Em bé của bạn trong tuần thứ 26 của thai kì
- Bụng bạn đang dần nặng hơn vì trọng lượng của em bé bây giờ đã đạt khoảng 900 gam.
- Em bé đang cuốn hút ánh nhìn của bạn với hàng lông mi ngày càng dài. Chẳng bao lâu nữa em bé sẽ biết chớp mi mắt đấy.
- Em bé tiếp tục chăm chỉ nuốt nước ối trong tuần này. Hành động này sẽ giúp phổi phát triển khỏe mạnh.
- Những móng tay nhỏ xíu đang xuất hiện. Chúng có thể dài và sắc vào lúc này nên hãy để mắt đến chúng khi em bé chào đời.
- Chuyện gì đang diễn ra với em bé của bạn? Bây giờ em bé chỉ nặng 900 gam và dài khoảng 23 cm. Nhưng em bé sẽ sớm lớn lên và cảm thấy chật chội trong tử cung của bạn nhưng đừng lo lắng, vẫn còn nhiều chỗ trống cho em bé phát triển. Chỉ là không gian chật hẹp sẽ khiến em bé khó mà nhào lộn, khua khoắng như trước kia được.
Em bé mở mắt
Trong những tháng trước mắt của em bé luôn đóng lại để phát triển võng mạc – bộ phận của mắt cho phép tập trung hình ảnh. Điều này có nghĩa là em bé của bạn có thể nhìn thấy những gì đang diễn ra bây giờ. Bạn có thể thử ngay bằng cách chiếu đèn pin vào bụng. Em bé sẽ phản ứng bằng cách đá vào bụng bạn. Mống mắt, phần lòng đen vẫn chưa có nhiều sắc tố, vì vậy vẫn chưa thể đoán được màu mắt của em bé. Và ngay cả màu mắt của em bé lúc mới sinh ra cũng không phải màu mắt vĩnh viễn, bạn chỉ có thể phỏng đoán cho đến khi em bé 6 tháng tuổi.
Sóng não của em bé hoạt động
Nhìn xem có những gì khác đang diễn ra trong tuần này: sóng não của em bé bắt đầu hoạt động trong giai đoạn này của thai kì, có nghĩa là em bé không chỉ có thể nghe thấy tiếng động mà còn có thể phản ứng lại với chúng. Chưa có bằng chứng khẳng định chắc chắn điều này, nhưng ở em bé có sự gia tăng nhịp mạch hoặc hoạt động.
Cơ thể bạn tuần thứ 26
Lồi rốn
Tại tuần thứ 26, bạn đã trải qua 2/3 thai kì và tử cung của bạn ở vị trí trên rốn 1 cm. Và rốn của bạn lồi ra một chút không theo thẩm mỹ của bạn (đặc biệt là khi bạn mặc quần áo bó sát), nhưng đó là cái giá của việc mang thai. Và thật dễ để hiểu lý do tại sao.
Bắt đầu từ khoảng giữa đến cuối tam cá nguyệt thứ 2, tử cung của bạn phình ra đủ để đẩy bụng về phía trước, làm cho rốn của bạn bật ra như một cái đồng hồ báo thức hiệu con gà tây. Rốn của bạn sẽ trở lại như cũ sau khi sinh một vài tháng (mặc dù trông nó có vẻ giãn dài ra một chút). Cho đến lúc đó, hãy nhìn vào mặt tích cực: điều đó cho bạn cơ hội làm sạch tất cả những xơ vải tích trữ ở đó từ khi bạn còn là một đứa trẻ.
Mất ngủ
Một đêm ngủ đủ giấc trở nên thật khó khăn với bạn? Vậy thì xin chào mừng bạn đến với thế giới của những bà bầu bị mất ngủ. Giữa những cơn ợ nóng và chuột rút chân, ra vào nhà vệ sinh liên tục và quả bóng lớn bên dưới áo ngủ, không có gì lạ khi bạn gặp khó khăn để bạn chìm vào giấc ngủ. Nhưng có rất nhiều phương pháp để bạn ngủ lâu hơn bao gồm tập thể dục vào ban ngày, hít thở không khí trong lành và hạn chế uống nước trước khi đi ngủ.
Chuyển động của em bé
Em bé của bạn hiếu động như một võ sĩ Karate với những cú đá. Em bé thực sự đang thực hành tất cả các động tác sẽ được sử dụng khi ra ngoài, trong đó có động tác đạp lên bụng của bạn- một loại kỹ năng để chuẩn bị đi bộ. Bởi vì hệ thống thần kinh của em bé đang ngày càng phát triển nên những chuyển động của thai nhi sẽ trở nên nhịp nhàng hơn. Và bởi vì em bé ngày càng lớn cũng như khỏe hơn nên các chuyển động ngày càng mạnh và thường xuyên hơn, thậm chí làm bạn đau. Em bé cũng có thể bắt đầu duỗi chân ra (cho đến tuần trước chúng vẫn kẹt giữa xương sườn của bạn). Lần sau nếu bị tấn công, bạn hãy thử thay đổi vị trí và vươn vai hoặc nhẹ nhàng đẩy em bé trở lại bằng tay.
Chỉ dẫn khác
- Chuẩn bị phòng cho em bé cùng nhau là một công việc hết sức thú vị, và nhớ rằng an toàn là trên hết. Tránh mua giường cũi vì nó có thể gây nguy hiểm cho em bé mới sinh của bạn.
- Một bà mẹ tương lai mạnh khỏe cho đến thời điểm này phải tăng được 7-9kg. Nếu bạn không tăng được số cân đó, hãy nói chuyện với bác sĩ về tăng cân trong thai kì.
- Bạn vẫn chưa đăng kí sinh ư? Hãy đăng kí ngay đi nhé. Tham khảo ý kiến các bà mẹ dày dạn kinh nghiệm trước khi chọn nơi sinh và các dịch vụ nên đăng ký.
Triệu chứng phổ biến
Đầy hơi và trung tiện
Tử cung lớn của bạn tiếp tục gây áp lực ngày càng nhiều vào dạ dày và ruột, dẫn đến đầy hơi. Giảm thiểu các vấn đề bằng cách ăn nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì ba bữa lớn, để không làm quá tải hệ tiêu hóa của bạn.
Tăng tiết dịch âm đạo
Không nên sử dụng các loại khăn lau hoặc nước rửa đặc biệt trên thị trường để giữ âm đạo sạch và không bị mùi. Chúng có thể gây khó chịu và thay đổi pH trong đường sinh dục của bạn. Thay vào đó, hãy tắm rửa thường xuyên và mang miếng lót để sạch sẽ và khô thoáng
Đau nửa đầu
Một số phụ nữ có tiền sử đau nửa đầu thì sẽ bị thường xuyên hơn khi họ đang mang thai, do đó, không ngạc nhiên nếu bị đau đầu nhiều hơn những ngày này. Vì thuốc chữa đau nửa đầu mạnh có thể bị hạn chế sử dụng cho phụ nữ có thai, hãy xem xét đến các phương pháp điều trị toàn diện như châm cứu, phản hồi sinh học, mát xa, thiền và yoga (những phương pháp này cũng có thể giúp giảm bớt căng thẳng, một trong những nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu).
Suy giảm trí nhớ
Hội chứng suy giảm trí nhớ khi mang thai có thể làm bạn quên một cuộc họp quan trọng hoặc những thông tin gần đây. Suy giảm trí nhớ chỉ là tạm thời và hoàn toàn bình thường, cố gắng ghi những điều quan trọng ra giấy hoặc điện thoại của bạn.
Vụng về
Các khớp bị nới lỏng, thay đổi trọng tâm và tăng trọng lượng chỉ là một vài trong số các nguyên nhân gây ra việc bạn trượt, vấp ngã thường xuyên hơn so với bình thường. Vấn đề này chỉ là tạm thời, nhưng bây giờ, phải cẩn thận khi ở trong bồn tắm, dưới vòi hoa sen và trên các bề mặt trơn trượt khác.
Đau dây chằng tử cung
Nếu bạn bị đau ngày càng nhiều hơn khi tử cung lớn lên, cảm thấy đặc biệt đau nhức gần đây, hãy giải phóng chân khi bạn có thể và để nó thoải mái nhất có thể. Ngoài ra, nhớ thay đổi vị trí từ từ để không làm trầm trọng thêm cơn đau.
Mờ mắt
Nếu mắt bị kích thích, có lẽ là do hormon thai kì làm giảm tiết nước mắt, dẫn đến khô mắt. Hãy dùng thuốc nhỏ mắt để giảm bớt sự khó chịu và chắc chắn phải nói với bác sĩ nếu bạn có vấn đề nghiêm trọng về thị lực vì điều này có thể là dấu hiệu của đái tháo đường thai kì và huyết áp cao.
16 thoughts on “Tuần thứ 26 của thai kỳ”
Chào bác sĩ ạ.
Bác sĩ cho em hỏi. lúc thai 25w2d e có đi siêu âm thì phát hiện nốt echo tâm thất trái d=2.2mm , cân nặng thai 861gram , nhịp tim 155, mẹ tăng 5k và có test tiểu đường thai kỳ lấy máu 3 lần ,có dung nạp đường thì không mắc tiểu đường . Trước đó 10w thì e có sàn lọc mẹ ok hết ạ, nhà sống khỏe không có vấn đề, 12w e có sàn lọc bé thì nguy cơ thấp nhưng lần 25w2d thì có kết quả như vậy e rất lo lắng mong Bác tư vấn giúp em ạ
Chào bạn,
Nốt echo ở tâm thất trái với kích thước nhỏ d= 2,2mm không phải là điều đáng lo ngại nhiều. Đây có thể là hiện tượng vôi hóa khu trú ở lớp cơ tim, thường gặp ở thất trái. Nốt vôi hóa này thường có kích thước nhỏ và không lớn lên theo tuổi thai.
Theo thống kê, hình ảnh này có thể gặp ở siêu âm 3 tháng giữa thai kỳ, chiếm khoảng 3-4% thai kỳ bình thường. Nếu không kèm theo dấu hiệu nào khác thì đa số trường hợp là không có ý nghĩa bệnh lý. Vì vậy bạn có thể yên tâm tiếp tục dưỡng thai, thực hiện chế độ ăn uống – bổ sung dưỡng chất đẩy đủ, và nhớ khám thai đầy đủ theo hẹn của bác sĩ.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Bác sĩ cho e hỏi, e đc 22 tuần đi siêu âm đc chuẩn đoán là thai nhi bị bất sản thận phải, e đi kiểm tra một số chỗ thì ngta lại bảo là thận trái giãn nhẹ nên nhìn thấy rõ hơn, có thấy 2 mầm thận, hẹn 26t siêu âm lại sẽ rõ hơn, e thấy lo lắng quá, xin cho e hỏi ở tuần 22 này đã thực sự phát triển và chuẩn đoán chính xác chưa ạ?
Chào bạn Xuân,
Thông thường thai nhi 22 tuần đã phát triển đầy đủ các cơ quan và có thể phát hiện dị tật thai ở tuổi thai này. Tuy nhiên, lúc này thai nhi còn rất nhỏ, một số cơ quan bộ phận mới vừa hình thành nên việc chẩn đoán trên siêu âm gặp nhiều khó khăn, đôi khi chưa chính xác. Bạn chịu khó đợi tới tuần 26 theo lịch hẹn để xác định lại cho chính xác bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Em đang bầu tuần 26. Diêu âm cân nặng của bé là 919g.
Bác sỹ cho em hỏi Trọng lượng của bé như trên đã đạt tiêu chuẩn chưa ạ.
Em đang uống viên procare diamond ngày 1 viên. Có cần bổ sung thêm can xi với sắt không ạ.
Chào bạn Hồng,
Thai nhi 26 tuần có cân nặng 919 gam là đang phát triển tốt. Bạn yên tâm dưỡng thai và lưu ý tăng cường chất lượng bữa ăn của mình bởi thai càng lớn nghĩa là nhu cầu dưỡng chất càng tăng cao hơn bạn nhé!
PM Procare diamond đã cung cấp 24mg sắt nguyên tố, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu về sắt ở phụ nữ có thai, phần còn lại bạn có thể dễ dàng bổ sung từ thực phẩm hàng ngày. Nếu bạn có thai kỳ bình thường và không thiếu máu thiếu sắt thì bạn không cần phải bổ sung thêm sắt từ thuốc riêng lẻ nữa. Việc bổ sung sắt với hàm lượng cao có thể gây ra các tác dụng phụ do dư thừa: táo bón, phân đen, cản trở sự tạo máu bình thường ở thai nhi,…
Cũng như đa số các viên uống tổng hợp, để các thành phần trong thuốc được hấp thu tốt nhất thì hàm lượng canxi trong viên Procare không cao. Canxi có nhiều trong thực phẩm hàng ngày: sữa, tôm, cua, cá,… Đây là nguồn bô sung canxi an toàn và hiệu quả nhất. Từ tháng thứ 5 trở đi, nhu cầu canxi cho sự phát triển xương răng của thai nhi tăng cao, chế độ ăn khó có thể cung cấp đủ. Bạn có thể bổ sung thêm canxi từ các sản phẩm bổ sung riêng. Nên lựa chọn sản phẩm cung cấp canxi ở dạng canxi hữu cơ như canxi citrat để cơ thể dễ hấp thu và giảm thiểu tác dụng không mong muốn khi dùng. Đồng thời sản phẩm bổ sung canxi cần chứa cả Vitamin D và Mg sẽ làm tăng khả năng hấp thu canxi tối đa.
Lưu ý thời điểm uống canxi cần cách xa thời điểm uống viên bổ tổng hợp ít nhất 2h; mỗi lần chỉ uống tối đa 500mg canxi vì cơ thể chúng ta hấp thu tối đa 500mg/lần mà thôi.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!