Tiêm ngừa viêm gan B là một trong những mũi tiêm quan trọng cần được thực hiện trước khi có thai. Tuy nhiên thực tế lại phát sinh nhiều trường hợp như khi đang tiêm thì biết có thai, hoặc có thai rồi nhưng chưa tiêm, hoặc phát hiện nhiễm viêm gan khi đang mang thai… Câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ được bác sĩ Nguyễn Thế Hùng giải đáp qua bài viết dưới đây.
[toc]
Viêm gan B là gì ? Bị nhiễm viêm gan B từ đâu ?
Viêm gan B là một loại siêu vi trùng có thể gây hư hại đến gan, dẫn đến chết sớm vì ung thư gan hoặc suy gan. Đôi khi nó còn được gọi là HBV. Viêm gan B hiện diện trong mọi dịch tiết của cơ thể nhưng nó được lan truyền trực tiếp do người mẹ đã bị nhiễm bệnh truyền sang cho con khi mang thai hay trong khi sinh, qua đường máu và quan hệ tình dục không an toàn. Bạn có thể bị nhiễm viêm gan B từ:
- Mẹ sang con trong thời gian mang thai/sinh nở
- Việc không sử dụng bao cao su trong lúc giao hợp (qua âm đạo hoặc hậu môn)
- Việc sử dụng chung các dụng cụ tiêm chích thuốc (bao gồm ống chích, thìa, nước, bộ lọc và băng garô)
- Những sinh hoạt tập tục liên quan đến máu hoặc việc đâm chích qua da không theo đúng thủ tục tiệt trùng.
- Việc sử dụng chung bàn chải đánh răng, dao cạo và nhíp
- Việc xâm mình hay xiên lỗ trên thân thể mà không khử trùng
- Việc tiếp xúc giữa máu của người bị nhiễm với máu của người khác qua các vết thương hở.
- Các thương tích do kim đâm (việc nhiễm viêm gan B qua hình thức này hiếm khi xảy ra)
- Quan hệ tình dục bằng miệng khi có các vết cắt, ung nhọt hay vết lở loét chưa lành
- Việc truyền máu bị nhiễm trùng, các sản phẩm, thiết bị y khoa hay nha khoa bị nhiễm trùng
Các hoạt động không lây nhiễm viêm gan B:
- Sử dụng chung các đồ dùng như thức ăn, dụng cụ ăn uống, ly và dĩa, dùng chung nhà vệ sinh hay vòi tắm hoa sen …
- Ôm ghì, hôn, hắt hơi, muỗi chích, khóc lóc, các vật nuôi…
- Cho con bú (trừ phi đầu vú bị nứt nẻ hay chảy máu).
Tiêm ngừa viêm gan B là cách phòng ngừa tốt nhất. Một khi được miễn nhiễm, bạn không thể bị nhiễm viêm gan B và bạn không cần phải tiêm chủng bất kỳ liều tăng cường nào. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 2,5% đến 5% số người sau khi tiêm chủng vẫn bị mắc bệnh.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bị nhiễm viêm gan B ?
Một cuộc thử nghiệm máu có thể cho biết là bạn có từng bị nhiễm trong quá khứ, hay hiện đang bị nhiễm viêm gan B hay không. Nếu bạn bị nhiễm viêm gan B trong thời gian dưới 6 tháng, tình trạng này được gọi là ‘cấp tính’. Nếu bạn bị nhiễm trên 6 tháng, tình trạng đó được gọi là mãn tính. Những điều sẽ xảy ra khi bạn tiếp xúc với siêu vi trùng viêm gan B tùy thuộc vào số tuổi của bạn khi bị nhiễm. 95% số người lớn bị nhiễm viêm gan B cấp tính sẽ loại được con siêu vi trùng ra khỏi cơ thể và sẽ không mắc bệnh viêm gan B mãn tính. Điều này có nghĩa là hệ thống miễn nhiễm của bạn sẽ chống trả lại con siêu vi trùng và loại nó ra khỏi cơ thể của bạn. Bạn sẽ không còn cảm thấy các triệu chứng của bệnh; bạn sẽ không thể truyền bệnh viêm B sang người khác và sẽ được miễn nhiễm đối với siêu vi trùng viêm gan B trong tương lai.
Tuy nhiên, 90% những em bé sơ sinh bị nhiễm viêm gan B sẽ tiếp tục bị nhiễm viêm gan B mãn tính. Điều này là vì hệ thống miễn nhiễm của em bé chưa phát triển đầy đủ và chưa nhận diện được siêu vi trùng viêm gan B như là một thứ siêu vi trùng cần phải được loại ra khỏi cơ thể. Nguy cơ bị nhiễm viêm gan B có thể được giảm thiểu bằng cách tiêm chủng và miễn dịch HBIG cho em bé vào lúc mới sinh.
Nếu bạn bị nhiễm viêm gan B trên 6 tháng và phát triển thành viêm gan B mãn tính, điều quan trọng là bạn cần tự chăm sóc mình. 30% những người bị nhiễm viêm gan B có thể hình thành xơ gan. 5- 10% có thể phát triển thành ung thư gan. Nếu bị nhiễm viêm gan B mãn tính, bạn có thể vẫn cảm thấy khỏe mạnh và không nhận thấy các triệu chứng. Vì vậy, điều quan trọng là bạn hãy đi kiểm tra với bác sĩ. Hiện có những cách điều trị để đối phó với bệnh viêm gan B cũng như các loại thuốc đôi khi có khả năng làm siêu vi ngưng hoạt động. Chế độ ăn uống và việc tập thể dục của bạn cũng như lượng rượu bia mà bạn uống có thể có tác động lớn lao đối với sự ảnh hưởng của bệnh viêm gan B đối với bạn.
Nhiễm viêm gan B có nguy hiểm cho thai ?
Virus viêm gan B không gây ảnh hưởng xấu cho tiến trình mang thai cũng như cho bào thai.
Việc mang thai tiến triển bình thường, thai nhi không có nguy cơ bị dị dạng.
Trường hợp mẹ bị viêm gan B nặng mới có nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non.
Ngược lại, thai kì cũng không làm nặng thêm viêm gan, tổn thương gan, nhưng có thể gây nên sự mất bù của bệnh xơ gan kèm theo. Thai kì cũng không làm tăng nguy cơ diễn tiến bệnh viêm gan thành thể tối cấp hay mãn tính.
Tiêm ngừa viêm gan B là gì ?
Có 2 miễn dịch phòng ngừa viêm gan B:
- Tạo miễn dịch thụ động
Việc tạo miễn dịch thụ động đối với viêm gan B được thực hiện bằng cách đưa kháng thể viêm gan B (HBIG: hepatitis B immunoglobulin). Được chỉ định trong trường hợp:
– Người chưa được bảo vệ sau khi tiếp xúc với chất lỏng nhiễm virus viêm gan B
– Trẻ sơ sinh được sanh ra bởi bà mẹ có HbsAg dương tính. Việc chích ngừa sớm trong vòng vài giờ đầu rất có giá trị ngăn ngừa nhiễm bệnh.
- Tạo miễn dịch chủ động
Tạo miễn dịch chủ động đối với viêm gan B được thực hiện bằng cách chích vắcxin đã được bất hoạt. Vắcxin thế hệ thứ nhất – vẫn đang được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới- có chứa protein bề mặt không nhiễm trùng đã được tinh chế , được phân lập từ huyết tương của người có HBsAg. Hiện nay, có thêm vắcxin thế hệ thứ hai- phối hợp các HbsAg được sản xuất từ nấm.
Một đợt chích ngừa viêm gan B cơ bản gồm ba lần chích ở tháng 0,4 và 6 đến 12. Theo định nghĩa, đáp ứng tốt với vắcxin là khi nồng độ anti-HBs đạt ít nhất 100 UI/l vào thời điểm 4-6 tuần sau chích mũi thứ 3. Đối với người không đạt nồng độ này, một mũi chích duy nhất nhắc lại trong vòng 1 năm được khuyến cáo. Nhiều nghiên cứu cho thấy, một người đáp ứng tốt không cần chích nhắc lại ít nhất 10 năm sau đợt chích 3 mũi.
Tiêm ngừa viêm gan B trước khi mang thai
Trước khi mang thai, bạn cần được xét nghiệm máu để biết có đang mắc bệnh bệnh viêm gan B hay không.
Xem thêm:
- Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai
- Cần bổ sung gì trước khi mang thai
- Những điều cần biết trước khi mang thai
- Tiêm phòng mũi 3 trong 1 trước khi mang thai
Nếu chưa bị bệnh viêm gan, bạn hãy chích ngừa ngay. Viêm gan B vẫn có thể lây truyền qua tình dục không bảo vệ và qua máu đã bị nhiễm bệnh (dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, hay kim chích dùng cho việc xâm mình hay xỏ lỗ tai). Đối với người lớn, có 3 lần tiêm thuốc chủng ngừa. Tiêm mũi đầu tiên vào tháng thứ nhất. Mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 1 tháng. Mũi thứ ba cách mũi thứ hai 6 tháng.
Nên tiêm ngừa đủ 3 mũi cơ bản rồi mới có thai, vì một mũi chích ngừa lần đầu chỉ có tác dụng tạo ra một lượng kháng thể bảo vệ trong vòng 3 tháng, nếu không nhắc lại, lượng kháng thể sẽ giảm xuống dần dần, và hiệu quả bảo vệ rất kém.
Nếu bạn đã mắc bệnh viêm gan, và đang muốn có thai thì nên đến bác sĩ chuyên khoa gan mật khám và tư vấn về tình trạng nhiễm siêu vi B để biết bệnh đang ở giai đoạn nào, có cần điều trị hay không. Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, không có triệu chứng, siêu vi viêm gan B đang “sống chung hòa bình” thì không cần điều trị, mà nên sinh cho đủ số con mong muốn rồi bắt đầu điều trị là hợp lý.
Nếu đang bị viêm gan B nặng, bệnh đang tiến triển, xơ gan nặng, suy tế bào gan, viêm gan bùng phát và có những biến chứng thì nhất định phải điều trị và chưa nên có con.
Tiêm ngừa viêm gan B trong khi mang thai
Đang tiêm ngừa viêm gan B mà biết có thai thì nên tạm ngưng tiêm ngừa. Vắcxin tiêm ngừa viêm gan B ở dạng không họat động, do đó không ảnh hưởng cho thai nếu chích khi đang mang thai. Tuy nhiên, trong giai đọan có thai, hệ thống miễn dịch của người phụ nữ thường suy giảm do đó việc đáp ứng với vắc xin sẽ không theo qui luật chung. Do đó, có nhiều quan điểm cho rằng không chích ngừa viêm gan B trong thai kỳ, và chờ sau sanh đánh giá mức độ đáp ứng kháng thể. Nếu nồng độ anti-HBs là 100 UI/l hay hơn có thể bảo vệ ít nhất 10 năm. Nếu nồng độ thấp hơn thì nên chích lại trong vòng 1 năm.
Trường hợp bạn đang điều trị viêm gan B bằng thuốc mà biết có thai, nếu không điều trị tiếp bệnh có thể bùng phát, gây ảnh hưởng cả mẹ lẫn con thì cần khám bác sĩ chuyên khoa gan mật, nghe tư vấn về những lợi hại của việc mang thai khi đang dùng thuốc điều trị.
Trường hợp bạn mang thai rồi mới biết có bệnh viêm gan B hoặc có nhiều nguy cơ bị nhiễm viêm gan B (thai phụ có chồng bị viêm gan B) thì tiêm ngừa viêm gan B vẫn an toàn, không ảnh hưởng cho thai nhi. Tuy nhiên, không nên chích ngừa trong ba tháng đầu thai kỳ mà chích ở những tháng sau sẽ tốt hơn.
Xem thêm:
Tiêm ngừa viêm gan B cho bé sau khi sinh
Tỉ lệ truyền nhiễm từ người mẹ mang virus viêm gan B sang cho con là 90%. Trong khi đó, tỉ lệ nhiễm virus trong cộng đồng hiện chiếm từ 10%-20% dân số nên việc tiêm vắc-xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh là rất quan trọng.
Ba mũi tiêm ngừa có thể bảo vệ bé khỏi bị viêm gan B suốt đời, nhờ vậy giảm được nguy cơ bị bệnh ung thư gan và hư hại gan trong tương lai
Nếu bạn đã nhiễm viêm gan B có HBsAg dương tính (cơ thể đang bị nhiễm siêu vi B), bé được tiêm ngừa theo phác đồ của Bệnh viện Từ Dũ như sau:
Bạn cũng nên yên tâm khi cho bé bú sữa mẹ nếu bé đã được chích ngừa viêm gan B và huyết thanh viêm gan khi mới sinh. Bệnh viêm gan không truyền qua sữa mẹ. Trừ tường hợp đầu vú bị nứt nẻ, chảy máu, mẹ cần chuyển cho bé bú sữa bình. Ngoài ra, nếu mẹ có uống thuốc phòng lây siêu vi B cho thai thì nên ngưng thuốc ngay khi sinh mới được cho bé bú.
Theo Bác sĩ Nguyễn Thế Hùng
29 thoughts on “Tiêm ngừa viêm gan B trước và trong khi mang thai”
Chào BS!
Em mới biết mình lỡ mang thai khi đang bị viêm gan B mãn tính( trước đó em chưa từng điều trị bệnh). Xin bs tư vấn cho em. Em có nên sinh em bé không? Có cách nào để sinh bé khoẻ mạnh không bị lây bệnh từ mẹ với tình trạng em đang bị VG B mãn tính? Và sau khi khi quan hệ tình dục dẫn đến em mang thai và bạn trai em khoẻ mạnh thì có cách nào ngăn ngừa để bạn trai không bị lây nhiễm bệnh từ em ạ?
Em cảm ơn bs!
Chào bạn Hiền,
Với trường hợp bị viêm gan B mãn tính, bạn nên tới bác sĩ để thăm khám làm xét nghiệm định lượng nồng độ virus viêm gan B và chức năng gan cụ thể. Nếu hiện tại chức năng gan của bạn bình thường, virus không tiến triển, bạn vẫn ăn uống tốt và khỏe mạnh thì bạn vẫn hoàn toàn có thể mang thai được. Trong quá trình mang thai cần được sự thăm khám, theo dõi đều đặn của bác sĩ. Đồng thời tiêm phòng cho con ngay trong vòng 24h đầu sau sinh để phòng lây nhiễm cho con.
Quan hệ tình dục với người nhiễm viêm gan B là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến bệnh viêm gan B lây truyền. Khả năng lây bệnh càng cao nếu người nhiễm viêm gan B đang ở giai đoạn virus nhân lên mạnh và nồng độ virus trong cơ thể người đó cao. Các hình thức quan hệ tình dục gây tổn thương niêm mạc, chảy máu thì nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B càng cao. Sức để kháng giảm, ốm yếu…
Với trường hợp của bạn trai bạn, cần đi xét nghiệm viêm gan B. Nếu như kết quả xét nghiệm của bạn ấy là âm tính thì bạn ấy nên đi đi tiêm phòng viêm gan B để phòng bệnh. Ngược lại nếu đã lây nhiễm thì cần thực hiện các xét nghiệm và thăm khám theo chỉ định của bác sĩ.
Thân ái,
Thưa bs e có bầu 9 tuần r,h tiêm vắc xin viêm gan b có ảnh hưởng j tới thai k
Chào bạn Thanh,
Cho tới nay, vacxin phòng bệnh viêm gan B được coi là an toàn đối với thai kỳ. Tuy nhiên, việc tiêm phòng viêm gan B khi mang thai, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu nên thận trọng. Theo đó, thông thường bạn sẽ được khuyên tiêm phòng viêm gan B khi thuộc đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao mà thôi.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
E bầu 9 tuần r,bị mắc viêm gan b từ trước mang thai,đi khám virut ở dạng ngủ,vậy giờ muốn phòng bệnh cho bé thì tiêm phòng luôn được k,hay phải đợi sinh xong tiêm phòng cho bé trước 24h sau sinh ạ
Chào bạn Thanh,
Khi đã mắc viêm gan B thì việc tiêm phòng cho mẹ không còn tác dụng. Vì vậy, với trường hợp của bạn cần được sự thăm khám, theo dõi của bác sĩ trong suốt quá trình mang thai và thực hiện tiêm phòng viêm gan B cho bé trong vòng 24h đầu sau sinh bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Dạ cám ơn bác sĩ đã trả lời câu hỏi của em. E xin hỏi câu nữa là. E đi khám viêm gan b thì bác sĩ bệnh của e là viêm gan B ở thể ngủ và bác sĩ có kê 2 loại thuốc ( letsuxy 500g và livosil 140mg) sau khi uống được 1 tuần thì phát hiện mình có thai vậy e vẫn uống 2 loại thuốc đó có ảnh hưởng gì không a) e xin chân thành cảm ơn.
Chào bạn Hải Yến,
Cả hai thuốc trên đều có khuyến cáo thận trọng với phụ nữ mang thai. Do đó, bạn nên tới bác sĩ thăm khám trực tiếp để được tư vấn việc dùng thuốc cụ thể bạn nhé!
Thân ái,
Xin chào bác sĩ. Xin bác sĩ cho e hỏi. E mới đi khám thì phát hiện minh bị viêm gan B thấy bảo là ở thể ngủ. Mà e có kế hoạch mang thai luôn thì có ảnh hưởng gì ko? Có cần điều trị ko
Chào bạn Hải Yến,
Nếu tình trạng viêm gan B của bạn đang ổn định, không có dấu hiệu tăng cường, không tăng men gan thì bạn có thể mang thai bình thường và không cần điều trị. Tuy nhiên cần thực hiện thăm khám đầy đủ trong quá trình mang thai để đảm bảo có sức khỏe thai kỳ tốt nhất bạn nhé!
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Chich ngua cho con sai sinh