Em bé trong tuần thứ 7 của thai kỳ
- Cuống rốn nối em bé với nhau thai, truyền oxy và chất dinh dưỡng và thậm chí tống khứ các chất thải vào máu của bạn.
- Bạn có nhớ những “chồi” tay bắt đầu mọc từ tuần trước? Bây giờ chúng đã phát triển đầy đủ. Trông chúng như những mái chèo nhỏ.
- Về lý thuyết, em bé của bạn vẫn còn là một phôi thai, nhưng tuần này, khuôn mặt của em bé đã rõ hơn, với miệng, mũi, tai và mắt.
- Nút nhầy xuất hiện trong tuần này sẽ đóng kín cổ tử cung lại. Nút tự nhiên này sẽ niêm phong và bảo vệ tử cung của bạn khỏi bị nhiễm khuẩn.
Chiều dài của em bé là khoảng 6.3mm – tương đương kích thước 1 quả việt quất. Nghe chừng vẫn còn nhỏ quá? Xem xét vấn đề này trên góc độ: em bé của bạn đã lớn hơn 10,000 lần so với lúc thụ thai 1 tháng trước đây thì đúng là sự phát triển của em bé thật đáng kinh ngạc.
Ở tuần mang thai thứ 7, hầu hết sự phát triển tập trung ở đầu (nơi chứa đựng trí thông minh) bởi các tế bào não mới được tạo ra với tốc độ 100 tế bào/phút.
Đây là thời điểm tốt để bạn bổ sung các thuốc bổ cho bà bầu có chứa DHA và EPA để phát triển trí thông minh sớm cho em bé.
Tay và chân của em bé bắt đầu phát triển
Tuần này những “chồi” nhỏ bây giờ đã hình thành chi. Chồi tay và chân bắt đầu mọc và phát triển dài hơn (và chắc hơn), chia thành tay, bàn tay và vai – còn chân thì thành đầu gối và bàn chân (mặc dù ở giai đoạn sớm này, các chồi chân tay trông giống 1 mái chèo hơn là đôi tay hoặc bàn chân).
Thận của em bé đã phát triển
Trong tuần này miệng và lưỡi của em bé cũng được hình thành. Và mặc dù phôi thai của bạn mới chỉ 1 tháng tuổi nhưng nó đã qua 3 giai đoạn phát triển của thận. Bây giờ chúng đã cố định và đang sẵn sàng để bắt đầu công việc quan trọng là bài tiết chất thải. Trong khoảng 1 tuần, em bé của bạn sẽ bắt đầu sản xuất nước tiểu.
Khi em bé dần trưởng thành trong bụng bạn, nước tiểu sẽ được bài tiết vào nước ối, sau đó em bé lại nuốt vào và bài tiết ra 1 lần nữa trong 1 chu trình liên tục.
Cơ thể bạn tuần thứ 7 thai kỳ
Kể cả khi bạn chưa nói với ai về việc mang thai, em bé của bạn chắc chắn sẽ nói với bạn. Không phải bằng lời nói mà bằng rất nhiều những triệu chứng mang thai. Như là buồn nôn dai dẳng cả ngày lẫn đêm, tăng tiết nước bọt (chảy dãi!). Triệu chứng mang thai sớm bạn chắc chắn không thể bỏ qua (đặc biệt khi bạn vật lộn với những nút áo) do những sự thay đổi ở ngực.
Vú bị sưng
Mặc dù em bé của bạn có kích thước chỉ như 1 quả việt quất, ngực của bạn có thể trông giống như 1 quả dưa hấu. Một số phụ nữ có sự phát triển cỡ ngực tối đa trong tuần 7 – tin mừng nếu như nó không đau, khó chịu, tê và nhức như vậy. Thủ phạm gây ra một lần nữa lại là các hormone thai kỳ, estrogen và progesterone. Chất béo cũng đang tập trung lại và lưu lượng máu ngày càng tăng đến khu vực này.
Núm vú của bạn có thể cương hơn 1 chút so với bình thường và rất nhạy cảm. Quầng vú (vùng sẫm màu quanh vú) tối màu và to hơn và sẽ tiếp tục đậm màu trong những tháng tới. Một dấu hiệu không nổi bật là có thể có những chấm như da gà nổi lên ở quầng vú. Đây là những tuyến mồ hôi tiết ra dầu nhờn. Và nếu bạn vẫn đang băn khoăn tại sao những thay đổi này đang diễn ra, thì câu trả lời là: chúng cần thiết cho nhiệm vụ quan trọng là tiết sữa cho em bé mới chào đời sau khoảng 33 tuần nữa.
Thử: Đối phó với triệu chứng chán ăn
Nếu chỉ nhìn vào 1 cái ức gà cũng khiến bạn chạy như bay ra ngoài trong những ngày này (hay mùi cá khiến dạ dày bạn cuộn lên), thì bạn đang ở trong tình trạng chung. Sợ thực phẩm khi mang thai không chỉ rất phổ biến mà nó còn khá khó hiểu, đặc biệt khi bất chợt một món ăn yêu thích của bạn lại khiến bạn lạnh người và muốn nôn.
Lời khuyên tốt nhất: đáp ứng khẩu vị mới của bạn bằng mọi cách. Nếu thấy nhạt nhẽo và chán ngán, tìm thực phẩm thay thế cho thức ăn mà bạn sợ (dùng các loại rau củ quả giàu protein như đậu để cung cấp protein nếu bạn không thể chịu được mùi thịt). Tìm cách giảm nhẹ triệu chứng buồn nôn khi mang thai? Bác sĩ có thể đề xuất một hoặc một vài biện pháp cho bạn như sử dụng thuốc, chia nhỏ bữa ăn…
CHỈ DẪN KHÁC
- Có thể bạn đã tăng thêm vài cân. Đó là bình thường. Thực tế, phự nữ có chỉ số BMI mạnh khỏe 18,5-24,9 sẽ có khả năng tăng thêm khoảng 12-16 kg.
- Chuột rút là bình thường trong tam các nguyệt đầu tiên, nhưng nếu xảy ra tình trạng đau vai, cổ hoặc đi kèm co thắt thì hãy gọi ngay cho bác sĩ.
- Lần khám sản đầu tiên của bạn là ở khoảng thời gian này. Chuẩn bị các câu hỏi và liệt kê các ngày quan trọng (ngày đầu, cuối kì kinh) và thông tin về tiền sử sức khỏe.
Triệu chứng phổ biến
Đi tiểu thường xuyên
Giữa những cơn buồn nôn và buồn đi tiểu, bạn mất rất nhiều thời gian trong nhà vệ sinh những ngày này. Hormon hCG thai kì làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu (tin tốt là làm tăng khả năng tình dục) và làm ảnh hưởng đến dòng chảy khác. Đừng cắt giảm lượng nước (nhưng có thể giảm uống cà phê vì trong đó có chất lợi tiểu). Bởi cơ thể bạn và em bé cần được cung cấp đủ nước trong suốt quá trình mang thai.
Mệt mỏi
Đương nhiên bạn cảm thấy mệt vì cơ thể bạn vẫn đang sản xuất nhau thai (hệ thống duy trì sự sống cho thai nhi) cũng như làm quen với những cảm xúc trái ngược bạn đang phải trải qua. Một cách để chống mệt mỏi là ăn thường xuyên hơn trong nhiều bữa nhỏ. Nó cũng giúp dạ dày của bạn bớt nôn nao hơn. Ăn 6 bữa nhỏ trong ngày giúp duy trì lượng đường huyết và năng lượng cho cơ thể bạn.
Ngực căng và thay đổi
Ngực của bạn xuất hiện những gân xanh và làm nó giống như cái bản đồ đường cao tốc? Thực tế, những mạch máu này làm việc như đường cao tốc vậy: chúng vận chuyển chất dinh dưỡng và các chất lỏng từ bạn cho em bé khi em bé chào đời. Để giảm chảy xệ và rạn da sau sinh, hãy đầu tư trong việc chọn áo ngực.
Buồn nôn và nôn
Dù chưa biết giới tính thai nhi nhưng những nghiên cứu cho thấy bà mẹ có triệu chứng buồn nôn nghiêm trọng trong 3 tháng đầu có xu hướng sinh con gái, dựa trên sự tương tác các hormone của bạn và thai nhi nữ. Nhưng dù cho giới tính của em bé là gì hay bạn cảm thấy mệt mỏi thế nào thì bạn vẫn phải duy trì ăn uống. Ăn những thực phẩm bạn thích, kể cả bạn chỉ ăn trái cây trộn cho bữa sáng, trưa và tối. Nhu cầu dinh dưỡng của em bé là rất nhỏ vào thời điểm này nên không cần quá lo lắng.
Tăng tiết nước bọt
Cảm giác buồn nôn vẫn chưa đủ, bạn có thể còn phải đối mặt với việc tăng tiết nước bọt trong miệng. Phải đến hết tam cá nguyệt thứ nhất (chỉ từ tuần thứ 7 trở đi), nhưng cho đến lúc đó, hãy nhai thêm kẹo cao su không đường.
Thèm ăn và sợ thức ăn
Bạn đang kẹt trong việc phải ăn cùng một thứ ngày qua ngày vì rất ít thực phẩm hấp dẫn được khẩu vị khó tính của bạn bây giờ? Đừng lo lắng, bạn không lấy mất dinh dưỡng của em bé bằng việc ăn những thứ giống nhau (nhưng lành mạnh). Nếu việc thèm ăn khiến bạn cảm thấy khó chịu, có thể ăn 1 chút sau đó ăn những thứ tốt cho sức khỏe.
Ợ nóng và khó tiêu
Nếu bạn có cảm giác bỏng rát từ sâu trong dạ dày đến miệng sau khi ăn thì bạn đã mắc triệu chứng khó tiêu và ợ nóng trong thai kì. Tránh các tác nhân gây ợ nóng (thức ăn cay hoặc béo, đồ uống chứa caffein hoặc bất cứ thứ gì làm bạn ợ nóng) và uống trước hoặc sau ăn – quá nhiều chất lỏng trộn với thức ăn sẽ làm phình dạ dày và làm cảm giác bỏng rát trầm trọng thêm.
Theo Procarevn
2 thoughts on “Tuần thứ 7 của thai kỳ”
thai 7 tuan chua co phoi thai voi tim thai co sao không ạ
Chào bạn Thu Hương,
Đa phẩn thai 7 tuần là đã thấy phôi thai, có thể chưa thấy tim thai. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt thấy muộn hơn.
Với trường hợp của bạn, cần tiếp tục theo dõi và thực hiện thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ bạn nhé!
Chúc bạn thai kỳ khỏe mạnh!