Em bé của bạn trong tuần thứ 15 của thai kì
- Tuần này, em bé của bạn nặng khoảng 56 gam, cỡ 1 quả trứng gà.
- Tai và mũi đang di chuyển về đúng chỗ trên mặt và đầu.
- Khung xương của em bé bắt đầu cứng lại, nghĩa là lúc này nếu chụp X-quang, bạn sẽ có thể nhìn được khung xương của em bé.
- Da của em bé vẫn còn rất mỏng, cho phép nhìn thấy sự phát triển của các mạch máu bên trong.
Thai nhi càng lúc càng giống một em bé hơn
Cuối cùng thì trông bạn cũng giống một bà bầu thực thụ. Ở tuần thai thứ 15, em bé của bạn lớn lên nhanh chóng qua mỗi tuần – kích thước hiện tại khoảng 4,5 inch. Cần một hình ảnh cụ thể hơn? Giữ một quả cam lớn trong tay của bạn – em bé của bạn có kích thước như vậy. (bây giờ bạn đã nhìn xong, hãy lột vỏ cam và ăn ngon lành đồng thời cung cấp vitamin C). Và với mỗi tuần trôi qua, thai nhi của bạn càng trở lên giống hình ảnh em bé trong giấc mơ của bạn. Lúc này đây, đôi tai đã ở đúng vị trí ở hai bên đầu (chúng đã từng ở cổ) và đôi mắt đang di chuyển từ bên đầu vào phía trước của khuôn mặt – nơi chúng sẽ sớm gặp ánh mắt yêu thương của bạn.
Vậy, điều gì giữ cho em bé của bạn bận rộn cả ngày? Chủ yếu thai nhi của bạn đang chăm chỉ thực hành và chuẩn bị sẵn sàng cho ngày chào đời. Em bé tập thở, mút và nuốt để khi họ rời khỏi bụng mẹ và chuyển vào nhà của bạn, chúng sẽ có những kỹ năng cần thiết để tồn tại. Thai nhi của bạn cũng đang tham gia các lớp học thể dục nhịp điệu hàng ngày – đá, gập ngón chân và di chuyển bàn tay và chân – nhưng vì trọng lượng của em bé quá nhỏ, bạn sẽ không cảm thấy sự chuyển động của thai nhi đang diễn ra bên trong phòng thể dục trong bụng của bạn.
Cơ thể bạn tuần thứ 15
Còn gì có thể tốt hơn nữa? Vào tuần này, rất nhiều những dấu hiệu mang thai sớm khó chịu đã biến mất – và hạnh phúc vì bụng bạn chưa quá to tại tuần thứ 15 của thai kì. Và bây giờ bạn hoàn toàn có thể há to miệng mà không bị nôn (hoặc nôn khan), đó là một thời điểm tốt để tập trung vào việc ăn uống để cung cấp dinh dưỡng và bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất.
Chảy máu nướu và chăm sóc răng
Há miệng và nhìn vào trong gương. Bạn có thể nhận thấy rằng lợi sưng đỏ và chúng thậm chí có thể bị sưng đau, nhạy cảm và dễ bị chảy máu khi đánh răng hoặc xỉa tăm. Đó chính là do những hormone thai kỳ, gây viêm lợi (viêm nướu răng) bằng cách làm cho nướu của bạn phản ứng khác nhau đối với vi khuẩn trong mảng bám (những kích thích tố cũng là nguyên nhân đằng sau một nghẹt mũi mãn tính hoặc thậm chí chảy máu cam). Há miệng to hơn và nhìn kĩ hơn và bạn có thể nhận thấy một vết sưng nhỏ trên nướu, gọi là bướu thai. Trước khi bạn bắt đầu lo lắng, hãy nhớ rằng đó là những khối u lành tính nhưng hoàn toàn vô hại và không gây đau đớn. Nếu bạn để tự nhiên, nó sẽ tự biến mất sau khi sinh.
Sẽ đáng sợ nếu bạn không chăm sóc răng của bạn trong khi đang mang bầu. Viêm nướu có thể diễn tiến đến một bệnh nhiễm trùng xương và các mô hỗ trợ răng của bạn được gọi là chu – và nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa viêm nha chu, sinh non và tiền sản giật. Vì vậy, việc phòng ngừa là chính. Vệ sinh miệng tốt – trong đó bao gồm thường xuyên chăm sóc nha khoa phòng ngừa; đánh răng ít nhất hai lần một ngày; và dùng chỉ nha khoa nhẹ nhàng một lần một ngày, sử dụng kháng thể IgY cũng giúp giảm đáng kể lợi sưng, chảy máu và đau nhức.
Tăng cân
Cho dù bạn là hầu như không thể tăng được cân nào trong tam cá nguyệt đầu tiên hoặc bạn đã tăng được một ít cân (khiêm tốn hơn rất nhiều so với tổng lượng carbohydrat quá tải bạn nạp vào), thì bây giờ là lúc bạn tăng cân. Bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai, em bé của bạn ngày càng lớn hơn – và do đó, bạn cũng vậy. Phương châm là tăng cân chậm và ổn định, mục tiêu trung bình khoảng 0,5 kg mỗi tuần. Bạn có thể theo dõi cân nặng tại nhà hoặc để việc theo dõi cân nặng cho bác sĩ của bạn vào lần đi khám hàng tháng của bạn.
Chỉ dẫn khác
- Nếu bạn có nguy cơ cao bị tiền sản giật, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng aspirin liều thấp. Các nghiên cứu chỉ ra uống một liều nhỏ hàng ngày sau tam cá nguyệt đầu tiên có thể làm giảm chứng tiền sản giật 24%.
- Theo dõi sự tăng trưởng và vị trí của em bé, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn có thể đo khoảng cách giữa các đầu xương mu của bạn và đầu tử cung của bạn.
- Chọc dò ối có thể được thực hiện từ tuần 15 đến 20 cho những người có nguy cơ cao đối với các vấn đề di truyền hoặc nhiễm sắc thể. Xét nghiệm nước ối có thể kiểm tra được các vấn đề về di truyền như Hội chứng Down.
Triệu chứng thường gặp
Ợ nóng và khó tiêu
Bây giờ bạn đang thèm ăn hơn. Tuy nhiên ăn một lượng lớn thức ăn khi ngồi có thể dẫn đến chứng ợ nóng hay khó tiêu. Để tránh sự khó chịu đường tiêu hóa do việc ăn uống, hãy ăn nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày (chứ không phải là ba bữa lớn) để không làm quá tải hệ tiêu hóa của bạn.
Đầy hơi và trung tiện
Các hormone relaxin và progesterone làm giãn các cơ trong cơ thể của bạn (bao gồm cả các cơ trong đường tiêu hóa của bạn), gây đầy hơi. Tránh các loại thực phẩm sinh khí như bông cải xanh, bắp cải, đậu và đồ ăn chiên rán.
Nhức đầu thường xuyên
Nhức đầu có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân trong khi mang thai – hormone, mệt mỏi, căng thẳng. Để giảm bớt cơn nhức đầu, hãy đặt một miếng gạc mát lên trán hoặc sau gáy của bạn và ngồi trong phòng tối và yên tĩnh hơn.
Ngất xỉu hoặc hoa mắt chóng mặt
Nếu bạn không thể tìm thấy một nơi để nằm hoặc ngồi xuống khi bạn cảm thấy choáng váng thì hãy quỳ xuống và cúi đầu về phía trước giống như tư thế khi buộc giày. Điều này sẽ giúp ngăn cản bạn ngất xỉu và té ngã.
Suy tĩnh mạch
Tin tốt: suy giãn tĩnh mạch hầu như không gây ra bất kỳ tác hại nào. Thêm vào đó, sự hiện diện của chúng là một lý do tốt để ngồi xuống và nâng bàn chân lên, vì khi nâng chân lên cao sẽ giúp cho máu lưu thông và làm giảm áp lực lên các tĩnh mạch trong chân bạn.
Đau dây chằng tử cung
Khi các cơ bắp và dây chằng hỗ trợ tử cung của bạn phát triển căng ra, bạn có thể nhận thấy một số cơn đau dưới của bụng (gọi là đau dây chằng tử cung). Điều này là hoàn toàn bình thường – nhưng nếu cơn đau trở nên trầm trọng, nói cho bác sĩ của bạn biết.
Suy giảm trí nhớ trong thai kì
Dường như không thể nhớ nơi mà bạn để quên ví của bạn hoặc lịch hẹn gặp bác sĩ tiếp theo? Đó là một dấu hiệu của thai kỳ và thực sự – khối lượng não tế bào của bạn thực sự giảm trong khi mang thai. Hãy thử sử dụng máy tính xách tay, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng của bạn để giúp bạn quản lý và ít bị quên.
2 thoughts on “Tuần thứ 15 của thai kỳ”
Thưa các chuyên gia,
Em năm nay 36 tuổi, mang thai lần đầu. Em hiện sinh sống ở Vũng Tàu. Vào tuần mang bầu thứ 12 em lên thăm khám tại bệnh viện Từ Dũ, bác sỹ có kê đơn 02 loại thuốc cho em: Thuốc sắt và thuốc Canxi + mangie. Tuy nhiên khi dùng viên thuốc sắt thì em bị hiện tượng táo bón nặng, còn uống viên canxi + mangie em lại có hiện tượng mệt mỏi và buồn nôn. sau 3 ngày dùng thuốc, em có gọi điện thoại lên hỏi tư vấn thì các bac sỹ nói ngưng uống thuốc. Em lo lắng vì không biết em không uống thuốc có thiếu chất cho con của em không ạ. Hiện tại thai của em được 16 tuần, em nên uống bổ xung thuốc nào để con em được phát triển tốt ạ.
Kính mong các chuyên gia tư vấn sớm cho em ạ.
Chào bạn Ngân,
Phụ nữ mang thai được khuyến cáo bổ sung 27mg sắt và 1200mg canxi mỗi ngày. Tuy nhiên thuốc sắt và canxi hàm lượng cao khi sử dụng có thể gây ra hiện tượng táo bón, buồn nôn, đi ngoài phân đen…Bạn có thể bổ sung bằng thuốc có chứa hàm lượng sắt hợp lý hơn như PM Procare Diamond (trong đó đã đáp ứng 80% nhu cầu sắt của phụ nữ mang thai, phần còn lại bổ sung qua chế độ ăn). Ngoài sắt PM Procare Diamond cũng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết khác, đặc biệt là DHA , EPA tỉ lệ ~ 4/1 giúp thai nhi phát triển não bộ và thị giác tối ưu.
Canxi bạn có thể bổ sung qua chế độ ăn hàng ngày bằng cách uống sữa (không đường hoặc ít đường), ăn các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai…, ăn nhiều tôm cua cá nhỏ, bổ sung bằng viên canxi có hàm lượng thấp hơn như NextGCal.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe,