Chuẩn bị trước khi mang thai là việc làm cần thiết để con yêu sinh ra được phát triển toàn diện. Tuy nhiên, không phải cặp vợ chồng nào cũng có thể chuẩn bị tốt ở giai đoạn khởi đầu này. Bạn cần chuẩn bị về mọi mặt từ vật chất cho đến tinh thần và đặc biệt là sức khỏe. Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để rõ hơn nhé.
[toc]
- Làm thế nào để dễ thụ thai nhất?
- Cần uống bổ sung thuốc gì trước khi mang thai?
- Khám tiền sản trước khi mang thai: tại sao không nên bỏ qua?
Tại sao cần phải chuẩn bị trước khi mang thai?
Sơ đồ thống kê các nguyên nhân con sinh ra không khỏe mạnh
Có nhiều yếu tố khiến em bé sinh ra không được khỏe mạnh trong đó có những ảnh hưởng từ trước khi mang thai. Kể đến như những việc sau bạn hoàn toàn có thể khắc phục được trước khi mang thai:
- Do không làm kiểm tra sàng lọc trước sinh
- Do mang thai khi đang mắc bệnh lý
- Mang thai khi mắc các bệnh viêm nhiễm.
- Quan hệ tình dục không lành mạnh
- Chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai chưa đầy đủ
- Yếu tố môi trường như tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại.
- ….
Bạn có thể tránh được những trường hợp này với những danh mục dưới đây về những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai.
Danh mục cần chuẩn bị trước khi mang thai
1. Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai
Danh mục khám sức khỏe trước khi mang thai
Đây là việc quan trọng nhất trong danh sách cần chuẩn bị trước khi mang thai. Sức khỏe trước khi mang thai cũng quyết định rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi sau này. Khám sức khỏe tiền sản cả là vợ và chồng phát hiện ra những bất thường trong cơ thể để khắc phục kịp thời, hay các yếu tố di truyền có thể lây sang em bé.
Khám sức khỏe sinh sản
Việc kiểm tra này bao gồm các xét nghiệm thường quy về hormone, xét nghiệm về trứng, tinh trùng và siêu âm khung chậu, xét nghiệm về nhiễm virus: rubella, Virus viêm gan B,C, giang mai.
- ĐỐI VỚI NỮ: Nên đi kiểm tra sức khỏe sau khi hết kinh nguyệt sau 3- 7 ngày, trong khoảng thời gian này không nên quan hệ tình dục. Đi kiểm tra vào buổi sáng, nên nhớ không ăn sáng, để bụng rỗng vì có một số hạng mục kiểm tra yêu cầu như vậy, đi tiểu lần đầu tiên vào buổi sáng, lấy mẫu sạch sẽ cho vào lọ thủy tinh làm xét nghiệm.
- ĐỐI VỚI NAM: Cũng giống nữ giới không nên ăn uống trước khi đi khám và không được quan hệ tình dục trước khi kiểm tra 3 ngày.
Đối với nam giới, xét nghiệm về chất lượng tinh trùng gồm hình thái, số lượng, khả năng chuyển động cũng như mật độ của tinh dịch.
Các xét nghiệm này cho bạn nhiều thông tin về việc liệu cơ thể của bạn có sẵn sàng cho việc thụ thai hay chưa và để phát hiện xem có thể có vấn đề gì không? Nếu bạn đã cố gắng một vài lần và có sẵn tất cả các xét nghiệm này bác sĩ sẽ kiểm tra sâu thêm.
Khám các bệnh về sức khỏe cá nhân
Các chuyên gia sức khỏe đều khuyên rằng bất kể ai cũng nên có một lịch khám sứ khỏe tổng quát đinh kỳ. Đây là việc rất nên làm với những cặp vợ chồng chuẩn bị mang thai. Khám có thể phát hiện ra các vấn đề về sức khỏe trước khi chuyển thành bệnh. Những yếu tố nguy cơ cần đi khám một cách thận trọng được kể đến như:
- Với những mẹ trên 35 tuổi cần chú ý hơn về vấn đề sức khỏe vì tuổi này sẽ có nguy cơ nhiều biến chứng khi mang thai và cả sinh con.
- Những mẹ có bệnh nền đang điều trị như: Thiếu máu, bệnh huyết áp, bệnh tim, bệnh tuyến giáp, tiểu đường… cần có những tư vấn điều trị riêng về thuốc và những lưu ý trong quá trình mang thai, sinh con sau này. Chẳng hạn như một số bệnh phải thay đổi thuốc điều trị hiện tại vì thành phần thuốc không tốt cho phụ nữ có thai, bạn cần phải điều chỉnh thuốc ngay cả từ khi chuẩn bị mang thai. Hãy nó với bác sĩ về dự định mang thai của bạn và nghe tư vấn cụ thể từ bác sĩ nhé.( ☛ Xem đầy đủ trường hợp: Bà bầu bị thiếu máu)
- Những yếu tố nguy cơ từ lần mang thai trước: đã từng sảy thai, sinh non, lưu thai, hay từng bị tiền sản giật trong lần mang thai bé trước cần phải có điều chỉnh thuốc bổ sung ngay từ trước khi mang thai, hay lúc bắt đầu có thai. Hãy nghe tư vấn từ bác sĩ để có thai kỳ sắp tới thuận lợi.
Tham vấn di truyền
Tham vấn di truyền có mục đích xác định xem chị em có nguy cơ di truyền bệnh cho con và giúp vợ chồng quyết định có nên có con hay không. Một trong những nhóm nguy cơ cao có thể ảnh hưởng di truyền đến em bé như các bệnh về máu, bệnh về tim bẩm sinh, bệnh về tuyến giáp…. Nếu bạn có rối loạn di truyền, con bạn sẽ có nguy cơ thừa hưởng tình trạng này. Xét nghiệm này được thực hiện thông qua mẫu nước bọt hoặc mẫu máu của bạn.
Kiểm tra các vấn đề di truyền, hỏi tư vấn trước khi mang thai còn giúp chị em an tâm rằng em bé sẽ không có nguy cơ mắc các bệnh này, và nếu có nguy cơ thì chị em sẽ có cơ hội để tìm ra lựa chọn tốt nhất cho cả 2 mẹ con. Xác định sớm bệnh của con mà có những can thiệp ngay từ đầu. Cần có những sàng lọc từ sớm như các trip test, double test, hay chọc ối đúng thời điểm của thai kỳ sắp tới.
2. Tiêm phòng trước khi mang thai
Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Vì vậy nguy cơ nhiễm bệnh sẽ tăng lên. Chính vì thế tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ chị em khỏi những nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Những loại vắc xin thường được tiêm phòng trước khi mang thai phổ biến là:
- Tiêm phòng Rubella hoặc mũi tổng hợp Sởi – quai bị – Rubella: Cần tiêm 3 tháng trước khi mang thai. Nguy hiểm nếu mẹ bị nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu hoặc cuối thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non, dị tật thai nhi.
- Tiêm phòng Thủy đậu: Mũi này cần tiêm muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc bệnh thủy đậu trong 5 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật về hình thể, liệt chi.
- Tiêm phòng Cúm: Mũi này cũng rất quan trọng. Mẹ mắc cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể khiến con bị dị tật.
- Tiêm phòng Viêm gan B: Mẹ mắc bệnh này có thể lây cho con. Nếu chưa tiêm bạn nên tiêm sớm nhất có thể nhé.
3. Bỏ rượu, thuốc lá, chất kích thích
Nếu hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng chất gây nghiện, cả vợ cả chồng nên từ bỏ ngay từ bây giờ. Việc sử dụng thuốc lá và ma túy có thể dẫn đến sinh non, sẩy thai và bé sinh nhẹ cân. Với người chồng giới, nếu hút thuốc lá, số lượng tinh trùng sẽ thấp ảnh hưởng nhiều đến khả năng thụ thai.
4. Tăng cường sức khỏe
Cả vợ và chồng cần phải tăng cường sức khỏe. Bằng các thực hiện lối sống lành mạnh, bổ sung thêm các vitamin tổng hợp cụ thể như sau:
Thực hiện lối sống lành mạnh
- Tập thể dục thường xuyên nâng cao sức khỏe. Tập thể dục không chỉ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm căng thẳng mà còn giúp quá trình thụ thai diễn ra dễ dàng hơn. Tập thể dục cũng giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt trước khi mang thai. Đây cũng là một lợi ích rất tốt: Bạn sẽ dễ dàng thụ thai hơn nếu có cân nặng phù hợp.
- Ăn uống lành mạnh: Bỏ qua các đồ ăn nhanh thay bằng những thực phẩm giàu dưỡng chất.
- Thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: Vẫn biết lên kế hoạch có em bé bố mẹ cần phải làm việc nhiều hơn để chuẩn bị chào đón thành viên mới. Nhưng hãy sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe nhé.
Bổ sung thêm vitamin tổng hợp tăng cường sức khỏe cho cả vợ cả chồng.
Tham khảo ý kiến từ chuyên gia y tế để bổ sung cho phù hợp. Người chồng có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu kẽm và vitamin E để tinh trùng khỏe mạnh. Hay người vợ có thể bổ sung vitamin tổng hợp trước sinh, trong đó không thể thiếu thành phần Axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Cần bổ sung ngay từ khi có ý định mang thai.
5. Tránh xa các nguồn lây nhiễm
Ngoài việc tuân theo nguyên tắc ăn chín uống sôi bạn cũng cần chú ý đến đến khâu bảo quản và chế biến thức ăn hàng ngày sạch sẽ để tránh những bệnh nhiễm khuẩn về đường ruột. Cùng với đó bạn cũng cần tránh xa các nguồn lây nhiễm như hóa chất độc hại, một số vật nuôi có nguy cơ mang nguồn nhiễm bệnh như:
- Một số vật nuôi mang nguồn nhiễm bệnh, chẳng hạn như phân mèo có virus toxocariasis bạn cần phải tránh xa tránh vì có thể có các biến chứng lớn hơn nếu phụ nữ bị nhiễm bệnh trong khi mang thai.
- Hạn chế ở trong môi trường độc hại: Nếu bạn bị nhiễm chất phóng xạ hoặc hóa chất tại nơi làm việc thì sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
- Chú ý hạn chế dùng hóa chất, mỹ phẩm… những việc này có thể dẫn đến dọa sảy thai, động thai và sinh non.
6. Ngừng tất cả các biện pháp tránh thai
Tất nhiên với dự định mang thai bạn sẽ cần phải ngưng các biện pháp tránh thai như thuốc tránh thai, bao cao su… Sau khi ngưng dùng thuốc tránh thai cơ thể bạn cần thêm một khoảng thời gian để trở lại bình thường. Nó có thể mất tới vài tháng để cân bằng lại hormone nếu bạn dùng thuốc tránh thai thường xuyên và kéo dài trước đó.
7. Tìm hiểu về quá trình thụ thai
Nếu bạn đang mong ngóng có em bé, đừng quá sốt ruột. Bạn có thể tăng cơ hội mang thai bằng những đọc những điều cơ bản nhất về quá trình thụ thai qua nguồn sách báo. Tìm hiểu về thời gian rụng trứng để xác suất thụ thai cao hơn. (Mách bạn: Thời gian tối ưu để thụ thai (11-21 ngày từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối) lúc này dịch nhầy âm đạo tiết ra nhiều, trở lên mỏng và trơn hơn khả năng thụ thai cao hơn.)
Tìm hiểu cả về những dấu hiệu có thai để kịp thời chuẩn bị cho các bước tiếp sau. ( ☛ Xem thêm: Dấu hiệu mang thai sớm nhất )
8. Chuẩn bị tài chính trước khi mang thai
Chuẩn bị có thêm thành viên mới trong gia đình, vợ chồng bạn sẽ phải lo lắng rất nhiều thứ, đặc biệt là tài chính. Vì vậy ngay từ trước khi mang thai, bạn nên cân nhắc xem tình hình tài chính hiện nay của cả hai vợ chồng như thế nào? Một số khoản chi phí cơ bản bạn cần chú ý:
- Chi phí khám thai định kỳ và sinh đẻ
- Chi phí quần áo, thuốc men cho mẹ
- Chi phí quần áo và vật dụng cá nhân cho bé
- Chi phí sữa cho con
- Chi phí dự phòng bất trắc, bệnh tật
- Chi phí trong thời gian nghỉ thai sản
Với việc xác định các khoản phải chi tiêu như trên các cặp vợ chồng sẽ xác định chi phí hàng tháng hết bao nhiêu, có thể tiết kiệm được chừng nào và kế hoạch tạo dựng thêm nguồn thu nhập mới để chuẩn bị cho sự ra đời của em bé.
Một số mẹo giúp các cặp đôi vợ chồng chuẩn bị tài chính khoa học, hiệu quả nhằm giảm bớt nỗi lo tài chính khi sinh con là: không sắm quá nhiều đồ bầu, mua bảo hiểm thai sản, hạn chế chi phí sinh hoạt không cần thiết, mở sổ tiết kiệm hoặc tiết kiệm với heo đất…
9. Dinh dưỡng trước khi mang thai như thế nào?
Chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, mà nó cũng có ảnh hưởng rất lớn sự phát triển toàn diện của con sau này. Mẹ khoẻ mạnh sẽ giúp cho thai nhi dung nạp đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển trong suốt thai kỳ.
Do đó, trong các bữa ăn hàng ngày, mẹ cần thay đổi thực đơn từ những món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ sang các thực phẩm tươi, có lợi cho sức khỏe. Mẹ cần bổ sung nhiều hơn lượng protein, sắt, can-xi và acid folic mỗi ngày. Các thực phẩm dồi dào dinh dưỡng này gồm có trái cây, đậu phộng (lạc), rau xanh (đặc biệt là rau lá xanh), ngũ cốc và các sản phẩm ít béo. Song song với đó, mẹ nên giảm các loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp, khoai tây chiên, đồ nướng, soda…
Không chỉ có mẹ mà bố cũng cần thay đổi theo thực đơn này vì con là kết quả của cả bố và mẹ.
Tuy nhiên, chế độ ăn hàng ngày rất khó thể cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết, một số chất dễ bị thiếu như: Acid folic, sắt, kẽm, vitamin D, vitamin B12; đặc biệt là thiếu hụt Omega 3 do thói quen ít ăn hải sản hay các loại cá giàu Omega 3 trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Vì vậy, ngay từ khi chuẩn bị mang thai, phụ nữ được khuyên dùng viên bổ tổng hợp mỗi ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
>> Xem thêm: 3 lưu ý lựa chọn thuốc bổ khi chuẩn bị mang thai
10. Tìm hiểu kỹ thông tin các bệnh viện phụ sản
Không thừa và sớm quá khi bạn tìm hiểu về thông tin bệnh viện ngay từ trước khi mang thai. Hãy lên kế hoạch tìm hiểu các bệnh viện hay trung tâm phụ sản từ ngay bây giờ. Hiện có các gói chăm sóc sinh sản từ những tháng đầu tiên đến khi đi sinh.
Sau 9 tháng 10 ngày mang thai, sinh nở là “chướng ngại vật” cuối cùng mà các mẹ phải trải qua để chào đón bé yêu. Vì vậy, việc chọn bệnh viện phụ sản phù hợp với điều kiện sống, tốt nhất cho mẹ và bé cũng rất quan trọng .Trước những kênh thông tin từ người thân, bạn bè, các trang mạng xã hội… tùy theo khả năng tài chính mà các bà mẹ có thể lựa chọn bệnh viện công, bệnh viện tư hay bệnh viện phụ sản quốc tế. Nên chọn những bệnh viện, phòng khám gần nhà, thuận tiện đi lại và hãy tìm cho mình những địa chỉ tin cậy để có thể khám thai định kỳ và đăng ký dịch vụ sinh tốt nhất.
11. Chuẩn bị tinh thần đón con yêu
Bạn đã thực sự sẵn sàng chào đón con yêu? điều này cần phải đến từ 2 phía vợ và chồng. Hãy cùng nhau trả lời những câu hỏi sau:
- Hai vợ chồng đều mong muốn có em bé lúc này chưa?
- Bạn đã có kế hoạch sắp xếp công việc và chăm sóc em bé như nào chăm sóc mẹ bầu ra sao?
- Bạn đã chuẩn bị gì cho việc làm bố, làm mẹ?
Và còn gì nữa mà không thực hiện ngay từ bây giờ.
Xem video chia sẻ Chuẩn bị gì trước khi mang thai từ chuyên gia
CHƯƠNG TRÌNH LIVESTREAM SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG với sự tham gia của Bác sĩ khách mời: Ths Bs Nguyễn Thị Thanh Tâm – Nguyên bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ – GĐ Chuyên môn PK DK SIM Medical Center giải quyết các vấn đề như:
- Tại sao phải chuẩn bị trước khi mang thai? Với nam, với nữ?
- Khám sức khỏe trước khi mang thai, cụ thể là khám những gì: tổng quát, máu- nước tiểu, nhiễm sắc thể, sức khỏe sinh sản…?
- Tiêm phòng những vacxin nào?
- Dinh dưỡng trước khi mang thai?
- Bổ sung gì trước khi mang thai?
- Lời khuyên từ bác sĩ chuyên gia.
Trên là những chia sẻ về những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai. Hi vọng bài viết giúp ích nhiều cho bạn. Chúc bạn có một thai kỳ thành công!
PM Procare – Nhân đôi hạnh phúc làm Mẹ
102 thoughts on “Danh mục những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai”
Em năm nay 36 tuổi, có một con trai 10 tuổi. Nay em muốn sinh thêm cháu nữa, xin bác sĩ tư vấn em cần chuẩn bị những gì?
Cả hai vợ chồng vẫn khỏe mạnh bình thường, cách đây ba tháng chồng em có phẫu thuật polip mũi và phải uống thuốc kháng sinh gần hai tháng sau mổ, vậy nếu ba tháng nữa có thai thì em bé có ảnh hưởng gì ko ạ?
Chào bạn Lệ Quyên,
Chuẩn bị mang thai thì hai vợ chồng cần có một sức khỏe tốt, khỏe mạnh cả về sức khỏe vận động và sức khỏe sinh sản. Bạn đã sinh con cách đây 10 năm và hiện muốn có con ở độ tuổi khá cao 36 tuổi thì việc thăm khám sức khỏe cả hai vợ chồng khi chuẩn bị mang thai là điều cần thiết. Bác sĩ sẽ cho bạn biết hai vợ chồng đã sẵn sàng với lần mang thai tiếp theo này chưa? cần khắc phục điều gì? cần chú ý những gì?… Đồng thời, bạn nên tiêm phòng một số bệnh nếu trước đó bạn chưa tiêm như: thủy đậu, sởi, quai bị, rubella, viêm gan B, cúm,…
Và điều quan trọng không kém đó là nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của bạn. Có nhiều dưỡng chất cần thiết trong quá trình chuẩn bị mang thai mà ngay cả chế độ ăn đầy đủ hàng ngày cũng khó có thể cung cấp đủ như: acid folic, DHA, EPA, sắt, Vitamin B12,… Do đó, ngay từ khi có ý định mang thai bạn có thể bổ sung viên bổ tổng hợp như PM Procare diamond mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, giúp tăng khả năng thụ thai, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh và chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho thai kỳ sắp tới.
Đối với chồng bạn, dư lượng thuốc kháng sinh trong cơ thể sẽ không còn sau 3 tháng ngừng uống thuốc. Tuy nhiên, để cơ thể phục hồi hoàn toàn thì ngoài chế độ ăn uống tốt bạn cũng có thể bổ sung cho chồng mỗi ngày 01 viên PM Procare hay PM Procare diamond. Procare cung cấp:
– DHA/EPA ở tỷ lệ chuẩn ~ 4/1, thành phần dầu cáv tự nhiên dạng Triglycerid giúp hấp thu và phát huy tác dụng tối đa. Với hàm lượng 216mgDHA/45mgEPA đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể để tăng cường dòng máu tới tử cung làm tăng khả năng thụ thai; hỗ trợ phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân,…
– Acid folic 500mcg, đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Bổ sung đủ từ trước khi mang thai, trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ giúp giảm 70% tỷ lệ khuyết tật ống thần kinh. Dùng trong suốt thai kỳ giúp quá trình tạo máu và phân chia tế bào,…
– 24mg sắt nguyên tố, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sắt của cơ thể, phần còn lại bạn có thể dễ dàng bổ sung từ thức ăn. Dùng sắt trước – trong khi mang thai giúp quá trình tạo máu, phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt, sảy thai, thai chậm phát triển, sinh non,…
– kẽm có vai trò quan trọng cho mọi hoạt động của cơ thể, cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai và bánh nhau. Kẽm còn cần thiết cho sự sản sinh tinh trùng và hormon sinh dục nam.
– Vitamin C giúp tăng miễn dich, tăng hấp thu sắt,… Vitamin C còn làm giảm khuynh hướng tinh trùng dính chùm vào nhau – đây là 1 trong những nguyên nhân gây vô sinh thường gặp.
– I-ốt 200mcg, đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ, phòng ngừa các rối loạn do thiếu I-ốt như: chứng đần độn, chậm phát triển,…
– các Vitamin và khoáng chất khác
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
E co kê hoach mang bau vào giữa năm này, e uống viên bổ tổng hợp trc khi mang thai từ bây giờ có đc k ạ?
Chào bạn Thủy,
Theo cơ chế sinh học, trứng bắt đầu chín khoảng 3 tháng trước khi nó được giải phóng để tham gia vào quá trình thụ tinh. Do đó, một chế đô ăn uống nghỉ ngơi điều độ, bổ sung dưỡng chất phù hợp sẽ giúp cho trứng phát triển khỏe mạnh và thai nhi sau này phát triển toàn diện. Hơn nữa, đa số phụ nữ chưa biết mình có thai trong một vài tuần đầu tiên. Trong khi đó, hầu hết các cơ quan trong cơ thể được hình thành ngay trong thời gian đầu thai kỳ. Vì vậy, phụ nữ được khuyên dùng thuốc bổ ít nhất 3 tháng trước khi có thai để chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi sau này. Do đó, ngay từ khi có ý định mang thai, bạn có thể bổ sung mỗi ngày 01 viên PM Procare hay PM Procare diamond sau bữa ăn để cung cấp:
– DHA/EPA làm tăng cường dòng máu tới tử cung, giúp cho quá trình thụ thai; cần thiết cho sự phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ. Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglycerid với tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 là tỷ lệ vận chuyển tối ưu qua nhau thai và phát huy tác dụng tốt nhất.
– Acid folic ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, cần thiết cho quá trình tạo máu và phân chia tế bào
– Sắt giúp tạo máu, phòng xảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai,…
– I-ốt giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ,…
– Các vitamin A,B,C,D,E và khoáng chất khác
Bạn có thể tham khảo thêm: Cần bổ sung thuốc bổ gì trước khi mang thai
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Chào bác sỹ
vợ em bị thai lưu ở tuân thư sáu, đến tuần thứ tám vc em đi siêu âm mới phát hiện. vc em đã lên bênh viên để hút thai lưu ra. vợ em có chảy máu ba hôm đầu. giờ thì sức khỏe vợ em bình thường, Em muốn hỏi bác sỹ chế độ dinh dưỡng để vợ có thể mang bầu trở lại trong thời gian sớm nhất có thể. em cảm ơn bác sỹ
Chào bạn,
Sau khi bị thai lưu thì người vợ cần một khoảng thời gian để nghỉ ngơi phục hồi cả về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Thời gian đó ở mỗi người là khác nhau, có thể là 3 tháng hoặc 6 tháng. Để cơ thể mau phục hồi, và chuẩn bị tốt nhất cho lần mang thai sắp tới, ngoài chế độ ăn uống nghỉ ngơi điều độ bạn nên bổ sung cho vợ mỗi ngày 01 viên PM Procare hay PM Procare diamond. Procare cung cấp:
– DHA/EPA làm tăng cường dòng máu tới tử cung, giúp cho quá trình thụ thai; cần thiết cho sự phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ. Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglycerid với tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 là tỷ lệ vận chuyển tối ưu qua nhau thai và phát huy tác dụng tốt nhất.
– Acid folic ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, cần thiết cho quá trình tạo máu và phân chia tế bào
– Sắt giúp tạo máu, phòng xảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai,…
– I-ốt giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ,…
– Các vitamin A,B,C,D,E và khoáng chất khác
Bạn có thể tham khảo thêm Chuẩn bị mang thai cần chú ý gì?
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
E bị thai lưu 2 lần do ko có tim thai sau đó lên phụ sản TW kiểm tra xét nghiệm cả 2 vc nhưng ko phát hiện j bất thường sau đó e mang thai lần 3 có tim với phôi nhưng tới 8 tuần lại bị lưu vậy cho e hỏi nguyên nhân do đâu và có phương pháp j điều trị
Chào bạn Hoa,
Xin chia buồn với bạn và gia đình. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thai chết lưu và cũng có nhiều trường hợp thai chết lưu mà không tìm được nguyên nhân. Người ta cho rằng có từ 20 đến 50% số trường hợp thai chết lưu không tìm thấy nguyên nhân. Chính việc không tìm ra nguyên nhân này khiến việc điều trị trở lên lúng túng và có thể không cho kết quả tốt. Có một số yếu tố thuận lợi khiến thai chết lưu như:
– tuổi của mẹ: Tỷ lệ thai chết lưu cao ở bà mang thai trên 40 tuổi
– Lao động vất vả, dinh dưỡng kém.
– Có tiền sử thai chết lưu trước đó
– Rối loạn thể nhiễm sắc ở thai nhi
– Thai dị dạng,…
Để đươc hỗ trợ tốt nhất, bạn nên đến bác sĩ thăm khám trực tiếp bạn nhé!
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Chào chị!
Em muốn được tư vấn trước khi mang thai cần chuẩn bị gì ạ
Mong chị chia sẻ kinh nghiệm
Em chân thành cảm ơn
(tụi em cưới được 7 tháng rồi cũng mong có em bé)
Chào bạn Loan,
Bạn đang có ý định mang thai, đây là cơ hội tuyệt vời để bạn thay đổi. Lối sống và thực phẩm lành mạnh, bổ sung dưỡng chất đầy đủ là chìa khóa cho một cơ thể khỏe mạnh cũng như một thai kỳ khỏe mạnh như ý. Ngay từ bây giờ, bạn cần chú tâm đến chế độ ăn uống của mình hơn, tập thể dục thường xuyên; khám sức khỏe và tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai là điều cần thiết. Có nhiều dưỡng chất thường thiếu ngay từ khi bạn chuẩn bị mang thai: Acid folic, sắt, DHA/EPA, Vitamin D,… Do đó, bên cạnh chế độ ăn bạn cần bổ sung dinh dưỡng bằng viên thuốc bổ tổng hợp mỗi ngày như Pm Procare hay PM Procare diamond. Procare cung cấp:
– DHA/EPA làm tăng cường dòng máu tới tử cung, giúp cho quá trình thụ thai; cần thiết cho sự phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ. Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglycerid với tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 là tỷ lệ vận chuyển tối ưu qua nhau thai và phát huy tác dụng tốt nhất.
– Acid folic bổ sung đầy đủ trước và trong 3 tháng đầu thai kỳ giúp ngăn ngừa tỷ lệ khuyết tật ống thần kinh tới 70%. Dùng trong suốt thai kỳ giúp cho quá trình tạo máu và phân chia tế bào
– Sắt giúp tạo máu, phòng xảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai,…
– I-ốt giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ,…
– Các vitamin A,B,C,D,E và khoáng chất khác
Mỗi ngày bạn chỉ cần uống 01 viên PM Procare hay PM Procare diamond sau bữa ăn là đủ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể với liều lượng phù hợp giúp tăng khả năng thụ thai và chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ sắp tới.
Bạn có thể tham khảo thêm Chuẩn bị mang thai cần chú ý gì?
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!