Trong thời kỳ mang thai, thai nhi tăng trưởng làm cho cơ thể bạn thay đổi nhanh chóng. Những thay đổi này có thể gây cho bạn đôi lúc thấy khó chịu. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các mẹo vặt để giảm bớt những sự khó chịu này.
[toc]
Buồn nôn và Ói mửa
- Ăn bánh qui hay bánh mì nướng trước khi ra khỏi giường.
- Ăn chất đạm trong ngày và trước khi đi ngủ. Chất đạm giúp bạn được no lâu.
- Uống nước giữa các bữa ăn thay vì trong lúc ăn.
- Uống trà bạc hà, trà gừng hay trà hoa cúc.
- Ra ngoài hít thở không khí không khí trong lành và tập thể dục.
Các nguyên nhân thông thường
- Hóc môn thai kỳ
- Sự thay đổi cơ thể
Đau ở Háng, Vùng bụng dưới, hay Phía bên của Tử cung
- Thử đắp miếng đệm sưởi ấm hay tắm ngâm trong bồn nước ấm.
- Nghỉ ngơi.
- Uống thuốc giảm đau theo toa của bác sĩ
- Tập thể dục xoay vùng khung chậu.
- Khi nằm nghỉ để gối giữa hai chân và dưới bụng.
- Dùng đai thai sản nếu cơ bắp bụng yếu.
- Không vặn, nâng vật nặng hay thực hiện chuyển động bất thình lình.
Các nguyên nhân thông thường
- Dây chằng dính với tử cung bị căng.
- Chuyển động bất ngờ (từ em bé hoặc từ chính bạn) hay thay đổi vị trí có thể đặt sức ép lên dây chằng dính liền với tử cung. Những cơn đau này gây ra nhói và buốt.
Các cơn gò Braxton-Hicks
Các cơn gò Braxton-Hicks là những cơn co thắt của tử cung giúp cho cơ thể bạn chuẩn bị cho chuyển dạ. Cơn co thắt không đều và không đau lắm. Khi gần đến ngày dự sinh, chúng giúp làm cho mềm cổ cử cung.
Để làm cơn co thắt Braxton-Hicks chậm lại hay dễ dàng hơn:
- Uống thêm chất lỏng hay ăn chút gì.
- Tắm ngâm trong bồn nước ấm.
- Nghỉ ngơi.
- Tập những động tác hít thở.
Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn mang thai ít hơn 35 tuần, và bạn bị hơn 4-6 cơn co thắt trong một tiếng.
Bạn có thể gặp cơn gò Braxton-Hicks thường xuyên hơn nếu bạn bị
- Thiếu nước
- Áp lực
- Hoạt đồng nhiều
Táo bón
- Uống 8-10 ly nước một ngày.
- Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ
- Tập thể dục thêm.
- Uống trà dược thảo ấm hay nước khi thức dậy.
- Gác bàn chân lên một ghế đẩu khi đi cầu.
- Uống sinh tố hoa quả, nước ép trái cây.
- Không uống thuốc nhuận trường khi chưa được bác sĩ cho phép.
Các nguyên nhân thông thường
- Hóc-môn thai kỳ gây cho thức ăn di chuyển chậm tới ruột
- Thiếu nước
- Ít tập thể dục
- Dư thừa sắt
Trĩ
- Cố gắng ngăn ngừa bị bón (xem phần trên).
- Tắm ngâm trong bồn nước ấm.
- Tập những động tác Kegel.
- Dùng bọc nước đá.
Các nguyên nhân thông thường
- Sức ép từ tử cung
- Táo bón
Tiểu Thường xuyên hay khi hắt hơi hoặc ho
- Uống nước nhiều vào ban ngày, ít vào buổi tối.
- Tập thể dục Kegel.
- Lót băng mỏng.
- Nói cho bác sĩ biết nếu bạn bị đau khi tiểu tiện.
Các nguyên nhân thông thường
- Tử cung tăng trưởng, gây chèn ép bàng quang. Điều này rất thông thường ở thai kỳ thứ hai và ba.
- Nhiễm trùng bàng quang
Dịch âm đạo nhiều
- Mặc quần lót cotton (vải).
- Lót băng mỏng.
- Không mặc quần bó chặt hay quần đùi.
- Không thụt rửa (rửa sạch bên trong âm đạo).
Các nguyên nhân thông thường
- Hóc-môn thai kỳ
- Dịch âm đạo có thể nhiều hơn trong thai kỳ cuối.
- Hãy báo ngay cho bác sĩ nếu dịch âm đạo ngứa, rát hay có mùi.
Chuột rút
- Thẳng cẳng chân ra đưa ngón chân về phía đầu.
- Dùng miếng đệm sưỡi ấm.
- Xoa bóp chân.
- Tập thể dục.
- Ăn ít thịt biến chế và bớt uống nước ngọt có ga.
- Ăn thêm thức ăn có sữa (sữa, phô-mai, sữa chua) hay uống thuốc bổ sung can-xi.
- Mang giầy thoải mái, đế thấp.
- Nếu bị đau buốt, đổi tư thế hay nằm ở tư thế chéo đầu gối lên ngực trong vài phút .
- Hãy báo cho bác sĩ nếu bạn có một chân bị nóng và đau khi sờ vào.
Các nguyên nhân thông thường
- Lên cân trong khi có thai
- Sự thay đổi trong tuần hoàn
- Áp lực trên các dây thần kinh và mạch máu tới chân. Áp lực này do thai nhi tăng trưởng.
Giãn Tĩnh mạch
Giãn Tĩnh mạch là mạch máu bị sưng, vặn thường ở cẳng chân của bạn. Bạn sẽ thường thấy chúng ở dưới làn da.
- Ngồi thay vì đứng.
- Nằm nghỉ nghiêng một bên đưa chân lên. Mang vớ da nâng bụng thai phụ (vớ da tới đùi) trước khi ra khỏi giường.
- Đi bộ hay bơi lội.
- Không mang vớ chật tới đầu gối.
- Không ngồi chéo chân.
- Không đứng lâu.
Các nguyên nhân thông thường
Tĩnh mạch là mạch máu đưa máu từ tay và chân về tim. Vì thế máu trong tĩnh mạch chân của bạn đang làm việc chống lại trọng lực.
Giãn tĩnh mạch thông thường trong thai kỳ vì:
- Sự tăng trưởng của tử cung đè nén lên tĩnh mạch chân.
- Trong thai kỳ, bạn có nhiều máu hơn trong cơ thể. Điều này làm cho máu chảy lên tim từ chân khó khăn hơn.
- Hóc môn thai kỳ gây cho thành tĩnh mạch máu giãn ra. Điều này làm cho máu chảy lên tim khó hơn.
Sạm da
Màu da bị sạm có thể xuất hiện trên mặt, ngực hay bụng. Nó sẽ nhạt bớt hay phai màu sau thai kỳ.
- Tránh ánh nắng mặt trời.
- Đội nón rộng vành.
Các nguyên nhân thông thường
Hóc-môn thai kỳ có thể làm thay đổi da bạn. Chúng cũng có thể làm vài chỗ trong cơ thể đậm màu hơn.
Các vết rạn da
Bạn có thể thấy các vết rạn da trên ngực, bụng, hông hay đùi. Chúng sẽ trở thành màu bạc sau thai kỳ.
- Hãy chắc chắn bạn đã ăn đủ chất đạm.
- Dùng kem hay dầu làm mềm da từ thiên nhiên. Dầu không ngăn các vết rạn nhưng sẽ làm ít thấy hơn.
Mô sẹo có thể hình thành do da bị căng và giãn trong thai kỳ.
Mệt mỏi
Cảm thấy mệt mỏi trong thai kỳ đầu và cuối là thông thường.
- Tập thể dục cân bằng và nghỉ ngơi hợp lý.
- Ngủ trưa.
- Nếu bạn bị thiếu máu, hãy báo với bác sĩ để được điều trị thích hợp
Các nguyên nhân thông thường
- Hóc-môn thai kỳ thay đổi trong thai kỳ đầu
- Đường huyết và áp huyết thấp hơn
- Thiếu máu
Khó ngủ
- Tập những động tác nhằm thư giãn.
- Tắm ngâm trong bồn nước ấm.
- Uống sữa ấm.
- Uống trà hoa cúc hay trà bạc hà.
- Xoa bóp.
- Bổ sung thực phẩm có nhiều sinh tố B
- Dùng thêm gối cho dễ chịu.
- Không ăn uống có chất caffeine (cà-phê, nước ngọt có ga, trà, kẹo sô-cô-la).
- Không hút thuốc lá.
- Không uống thuốc ngủ.
Các nguyên nhân thông thường
- Đi tiểu thường xuyên
- Em bé năng động
- Khó tìm tư thế dễ chịu để ngủ
- Cảm thấy căng thẳng hay lo lắng
Xem thêm:
- Cẩm nang Mang thai
- Khám trước khi mang thai
- Dấu hiệu có thai
- Dấu hiệu mang thai tuần đầu
- Mang thai tháng đầu
- Những điều cấm kỵ khi mang thai
- Thức ăn tốt cho bà bầu
- omega 3 6 9 có cần thiết cho bà bầu?
- Bà bầu nên uống loại sắt nào
- Vitamin A – Bà bầu nào cũng cần biết
- DHA – Vi chất quan trọng không thể bỏ qua
- Axit folic – Bổ sung đúng cách cho bà bầu
- Dấu hiệu sắp sinh
- Cách cho con bú