Em bé của bạn trong tuần thứ 32 của thai kì
- Các móng tay của em bé đã mọc hết. Thậm chí chúng sẽ cần được tỉa bớt sau khi sinh. Móng chân thì dài ra thêm một chút (cho đến tận tuần thứ 36).
- Tất cả các cơ quan chính của em bé đã phát triển đầy đủ, trừ phổi. Cơ hội sống sót nếu em bé sinh ra ở tuần này là rất lớn.
- Em bé hít nước ối vào để tập thở.
- Em bé dành tới 90-95% thời gian để ngủ. Nếu bạn muốn đánh thức em bé dậy, hãy ăn hoặc uống thứ gì đó có đường.
Em bé của bạn trong tuần này thay đổi ra sao? Mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày ra đời, em bé có cân nặng khoảng 1,8kg và chiều dài hơn 48 cm. Trong những tuần qua, em bé luôn thực tập những kỹ năng cần để phát triển bên ngoài tử cung – từ nuốt, thở đến mút. Để chuẩn bị cho sự chuyển đổi từ cung cấp dinh dưỡng qua nhau thai sang cung cấp dinh dưỡng qua đường miệng, hệ tiêu hóa của em bé đã được thiết lập và sẵn sàng hoạt động. Và mặc dù còn vài tuần nữa mới đến ngày sinh, em bé của bạn đang càng lúc càng giống trẻ sơ sinh hơn vì có thêm nhiều mỡ tích tụ dưới da. Bởi có lớp mỡ này nên bạn sẽ không còn nhìn thấy các cơ quan bên trong của em bé nữa.
Vị trí thai nhi: ngôi đầu hay ngôi mông?
Ở tuần thứ 32, bạn cảm thấy em bé chạm hay cựa quậy thay vì lắc hay lăn lộn. Đó là bởi vì, không gian dành cho em bé đã trở nên chật chội hơn và em bé phải trở về tư thế co người lại. Em bé của bạn có thể đã cố định vị trí đầu hướng xuống, mông quay lên trong khung xương chậu của bạn, chuẩn bị cho việc sinh nở. Đó là bởi vì đầu của thai nhi phù hợp hơn với đáy tử cung hình trái lê của bạn, cộng với việc sẽ dễ dàng hơn trong khi sinh nếu đầu em bé của bạn đi ra trước. Chưa đến 5% trăm trẻ sơ sinh ở vị trí ngôi mông khi đủ tháng-vì vậy đừng lo lắng nếu em bé của bạn vẫn chưa quay đầu xuống. Vẫn còn cơ hội tốt cho em bé đảo ngược ngôi trước khi sinh, ngay cả trong không gian chật chội của tử cung.
Chu kì ngủ của em bé
Hi vọng bạn đã nghỉ ngơi cho ngày trọng đại sắp tới, bởi vì em bé của bạn chắc chăn đang nghỉ ngơi rất tốt. Để chuẩn bị cho ngày ra đời, em bé của bạn đang ngủ như một đứa trẻ- với chu kì ngủ 20-40 phút (điều đó cũng khiến cho bạn cảm thấy em bé ít di chuyển trong những ngày này)
Cơ thể bạn tuần thứ 32
Cơn co thắt tử cung giả (Braxton Hicks Contractions)
Tuần này, cơ thể của bạn có thể bắt đầu chuẩn bị cho ngày sinh bằng cách co cơ. Nếu bạn cảm thấy tử cung co thắt hoặc cứng lại theo cơn, chúng là cơn co thắt tử cung giả Braxton Hicks – co thắt giả không thường xuyên, xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng giữa thai kỳ và tăng tần số và cường độ theo tiến triển của thai kì. Những buổi diễn tập trước khi sinh để khởi động cho ngày sinh và thường xảy ra sớm hơn và với cường độ nhiều hơn ở những phụ nữ đã từng mang thai. Cơn co bắt đầu với một cảm giác thắt chặt ở đầu tử cung và sau đó lan xuống, kéo dài 15-30 giây (mặc dù đôi khi chúng có thể kéo dài hai phút hoặc hơn).
Làm thế nào để bạn biết chúng không phải chuyển dạ thật sự? Chúng sẽ dừng lại nếu bạn thay đổi vị trí (thử đứng lên nếu bạn đang nằm hoặc đi bộ nếu bạn đã ngồi). Chúng cũng sẽ dần mạnh hơn và thường xuyên hơn. Trong lúc này, hãy thử dùng một bồn tắm nước ấm để giảm sự khó chịu.
Hình ảnh siêu âm
Siêu âm là một công cụ chuẩn đoán trước sinh đúng và đáng tin cậy (một cửa sổ nhìn vào thế giới tuyệt vời trong bụng bạn) – với siêu âm 3D của hoặc 4D. Thực hiện siêu âm có an toàn hay không? Theo các dữ liệu nghiên cứu thì siêu âm là an toàn trong thai kỳ, tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo không nên siêu âm quá nhiều.
Chỉ dẫn khác
- Giấc ngủ của bạn sẽ tốt hơn trong những ngày này, nhờ hormon thai kỳ.
- Cố gắng không để ám ảnh về vết rạn da bởi có đến 90% phụ nữ bị rạn da. Hơn nữa, chúng là một dấu hiệu cho thấy em bé của bạn đang phát triển rất tốt!
- Tìm hiểu về các dấu hiệu chuyển dạ sớm, để đề phòng: vỡ ối, chuột rút, chảy máu âm đạo, tiêu chảy và một cảm giác tử cung thắt lại.
- Mặc dù tử cung lớn bên trong của bạn, bạn có thể thấy giảm bớt cảm giác thèm ăn. Cố gắng ăn thường xuyên, các bữa ăn nhỏ thay vì các bữa ăn lớn.
Triệu chứng phổ biến
Đầy hơi và trung tiện
Để giảm thiểu cảm giác đầy hơi, chia nhỏ các bữa ăn thành sáu bữa một ngày (thay vì ba bữa lớn) để không tạo áp lực lên hệ tiêu hóa của bạn.
Táo bón
Tử cung ngày càng lớn của bạn khiến ruột bị kẹp lại, làm cho chúng hoạt động chậm chạp và không liên tục. Hãy tập thể dục thường xuyên (từ đi bộ đến tập yoga trước khi sinh) và uống nhiều hơn.
Ngất xỉu hoặc hoa mắt chóng mặt
Những cơn choáng váng hoặc hoa mắt có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả lượng đường trong máu thấp. Đừng quên mang theo một loại thức ăn nhẹ giàu protein và đường trong túi của bạn để nhai khi bạn cảm thấy chóng mặt. Một thanh granola hay đậu nành là một lựa chọn tuyệt vời.
Trĩ
Bệnh trĩ thực ra là sự giãn tĩnh mạch ở trực tràng, có thể là một cơn đau ở hậu môn, đặc biệt là nếu bạn ngồi lâu. Túi chườm đá hoặc nước cây phỉ có thể làm dịu bớt các triệu chứng của bệnh trĩ.
Chuột rút chân
Khi đang bồng bềnh trong giấc mơ, đột nhiên bạn cảm thấy một cơn đau co thắt ở bắp chân – mặc dù không ai chắc chắn nguyên nhân gây ra chuột rút (hoặc lý do tại sao nó tồi tệ hơn vào ban đêm). Một giả thuyết cho rằng sự thiếu canxi và magiê trong chế độ ăn uống gây ra chuột rút chân. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn khi bổ sung thêm một lượng canxi và chắc chắn bạn đang dùng sữa bò hàng ngày (hoặc pho mát và sữa chua)
Ngứa da bụng
Bụng bầu ngày càng ngứa hơn, bởi vì da kéo căng và khô. Nếu các loại kem dưỡng ẩm và không hiệu quả, hãy thử calamin hoặc một số loại kem dưỡng da chống ngứa khác có thể làm dịu trường hợp cứng đầu hơn. Hoặc thêm bột yến mạch vào bồn tắm của bạn và ngâm mình trong nước ấm (không nóng).
Sữa non
Khi ngực của bạn dần lớn hơn trong tam cá nguyệt thứ ba, chúng có thể rỉ ra một chất lỏng màu vàng được gọi là sữa non, đó là tiền thân của sữa mẹ. Chất lỏng này, chứa nhiều protein và kháng thể, là sữa đầu tiên bé của bạn sẽ nhận được. Nếu sự rỉ sữa đang khiến bạn không thoải mái, hãy thử mang miếng lót sữa.
2 thoughts on “Tuần thứ 32 của thai kỳ”
Tôi đang mang thai lần 2, thai được 19 tuần. Thai lần đầu tôi đẻ thường nhưng sinh non ở tuần 32. Bé này cũng mới có hiên tượng ra máu nhẹ. Tôi đã khám, thai ổn, nhưng tôi lo lắng làm sao để hạn chế tình trang sinh non? vì tuần 32 bé đầu năng 2,3kg, thể lực kém, có thể do phổi chưa toàn diên. Mong bac si giai đáp. Tôi được biết hiên nay có thuốc giữ thai. Tôi có viêm âm đạo nhẹ, đã khắc phục bằng vệ sinh lá che xanh, sấy quần lót trước khi mặc nhưng vẫn lo về việc sinh non.
Chào bạn,
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sinh non như: mẹ bị cao huyết áp, viêm đài bể thận, tiền sử sinh non, vỡ ối non, đa thai, đa ối, nhau tiền đạo, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, lao động mệt nhọc,… Và có tới 50% các trường hợp sinh non không xác định được nguyên nhân. Để phòng ngừa sinh non trước hết bạn cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý. Tránh xa các yếu tố có hại với thai nhi như: rươu, bia, thuốc lá, làm việc quá sức,…
Để cung cấp đầy đủ dưỡng chất, ngoài chế độ ăn hàng ngày bạn cần bổ sung thêm viên bổ tổng hợp như PM Procare diamond mỗi ngày. PM Procare diamond cung cấp:
– DHA/EPA cần thiết cho sự phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: xảy thai, sinh non, cao huyết áp, tiền sản giất, đái tháo đường thai kỳ,… Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglycerid với tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 là tỷ lệ vận chuyển tối ưu qua nhau thai và phát huy tác dụng tốt nhất. Dây là thành phần quan trọng giúp kéo dài thai kỳ, giảm sinh non cho phụ nữ mang thai.
– Acid folic ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, cần thiết cho quá trình tạo máu và phân chia tế bào
– Sắt giúp tạo máu, phòng xảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai,…
– I-ốt giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ, ngăn ngừa các rối loạn do thiếu I-ốt: chứng đần độn, chậm phát triển,…
– Các vitamin A,B,C,D,E và khoáng chất khác.
Bạn chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên sau bữa ăn là đủ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, bạn nên theo sát thai kỳ của mình qua các lần thăm khám theo định kỳ để nếu có gì bất thường bác sĩ sẽ hỗ trợ bạn tốt nhất.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!