Thuốc dùng cho phụ nữ mang thai và nuôi con bú

Made in Australia

Bài viết mới nhất
Bệnh đái tháo đường thai kỳ – Mẹ bầu nào cũng cần nắm rõ

24/03/2016

Procare

11147 đã xem

Mục lục

Đái tháo đường thai kỳ được biết đến và cảnh báo nhiều với các thai phụ. Hầu như mang thai ai đi khám cũng được nghe bác sĩ nói về chứng bệnh này. Vậy đái tháo đường thai kỳ là gì, tại sao nó lại nguy hiểm, có cách gì phòng ngừa bệnh lý này hay không?

[toc]

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ là rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể lúc mang thai. Nó được phát hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ và thường khỏi sau khi sinh khoảng 6 tuần. Có khoảng 5-6% các phụ nữ mang thai ở Việt nam bị đái tháo đường thai kỳ.
Không giống như bệnh lý đái tháo đường thông thường có nguyên nhân từ việc tuyến tụy không sản xuất hay sản xuất không đủ insulin, đái tháo đường thai kỳ là bệnh lý thai kỳ thoáng qua, xảy ra do những hóc môn kích thích mà bánh nhau tạo ra trong giai đoạn mang thai. Những hóc môn này chính là tín hiệu kích thích để chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ được truyền sang thai nhi, cũng như khiến thai phụ thèm ăn thực phẩm chứa nhiều đường. đái tháo đường và đái tháo đường thai kỳ về kiểm soát đường máu thì cơ bản giống nhau.

Kiểm soát đường huyết ổn định đóng vai trò quan trọng trong điều trị đái tháo đường thai kỳ. Mẹ bầu cần tuân thủ tốt chế độ ăn hay lịch uống thuốc, tiêm thuốc cũng như luyện tập trong quá trình theo dõi và điều trị. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các nguyên nhân, hay nguy cơ, cách điều trị theo dõi tiểu đường thai kỳ ở phần tiếp sau nhé.

Yếu tố nguy cơ của tiểu đường thai kỳ

Biết được các yếu tố nguy cơ tiểu đường thai kỳ giúp mẹ bầu phòng tránh hay theo dõi từ sớm tránh những biến chứng của thai kỳ. Vậy những mẹ bầu nào có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ?

Các yếu tố nguy cơ tiểu đường thai kỳ cũng được chia ra 3 nhóm với mức nguy cơ cao, nguy cơ thấp và nguy cơ trung bình cụ thể:

  • Nhóm nguy cơ cao:
    • Béo phì BMI >25 ( BMI = Cân nặng (kg) / (Chiều cao(m)* Chiều cao(m))
    • Bị đái tháo đường thai kỳ ở lần mang thai trước
    • Tiền sử gia đình( bố, mẹ bị tiểu đường), sinh con to trước đó (nặng hơn > 4kg)
    • Cân nặng thai to hơn so với tuần tuổi của lần mang thai hiện tại,
    • Hiện có đường trong nước tiểu
    • Đã từng bị sẩy thai, thai lưu…
  • Nhóm nguy cơ thấp:
    • Dưới 25 tuổi, thuộc chủng tộc có nguy cơ thấp( da trắng)
    • Không có tiền sử gia đình
    • Cân nặng trước khi có thai bình thường và tăng cân ít trong thai kỳ
    • Không có tiền sử bất thường sản khoa
  • Nhóm nguy cơ trung bình: không thuộc nhóm nguy cơ thấp hay cao.

Những mẹ bầu có những yếu tố nguy cơ cao trên cần tầm soát đái tháo đường thai kỳ sớm như lần đầu tiên khám thai. Nếu thuộc nhóm nguy cơ thấp và trung bình thì làm nghiệm pháp dung nạp glucose vào tuần thứ 24-28 thai kỳ ( giai đoạn này cơ thể người mẹ bị kháng Insulin cao nhất).

Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ bằng cách nào?

Khi nào bạn cần kiểm tra đái tháo đường thai kỳ?

  • Tất cả các phụ nữ có thai cần được đánh giá nguy cơ bị đái tháo đường ở lần khám thai đầu tiên.
  • Chỉ định làm nghiệm pháp tăng đường huyết tùy thuộc mức độ nguy cơ của sản phụ.

Trường hợp có một trong các yếu tố nguy cơ cao như đã nói ở mục trên thì chỉ định làm nghiệm pháp tăng đường huyết sớm hơn vào lần khám sản khoa đầu tiên của thai kỳ. Nếu kết quả nghiệm pháp bình thường thì nên làm lại lần thứ 2 ở tuần 24-28 của thai kỳ.
Những trường hợp sản phụ không nằm ở nhóm nguy cơ trên sẽ được chỉ định làm nghiệm pháp tăng đường huyết ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ.

Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ như nào?

Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ bằng nghiệm pháp dung nạp glucose. Đây là nghiệm pháp cần thiết của các mẹ bầu mà các bác sĩ yêu cầu.

Ngay khi thai phụ đến khám thai lần đầu, nên đánh giá các yếu tố nguy cơ. Nếu thai phụ có các yếu tố nguy cơ cao như tuổi > 35, béo phì, tiền căn có đái tháo đường thai kỳ, đường niệu (+), có tiền căn gia đình bị đái tháo đường sẽ được tầm soát đái tháo đường ngay. Nếu thai phụ có yếu tố nguy cơ trung bình sẽ thực hiện tầm soát vào tuần lễ thứ 24-28 của thai kỳ.

Chẩn đoán xác định đái tháo đường thai kỳ bằng nghiệm pháp dung nạp 75g glucose. Cụ thể như sau:

  • Thực hiện vào buổi sáng sau khi sản phụ đã nhịn đói trên 9 giờ. Thường bác sĩ yêu cầu nhịn ăn từ 8h tối ngày hôm trước đến sáng ngày hôm sau đến thực hiện luôn khi chưa ăn gì.
  • Tiến hành đo đường huyết với 3 thời điểm: trước và sau 1 và 2h uống glucose.

Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ nếu sản phụ có ít nhất 2/3 mẫu xét nghiệm lớn hơn 5,3 mmol/l (đói), 10,0 mmol/l (sau 1h) và 8,6 mmol/l (sau 2h). Tuy nhiên tiêu chuẩn chẩn đoán này chủ yếu dựa trên ngưỡng đường huyết có khả năng gây ra nguy cơ cho người mẹ mà ít tính đến nguy cơ cho thai nhi. Dựa trên kết quả của một nghiên cứu trên 23.000 sản phụ tại Châu Âu, Châu Á và Canada, được báo cáo tại Hội nghị ĐTĐ châu Âu tháng 9/2010 ở Thụy điển, một tiêu chuẩn chẩn đoán mới đã được áp dụng tại nhiều nước để hạn chế các nguy cơ cho thai nhi, theo đó các ngưỡng đường huyết lần lượt là 5,1 mmol/l (đói), 10,0 mmol/l (sau 1h) và 8,5 mmol/l (sau 2h).

Lưu ý trước khi làm nghiệm pháp tăng đường huyết cho sản phụ

  • Không làm nghiệm pháp khi đang bị bệnh cấp tính (nhiễm trùng tai mũi họng, tiết niệu, stress…)
  • Ba ngày trước ngày làm nghiệm pháp không ăn chế độ kiêng, cần thiết ăn chế độ ăn giàu carbohydrate khoảng 150-200g/ngày ít nhất 3 ngày.
  • Không vận động quá sức trước ngày làm nghiệm pháp (tập thể dục)
  • Nghiệm pháp làm vào buổi sáng sớm sau khi bệnh nhân nhịn đói khoảng 8-14h (Nhịn ăn từ 20h tối trước ngày làm nghiệm pháp và đến phòng khám trước 8h sáng)
  • Thời gian tiến hành nghiệm pháp là 120 phút. Trong lúc làm nghiệm pháp sản phụ nghỉ ngơi tại chỗ, không được ăn.

Các nguy cơ xảy ra cho mẹ và trẻ sơ sinh khi sản phụ bị đái tháo đường thai kỳ

1. Nguy cơ cho mẹ

Nếu không được theo dõi điều trị tốt mẹ có thể bị những biến chứng trong thời gian mang thai và kéo dài sau sinh như sau.

Các biến chứng trong thời gian mang thai

  • Tăng huyết áp
  • Tiền sản giật và sản giật
  • Mẹ tăng cân trên 20kg, đa số thai to, con sinh ra cân nặng trên 4kg
  • Sảy thai và thai lưu: Mẹ bị sảy thai nhiều lần liên tiếp hoặc thai chết lưu không rõ lý do

– Biến chứng khác:

  • Nhiễm trùng tiết niệu: Mẹ ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều ( nước tiểu có đường ), bị nấm candida tái phát nhiều lần…
  • Mẹ bị nhiễm trùng, viêm thận, viêm bể thận
  • Quá trình chuyển dạ kéo dài, sinh khó, sang chấn hay băng huyết sau sinh
  • Dễ bị mắc các bệnh lý tim mạch hoặc béo phì sau sinh
  • Đẻ non
  • Đa ối

Các biến chứng lâu dài sau sinh

  • Tăng nguy cơ đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai ( tức trở thành đái tháo đường vĩnh viễn).
  • Tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ ở những lần mang thai sau.

2. Nguy cơ với thai nhi và trẻ nhỏ

Nguy cơ cho thai nhi

  • Đái tháo đường thai kỳ sẽ làm gia tăng tỉ lệ dị tật thai hay gặp là vô sọ, nứt đốt sống, não úng thủy, các dị tật thần kinh khác, dị tật tim, dị tật thận, không có hậu môn.
  • Thai nhi dễ bị rối loạn tăng trưởng (thai quá to hoặc quá nhỏ). Thường gặp nhất là thai quá to (trên 4000 gram) gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ có thể gặp phải các sang chấn lúc sinh như trật khớp vai, gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay…
  • Thai chậm phát triển trong tử cung liên quan đến sự kém tưới máu cho tử cung, rau thai.
  • Thậm chí, thai nhi có thể chết lưu đột ngột do đường huyết tăng quá cao mà không có bất kỳ dấu hiệu báo trước nào. Ngoài nguyên nhân do dị tật bẩm sinh, nguy cơ gia tăng khi kiểm soát đường máu kém
  • Đa ối có thể gây khó chịu hoặc đau nhiều trước khi đẻ và thường kết hợp với thai to.

Nguy cơ cho em bé khi chào đời

Nguy cơ không thể không nhắc đến với em bé sau khi chào đời của mẹ bị tiểu đường thai kỳ là hạ đường huyết sơ sinh trong những ngày đầu sau sinh. Khi đường máu mẹ tăng vào 3 tháng cuối thai kỳ và đặc biệt vào giai đoạn chuyển dạ thì đường máu của thai kích thích tụy sản xuất Insulin. Sau khi sinh, đường máu từ mẹ cung cấp cho thai nhi ngừng đột ngột, nhưng nồng độ Insulin trong máu con vẫn cao => dễ bị hạ đường máu.

Triệu chứng thường là em bé bị hôn mê hơn là kích thích, và hạ đường máu có thể phối hợp với ngừng thở, hoặc thở nhanh, tím, hoặc co giật. Do vậy cần kiểm soát tốt đường máu của mẹ khi mang thai và chuyển dạ để tránh biến chứng này. Và theo dõi chặt chẽ đường máu cho trẻ 3 ngày đầu sau sinh.

Bên cạnh đó cũng có một số biến chứng cần theo dõi ở em bé sau khi chào đời với mẹ bị tiểu đường thai kỳ như:

  • Hạ canxi máu sơ sinh.
  • Tăng Bilirubin máu.
  • Đa hồng cầu
  • Ăn kém
  • Hội chứng suy hô hấp cấp chu sinh.
  • Tăng tỉ lệ tử vong chu sinh (nhất là trong tuần đầu tiên sau khi chào đời từ 2 – 5 lần)
  • Ngoài ra có thể bị các dị tật, chậm phát triển trong tử cung, phì đại cơ tim.
  • Về lâu dài: Tăng nguy cơ béo phì trẻ em, tăng nguy cơ type 2.

Chính vì tiểu đường thai kỳ để lại nhiều hậu quả cho mẹ và con nên việc chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể làm giảm biến chứng cho mẹ, giảm bệnh lý và tỉ lệ tử vong chu sinh cho con. Và cần lưu ý phụ nữ đái tháo đường thai kỳ sau sinh nên cho con bú triệt để và dài lâu vừa giảm nguy cơ đái tháo đường type 2, vừa giảm nguy cơ béo phì cho em bé.

Biện pháp điều trị đái tháo đường thai kỳ

Rất nhiều phụ nữ có lối sống lành mạnh, chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý trước khi mang thai, nhưng khi bước vào thai kỳ, họ lại muốn ăn nhiều đồ ngọt hoặc các thực phẩm được cho là không có lợi cho sức khỏe.

Nếu thai phụ không kiểm soát được sự thèm ngọt của bản thân trong giai đoạn này, cũng như không nhận được sự tư vấn, hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng thai kỳ phù hợp từ các bác sĩ thì nguy cơ thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ là rất cao.

Bệnh lý đái tháo đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ, mà còn để lại nhiều hậu quả trên thai nhi, thậm chí những hậu quả này sẽ tồn tại lâu dài ngay cả sau khi em bé chào đời.
Kiểm soát đường huyết ổn định đóng vai trò quan trọng trong điều trị đái tháo đường thai kỳ. Cần tuân thủ tốt chế độ ăn và luyện tập trong quá trình theo dõi và điều trị.

Chế độ ăn

Về chế độ ăn nên ăn nhiều bữa trong ngày để không làm tăng đường máu quá nhiều sau khi ăn và hạ đường máu quá nhanh lúc xa bữa ăn. Ăn 3 bữa chính và 1 – 2 bữa phụ. Đừng quên đảm bảo ăn đủ chất dinh dưỡng nhiều chất xơ.

Thực phẩm thai phụ nên ăn

  • Nên các thực phẩm giàu đạm, nguồn gốc động vật ít béo, giàu sắt và calci như: ăn thịt nạc, cá nạc, tôm cua.
  • Các loại quả có hàm lượng đường ít, trung bình như: đu đủ chín, thanh long, bưởi, ổi…
  • Các thực phẩm bổ sung canxi không thể thiếu của bà bầu như sữa bạn nên chọn loại ít đường và không đường: sữa chua, sữa không béo, không đường.
  • Các loại dầu thực vật có các acid béo không no cần thiết như: dầu hạt cải, dầu mè, dầu oliu, dầu hướng dương…
  • Nên ăn thực phẩm ít gây tăng đường máu: gạo lức, đậu đỗ, rau xanh, củ quả, trái cây ít ngọt, ưu tiên ngũ cốc nguyên cám như: gạo lứt, bánh mỳ đen…

Thực phẩm thai phụ nên giảm ăn:

Chế độ ăn đảm bảo giảm các loại đường hấp thu nhanh như đường sữa bánh kẹo, hoa quả ngọt. Các thức ăn dạng tinh bột cần hạn chế như cơm, xôi, bánh chưng…

  • Giảm ăn các thực phẩm nhiều đường: bánh kẹo, trái cây có hàm lượng đường cáo (như mía, nhãn, mít, na…), hoa quả sấy khô, kem, chè…
  • Giảm ăn mặn và thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp: khô, thịt nguội, mì gói, đồ hộp…
  • Giảm ăn các thực phẩm nhiều chất béo gây tăng mỡ máu như: da, lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, phủ tạng ( tim, gan ..)
  • Không nên uống bia rượu, nước ngọt, nước ngọt có gas, café, chè đặc, nước ép trái cây ngọt.

Vận động

Điều chỉnh chế độ ăn kết hợp vận động nhẹ nhàng để kiểm soát đường máu đạt mục tiêu. Tăng cường đi bộ sau ăn là một trong những yếu tố quan trọng giúp giảm tình trạng kháng Insulin đặc biệt ở những thai phụ béo phì trước mang thai. Cần hỏi ý kiến của các bác sĩ sản khoa trước khi luyện tập.

☛ Xem đầy đủ: Thực đơn và chế độ tập luyện của mẹ bầu tiểu đường thai kỳ

Theo dõi đường huyết theo chỉ định của bác sĩ

Theo dõi đường huyết lúc đói và sau ăn 1h hoặc 2h. Điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập để đạt được mục tiêu Đường huyết lúc đói < 5,3 mmol/l, Đường huyết sau ăn 1h < 7,8 mmol/l, Đường huyết sau ăn 2h < 6,7 mmol/l.

Nếu đường huyết không đạt được mục tiêu cần đến khám và tư vấn ngay bác sĩ chuyên khoa nội tiết.

Nếu có chỉ định tiêm thuốc tăng trưởng thành phổi cần thiết phải nhập viện Chuyên khoa nội tiết theo dõi chặt chẽ đường huyết.

Ý KIẾN CHUYÊN GIA

Cách phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ

  • Cần kiểm tra, theo dõi sớm đái tháo đường thai kỳ đặc biệt ở người có yếu tố nguy cơ cao như kể trên
  • Tăng cường luyện tập và nên giữ cân nặng bình thường trước khi sinh.
  • Bổ sung đầy đủ các vi chất trước và ngay khi bắt đầu có thai đặc biệt là DHA và EPA đã được chứng minh trên lâm sàng giúp sản phụ giảm tình trạng kháng Insulin.

Cách theo dõi sau đẻ của sản phụ bị Đái tháo đường thai kỳ

  • Tất cả các bệnh nhân ĐTĐ thai kỳ sau khi sinh và ĐTĐ ở phụ nữ có thai nên được:
  • Khuyến khích cho con bú. Khuyến cáo nên thay đổi lối sống để làm giảm đề kháng insulin, duy trì cân nặng bình thường…
  • Tránh dùng các thuốc làm tăng đề kháng insulin nếu có thể như glucocorticoid, acid Nicotinic…
  • Nên đi khám ngay nếu thấy có triệu chứng của tăng Đường huyết như khát nước, đái nhiều.
  • Cần làm test dung nạp glucose với 75g trong 2 giờ sau khi đẻ 6-12 tuần tại các cơ sở khám bệnh chuyên khoa. Nếu kết quả nghiệm pháp bình thường thì nên làm lại sau mỗi 3 năm.

Video những biến chứng thường gặp trong thai kỳ- trong đó có tiểu đường thai kỳ

Video có nhắc đến các biến chứng thường gặp của thai kỳ trong đó tiểu đường thai kỳ được bác sĩ nhắc đến cụ thể ở phần giữa video. Hãy cùng nghe lời khuyên từ Tiến sĩ, Bác sĩ Đinh Bích Thủy – Trưởng Phòng khám Dịch vụ – Bệnh viện Phụ sản Trung Ương được phát sóng trên Kênh JoyFm – Kênh chuyên biệt về sức khỏe của Đài Tiếng nói Việt Nam.

[tds_note]Ngoài thực hiện chế độ ăn lành mạnh, bạn có thể bổ sung thêm mỗi ngày 01 viên PM Procare diamond để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể, giảm thiểu áp lực ăn uống cho mẹ. Đồng thời hàm lượng cao DHA, EPA trong thuốc PM Procare diamond còn giúp bạn kiểm soát đường huyết đáng kể. Cùng với tăng cường chế độ ăn, lúc này bạn chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên PM Procare diamond là đủ.[/tds_note]

PGS.TS.BS. Nguyễn Khoa Diệu Vân
Trưởng khoa Nội tiết – Bệnh viện Bạch Mai
Giảng viên Đại học Y Hà Nội

Xem thêm
Bài viết nổi bật

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

PM Procare diamond là thuốc bổ tổng hợp chuyên dùng cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai và nuôi con bú có cung cấp đầy đủ các dưỡng chất bao gồm:

– Omega 3 (DHA/EPA) dạng Triglycerid dễ hấp thu hàm lượng cao, tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 (tương ứng với tỷ lệ DHA/EPA được tìm thấy trong sữa mẹ) – phù hợp nhất đối với phụ nữ mang thai và nuôi con bú, cho khả năng hấp thu và phát huy tác dụng tốt nhất.

Hàm lượng 216mgDHA/45mgEPA đáp ứng ĐỦ nhu cầu của cơ thể giúp tăng khả năng thụ thai, phát triển não bộ, thị giác của mẹ và con; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con  nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,…

– Acid folic 500mcg, đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh, giúp quá trình tạo máu và phân chia tế bào,… Acid folic cũng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của tinh trùng

– 24mg sắt nguyên tố, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sắt của cơ thể, phần còn lại bạn có thể dễ dàng bổ sung từ thức ăn. Dùng sắt trước – trong khi mang thai giúp quá trình tạo máu, phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt, sảy thai, thai chậm phát triển, sinh non,…

– I-ốt 200mcg, đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ, phòng ngừa các rối loạn do thiếu I-ốt như: chứng đần độn, chậm phát triển,…

– Kẽm: cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai và bánh nhau. Thiếu Kẽm ở mẹ là nguyên nhân của suy dinh dưỡng bào thai. Kẽm còn cần thiết cho sự sản sinh tinh trùng và hormon sinh dục nam.

– Betacaroten (tiền chất của Vitamin A): Cần thiết cho hoạt động của cả tim, phổi, thận, mắt  và nhiều cơ quan khác

– Vitamin C: Vitamin C giúp tăng miễn dich, tăng hấp thu sắt,… Vitamin C còn làm giảm khuynh hướng tinh trùng dính chùm vào nhau – đây là 1 trong những nguyên nhân gây vô sinh thường gặp.

– Các Vitamin và khoáng chất khác

Sự kết hợp hài hòa Omega-3 (DHA, EPA) với các vitamin và khoáng chất trong thuốc PM Procare diamond giúp:

– Nâng cao sức khỏe sinh sản, cải thiện tỷ lệ thụ thai thành công cho các cặp vợ chồng

– Phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh

– Giúp mang thai đủ tháng, chỉ số thể chất khi sinh tốt hơn

– Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng lên trong thai kỳ, để cơ thể khỏe mạnh, nuôi dưỡng thai nhi tốt hơn

– Cần thiết cho sự phát triển toàn diện não bộ, thị giác, thể lực, khả năng vận động của trẻ; giúp con khỏe mạnh, thông minh ngay từ trong bụng mẹ

– Có lợi đối với sức khỏe tổng thể, nâng cao thể trạng, cải thiện đề kháng

– Giảm nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh

– Giúp giảm các biểu hiện khó chịu của tình trạng ốm nghén, phòng chống các biến chứng trong thai kỳ như tiền sản giật, đái tháo đường, sảy thai, thai lưu, đẻ non…

Với thành phần gồm đầy đủ các dưỡng chất, bao gồm acid béo Omega 3 (DHA, EPA) hàm lượng cao cùng các vitamin và khoáng chất thiết yếu, thuốc PM Procare diamond sẽ hấp thu tốt nhất khi bạn uống ngay sau bữa ăn (chậm nhất là 1h sau ăn).

Bạn nên uống tốt nhất 1 viên sau bữa ăn sáng. Nếu không uống được sau bữa sáng thì có thể uống sau bữa trưa hoặc sau bữa tối đều được.

Chỉ lưu ý không uống thuốc trước khi đi ngủ, bởi trong thuốc có một số thành phần gây tỉnh táo có thể khiến bạn khó ngủ.

PM Procare và PM Procare diamond đều là thuốc bổ tổng hợp, cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho thai kỳ. PM Procare cung cấp các dưỡng chất ở hàm lượng cơ bản, còn PM Procare diamond là sản phẩm cao cấp, cung cấp các dưỡng chất ở hàm lượng cao hơn, tối ưu hơn:

– Hàm lượng DHA/EPA là 216mg/45mg (cao gấp PM Procare 1.5 lần) – Đáp ứng ĐỦ nhu cầu của cơ thể

– Hàm lượng acid folic là 500mcg, I-ốt là 200mcg  – Đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể

– Hàm lượng sắt 24mg, đáp ứng hơn 80% nhu cầu vể sắt,… (phần còn lại thức ăn hàng ngày dễ dàng cung cấp đủ)

– Nhiều Vitamin và khoáng chất khác…

PM Procare diamond cung cấp đầy đủ – toàn diện các dưỡng chất để tối ưu bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Giúp mẹ có sức khỏe thai kỳ tốt nhất cũng như cung cấp đủ dưỡng chất cho con phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Nhất là trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp như hiện nay, việc tăng cường bổ sung dinh dưỡng không chỉ nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tăng lên cho mẹ và con mà còn để nâng cao để kháng, bảo vệ thai kỳ an toàn trước dịch bệnh.

-> Mong muốn cung cấp dưỡng chất tốt ưu và điều kiện kinh tế cho phép thì PM Procare diamond là lựa chọn tốt nhất.

Hoặc nếu chế độ ăn của mẹ tốt, đầy đủ – đa dạng các nguồn thực phẩm, mang thai trong độ tuổi sinh đẻ lý tưởng (22-34 tuổi), sức khỏe không có điểm gì cần lưu ý đặc biệt và muốn tối thiểu chi phí thì mẹ bổ sung thuốc PM Procare để cung cấp các dưỡng chất ở hàm lượng cơ bản cũng đáp ứng đủ nhu cầu.

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, với một thai kỳ bình thường mẹ bầu cần bổ sung khoảng 27mg sắt nguyên tố mỗi ngày là đủ (bao gồm từ thức ăn và thuốc bổ sung).

Với nhu cầu này, nếu chế độ ăn của bạn tương đối tốt, có thể ăn được 1-2 lạng thịt cá mỗi ngày thì chỉ cần bổ sung lượng Sắt tối thiểu (khoảng 5mg như trong PM Procare) là hợp lý, không dư thừa và không gây ra các tác dụng phụ như táo bón, khó chịu dạ dày.

Nếu chế độ ăn không đảm bảo bạn có thể lựa chọn PM Procare diamond với hàm lượng sắt lên tới 24mg, đáp ứng hơn 80% nhu cầu sắt cho cơ thể, phần còn lại bạn có thể dễ dàng bổ sung từ thực phẩm hàng ngày.

Chỉ bổ sung thêm sắt khi có chỉ định của bác sĩ trong trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy bạn thực sự có thiếu máu do thiếu sắt mà thôi.

Do canxi khi bổ sung liều cao làm cản trở hấp thu sắt và một số thành phần trong thuốc bổ tổng hợp nên để đảm bảo các thành phần dưỡng chất được hấp thu tốt nhất thì hàm lượng canxi trong thuốc Procare không cao.

Cùng với sự phát triển của thai nhi, từ tháng thứ 4 thai kỳ trở đi, nhu cầu canxi mẹ bầu cần cung cấp bắt đầu tăng cao khiến chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ. Lúc này, ngoài Procare mẹ bầu nên bổ sung thêm canxi từ thuốc riêng lẻ bên ngoài.

Nên lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi ở dạng canxi hữu cơ như canxi citrat, canxi lactat gluconat… để cơ thê dễ hấp thu, không gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Sản phẩm bổ sung canxi nên có sự kết hợp của các thành phần Canxi – Mg – Vitamin D3 để tăng cường khả năng hấp thu canxi tối ưu; tăng cường sức mạnh hệ cơ – xương; giúp giảm đau mỏi lưng hông, giảm chuột rút cho mẹ. Canxi hữu cơ Magcaldi là sản phẩm mẹ có thể tham khảo sử dụng.

Thời điểm bô sung canxi cũng cần cách xa thời điểm uống Procare ít nhất 2h và không nên uống quá 500mg canxi/lần vì cơ thể chúng ta chỉ hấp thu tốt nhất khi bổ sung canxi ở mức liều <500mg/lần mà thôi

Thuốc PM Procare diamond đã cung cấp 216mg DHA, 45mg EPA ở dạng Triglycerid dễ hấp thu và phù hợp nhất đối với phụ nữ mang thai và nuôi con bú – đáp ứng Đủ nhu cầu của cơ thể. Chính vì vậy nếu uống PM Procare diamond rồi thì bạn ko cần bổ sung thêm DHA nữa nhé!

Thuốc PM Procare đã cung cấp DHA, EPA ở dạng Triglycerid dễ hấp thu và phù hợp nhất đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai và nuôi con bú. Thuốc sẽ cùng với thức ăn hàng ngày đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Vì vậy, uống PM Procare rồi thì bạn ko cần bổ sung thêm DHA nữa nhé!

Chuẩn bị mang thai, mang thai và cho con bú là lúc cơ thể cần cung cấp nhiều dưỡng chất để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, có rất nhiều chất dinh dưỡng cần cung cấp cho thai kỳ mà cơ thể thường thiếu nếu chỉ bổ sung từ thực phẩm hàng ngày. Chính vì vậy, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, bổ sung thêm thuốc bổ như PM Procare /PM Procare diamond là cần thiết.

Procare là thuốc chuyên dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú để đáp ứng nhu cầu dưỡng chất tăng lên của cơ thể trong thời kỳ này. Thành phần của thuốc được nghiên cứu kỹ lưỡng để cùng với bữa ăn hàng ngày có thể đáp ứng VỪA ĐỦ nhu cầu của cơ thể mà không lo dư thừa. Do đó, tùy thuộc vào chế độ ăn hàng ngày mà bạn có thể chủ động bổ sung PM Procare hay PM Procare diamond cho cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu. Tuy nhiên, nếu điều kiện cho phép thì việc thăm khám bác sĩ trước khi bổ sung là tốt nhất bạn nhé!”

“Nóng” là thuật ngữ dân gian và trong Đông Y với biểu hiện khô, táo có thể gặp phải như khô miệng, táo bón. Hiện tượng này thường xảy ra khi bạn bổ sung nhiều chất đạm, chất béo mà thiếu chất xơ, uống ít nước. Hoặc khi bạn bổ sung sắt, canxi liều cao. Với bà bầu, mang thai là lúc cơ thể có nhiều thay đổi, sự  tăng – giảm của một số hormon khiến tăng cường các hoạt động cơ bản làm bà bầu dễ “nóng” hơn…

Để giảm thiểu tình trạng “nóng trong” này, trước hết mẹ bầu cần thực hiện chế độ ăn hài hòa, đa dạng các nguồn thực phẩm, uống nhiều nước; đồng thời bổ sung các dưỡng chất vừa đáp ứng đủ nhu cầu mà thôi. PM  Procare /PM Procare diamond cung cấp 18 dưỡng chất thiết yếu, các thành phần của thuốc được nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng để cùng với thức ăn hàng ngày đáp ứng vừa đủ nhu cầu của cơ thể chứ không gây dư thừa. Do đó, PM Procare/PM Procare diamond thường ít hoặc không gây ra các hiện tượng trên cho bà bầu so với các sản phẩm cùng nhóm. Bạn có thể yên tâm sử dụng để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu.

Bản chất thuốc PM Procare/PM Procare diamond là cung cấp các dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể thường thiếu trong thai kỳ (các dưỡng chất vốn được cung cấp từ thực phẩm hàng ngày nhưng do nhu cầu tăng cao trong thời kỳ mang thai và cho con bú nên chế độ ăn thông thường khó đáp ứng đủ). Các thành phần đều được kiểm tra kiểm soát chặt chẽ từ khâu nguyên liệu, trong quá trình sản xuất, kiểm nghiệm – thử nghiệm kỹ lưỡng; đặc biệt là thành phần công thức được nghiên cứu để đáp ứng vừa đủ nhu cầu chứ không dư thừa. Chính vì vậy, PM Procare/PM Procare diamond là sản phẩm an toàn khi dùng đúng với liều khuyến nghị. Rất hiếm gặp các trường hợp rối loại tiêu hóa nhẹ (táo bón, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi). Uống thuốc cùng hoặc ngay sau bữa ăn có thể giúp làm giảm các tác dụng này.

Thông báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ phản ứng phụ  nào xảy ra.

Để việc bổ sung hiệu quả và hấp thu tốt nhất mẹ cần lưu ý:

– Thời gian uống thuốc: Nên uống thuốc ngay sau bữa ăn, chậm nhất là 1h sau ăn

– Không uống PM Procare/PM Procare diamond trước khi đi ngủ bởi các thành phần dưỡng chất trong thuốc có thể khiến bạn khó ngủ

– Thời điểm uống PM Procare/PM Procare diamond và Canxi nên cách xa nhau ít nhất 2h để đảm bảo các thành phần dưỡng chất được hấp thu tốt nhất

– Nên uống thuốc bằng nước lọc là tốt nhất. Không uống kèm sữa, nước cam hay các thức uống khác trong vòng 1-2h trước và sau uống thuốc. Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt…

– Không dùng thuốc quá liều chỉ định

– Không dùng sản phẩm quá hạn sử dụng

PM Procare/ PM Procare diamond là sản phẩm bổ sung đa vi chất tổng hợp với mục đích cung cấp vừa đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp mọi quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra tốt đẹp nhất. Các thành phần trong thuốc được nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng để cùng với chế độ ăn hàng ngày có thể đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể mà không lo dư thừa. Nếu bạn có sức khỏe không được tốt cho lắm, chế độ ăn chưa đầy đủ, hay bạn muốn bổ sung thêm để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng Procare thường xuyên.                                                       

Với liều lượng 01 viên sau ăn mỗi ngày, cho tới nay chưa ghi nhận được tác dụng bất lợi nào của thuốc Procare trừ một số trường hợp có thể gặp táo bón nhẹ.

BÌNH LUẬN CỦA KHÁCH HÀNG

32 thoughts on “Bệnh đái tháo đường thai kỳ – Mẹ bầu nào cũng cần nắm rõ”

    1. Chào bạn,
      Chẩn đoán xác định ĐTĐ thai kỳ bằng nghiệm pháp dung nạp 75g glucose, làm vào buổi sáng sau khi sản phụ đã nhịn đói trên 9 giờ. Tiến hành đo đường huyết trước và sau 1 và 2h uống glucose. Chẩn đoán ĐTĐ nếu sản phụ có ít nhất 2/3 mẫu xét nghiệm lớn hơn 5,3 mmol/l (đói), 10,0 mmol/l (sau 1h) và 8,6 mmol/l (sau 2h). Chỉ số càng cao chứng tỏ tình trạng ĐTĐ càng nặng. Các chỉ số của bạn khá cao. Vì vậy, ngay từ bây giờ bạn nên thực hiện chế độ ăn uống kiêng khem để giảm đường huyết, đưa đường huyết trở về giá trị bình thường.
      Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Thực đơn và chế độ luyện tập cho người đái tháo đường thai kỳ để có thể áp dụng cho mình.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

    1. Chào bạn Hằng,
      Chẩn đoán xác định đái tháo đường thai kỳ bằng nghiệm pháp dung nạp 75g glucose, làm vào buổi sáng sau khi sản phụ đã nhịn đói trên 9 giờ. Tiến hành đo đường huyết trước và sau 1 và 2h uống glucose. Chẩn đoán ĐTĐ nếu sản phụ có ít nhất 2/3 mẫu xét nghiệm lớn hơn 5,3 mmol/l (đói), 10,0 mmol/l (sau 1h) và 8,6 mmol/l (sau 2h). Như vậy, với thông tin bạn cung cấp thì chưa khằng định được bạn bị ĐTĐ thai kỳ, tuy nhiên lượng đường sau khi uống Glucose như vậy là hơi cao hơn bình thường một chút. Trước tiên bạn cần chú ý hơn đến chế độ ăn của mình, hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, hạn chế tinh bột, tăng cường rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước. Đồng thời bổ sung thêm viên bổ tổng hợp PM Procare diamond mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể đồng thời hàm lượng DHA, EPA trong thuốc cao cũng giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt.
      Bạn có thể tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường thai kỳ
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

  1. em năm nay 21 tuổi, em đangmang thai tuần thứ 28, tình cờ em phát hiện ra phần giấy lau nước tiểu của em có kiến bu vào, em có đi xét nghiệm định lượng glucozo trong máu có kết quả là 4,8ml vào lúc đói. nhà em có bố ruột bị tiểu đường, vậy liệu em có bị tiểu đường thai kì không? mong bác sĩ tư vấn giúp em. em cảm ơn.

    1. Chào bạn Huyền,
      Với chỉ số đường huyết như vậy thì bạn có thể chưa mắc đái tháo đường. Tuy nhiên, đái tháo đường là một bệnh có yếu tố di truyền và chịu ảnh hưởng rất nhiều từ chế độ ăn. Do đó, để phòng tránh đái tháo đường thai kỳ bạn cần thực hiện một chế độ ăn cân đối, hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường, nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ; tăng cường hoa quả và rau xanh, ăn thịt nạc, cá nạc… Ngoài ra việc bổ sung viên bổ tổng hợp PM Procare diamond mỗi ngày là cần thiết. PM Procare diamond vừa cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, giúp bạn không phải ăn quá nhiều mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất. Đồng thời hàm lượng DHA/EPA trong thuốc cao giúp phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: đái tháo đường, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật,… Bạn chỉ cẩn uống mỗi ngày 01 viên sau bữa ăn là đủ.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

  2. Tieu duong thai ky nen an nhung loai trai cay nao va nhung loai nuoc uong nua. Minh uong sua bau similac duoc khong bac si. Co duoc uong nuoc mia, nuoc gao lut khong a? An chuoi nuong co bi anh huong duong cao khong thua bac si

    1. Chào bạn,
      Khi bị tiểu đường thai kỳ thì chế độ ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng để duy trì đường huyết ổn định. Bạn nên tránh xa các thức ăn nhiều đường: mật ong, bánh kẹo, kem, nước ngọt, chè, sữa có đường,… Hoa quả nhiều đường cũng cần hạn chế, giảm ăn mặn, giảm ăn các thực phẩm nhiều chất béo, tránh xa rượu, chè, cafe, thuốc lá,… Nên ăn thịt nạc, cá nạc, các thực phẩm ít gây tăng đường huyết như: gạo lức, các loại đậu, đỗ, ngũ cốc nguyên hạt,… Quan trọng là bạn cần chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để ổn định đường huyết, không nên để bụng quá no hoặc quá đói.
      Sữa bầu có chứa một lượng đường nhất định, nước mía, chuối là thực phẩm nhiều đường, bạn cần hết sức hạn chế.
      Bạn có thể tham khảo: Thực đơn và chế độ luyện tập cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

  3. Mình đang mang thai ở tuần thư 26, qua xét nghiệm mình bị đái tháo đường thai kỳ, kiểm tra 2 lần bác sỹ nói mình nên nhập viện theo dõi. Nhưng vì công việc mình không thể nhập viện được, vậy cho mình hỏi có cách nào để mình điều trị không mà ko phải nhập viện?

    1. Chào bạn Liên,
      Khoảng 5% phụ nữ có thai bị đái tháo đường thai kỳ. Đây là bệnh nếu không được kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng không nhỏ tới cả mẹ và thai nhi. Để điều trị, cần kết hợp cả chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày với thuốc(nếu cần) để ổn định đường huyết. Thông thường, nếu tình trạng tăng đường huyết vẫn kiểm soát được bạn sẽ không phải nhập viện mà điều trị và theo dõi ở nhà và chỉ đến viện thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ mà thôi. Bạn nên trao đổi với bác sĩ thăm khám trực tiếp để được giải đáp và hướng dẫn cụ thể bạn nhé!
      Bạn có thể tham khảo thêm: Thực đơn và chế độ tập luyện cho bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ
      CHúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Ý KIẾN CỦA BẠN
Vui lòng để lại thông tin cần tư vấn tại đây để được chuyên gia giải đáp trong thời gian sớm nhất
VIDEO MỚI NHẤT

TIN HỮU ÍCH

Tư vấn chuyên gia
Vui lòng để lại thông tin cần tư vấn tại đây để được chuyên gia giải đáp trong thời gian sớm nhất
ĐĂNG KÝ MUA HÀNG
PM Procare
-
+
PM Procare Diamond
-
+
Canxi Magcaldi
-
+
Giá tiền

0

VNĐ

Add Your Heading Text Here

Đơn hàng đã được đặt thành công ! Cám ơn quý khách đã tin dùng sản phẩm của chúng tôi.