sinh ra khỏe mạnh hơn.
1. Ăn đủ chất
Ăn thực phẩm chứa nhiều chất đạm động vật và áp dụng chế độ Mediterranean với chất béo không bão hòa dạng đơn thể gồm trái cây xanh, dầu ô-liu, đậu phộng, hạnh nhân và hạt điều… sẽ hỗ trợ cho việc đậu thai dễ dàng hơn.
Để đảm bảo sức khỏe nhằm giúp việc thụ thai diễn ra thuận lợi hơn, người mẹ cần ăn đa dạng các món ăn, trong bữa ăn phải phối hợp đầy đủ những chất sau:
– Bột đường: Chiếm khoảng 60% tổng năng lượng của bữa ăn, bao gồm cơm, nui, miến, phở… Bên cạnh đó có thể ăn thêm ngũ cốc, yến mạch… để cung cấp năng lượng và bổ sung vitamin B, E. Hai loại vitamin này rất cần thiết để giúp sinh sản tế bào, sản xuất trứng và cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
– Đạm động vật: 15 – 20% tổng năng lượng bữa ăn. Nên ăn những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như thịt bò, gà, heo, đậu hũ, các loại cá, trứng… Chúng sẽ giúp chị em ngăn ngừa bệnh thiếu máu, giảm nguy cơ các vấn đề bất thường về rụng trứng.
– Chất béo: Không quá 25% tổng năng lượng bữa ăn. Trong đó 50% từ động vật như thịt, cá và 50% từ thực vật như dầu đậu nành, mè, ô-liu… Các loại chất béo sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu, nâng cao chất lượng và tốc độ của tinh trùng ở nam giới.
Thực phẩm nên tăng cường
– Rau củ: Chọn những loại rau có màu xanh sẫm như rau ngót, cải bó xôi, xà-lách xoong… Chúng chứa nhiều a-xít folic và vitamin giúp cho tinh trùng khỏe mạnh, hoạt động tình dục diễn ra tốt hơn.
– Trái cây: Nên ăn khoảng 200g/ngày. Có thể ăn được tất cả các loại trái cây trừ một số loại quá chua như chanh, xoài xanh, cóc… vì a-xít có trong chúng làm thay đổi môi trường trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự di chuyển của tinh trùng.
– Uống nhiều nước mỗi ngày.
2. Bổ sung đúng và đủ dinh dưỡng trong mỗi giai đoạn của thai kỳ
Mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt cơ thể của phụ nữ sẽ sản sinh ra những loại hormone khác nhau. Vì thế, để có nguồn trứng chất lượng to và khỏe thì chị em cần bổ sung các loại thực phẩm phù hợp với từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt của mình.
GIAI ĐOẠN “ĐÈN ĐỎ”: Giai đoạn này khiến cơ thể bị thiếu sắt do mất khoảng 30 – 40ml máu. Vì thế, sắt là vi chất quan trọng cần bổ sung lúc này. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt như: các loại thịt màu đỏ, các loại đậu, cá, các loại hạt, rau xanh,…
GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH NANG TRỨNG: Để chuẩn bị cho quá trình thụ thai trong giai đoạn này cơ thể phụ nữ bắt đầu làm việc để tạo ra các nang trội và làm lượng estrogen tăng. Vì vậy, việc bổ sung các loại thực phẩm như bông cải xanh, cải xoăn, bắp cải, xúp lơ, dầu ô liu, trái bơ, các loại hạt, cá, trứng,… trong giai đoạn này sẽ giúp cơ thể tổng hợp và chuyển hóa estrogen tốt hơn, hình thành nang trứng khỏe hơn.
GẦN ĐẾN NGÀY RỤNG TRỨNG: Vitamin B và Kẽm cùng với các chất dinh dưỡng khác rất quan trọng cho quá trình rụng trứng và chuẩn bị cho trứng làm tổ. Các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm như: hàu, sò, nghêu, các loại đậu, lòng đỏ trứng, cùi dừa già, củ cải, trái ổi…
GIAI ĐOẠN TRỨNG CHUẨN BỊ LÀM TỔ: Beta caroten là dưỡng chất cần nạp vào cơ thể lúc này bởi nó giúp duy trì lượng hormone và giảm nguy cơ sẩy thai. Vì vậy, chị em nên ăn nhiều các thực phẩm có chứa beta carotene như: rau xanh, các thực phẩm màu vàng cam như cà rốt, khoai lang, bí ngô. Đặc biệt, dứa là loại thực phẩm chị em cần bổ sung trong giai đoạn này, dứa chứa bromelain giúp ích cho sự làm tổ của trứng.
3. Bổ sung vitamin
Có một số chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể bạn sẽ cần để thụ thai, bao gồm các vitamin sau:
Axit folic: Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều nên bổ sung 400mcg axit folic hàng ngày. Khuyến cáo của Viện dinh dưỡng Việt Nam cho phụ nữ Việt Nam cũng yêu cầu phụ nữ mang thai và cho con bú cần bổ sung 400mcg – 600mcg axit folic ngay từ trước khi mang bầu.
Axit folic hay còn gọi là Vitamin B9, là một vi chất cần rất ít của cơ thể nhưng lại đóng vai trò quan trọng giảm thiểu nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ. Nếu như trong gia đình bạn hoặc bản thân bạn có tiền sử sinh mang thai em bé bị tổn thương ống thần kinh thì liều sử dụng của axit folic sẽ cao hơn, có thể tới 5000mcg mỗi ngày, tuy nhiên chỉ sử dụng liều cao axit folic khi có bệnh và có hướng dẫn cụ thể của bác sỹ.
Axit folic khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành dạng folate có hoạt tính. Dạng folate cũng là dạng tồn tại tự nhiên trong các loại thực phẩm như rau xanh đậm (rau bina), trái cây họ cam, đậu phộng, đậu, ngũ cốc và các loại thực phẩm có bổ sung thêm folate. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta lại khó hấp thu dạng folate hơn acid folic, hơn nữa folate trong thực phẩm rất dễ bị mất đi trong quá trình chế biến. Chính vì vậy, ngoài tăng cường chế độ ăn, việc bổ sung thêm acid folic khi chuẩn bị có thai từ thuốc là cần thiết.
Omega-3: Hai loại Omega-3 quan trọng là DHA/EPA cần được tích lũy trong cơ thể người mẹ ngay từ trước khi mang bầu để chuẩn bị sử dụng cho bào thai còn trong bụng.
Ngoài ra, DHA và EPA theo tỷ lệ bổ sung cho phụ nữ có thai và cho con bú còn giúp tăng cường dòng máu tới tử cung, làm tăng khả năng thụ thai và tăng khả năng sống sót của thai nhi sau khi được thụ thai thành công. Loại Omega-3 bổ sung cho phụ nữ mang thai và cho con bú cần có tỷ lệ DHA/EPA bằng 4-4.5/1, giống tỷ lệ đó trong sữa mẹ và có thể bổ sung từ nguồn cá hồi, cá ngừ đại dương, thuốc bổ chứa dầu cá ngừ…
Canxi: Phụ nữ trước khi mang thai cần khoảng 800mg Canxi mỗi ngày, khi mang thai cần 1,000-1,200 mg mỗi ngày (tương đương với 1 cốc sữa ít béo). Canxi có thể dễ dàng bổ sung từ nguồn thực phẩm hàng ngày như sữa chua, sữa, cá hồi đóng hộp, cá mồi, cơm, bơ, phô mát…
Sắt: Có nhiều phụ nữ có lượng sắt dự trữ trong cơ thể ít do bị mất hàng tháng trong ngày hành kinh và chế độ ăn cũng nghèo sắt. Khi bạn ăn uống, bổ sung sắt vào cơ thể, nếu cơ thể không dùng hết sẽ được dự trữ tại gan, lá lách và có thể được đưa vào sử dụng khi cơ thể thiếu, nhất là khi mang thai. Do đó, sẽ có những người phụ nữ khi mang thai hoàn toàn không cần bổ sung sắt mà vẫn không bị thiếu bởi vì nguồn sắt dự trữ dồi dào từ trước đó. Các loại thực phẩm bổ sung sắt đơn giản cho phụ nữ trước khi mang thai và khi mang thai như sau: Thịt nạc các loại (thịt bò, thịt lợn, gà, vịt, gan, cá, nội tạng động vật), các loại rau xanh (súp lơ xanh, cải xoăn…), đậu (đậu xanh, đậu khô, đậu đen, đậu đỏ…), ngũ cốc…
Kẽm: là một khoáng chất thiết yếu trong tinh dịch và quá trình sản xuất testosterone ở nam giới, cũng như sự rụng trứng và thụ thai ở nữ giới. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thiếu Kẽm ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng thụ thai của cả nam lẫn nữ. Bạn nên duy trì bổ sung lượng Kẽm 8mg mỗi ngày để giúp cho hệ thống sinh sản hoạt động tốt. Kẽm thường được bổ sung trong các viên uống tổng hợp ở dạng Kẽm Sulfate, dễ dàng hấp thu khi bào chế dạng viên nang mềm.
Dinh dưỡng luôn có 1 vai trò quan trọng trong suốt quá trình chuẩn bị mang thai, mang thai và cho con bú. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể, việc phát triển một sinh linh mới đòi hỏi chế độ ăn của mẹ phải tăng lên nhiều. Không chỉ đơn giản là ăn nhiều hơn mà phải làm sao kết hợp các loại thức ăn để đạt được chế độ ăn cân bằng đủ chất (có đủ các dưỡng chất từ sữa, thịt, hải sản, rau, quả và ngũ cốc).
Không ai có đủ thời gian để chuẩn bị tất cả các dưỡng chất cần thiết cho một chế độ ăn cân bằng thường xuyên. Làm thế nào người mẹ có thể theo dõi tất cả các chất dinh dưỡng được ăn vào và biết được dưỡng chất nào đang thiếu?
PM PROCARE được bào chế đặc biệt đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng lên trong giai đoạn chuẩn bị mang thai – mang thai và cho con bú. PM PROCARE chứa acid béo Omega 3 (DHA, EPA), acid folic, sắt cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu khác giúp mẹ khỏe và bé có khởi đầu hoàn hảo. PM PROCARE – Sản phẩm của MaxBiocare ( Úc ) lưu hành dưới dạng thuốc & được nhập khẩu chính ngạch, phân phối tại Việt Nam từ năm 2002.
Xem thêm: Cần uống bổ sung thuốc gì trước khi mang thai
4. Giữ cân nặng đạt chuẩn
Thừa cân hoặc thiếu cân có thể làm giảm đáng kể khả năng thụ thai của bạn. Lý tưởng nhất là chỉ số BMI của bạn (tính bằng cách lấy cân nặng chia cho bình phương chiều cao) dao động trong khoảng 20-25. Nếu trên hoặc dưới chỉ số này thì khả năng có thai của bạn sẽ giảm xuống.
Người bị bệnh béo phì hay suy dinh dưỡng thường khó đậu thai hơn. Phụ nữ gầy có nồng độ hormone tình dục estrogen thấp hơn do vậy khó thụ thai hơn. Còn phụ nữ béo phì sẽ gây suy giảm chức năng buồng trứng, có thể dẫn tới vô sinh.
Nhưng nên nhớ đừng bao giờ cố giảm cân bằng việc bỏ đói bản thân. Giảm cân cần có thời gian và cần phải được thực hiện một cách hợp lý.
Theo Procarevn
3 thoughts on “Ăn gì để trứng khoẻ, dễ thụ thai nhanh?”
Nghiên cứu chế độ ăn
đã 43 tuổi, chồng 44t. muốn có thai. Xin tư vấn. thanks
Chào bạn Thư,
Chuẩn bị mang thai cả bạn và chồng cần khỏe mạnh. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ sinh ra trứng và tinh trùng khỏe mạnh, do đó làm tăng cường khả năng thụ thai thành công và sinh ra em bé khỏe mạnh sau này.
Đê có cơ thể khỏe mạnh, trước hết hai vợ chồng cần có chế độ làm việc nghỉ ngơi phù hợp, tránh xa rượu, bia, thuốc lá, thuốc phiên, hóa chất độc hại, giữ tinh thần vui vẻ thoải mái. Đồng thời thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các chất dinh dưỡng…
Ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, bạn và chồng nên bổ sung mỗi ngày 01 viên PM Procare diamond/người để cung cấp:
– DHA/EPA ở tỷ lệ chuẩn ~ 4/1, thành phần dầu cáv tự nhiên dạng Triglycerid giúp hấp thu và phát huy tác dụng tối đa. Với hàm lượng 216mgDHA/45mgEPA đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể để tăng cường dòng máu tới tử cung, giúp sự linh hoạt của tinh trùng, làm tăng khả năng thụ thai; hỗ trợ phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,…
– Acid folic 500mcg, đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Bổ sung đủ từ trước khi mang thai, trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ giúp giảm 70% tỷ lệ khuyết tật ống thần kinh. Dùng trong suốt thai kỳ giúp quá trình tạo máu và phân chia tế bào,… Acid folic cũng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của tinh trùng.
– 24mg sắt nguyên tố, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sắt của cơ thể, phần còn lại bạn có thể dễ dàng bổ sung từ thức ăn. Dùng sắt trước – trong khi mang thai giúp quá trình tạo máu, phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt, sảy thai, thai chậm phát triển, sinh non,…
– kẽm có vai trò quan trọng cho mọi hoạt động của cơ thể, cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai và bánh nhau. Kẽm còn cần thiết cho sự sản sinh tinh trùng và hormon sinh dục nam.
– Mg: cần thiết cho quá trình trao đổi chất của calci, photpho, natri, kali, vitamin C, một số vitamin nhóm B; giúp điều hòa trạng thái thần kinh và chức năng vận động của hệ cơ; chuyển hóa đường, chất béo… thành năng lượng
– Vitamin C giúp tăng miễn dich, tăng hấp thu sắt,… Vitamin C còn làm giảm khuynh hướng tinh trùng dính chùm vào nhau – đây là 1 trong những nguyên nhân gây vô sinh thường gặp.
– I-ốt 200mcg, đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ, phòng ngừa các rối loạn do thiếu I-ốt như: chứng đần độn, chậm phát triển,…
– Các Vitamin và khoáng chất khác…
Bạn có thể tham khảo bài viết: Làm thế nào dễ thụ thai nhất? để tìm hiểu rõ hơn bạn nhé!
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!