Em bé của bạn trong tuần thứ 13 của thai kì
- Làn da mỏng manh của em bé bây giờ được bao phủ bởi một lớp lông tơ. Đừng lo lắng, lớp lông này thường rụng trước khi sinh.
- Dấu vân tay lúc này đã xuất hiện ở đầu ngón tay của em bé của bạn.
- Mắt của em bé đã xuất hiện nhưng chúng không mở. Hai mí mắt được khép kín lại để bảo vệ mắt trong khi chúng tiếp tục phát triển
- Chiếc đầu lớn giờ đây đã cân bằng hơn so với phần còn lại của cơ thể. Lúc này, đầu em bé chiếm khoảng 1/3 tổng số chiều dài cơ thể.
- Với chiều dài 3 inch, kích thước của em bé bây giờ bằng kích thước của một quả đào.
Tốc độ tăng trưởng của thai nhi
Có chuyện gì với em bé của bạn vậy? Vâng, ngoài việc có kích thước lớn như một trái đào, đầu em bé lúc này chiếm khoảng một nửa kích thước của chiều dài đầu mông (đó là lý do tại sao quả đào nhỏ của bạn trông giống như một người ngoài hành tinh vào thời điểm này ). Trong thời gian bạn mang thai, cơ thể của em bé sẽ bắt kịp, chiếm ba phần tư tổng kích thước của mình. Nhưng đừng so sánh thai nhi của bạn với thai nhi của người khác. Bắt đầu từ về ngay bây giờ, em bé bắt đầu phát triển ở những tốc độ khác nhau, một số em bé lớn nhanh hơn, một số chậm hơn nhưng tất cả đều đi theo con đường phát triển tương tự.
Dây rốn của bé đang phát triển
Có gì khác đang xảy ra ở đó? Lúc mang thai 13 tuần, các xương nhỏ đang bắt đầu hình thành ở cánh tay và chân của em bé. Em bé đã có thể để đưa được ngón tay cái vào miệng của mình (một thói quen có thể có ích cho việc tự xoa dịu khi em bé mới chào đời).
Đường ruột của bé cũng đang có một số thay đổi lớn. Cho đến thời điểm này, chúng đã được phát triển trong một khoang bên trong dây rốn, nhưng bây giờ chúng đang di chuyển đến nơi cố định (và thuận tiện hơn) là trong bụng của bé. Và để phục vụ nhu cầu của em bé đang lớn, nhau thai cũng phát triển hơn. Lúc này nhau thai nặng khoảng 2,8 gram và sẽ nặng 45-90 gram khi sinh (bạn có thể tìm thấy lí do giải thích cho việc tăng cân sớm rồi!).
Dây thanh của em bé cũng đang phát triển trong tuần này. Bởi vì âm thanh không thể đi qua tử cung của bạn (nơi cư trú hiện tại của bé) nên bạn sẽ không thể nghe thấy bất kỳ âm thanh hay tiếng khóc nào, nhưng những dây thanh sẽ được tập luyện tốt khi em bé được sinh ra.
Cơ thể bạn tuần thứ 13
Bạn đã cảm thấy khá hơn chưa? Bây giờ bạn đã có thai 13 tuần và đã bắt đầu tam cá nguyệt thứ 2 được 1 tuần, bạn sẽ sớm cảm thấy tốt lên (nhìn chung, tam cá nguyệt thứ hai không hổ danh là dễ chịu và thoải mái nhất trong ba tam cá nguyệt). Nhưng nếu bạn không cảm thấy tốt hơn thì cũng đừng lo lắng. Trong khi hầu hết các triệu chứng mang thai có thể sẽ sớm sẽ ở lại phía sau bạn, một số phụ nữ thấy triệu chứng buồn nôn và mệt mỏi kéo dài đến tháng thứ tư và thậm chí cả tháng thứ năm. Và thật không may cho một số phụ nữ, triệu chứng này và những triệu chứng thông thường khác trong tam cá nguyệt thứ nhất (chẳng hạn như đầy hơi, táo bón, đau đầu và căng ngực) có thể tiếp tục ở một mức độ nào đó trong suốt thai kỳ.
Khí hư
Tất nhiên, mặc dù tam cá nguyệt thứ hai được gọi là ba tháng thuận buồm xuôi gió, nhưng không có nghĩa là sắp tới bạn sẽ không có triệu chứng gì. Bạn có thể thấy thời gian này bị gia tăng tiết dịch âm đạo, thông thường còn được biết đến như là khí hư. Dịch nhầy hoàn toàn bình thường này là một chất lỏng, như sữa, có mùi nhẹ (đôi khi thậm chí không mùi) và có thể được sẽ tăng lên trong quá trình mang thai. Nguyên nhân tạo ra khí hư là do sự tăng cường sản xuất estrogen (hormon thai kỳ thân quen khác của bạn) cũng như sự tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu. Mục đích của nó rất cao quý: để bảo vệ đường sinh sản khỏi bị nhiễm trùng và duy trì một sự cân bằng của vi khuẩn trong âm đạo. Thật không may, trong việc đạt được mục đích cao quý của nó, khí hư có thể khiến đồ lót của bạn hỗn độn. Hãy sử dụng một miếng lót mỏng (không bao giờ dùng băng vệ sinh) để hấp thụ chất thải nếu việc đó làm cho bạn cảm thấy thoải mái hơn. Nhưng không được thụt rửa trong khi bạn đang mang thai, điều đó có thể phá vỡ sự cân bằng bình thường của vi sinh vật trong âm đạo và có thể dẫn đến nhiễm trùng âm đạo (nó cũng đẩy không khí vào âm đạo trong thai kỳ, có thể gây nguy hiểm).
Quan hệ tình dục trong khi mang thai
Với cái bụng cồng kềnh cộng với khí hư, có thể bạn sẽ băn khoăn về cảm giác tình dục có còn được bình thường không. Cố gắng thích nghi với nó: khi nói đến tình dục trong khi mang thai, mọi thứ đều tốt. Chồng/bạn trai của bạn có thể bị mê hoặc bởi bộ ngực và bụng đầy đặn của bạn. Hoặc bạn có thể cảm thấy nóng hơn bao giờ hết, trong khi chồng của bạn không cảm thấy vậy. Tất cả đều là bình thường và nó có khả năng thay đổi khi bạn gần đến lúc sinh hơn.
Mang thai đôi
Bụng của bạn đã không vừa chiếc quần bò lớn nhất khi bạn chỉ mới kết thúc tam cá nguyệt đầu tiên. Liệu bạn có mang thai đôi? Có thể, đặc biệt nếu trong lịch sử gia đình bạn từng có cặp song sinh khác trứng hoặc bạn đã ngoài 35 tuổi (hoặc cả hai). Nhưng có những cách giải thích khác cho cái bụng dường như lớn hơn bình thường của bạn. Ví dụ, nó có thể là ra ngày sinh của bạn sẽ đến sớm hơn (và cái bụng lớn hơn dự kiến của bạn chỉ là kết quả của một em bé lớn hơn so với dự kiến). Hoặc có thể chỉ là bạn chỉ bị đầy hơi chướng bụng. Đầy hơi có thể làm cho bụng bầu trông lớn hơn so với kích thước đúng của tuần đó. Hoặc có thể chỉ là bạn đang thực hiện nhiệm vụ ăn cho hai người theo nghĩa đen (bạn ăn tất cả mọi thứ bạn đã ăn trước khi bạn mang thai và tăng gấp đôi số đó, dẫn đến việc bụng bạn to sớm). Để tìm hiểu những gì đang thực sự xảy ra trong đó, hãy kiểm tra với bác sĩ của bạn trong lần thăm khám tiếp theo. Ai biết được- có thể bạn chỉ có hai bánh rán trong bụng mà thôi.
Chỉ dẫn khác
Trong khoảng tam cá nguyệt thứ 2, có sự tăng mạnh ham muốn tình dục. Hãy tận hưởng. nhưng nếu bạn có tiền sử sinh non hoặc sẩy thai thì cần phải tránh.
Lên lịch siêu âm hình ảnh đầu tiên của em bé khi chồng bạn có thể đi cùng. Một nghiên cứu mới cho thấy rằng khi nhìn thấy hình ảnh siêu âm đầu tiên giúp rất nhiều cho người đàn ông có được ý thức làm cha.
Em bé khiến bạn bị táo bón? Đừng bóc vỏ trái cây của bạn. Vỏ một quả táo có 4,4 gam chất xơ giúp làm giảm táo bón, ½ chén nước cốt táo chỉ có 1,4 g, còn nước ép táo thì không có chất xơ.
Triệu chứng phổ biến
Giảm đi tiểu
Bây giờ cơ thể bạn đã trải qua 1 tam cá nguyệt, có thể bạn sẽ có đỡ mệt hơn 1 chút trong những ngày này. Hãy cân nhắc việc bổ sung năng lượng bằng cách luyện tập, nhưng đừng quá lạm dụng nó!
Ngực căng và thay đổi
Cảm giác căng ngực chủ yếu do lượng lớn estrogen, progesterone, lượng mỡ và lưu lượng máu tăng đến ngực. Chọn áo ngực với sự hỗ trợ tối đa để giảm bớt cảm giác khó chịu.
Rối loạn ăn uống
Nếu bạn vẫn thèm thức ăn lạ thì cũng không nên quá khắt khe với bản thân. Cố gắng hết sức để tìm những loại thực phẩm lành mạnh bạn thấy hấp dẫn và bạn được phép thưởng thức lượng nhỏ đồ ăn vặt mình thèm.
Ợ nóng và khó tiêu
Trong khi mang thai, các cơ tâm vị giãn, làm cho các axit tiêu hóa trào lên thực quản – gây bỏng rát trong lồng ngực. Giảm đau bằng cách tránh xa các tác nhân gây ra chứng ợ nóng: rượu, đồ uống chứa cafein, sô cô la, bạc hà, cam chanh và thực phẩm cay hoặc béo.
Táo bón
Trong suốt quá trình mang thai, cơ trơn đường tiêu hóa của bạn bị giãn (do tác dụng của hormone), điều đó làm giảm hiệu quả đẩy chất thải ra khỏi đường tiêu hóa của bạn. Nếu bạn thấy mình bị táo bón, bắt đầu thêm dần vào thực đơn những thực phẩm giàu chất xơ (trái cây, rau và tất cả các loại ngũ cốc đều dễ tiêu)
Ngất hoặc hoa mắt chóng mặt
Bạn vẫn còn bị ảnh hưởng bởi những cơn chóng mặt? Đừng đứng lên quá nhanh từ tư thế ngồi hoặc nằm bởi điều đó có thể gây choáng váng. Ngay khi bạn cảm thấy choáng, lập tức nằm hoặc ngồi xuống và để đầu giữa hai đầu gối.
Giãn tĩnh mạch
Mặc dù bạn có thể không chào đón sự xuất hiện của các tĩnh mạch nhưng chúng thực sự tốt – các mạch máu của bạn đang chứa các chất dinh dưỡng rất cần thiết cho em bé. Tin tốt hơn là mạng lưới tĩnh mạch mất dần sau khi bạn sinh con.
8 thoughts on “Tuần thứ 13 của thai kỳ”
E thấy đau tì bụng dưới từng cơn, nhất là lúc ngồi xuống cảm giá khó chịu ở bụng và hậu môn
Chào bạn Oanh,
Để xác định chính xác tình trạng thế nào, bạn nên tới bác sĩ để thăm khám cụ thể và hỗ trợ kịp thời nếu cần bạn nhé!
Chúc bạn thai kỳ mạnh khỏe!
Thai e được 13 tuần 2 ngày. Cách đây 2 tuần thì bắt đầu đau lưng, di chuyển hay cử động đều rất khó khăn. Nhưng bắt đầu vào tuần thứ 13 thì lại bị đau bụng dưới, lúc đau bên trái lúc đau bên phải, cảm giác như đang mang vật nặng gì đó ở phần bụng dưới, căng tức khó chịu, nhất là vùng xương mu. K biết tình trạng này là có nguy hiểm gì cho thai nhi không?
Chào bạn Cẩm Hường,
Cùng với sự phát triển và lớn lên của thai nhi thì cơ thể mẹ sẽ đối diện với nhiều triệu chứng khó chịu hơn. Đau mỏi lưng hông, khó khăn trong đi lại, sinh hoạt là các biểu hiện thường gặp. Tuy nhiên, các biểu hiện khó chịu này cũng có thể là biểu hiện ban đầu của tình trạng bệnh lý nào khác, để yên tâm thì bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám kiểm tra cụ thể bạn nhé!
Thân ái,
E hiện nay bầu tuần thứ 13 nhưng e k thấy ngực căng hay đau nữa, vạ bụng thì cũng k to lên là may mấy vậy có sao k ạ
Chào bạn Vân,
Các cảm giác cương đau ngực, mỏi mệt, nôn ói… thường bắt đầu giảm đi khi thai nhi chuyển sang tháng thứ 4 thai kỳ. Ở tuần thứ 13, bụng mẹ bầu thường mới chỉ lớn hơn so với thời con gái một chút chứ chưa to lên nhiều. Thông thường, từ tháng thứ 5 thai kỳ trở đi, mẹ mới thấy bụng mình to lên trông thấy.
Tuy nhiên, đột ngột mất cảm giác cương ngực/nghén có thể là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu thai nhi của bạn đang có vấn đề bất thường. Vì vậy, để yên tâm hơn thì bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Em mang thai tuần thứ 13 trước đó bị chậm kinh 1 ngày đi chụp xquang phổi k biết là mình đã có thai vậy có sao k bác sĩ? Đi siêu âm thì bác sĩ nói các chỉ số đều bình thường
Chào bạn Thanh Thảo,
Theo khuyến cáo của Ủy ban quốc gia về bảo vệ đối với tia phóng xạ của Mỹ, nếu mức độ phơi nhiễm từ 5 rad trở xuống, nguy cơ đối với thai nhi hoàn toàn không xảy ra.
Trong y khoa khi dùng tia X để chẩn đoán (chụp X quang), liều bức xạ được dùng rất thấp, thấp hơn nhiều lần so với liều gây hại cho thai. Trường hợp thai phụ chụp X-quang phổi, mỗi lần nhiễm liều xạ chỉ 0,00007 rad. Tức mẹ chụp khoảng 71.400 lần, thai nhi mới nhiễm xạ tích lũy 5 rad. Tuy nhiên, trong thai kỳ, tốt nhất là hạn chế tối đa việc tiếp xúc với tia X. Thai nhi có thể bị phơi nhiễm tia X do người mẹ không biết có thai hoặc không thông tin cho bác sĩ về tình trạng thai nghén của mình. Sự phơi nhiễm này sau đó có thể gây lo lắng cho người mẹ, chính sự lo lắng này nguy hiểm cho tình trạng thai hơn là sự phơi nhiễm. Do vậy, hiện tại bạn nên vui vẻ, không quá lo lắng, khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe thai nhi bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!