Nguy cơ thiếu máu ở thai kỳ là rất cao do nhiều nguyên nhân. Cùng tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ, triệu chứng cũng như cách ngăn ngừa và điều trị thiếu máu thai kỳ. Giúp mẹ bầu vượt qua thai kỳ mẹ khỏe con khỏe.
[toc]
Thiếu máu thai kỳ cần hết sức cẩn trọng
Thiếu máu là tình trạng cơ thể không đủ các tế bào hồng cầu cần thiết mang oxy đến các cơ quan tổ chức của cơ thể.
Thông thường trong quá trình mang thai, tủy sẽ tăng sản dòng hồng cầu và khối lượng hồng cầu sẽ tăng lên. Tuy nhiên, sự gia tăng không cân xứng về thể tích huyết tương dẫn đến tình trạng loãng máu (thiếu máu khi mang thai). Nếu bạn mang đa thai thì tình trạng này sẽ còn xảy ra cao hơn.
Với phụ nữ mang thai, thiếu máu được xác định khi huyết sắc tố Hemoglobin (Hb)<10 g/dL (Hct< 30%). Nếu hàm lượng Hb<11,5 g/dL khi bắt đầu mang thai, phụ nữ có thể được điều trị dự phòng vì thiếu máu sau đó thường làm giảm Hb đến <10 g/dL.
Thiếu máu khi mang thai hiện chiếm tỷ lệ rất cao. Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy 36,8% phụ nữ mang thai tại Việt Nam thiếu máu thai kỳ.
Đây là một vấn đề đặc biệt đáng quan tâm vì nó có liên quan đến việc sinh con nhẹ cân, sinh non và tử vong mẹ. Thiếu máu nhẹ khi mang thai là điều bình thường và dễ dàng điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nó có thể trở nên nguy hiểm, cho cả mẹ và con, nếu nó không được điều trị.
Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu khi mang thai
Ở phụ nữ, các yếu tố làm giảm số lượng hồng cầu bao gồm mất máu kinh nguyệt kéo dài và tăng nhu cầu sắt do mang thai nhiều. Thiếu máu thai kỳ xảy ra phổ biến ở tam cá nguyệt thứ 3 với các nguyên nhân phổ biến như: Thiếu máu do thiếu sắt, do thiếu folate, do thiếu vitamin B12.
Thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu máu do thiếu sắt là dạng thiếu máu phổ biến nhất, xảy ra trong thời kỳ mang thai. Khi mang thai cơ thể cần nhiều sắt hơn cho cả bạn và em bé. Việc thiếu dự trữ sắt trước và trong khi mang thai dẫn đến thiếu sắt. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu ở thai kỳ. Với thiếu máu dạng này lượng sắt dự trữ thấp hơn dẫn đến giảm sản xuất hemoglobin (thành phần vận chuyển oxy của tế bào hồng cầu trong máu).
Khi mang thai cần phải tăng nhu cầu cần bổ sung sắt hàng ngày. Tuy nhiên nhiều mẹ bầu chưa thực sự bổ sung đủ đáp ứng dẫn đến thiếu hụt.
Đọc thêm: Bổ sung sắt cho bà bầu thế nào là đúng và đủ?
Thiếu máu do folate
Thiếu máu do thiếu folate là một dạng thiếu máu khác cũng phổ biến trong thời kỳ mang thai. Bên cạnh việc ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh và các vấn đề về não nhận thức trong thai kỳ, acid folic lcòn có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất tế bào mới, trong đó có hồng cầu, bạch cầu. Đây là lý do tại sao có khuyến nghị bổ sung axit folic trước khi mang thai.
Mẹ bầu cần bổ sung đúng đủ axit folic trước và trong quá trình mang thai để giảm thiểu tình trạng thiếu máu thai kỳ.
Hướng dẫn: Bổ sung acid folic cho bà bầu
Thiếu máu do thiếu vitamin B12
Vitamin B12 cũng được cơ thể sử dụng để sản xuất các tế bào hồng cầu. Việc thiếu vitamin B12 cũng gay ra tình trạng thiếu máu ở thai kỳ. Tình trạng này thường thấy ở các mẹ bầu không ăn hoặc ăn ít các sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm và thịt, chẳng hạn như ăn chay.
Nếu mẹ bầu nghi ngờ bị thiếu máu thì cần phải làm xét nghiệm máu để xác định bạn đang bị thiếu máu dạng nào để bác sĩ đưa ra các lời khuyên tiếp theo.
Yếu tố nguy cơ gây thiếu máu khi mang thai
Bên cạnh các dạng thiếu máu phổ biến trên thì cũng có các yếu tố nguy cơ gây thiếu máu khi mang thai. Cụ thể:
- Mẹ đã mang thai nhiều lần và có khoảng cách sinh con gần nhau.
- Mẹ bầu đa thai: song thai, tam thai… có nguy cơ thiếu máu cao hơn.
- Do ốm nghén, ăn ít không đủ dinh dưỡng dặc biệt là sắt, axit folic, vitamin B12 từ thực phẩm.
- Không hấp thu được sắt.
- Trước khi mang thai: mẹ thường bị mất máu nhiều ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt như kinh nguyệt kéo dài hay lượng máu ra nhiều.
Dấu hiệu của thiếu máu thai kỳ
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ thiếu máu nhẹ hay nặng mà có các dấu hiệu khác nhau. Nếu thiếu máu nặng nhưng diễn ra từ từ qua nhiều ngày, nhiều tháng thì vẫn không thấy biểu hiện gì. Nếu thiếu máu cấp tính thì sẽ cảm thấy mau mệt, nhức đầu, khó thở, choáng váng, đau ngực, da xanh xao, nhợt nhạt, mạch nhanh, nói hụt hơi…
Một số dấu hiệu chung để nhận biết khi bà bầu bị thiếu máu là:
1. Kiệt sức và mệt mỏi
Dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất để nhận biết khi mẹ bầu bị thiếu máu là mệt mỏi. Máu mang oxy, các dưỡng chất và năng lượng đi khắp cơ thể. Nếu thiếu những yếu tố này, bà bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi bất thường, uể oải, khó ngủ, kém tập trung, không có khả năng chịu đựng như bình thường. Bà bầu cũng sẽ cảm thấy khó chịu, dễ bực tức.
2. Thèm ăn những thứ không phải thực phẩm
Một số phụ nữ thiếu máu nặng khi mang thai thích ăn những thứ không ăn được như đất sét, cát, phấn… là vì cơ thể họ quá thiếu sắt trong khi những chất này liên quan đến quá trình hấp thu sắt và có thể giải quyết phần nào.
3. Đau đầu hoặc chóng mặt
Bà bầu bị thiếu máu sẽ dễ bị nhức đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt nhất là khi đang ngồi mà đứng lên do thiếu máu lên não. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể dẫn đến ngất xỉu.
4. Nhịp tim bất thường
Bà bầu bị thiếu máu thường gặp tình trạng tim đập nhanh, nhịp tim bất thường do hoạt động tuần hoàn máu nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
5. Khó thở
Thiếu máu sẽ dẫn đến thiếu oxy cho phổi. Bà bầu sẽ có cảm giác khó thở, cảm giác như leo cầu thang cao hoặc đi bộ thật nhanh mà không được nghỉ để lấy hơi.
6. Đánh trống ngực
Bà bầu bị thiếu máu dẫn đến việc giảm lưu thông máu ở tim, nên thường có cảm giác đánh trống ngực, nhất là khi gắng sức. Trong trường hợp thiếu máu nghiêm trọng, điều này có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim, thường được gọi là đau tim.
7. Da và niêm mạc tái xanh
Thiếu máu sẽ dẫn đến việc có ít máu tới các bộ phận khác như da. Da và niêm mạc tái xanh, thường thấy rõ ở lòng bàn tay, móng tay, niêm mạc mắt, niêm mạc miệng, da yếu ớt và không khoẻ như bình thường. Nếu thiếu máu nặng, da thậm chí có thể chuyển sang tái hoặc xám.
8. Móng giòn
Thiếu máu dẫn đến việc nền móng tay, chân sẽ ngừng tạo ra các tế bào mới khỏe mạnh, dẫn tới móng khô, yếu và giòn, móng tay có khía.
9. Bàn tay và bàn chân lạnh
Thiếu máu sẽ dẫn đến lưu lượng máu hạn chế ở tay và chân, có thể khiến bà bầu cảm thấy lạnh và có khả năng hơi tê.
Trên là những triệu chứng báo hiệu tình trạng thiếu máu khi mang thai. Tuy nhiên để chắc chắn mẹ bầu có bị thiếu máu hay không thì cần xét nghiệm máu. Công thức máu là một trong những xét nghiệm mẹ bầu cần làm khi khám thai để xác định mẹ đang bị thiếu máu ở mức nào.
Ảnh hưởng của thiếu máu thai kỳ tới mẹ và bé
Với thiếu máu nhẹ, sẽ không có gì nguy hiểm cho cả mẹ và bé, chỉ khó chịu trong vấn đề bà bầu thiếu máu hơi chóng mặt một chút, nhưng với mẹ bầu bị thiếu máu nặng, có nhiều nguy cơ đặc biệt nguy hiểm cho cả mẹ và bé như: Thiếu máu ở thai kỳ không chỉ làm tăng nguy cơ cho thai phụ mà còn cản trở sự phát triển của thai nhi. Cụ thể ảnh hưởng của việc bà bầu bị thiếu máu như sau.
Ảnh hường đến thai phụ
- Tăng nguy cơ sinh non.
- Dễ bị các vấn đề liên quan đến thai kỳ: dễ bị sảy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non
- Tăng nguy cơ bị tiền sản giật, ối vỡ sớm.
- Ảnh hưởng đến huyết áp thai kỳ, có thể bị hạ huyết áp rất nguy hiểm ở mẹ bầu.
- Sau sinh có thể gặp các vấn để: băng huyết, nhiễm trùng hậu sản. Nếu có xuất huyết hậu sản sẽ đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người mẹ.
- Thiếu máu ở bà bầu gây nên tình trạng thiếu oxy ở các tổ chức, đặc biệt ở một số cơ quan như tim, não…có thể gây những hậu quả nặng nề.
Ảnh hưởng tới em bé
Những đứa trẻ sinh ra bởi những người mẹ thiếu máu thai kỳ cũng bị ảnh hưởng đến việc sinh thiếu tháng hay các tình trạng bệnh lý sau này. Cụ thể:
- Trước hết là em bé cũng dễ bị thiếu máu. Sau khi sinh, sữa mẹ lại là nguồn cung cấp chất sắt. Mẹ vẫn thiếu sắt khiến trẻ sẽ bị thiếu sắt và dẫn đến bệnh thiếu máu.
- Em bé bị nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai.
- Tăng khả năng bị các bệnh sơ sinh hơn so với bình thường.
- Trẻ sơ sinh thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra ảnh hưởng lâu dài tới phát triển trí não và hậu quả của nó có thể tiếp tục làm suy giảm khả năng học tập của trẻ do khiếm khuyết trong quá trình hình thành myelin do thiếu sắt.
- Em bé của những bà mẹ thiếu máu thai kỳ ở giai đoạn sớm của thai kỳ có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn em bé khác.
Khi bà bầu bị thiếu máu kéo theo một loạt những ảnh hưởng bệnh lý cho mẹ và con. Đây chính là lý do tại sao trong hồ sơ đăng ký sinh, mẹ bầu cần có những xét nghiệm về công thức máu, xác định nhóm máu… để phòng trường hợp xấu chẳng hạn như nguy cơ băng huyết sau sinh.
Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé tránh bị bệnh thiếu máu mẹ bầu cần đọc tiếp nội dung bên dưới.
Biện pháp phòng và điều trị thiếu máu khi mang thai
Biện pháp phòng ngừa
Chế độ dinh dưỡng tốt cũng giúp phòng ngừa thiếu máu thai kỳ. Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ sắt, aixit folic, và vitamin B12 rất tốt cho quá trình tạo máu.
Sắt: Ưu tiên thực phẩm giàu sắt như thịt bò, trứng, sữa. Ngoài ra có thể lựa chọn các loại thức ăn khác như ngũ cốc được làm giàu sắt cho bữa sáng, hạt đậu và rau. Sắt có trong các loại thịt động vật được cơ thể hấp thu dễ dàng nhất. Để tăng khả năng hấp thu sắt từ rau quả và thực phẩm chức năng, nên kết hợp với các thức ăn hoặc đồ uống giàu vitamin C như nước cam, nước ép cà chua hay dâu tây.
Axit folic: Mẹ bầu có thể bổ sung axit folic từ nguồn thực phẩm như: gan bò, rau chân vịt, măng tây, quả bơ…Trong quá trình nấu hoặc chế biến biến, tỷ lệ mất folate có thể từ 50-90%. Có khi mất tới 100% khi nấu ở nhiệt độ cao và nhiều nước. Vì vậy, khi chế biến, các mẹ không nên ngâm, rửa hay nấu quá lâu để tránh thất thoát folate trong thực phẩm.
Vitamin B12: Nguồn dinh dưỡng nhiều B12 là các thực phẩm như trứng, thịt và sữa.
Trong suốt thời kỳ mang thai, trước khi mang thai và khi cho con bú, người phụ nữ cần đặc biệt lưu ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các chất tạo máu như đạm, sắt, folic acid, Vitamin B12. Chế độ ăn thông thường đối với phụ nữ mang thai có thể không đủ để cung cấp các dưỡng chất trên cho cơ thể thì các bà mẹ hãy bổ sung thêm từ nguồn thuốc, thực phẩm bổ sung để đảm bảo nhu cầu sắt mỗi ngày đạt 30mg, acid folic là 400mcg, Vitamin B12 là 2.6mcg.
Điều trị thiếu máu thai kỳ
Thiếu máu thai kỳ hầu hết đều ở mức nhẹ. Một số ít trường hợp thiếu máu nặng, mẹ bầu cần phải điều trị. Nhất là những mẹ bầu có bệnh lý nền liên quan đến máu cần phải hết sức lưu ý. Mẹ bầu cần phải được chẩn đoán rõ rằng về tình trạng thiếu máu như: làm công thức máu (CBC), sau đó là xét nghiệm dựa trên giá trị thể tích trung bình của hồng cầu. Trong một số trường hợp, mẹ bầu cần sự tư vấn của các bác sỹ chuyên khoa huyết học để có hướng điều trị cụ thể.
- Cần bổ sung sắt, axit folic, hay vitamin B12 như nào cho phù hợp.
- Nếu mẹ có tiền sử phẫu thuật trên đường tiêu hóa (dạ dày, ruột non) hoặc cơ thể mẹ không thể hấp thu sắt theo đường uống thì cần phải bổ sung sắt qua đường truyền tĩnh mạch.
- Mẹ bầu có bệnh liên quan đến huyết sắc tố cần có những điều trị riêng, tham khảo thêm về sàng lọc di truyền cho trường hợp này.
- Truyền máu khi cần thiết đối với các triệu chứng nặng.
[tds_warning]Nếu bạn đang mang thai hoặc đang có ý định chuẩn bị có em bé, hãy lưu ý tầm quan trọng của việc bổ sung đủ lượng sắt, axit folic và vitamin B12[/tds_warning]
Video chia sẻ về chủ để thiếu máu thai kỳ
CHƯƠNG TRÌNH LIVESTREAM SỨC KHỎE & CUỘC SỐNG Chủ đề 09: THIẾU MÁU THAI KỲ
Với sự tham gia của bác sĩ khách mời: BSCK 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp – Nguyên GĐ Trung tâm dinh dưỡng TPHCM, Phó CT Hội dinh dưỡng Việt Nam
Mọi thắc mắc và câu hỏi liên quan tới vấn đề thiếu máu thai kỳ như:
- Biểu hiện nhẹ và nặng như thế nào?
- Tác hại của thiếu máu tới mẹ và con?
- Cách phòng tránh thiếu máu trước, trong và sau khi sinh ?
- Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu thiếu máu thiếu sắt?
Khi phát hiện ra những dấu hiệu bị thiếu máu, bà bầu cần tới thăm khám, xét nghiệm kiểm tra với bác sĩ để xác định nguyên nhân và hướng điều trị kịp thời và hiệu quả. Trước khi mang thai, thời gian thai kỳ và khi cho con bú, người phụ nữ cần đặc biệt lưu ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các chất tạo máu như đạm, sắt, acid folic, Vitamin B12.
Theo Procarevn.vn