Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Nếu biết và phòng tránh ngay từ đầu hay có những biện pháp xử lý kịp thời thì không hề đáng sợ. Hãy cùng tìm hiểu kỹ về vấn đề này để thai kỳ an toàn nhé mẹ bầu.
[toc]
1. Tiền sản giật là gì?
Với nhiều mẹ bầu thì khái niệm này có thể vẫn là mới. Tiền sản giật (TSG) còn được gọi là nhiễm độc thai nghén, tên khoa học là Preeclampsia. Đây là là một hội chứng bệnh lý phức tạp thường xảy ra ở nửa sau của thai kỳ bắt đầu từ tuần thứ 21 của thai kỳ, làm tăng nguy cơ thai chết lưu, sinh non tháng cũng như suy dinh dưỡng ở trẻ sau này. Tỷ lệ mắc bệnh này thay đổi tùy theo từng khu vực khác nhau trên thế giới. Theo số liệu của tổ chức y tế thế giới (WHO) thì Tiền sản giật xảy ra trên 2–8% số các bà mẹ mang thai.
Tiền sản giật có thể dẫn đến sản giật, một tình trạng nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé và trong một số trường hợp có thể gây tử vong.
Bạn có thể tự bảo vệ mình bằng cách tìm hiểu các triệu chứng của tiền sản giật và đến gặp bác sĩ để được chăm sóc trước khi sinh thường xuyên. Phát hiện sớm tiền sản giật có thể làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề lâu dài cho cả mẹ và con.
2. Các dấu hiệu của tiền sản giật mẹ cần lưu ý
Bệnh biểu hiện gồm 3 triệu chứng chính: tăng huyết áp, tăng protein niệu (tiểu đạm) và phù (sưng phù) ở chân, bàn chân và bàn tay. Nếu bạn có kết hợp cả 3 triệu chứng này thì nguy cơ bị tiền sản giật cao. Cụ thể:
- Cao huyết áp: từ 140/90 milimét thuỷ ngân (mm Hg) hoặc cao hơn – thu được trong hai lần, cách nhau ít nhất sáu giờ nhưng không quá 7 ngày.
- Tăng protein niệu (tiểu đạm): Dư thừa protein trong (protein) nước tiểu.
- Sưng (phù), đặc biệt là ở mặt và tay. Nhưng đây không được xem là một dấu hiệu đáng tin cậy của tiền sản giật bởi vì nó cũng xảy ra ở nhiều thai phụ bình thường.
Ngoài ra bạn cũng có thể gặp các dấu hiệu sau nếu bị tiền sản giật:
- Giảm tạm thời thị lực, mờ mắt hoặc nhạy cảm ánh sáng.
- Đau bụng trên, thường là dưới xương sườn bên phải.
- Buồn nôn hoặc ói mửa.
- Chóng mặt, nhức đầu nặng.
- Giảm lượng nước tiểu.
- Tăng cân đột ngột, thường là nhiều hơn 2 pound (0,9 kg) trong một tuần.
Tiền sản giật có thể từ nhẹ đến nặng với xuất hiện các triệu chứng nêu trên. Nó thường xảy ra vào cuối thai kỳ, mặc dù nó có thể đến sớm hơn hoặc ngay sau khi sinh. Bạn cần phải đi khám thi định kỳ để xác định các triệu chứng cũng như có những xử lý kịp thời.
3. Nguyên nhân của Tiền sản giật là do đâu?
Nguyên nhân của tiền sản giật hiện vẫn chưa xác định rõ. Nhưng một số nguyên nhân tiềm ẩn được cho là có liên quan như:
- Yếu tố di truyền: Nếu bạn có tiền sử gia đình bị tiền sản giật thì khả năng bạn sẽ bị chứng này cao.
- Vấn đề về mạch máu: các mạch máu vì lý do nào đó bị tổn thương, dẫn đến lưu lượng máu tử cung không đủ. Như chứng rối loạn mạch máu (ví dụ, rối loạn thận, bệnh mạch máu tiểu đường) hay chứng rối loạn huyết khối (ví dụ như: hội chứng kháng thể chống phospholipid).
- Rối loạn tự miễn dịch: Hệ thống miễn dịch bị suy giảm hay có vấn đề.
Bên cạnh đó, các yếu tố rủi ro hay yếu tố nguy cơ dẫn đến tiền sản giật bao gồm:
- Cao huyết áp mạn tính từ trước.
- Đái tháo đường có từ trước hoặc đái tháo đường thai kỳ.
- Bệnh tim mạch mạn tính là một yếu tố nguy cơ của tiền sản giật.
- Mẹ lớn tuổi (> 35) hoặc rất trẻ (ví dụ: < 17).
- Đã từng bị tiền sản giật ở những lần mang thai trước.
- Đa thai.
- Béo phì.
Xem thêm: Các nguyên nhân gây ra Tiền sản giật ở phụ nữ mang thai
4. Biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật
Tiền sản giật có nhiều biến chứng ảnh hưởng đến cả mẹ bầu và thai nhi. Đặc biệt không thể không nhắc tới sản giật- biến chứng của tiền sản giật nặng. Cụ thể các biến chứng của tiền sản giật ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và con như sau:
Đối với mẹ
- Sản giật là một biến chứng nguy hiểm nhất của tiền sản giật, chiếm tỷ lệ 1-5%. Biến chứng này là tình trạng mẹ bầu bị co giật mạnh gây tổn thương não có thể dẫn tới tử vong. Sản giật cũng có thể gặp hiện tượng chảy máu như xuất huyết võng mạc, rau bong non, chảy máu trong gan. Rau bong non có thể bị chảy máu và gây choáng nặng.
- Một biến chứng khác là huyết áp quá cao dẫn đến tai biến mạch máu não, đột quỵ, bong võng mạc và suy tim.
- Biến chứng suy giảm chức năng gan và rối loạn đông máu. Đông máu rải rác trong lòng mạch là một biến chứng nặng nề của TSG và là một trong những nguyên nhân gây tử vong mẹ vì điều trị nó rất khó khăn và hiệu quả kém.
- Biến chứng suy thận cấp là nguyên nhân gây tử vong mẹ đến 23%.
- Biến chứng phù phổi cấp và suy tim cấp: thường xảy ra trong lúc chuyển dạ hoặc một vài giờ sau đẻ.
- Tử vong mẹ: Các nguyên nhân gây tử vong cho thai phụ là biến chứng của sản giật, chảy máu do vỡ bao gan trong hội chứng HELLP, phù phổi, tan huyết và đông máu rải rác trong lòng mạch, suy thận cấp, biến chứng các can thiệp sản khoa.
Đối vơi thai nhi
- Có thể xảy ra các biến chứng với thai nhi như: Thai chết lưu, hay suy dinh dưỡng thai nhi.
- Tỷ lệ mổ lấy thai cao đã làm tăng tỷ lệ trẻ sinh non tháng ở các thai phụ tiền sản giật.
- Tử vong sơ sinh ngay sau đẻ: do ngạt, chấn thương, chảy máu phổi, chảy máu não thất, bệnh màng trong…
5. Làm thế nào để chẩn đoán hay tiên lượng về chứng tiền sản giật?
Làm thế nào để biết mình có nguy cơ bị tiền sản giật hay không? Hãy đi khám thai đều đặn theo lịch hẹn của bác sĩ. Nên theo khám tại 1 chỗ khám hay cùng một bác sĩ trong suốt thai kỳ. Tại đây bác sĩ sẽ theo dõi mẹ bầu cùng thai nhi sát sao hơn cùng với những sàng lọc tiên lượng về các bệnh lý thai kỳ.
Các chẩn đoán để xác định nguy cơ tiền sản giật bao gồm: thăm khám, tiền sử bệnh, cùng các xét nghiệm cần thiết. Cụ thể:
Thăm khám, tiền sử, bệnh sử, tiên lượng nguy cơ tiền sản giật:
- Tuổi cao, mang thai ở tuổi trên 35.
- Có các bệnh lý nội khoa, ngoại khoa như: bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường.
- Tiền sử tiền sản giật: Trước đây đã từng bị tiền sản giật hay không?
Các chẩn đoán cần làm:
- Đo huyết áp: Tăng huyết áp mới khởi phát (HA > 140/90 mmHg).
- Xét nghiệm nước tiểu kiểm tra protein niệu: Nếu protein niệu không giải thích được (> 300 mg/24 giờ sau 20 tuần hoặc tỷ lệ protein/creatinin nước tiểu ≥ 0,3) là có thể liên quan đến tiền sản giật.
Trong trường hợp không có protein niệu, tiền sản giật cũng được chẩn đoán nếu phụ nữ mang thai có tăng huyết áp mới khởi phát cộng thêm khởi phát bất cứ điều nào sau đây:
- Giảm tiểu cầu (tiểu cầu <100.000/ mcL).
- Suy thận (creatinine huyết thanh> 1,1 mg/dL hoặc gấp đôi creatinine huyết thanh ở phụ nữ không bị bệnh thận).
- Chức năng gan bị tổn thương (men aminotransferases > 2 lần bình thường).
- Phù phổi.
- Triệu chứng não hoặc thị giác.
Làm các xét nghiệm để tiên lượng tiền sản giật:
Nếu bạn có nguy cơ cao bị tiền sản giật, thì việc tiên lượng tiền sản giật là việc nên làm sớm. Cùng với tiên lượng và các chẩn đoán sẽ giúp thai kỳ an toàn, xử lý kịp thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật. Để biết mình có nguy cơ bị tiền sản giật hay không thì bác sĩ sẽ cho bạn làm một số các xét nghiệm tiên lượng như sau:
- Xét nghiệm siêu âm đo Doppler động mạch tử cung: Xét nghiệm này làm khi tuổi thai 11 – 13 tuần 6 ngày rất có giá trị trong dự đoán sớm TSG ở những thai phụ thai nghén nguy cơ cao.
- Xét nghiệm máu tiên lượng có bị tiền sản giật không. Cụ thể xác định tỷ số sFlt-1/PlGF trong máu (sFlt-1 là yếu tố kháng tạo mạch và PlGF là yếu tố tạo mạch).
6. Điều trị tiền sản giật như thế nào?
Cho đến nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, điều trị nguyên nhân là phải ngừng thai nghén, các điều trị khác chỉ là điều trị triệu chứng để phòng các biến chứng vì vậy phải lấy thai ra sớm để cứu người mẹ.
Ngừng thai nghén tức là mổ lấy con, sinh con sớm. Tuy nhiên ngay cả sau khi sinh, các triệu chứng của tiền sản giật có thể kéo dài từ 6 tuần trở lên.
Ngay khi được chẩn đoán sản giật, hãy điều trị bằng magie sulfat để ngăn cơn co giật tái phát.
Đối với tiền sản giật không có các biểu hiện nghiêm trọng, có thể điều trị ngoại trú, đo huyết áp, kiểm tra trạng thái không suy nhược của thai nhi và thăm khám bác sĩ ít nhất một lần một tuần. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân bị tiền sản giật nhẹ cần phải nằm viện, ít nhất là vào lúc ban đầu.
Trong khi chưa thấy tiêu chuẩn về tiền sản giật với các đặc điểm nặng, thì việc sinh nở có thể xảy ra (ví dụ, bằng cách kích thích) ở 37 tuần. Nhưng nếu chứng tiền sản giật có đặc điểm nặng được chẩn đoán thì đẻ ở 34 tuần; nếu hội chứng HELLP được chẩn đoán, đẻ ngay lập tức. (Hội chứng HELLP xảy ra trong 10 đến 20% phụ nữ bị tiền sản giật có đặc điểm nặng hoặc sản giật.)
Quan trọng nhất là dự phòng tiền sản giật. Sử dụng Aspegic, canxi, vitamin tổng hợp, Omega 3 (DHA, EPA), chocolate đen… (☛ Đọc chi tiết: Bổ sung đủ Omega 3(DHA, EPA) trong thai kỳ giúp giảm nguy cơ tiền sản giật).
Chăm sóc trước sinh, đặc biệt là theo dõi sát các sản phụ nguy cơ cao ở nửa sau thai kỳ sẽ phát hiện được sớm các dấu hiệu của TSG. Ngày nay chúng ta chưa thể điều trị dự phòng tiền sản giật một cách hiệu quả thực sự nhưng có thể chẩn đoán sớm bệnh này bằng cách theo dõi và khám thai định kỳ thật đều đặn. Khi có các biểu hiện bất thường, ngay lập tức đến bệnh viện kiểm tra, thăm khám để có hướng điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm.
7. Những lưu ý giúp giảm nguy cơ bị tiền sản giật
Không có cách nào để ngăn ngừa chứng tiền sản giật. Các bác sĩ có thể khuyến nghị một số người dùng aspirin liều thấp sau tam cá nguyệt đầu tiên để giúp giảm nguy cơ. Bên cạnh đó chú ý đến các yếu tố nguy cơ tiền sản giật ở mục 3 bài biết này thì bạn nên thực hiện những lưu ý sau:
- Cố gắng sinh con trong độ tuổi khuyến cáo là từ 20- 35 tuổi.
- Theo dõi huyết áp thường xuyên khi mang thai. Nếu bạn có từng có tình trạng huyết áp cao thì cần lưu ý hơn. (☛ Tìm hiểu: Làm thế nào để phòng ngừa cao huyết áp khi mang thai?)
- Tránh tình trạng béo phì. Chú ý chỉ số BMI – chỉ số cân nặng hợp lý trong thai kỳ.
Bên cạnh đó bạn cũng nên quan tâm đến chế độ ăn uống cho thai kỳ. Chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất Đạm, Omega 3, Canxi, Vitamin, các yếu tố vi lượng và tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe, phòng chống béo phì do đó hạn chế Tiền sản giật. Cụ thể:
- Bổ sung Omega 3 (DHA, EPA): Lượng DHA, EPA đầy đủ giúp phòng ngừa Tiền sản giật. DHA đầy đủ làm giảm sFlt-1 (tiêu VEGF- yếu tố tăng trưởng biểu mô mạch máu) do đó hạn chế triệu chứng của tiền sản giật. Các loại thực phẩm giàu Omega 3 là cá hồi, súp lơ, hạt vừng, quả óc chó, bắp cải…
- Bổ sung Vitamin D: Cung cấp đủ Vitamin D từ đồ ăn và sản phẩm bổ sung giúp giảm 27% nguy cơ bị tiền sản giật. Các thực phẩm giàu Vitamin D như dầu gan cá, các loại ngũ cốc nguyên hạt, nấm hương….
- Bổ sung Canxi: Bổ sung đủ Canxi giúp làm giảm tới 49% nguy cơ bị tiền sản giật ở những phụ nữ có nguy cơ thấp và tới 82% ở phụ nữ có nguy cơ cao. Các thức ăn giàu Canxi như sữa, cải bông xanh, rau diếp, đậu bắp, măng tây…
☛ Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng để có thai kỳ khỏe mạnh và Thuốc vitamin cho bà bầu
8. Tiền sản giật – Khi nào cần đến bác sĩ
Một số trường hợp tiền sản giật có thể trở nên nguy hiểm và diễn ra trong thời gian rất nhanh, mặc dù ảnh hưởng của nó đôi khi không rõ ràng. Nhưng nếu đang gặp các dấu hiệu sau tốt nhất bạn nên đi khám kiểm tra:
- Đột ngột phù tay, mặt hoặc chân làm bạn tăng cân vì cơ thể giữ nước.
- Đau bụng vùng dạ dày và có vẻ như là khó tiêu. Đau có thể lan ra 2 bên xương sườn.
- Đau đầu dữ dội không bớt sau khi nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm đau.
- Mờ mắt. Nhìn thấy chớp sáng là dấu hiệu cảnh báo.
- Buồn nôn và nôn.
- Cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực.
- Cảm giác bất an cho bản thân hoặc cho bé.
- Thay đổi thể tích nước tiểu so với bình thường.
9. Video chia sẻ về tiền sản giật từ bác sĩ
Thạc sĩ/Bác sĩ: LÊ VĂN HIỀN – Phó Giám Đốc Bệnh Viện Quốc Tế Hạnh Phúc chia sẻ về chứng tiền sản giật rất cụ thể trong video dưới đây. Cùng nghe những chia sẻ này nhé.
Tiền sản giật là bệnh lý nguy hiểm cho thai kỳ mà cho tới nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Để có thai kỳ khỏe mạnh mẹ bầu cần chủ động trong việc thực hiện chế độ làm việc nghỉ ngơi phù hợp, ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ và lành mạnh để dự phòng tiền sản giật. Đồng thời thực hiện khám thai đều đặn giúp tầm soát, phát hiện kịp thời nguy cơ để được hỗ trợ phù hợp, tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
– PGS. TS. BS. Đặng Thị Minh Nguyệt
– Phó Khoa Sản Bệnh Lý – Bệnh viện Phụ sản Trung Ương
– Giảng viên Đại học Y Hà Nội
(Theo SKĐS)
30 thoughts on “Tiền sản giật – Biến chứng nguy hiểm ở thai kỳ mẹ bầu cần biết”
Chào Bác Sỹ!
Tôi năm nay 27 tuổi hiện đang mang thai cháu đầu được 33 tuần.
Tôi đã nghỉ làm ở nhà dưỡng thai hơn một tháng nay do yếu. Nhưng từ ba bốn ngày gần đây mỗi khi nằm xuống tôi hay cảm thấy mặt như bốc hỏa, hơi khó thở và bụng hơi đau râm ran giống như do bé đạp nhiều trong bụng.
Bác Sỹ có thể cho tôi lời khuyên với tình trạng trên của tôi không ạ?
Chào bạn Trâm Anh,
Thai nhi càng lớn nghĩa là mẹ càng phải chịu sức ép của thai nhi lên cơ thể mình nhiều hơn. Sự chèn ép của thai lên cơ hoành, là giảm thể tích khí lưu thông khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở, hơi thở nhanh và nông. Đồng thời sự co giãn, kéo căng của dây chằng vùng bụng sẽ làm mẹ cảm thấy đau bụng lâm râm. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác và có được lời khuyên phù hợp, bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể khi cảm thấy có bất kỳ các biểu hiện bất thường nào bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Mình đang dùng Omega 3, dùng thêm cái này có sợ thừa hàm lượng DHA ko
Chào bạn Thương,
Không rõ bạn đang dùng sản phẩm Omega 3 loại nào? Theo khuyến cáo phụ nữ mang thai cần bổ sung từ 200mg DHA/ngày là đủ để phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của mẹ và của con. Liều tối đa có thể cung cấp cho cơ thể là 1gam DHA/ngày. Tuy nhiên, dùng liều cao như vậy là không cần thiết, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ trong trường hợp đặc biệt như dọa sinh non mà thôi.
Đối với phụ nữ mang thai, cần cung cấp đồng thời cả DHA và EPA để tối ưu khả năng vận chuyển DHA từ mẹ sang con. Tỷ lệ DHA/EPA ~4/1 là tỷ lệ vàng cho khả năng hấp thu và phát huy tác dụng tốt nhất. Đồng thời, sản phẩm bổ sung Omega 3 (DHA, EPA) nên được bào chế ở dạng tự nhiên Triglycerid để cơ thể dễ hấp thu tốt. Khả năng hấp thu của dạng tự nhiên Triglycerid tốt hơn tới 70% so với dạng còn lại (ethyl este).
Ngoài DHA, EPA thì khi mang thai bạn cần cung cấp thêm nhiều dưỡng chất khác nữa như: acid folic, sắt, canxi, I-ốt, Mg, kẽm… Chính vì vậy, sử dụng sản phẩm cung cấp đồng thời tất cả các dưỡng chất trên sẽ giúp quá trình sử dụng dễ dàng hơn. PM Procare/PM Procare diamond là sản phẩm bạn có thể tham khảo sử dụng.
Thân ái,
Thưa bác sĩ, e mắc bệnh Tiền sản giật , protein niệu :3, huyết áp bình thường. E bé ở tuần 36 nặng 2kg. Với tình trạng trên e có phải kết thúc thai kỳ luôn không? Hay có thể tiếp tục để bé trong bụng?
Chào bạn Liên,
Không phải trường hợp bị tiền sản giật nào cũng cần kết thúc thai kỳ sớm. Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe thai kỳ, diễn biến bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp; chỉ khi việc tiếp tục giữ thai có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ – của con thì bác sĩ mới chỉ định kết thúc thai kỳ sớm. Quan trọng là mẹ bầu cần được bác sĩ thăm khám, theo dõi thai kỳ đều đặn. Yên tâm thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ bạn nhé!
Đồng thời cần thực hiện chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ. Ngoài tăng cường chế độ ăn, bạn có thể bổ sung thêm mỗi ngày 01 viên PM Procare diamond và viên bổ sung canxi Magcaldi mỗi ngày cho cơ thể mạnh khỏe, thai nhi phát triển tối ưu.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông!
Kính gửi bác sĩ,
Vợ em có bầu được 2 tuần tuổi, nhưng được bác sĩ phụ khoa đặt thuốc Levofloxacin để điều trị bệnh Chlamydia.
Bác sĩ cho em hỏi, thuốc Levofloxacin có tác dụng xấu đến thai nhi hay không? Cách xử lý như thế nào.
Vợ chồng em lo lắng quá bác sĩ ạ.
Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều.
Em BTM.
Chào bạn Mạnh,
Bệnh Chlamydia do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra, ảnh hưởng đến khoảng 100.000 phụ nữ mang thai mỗi năm. Nếu không được điều trị trong khi mang thai, bệnh có thể gây ra sinh non, nhiễm trùng tử cung, hoặc nhiễm trùng sơ sinh khác như viêm kết mạc, viêm phổi. Chính vì vậy, phát hiện và điều trị Chlamydia là điều cần thực hiện càng sớm càng tốt.
Mặc dù Levofloxacin là kháng sinh có thể được dùng để điêu trị nhiễm khuẩn trong bệnh Chlamydia, tuy nhiên do thiếu dữ liệu an toàn trên người, đồng thời nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy có khả năng thuốc gây tổn thương sụn khớp các tổ chức đang phát triển ở thai nhi, nên tốt nhất levofloxacin không nên dùng ở phụ nữ có thai. Bạn có thể tới bác sĩ trình bày rõ tình hình thai kỳ của mình để bác sĩ điều chỉnh lại thuốc phù hợp, an toàn hơn bạn nhé!
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Em để con đầu có nguy cơ tiền sản giật, vậy giờ em có bầu bé thứ hai có cách nào phòng tránh không ạ
Chào bạn,
Hiện nay chưa rõ nguyên nhân gây ra TSG. Tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ TSG có thể kể tới như: sinh con khi >35 tuổi, mẹ bị bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch, nhiễm trùng thai kỳ, thiếu canxi, vitamin D,…
Hiện nay, có các xét nghiệm giúp hỗ trợ sàng lọc TSG ở tam cá nguyệt đầu thai kỳ như: Đo huyết áp động mạch trung bình, đo trở kháng động mạch tử cung, xét nghiệm PIGF. Bạn nên tới bác sĩ thăm khám trực tiếp để được hướng dẫn. Vì nguyên nhân gây tiền sản giật chưa rõ nên rất khó để có những biện pháp phòng chống cụ thể. Tuy nhiên, bà bầu có thể áp dụng một số biện pháp để phòng ngừa hiện tượng tiền sản giật trong thai kỳ như: thực hiện thăm khám tầm soát TSG sớm, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress; vận động nhẹ nhàng thường xuyên; không ăn nhiều đồ mỡ, thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhiều muối,…thực hiện chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ, đặc biệt là Canxi, Vitamin D, DHA, EPA, acid folic,… Để cùng với bữa ăn hàng ngày có thể đáp ứng vừa đủ nhu cầu của cơ thể, bạn có thể tham khảo sử dụng mỗi ngày 01 viên PM Procare hay PM Procare diamond cho mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!