Em bé của bạn trong tuần thứ 23
- Da của em bé có màu đỏ và nhăn nheo do các tĩnh mạch và động mạch phát triển ngay bên dưới. Nhưng không bao lâu nữa, lớp mỡ sẽ được tích lũy bên dưới và làm da của em bé căng lên.
- Nhau thai- hệ thống duy trì sự sống cho em bé mới được hoàn thành – đang chuyển oxy và chất dinh dưỡng cho em bé và loại bỏ chất thải.
- Tay và chân em bé cử động nhiều hơn trong những ngày này, thậm chí bạn có thể nhìn thấy chúng nhô ra!
- Phổi của em bé đang trong giai đoạn phát triển, các mao mạch và đặc biệt các tế bào phổi gọi là phế bào đang được hình thành.
- Lớp keratin bảo vệ đang giúp làn da của em bé dày lên.
Sự tăng trọng lượng của thai nhi
Từ tuần này đánh dấu sự khởi đầu của sự tăng nhanh trọng lượng của thai nhi, với 20 cm chiều dài và cân nặng hơn 500 gam. Em bé của bạn sẽ tăng gấp đôi trọng lượng của mình trong 4 tuần tới. Da của em bé hơi nhăn nheo vì nó phát triển nhanh hơn rất nhiều so với chất béo, nhưng chẳng bao lâu nữa nó sẽ vừa vặn với cơ thể khi chất béo lấp đầy vào các chỗ trống. Đến khi em bé sinh ra, em bé sẽ mập mạp và đầy đặn, từ cái má phúng phính đến ngón chân mũm mĩm. Và mặc dù ở tuần thứ 23, nội tạng và xương của em bé vẫn có thể nhìn thấy qua da, nhưng khi chất béo đầy lên thì sẽ không còn nhìn rõ nữa.
Bạn có thể nghe thấy tim thai qua một ống nghe chuẩn thay vì phải đi siêu âm Doppler.
Cơ thể bạn tuần thứ 23
Em bé đang nép mình trong bụng bạn, tuy nhiên lúc này bạn có thể nhận thấy việc mang thai ảnh hưởng đến bạn từ đầu đến chân. Tại tuần thứ 23, bạn bị giảm trí nhớ và các ngón chân to ra. Lòng bàn tay và bàn chân có thể có màu đỏ và bạn có thể dễ bị phát ban nhiệt cũng như nổi mẩn da. Vết rạn da màu hồng và màu tím nổi đầy da. Và một đường sậm màu chạy dọc chính giữa bụng.
Sự đổi màu da
Đường sậm màu chạy dọc từ rốn xuống bụng dưới gọi là đường Linea Negra. Một biểu hiện phổ biến của thai kỳ. Các hormon thai kì gây ra đường sậm màu này, cũng như hầu hết các thay đổi màu da mà bạn thấy, chẳng hạn như quầng vú sậm màu. Và xa hơn nữa là tàn nhang trên cánh tay và chân của bạn. Một số phụ nữ có sự thay đổi màu da trên mặt, nhất là khu vực mũi, trán, má và mắt. Hãy yên tâm, là các vết đó sẽ mờ dần sau khi bạn sinh một vài tháng. Trong thời gian chờ đợi, hãy dùng kem che khuyết điểm, không sử dụng kem tẩy trắng.
Thử học cách thư giãn
Thai kì phát triển làm bạn cảm thấy lo lắng? Bây giờ là lúc để tìm hiểu một số phương pháp thư giãn nhẹ nhàng, không chỉ vì chúng có thể giúp bạn đối phó với những lo lắng khi mang thai mà còn có ích cho cuộc sống của một bà mẹ của bạn.
Yoga là một phương pháp giảm căng thẳng thần kì, nếu như bạn có thời gian thì hãy tham gia một lớp học. Dưới đây là một kĩ thuật thiền định cho phụ nữ mang thai, bạn có thể dùng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào để làm dịu tâm hồn của bạn:
- Nhắm mắt và ngồi xuống, tưởng tượng một khung cảnh yên bình (hoàng hôn trên bãi biển yêu thích của bạn, một ngọn núi thanh bình với khe suối róc rách.
- Làm theo cách của bạn, từ ngón chân lên tới mặt, tập trung vào việc thư giãn các cơ bắp. Hít thở sâu và từ từ qua mũi và chọn một từ đơn giản (“có” hoặc “một”) để lặp lại to lên mỗi khi thở ra. 10 đến 20 phút có thể không được nhưng kể cả 1-2 phút thì có còn hơn không.
Chỉ dẫn khác
- Đáng buồn là giấc ngủ không đến dễ dàng hơn. Mất ngủ trong thai kì ảnh hưởng tới khoảng 78% phụ nữ mang thai. Hãy thử trượt một cái gối giữa hai chân và nghỉ ngơi với đầu gối gập lại.
- Trong khi còn tận vài tháng nữa bạn mới sinh nhưng hãy suy nghĩ đến kế hoạch nghỉ thai sản. Trao đổi với cả bộ phận nhân sự và sếp để chắc chắn bạn được tất cả đồng ý.
- Đừng quên nghỉ thai sản của chồng. Chồng bạn có thể xin nghỉ khi công ty có chế độ nghỉ thai sản cho chồng, mặc dù thường không được trả lương.
- Giữ một chai nước bên mình mọi lúc. Cung cấp nước đầy đủ giúp duy trì lượng máu bổ sung, đổi mới nước ối, tiết sữa nhiều hơn.
Cơ thể bạn tuần thứ 23
Hoạt động của thai nhi
Bạn có thể dần quen với cảm giác chuyển động của em bé trong bụng mẹ. Hãy trân trọng những cú đá nhẹ nhàng lúc này trước khi chúng trở nên mạnh hơn và đôi khi làm bạn bị đau.
Thèm ăn
Hoàn toàn bình thường nếu bạn cảm thấy có thể ngốn hết mọi thứ trong tủ lạnh và nhà bếp. Vì vậy, cố gắng cất trong nhà những đồ ăn nhẹ lành mạnh như trái cây, rau, các loại hạt và bánh mỳ nguyên cám.
Đầy hơi
Cảm giác đầy hơi do hormon gây ra ở đường tiêu hóa. Các hormon này làm giãn và chậm quá trình tiêu hóa, vì vậy các chất dinh dưỡng có nhiều thời gian để hấp thu vào máu hơn và cung cấp đến cho em bé.
Ngáy
Triệu chứng ngáy khá phổ biến trong thai kì và nó có thể phá vỡ giấc ngủ của chồng bạn. một phần là do ngạt mũi gây ra bởi lượng lớn các chất nhầy và sưng trong mũi của bạn. Có thể giảm tiếng ngáy bằng cách mang một miếng dán mũi trước khi đi ngủ và bật máy tạo độ ẩm trong phòng.
Suy giảm trí nhớ trong thai kì
Bạn có thể quên chìa khóa xe, quên hẹn hay quên vị trí đậu xe. Suy giảm trí nhớ khi mang thai gây ra bởi các hormon thai kì, và vì nó hoàn toàn bình thường và chỉ tạm thời nên bạn cố gắng chung sống với nó và không quá nghiêm khắc với bản thân.
Chảy máu chân răng
Giảm kích ứng lợi bằng cách tránh xa các loại kẹo dẻo, đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên và đi gặp nha sĩ ít nhất một lần trong thai kì.
Tay ngứa ran
Phù trong thai kì có thể gây áp lực lên dây thần kinh ở cổ tay và gây ra đau và ngứa ran liên quan đến hội chứng ống cổ tay. Nếu bạn phải làm việc với máy tính, hãy thường xuyên giãn tay và đảm bảo cổ tay thẳng và khuỷu tay không cao hơn so với bàn tay khi bạn đang làm việc.