Thuốc dùng cho phụ nữ mang thai và nuôi con bú

Made in Australia

Bài viết mới nhất
Dấu hiệu sắp sinh thực sự

01/05/2019

BTV Nguyễn Quỳnh

295983 đã xem

Mục lục

dau-hieu-sap-sinh-2

Thời gian từ khi bắt đầu chuyển dạ đến lúc sinh con là khoảng thời gian lâu nhất trong quá trình chuyển dạ, có thể từ 12 đến 16 tiếng. Vì thế bạn cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng vào những ngày cuối cùng của thai kỳ.

[toc]

Các dấu hiệu sắp sinh có thể không giống nhau đối với tất cả phụ nữ. Rất khó dự đoán trước thời điểm sắp sinh sẽ bắt đầu khi nào và chính xác bao lâu bạn sẽ chuyển dạ. Khi mang thai đến gần ngày dự sinh, bạn cần biết các dấu hiệu sắp sinh để có những chuẩn bị kịp thời.

CẢNH BÁO: Các dấu hiệu sắp sinh thường xuất hiện sau tuần thứ 37 của thai kỳ, tính theo thai kỳ 40 tuần. Chuyển dạ trước tuần thứ 37 được gọi là sinh non. Nếu bạn có dấu hiệu chuyển dạ sớm, bạn cần đến trực tiếp bệnh viện để được hỗ trợ.

 

Các dấu hiệu sắp sinh THỰC SỰ

dau-hieu-sap-sinh-1

Mang thai khoảng 38 đến 42 tuần là bắt đầu vào thời kỳ sắp sinh theo dự tính. Lúc sắp sinh sẽ có những dấu hiệu sau đây:

Các cơn co bóp

Các cơn co tử cung có đau bụng tăng dần lên với những đặc điểm từ nhẹ đến mạnh, từ ngắn đến dài, từ thưa đến mau với tần số là 3 cơn co trong 10 phút, hoặc xảy ra cứ mỗi 5 – 10 phút, mỗi cơn co kéo dài trên 20 giây.

CẢNH BÁO: Nếu bạn có thai dưới 37 tuần, tính theo thai kỳ dài 40 tuần, thì KHÔNG đợi cho các cơn co thắt thường xuyên bắt đầu mà hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn CÓ BẤT KỲ cơn co thắt nào, thường là hơn 4-5 lần mỗi giờ.

Các cơn co tiến triển tăng dần lên theo quá trình chuyển dạ, cơn co gây đau. Co bóp càng lúc càng mạnh hơn, nhất là lúc bạn đi bộ. Bạn có thể cảm thấy co bóp khắp vùng bụng và lưng dưới của bạn. Xoa bóp hoặc đi lại đều không thể làm giảm đau được.

Quy tắc 5-1-1

Quy tắc 5-1-1 có nghĩa là các cơn co thắt sẽ đến sau mỗi 5 phút, mỗi lần kéo dài một phút, và diễn ra trong một giờ:

5 = 5 phút một lần

1 = Kéo dài một phút trở lên

1 = Kéo dài ít nhất 1 giờ

Tuy nhiên, quy tắc này có thể không đúng cho tất cả mọi người và có thể khác với những phụ nữ mang thai lần đầu so với những người đã có con trước đó. Đặc biệt đối với những người có con so, quy tắc này có thể là là 4-1-1 (cách nhau bốn phút) hoặc thậm chí 3-1-1 (cách nhau ba phút).

Đau lưng

Đau lưng là bình thường trong khi mang thai. Nhưng khi bắt đầu chuyển dạ, cơn đau này sẽ rõ rệt hơn và có thể bị co thắt. Bất kỳ sự thay đổi nào về đau lưng trong thai kỳ nên được thảo luận với bác sĩ sản khoa.

Trong một vài trường hợp, cơn đau trở nên nghiêm trọng thì đó có thể là dấu hiệu bạn cần báo với bác sĩ ngay. Trong một số trường hợp sinh tự nhiên, hộp sọ của bé có thể chạm vào cột sống của người mẹ trong khi sinh và gây ra đau lưng dưới.

Buồn nôn ói mửa

Cơ thể của phụ nữ như một cỗ máy thông minh. Ngay trước khi bắt đầu chuyển dạ, cơ thể sẽ “cảm thấy” điều gì đó sắp xảy ra và có thể quyết định làm rỗng tất cả mọi thứ trong dạ dày. Việc làm trống này có thể xuất hiện dưới dạng tiêu chảy hoặc ói mửa.

Tiêu chảy

Trong giai đoạn đầu của chuyển dạ, cơ thể giải phóng prostaglandin, làm mềm cổ tử cung và co bóp tử cung. Chúng cũng kích thích sự vận động của ruột, làm trống ruột để nhường chỗ cho em bé. Đây là một dấu hiệu tốt vì nó giúp làm sạch bụng của bạn và tránh bất kỳ sự khó chịu nào trong quá trình chuyển dạ.

Tăng huyết áp

Khi cuộc chuyển dạ sắp bắt đầu, huyết áp của bạn sẽ tăng lên một chút.

Ra huyết hoặc máu hồng

Miệng tử cung từ từ mở ra, chất nhầy hỗn hợp ít nên làm cho máu chảy ra từ âm đạo. Bạn sẽ thấy chất nhầy (nhựa chuối) ở âm đạo.

Mở cổ tử cung

Cổ tử cung xóa hết hoặc gần hết.

Cổ tử cung đã mở từ 2cm trở lên. Giai đoạn mở cổ tử cung được tính từ khi cổ tử cung bắt đầu mở đến mở hết (10cm). Giai đoạn mở cổ tử cung thường được chia làm hai giai đoạn nhỏ.

icon-11Giai đoạn đầu cổ tử cung bắt đầu mở đến 3cm, giai đoạn này tiến triển chậm, thời gian trung bình là 8 giờ.

icon-11Giai đoạn thứ hai cổ tử cung mở từ 3cm đến 10cm, giai đoạn này tiến triển nhanh, thời gian chừng 7 giờ, mỗi giờ trung bình cổ tử cung mở thêm được 1cm hoặc hơn.

dau-hieu-sap-sinh-7

Đầu ối thành lập

khi chuyển dạ, cực dưới túi ối sẽ dãn dần ra do các cơn co tử cung dồn nước ối xuống tạo thành đầu ối.

Rò rỉ hoặc vỡ nước ối

Túi ối sẽ bị rò rỉ hoặc vỡ khi cuộc chuyển dạ chuẩn bị bắt đầu. Nó có thể là một tia nước chậm hay bắn ra đột ngột, như lúc bạn tiểu! Lúc này cần giảm bớt sự đi lại, vận động và nên đến bệnh viện ngay. Một khi túi ối đã bị vỡ, sinh bé ra là lựa chọn duy nhất.

Nếu nước ối có màu xanh lá cây hoặc màu nâu trong chất lỏng, hãy đến phòng cấp cứu vì em bé có thể đã đi cầu trong tử cung, và đây là dấu hiệu nguy hiểm.

Chỉ có khoảng 10% phụ nữ trải qua dấu hiệu sắp sinh này, trong khi những người còn lại trải nghiệm nó trong quá trình chuyển dạ. Đôi khi bạn không bị vỡ ối, và em bé sẽ được sinh ra trong túi ố.

Thai nhi lấp ló ở cổ âm đạo

Đối với những phụ nữ có con rạ, các dấu hiệu sắp sinh có thể ít bận rộn hơn những người mẹ lần đầu có con so. Trong một vài trường hợp, bạn có thể nhìn thấy đầu của em bé ở cổ âm đạo khi trên đường đến bệnh viện. Nguyên nhân của hiện tượng này là sự giãn nở của cổ tử cung và sự phá vỡ túi nước ối.

 

Các dấu hiệu sắp sinh GIẢ

dau-hieu-sap-sinh-3

Trước khi bước vào cuộc chuyển dạ thật để kết thúc thời kỳ thai nghén, từ một vài tuần đến một vài ngày trước, người sản phụ cũng đã có một số thay đổi tiền chuyển dạ như:

Bụng bầu hạ thấp xuống

Bụng sẽ tụt xuống rõ ràng khi những ngày cuối cùng của thai kỳ đến. Khi ấy, bé có thể nằm thấp sâu, sát phía vùng xương chậu. Thai hạ thấp sẽ giảm bớt một số áp lực lên dạ dày và phổi để mẹ có thể ăn nhiều hơn và thở dễ dàng hơn. Nếu đo chiều cao tử cung thấy giảm hơn.

Tuy nhiên, điều này cũng có thể xuất hiện trước vài tuần khi cuộc chuyển dạ bắt đầu. Các bà mẹ lần đầu có con sẽ cảm thấy bụng tụt sớm hơn các bà mẹ có kinh nghiệm.

Tăng dịch tiết âm đạo

Bạn hay đi tiểu, dịch tiết âm đạo tăng.

Các cơn gò Braxton Hicks

Để chuẩn bị việc sinh nở, tử cung sẽ mất một thời gian để thực hành nghệ thuật co thắt. Những cơn co thắt này thường nhẹ và không phải là dấu hiệu cho cơn chuyển dạ. Những cơn co thắt sớm này được gọi là các cơn gò Braxton Hicks.

Một số người có thể cảm nhận được những cơn co thắt này, trong khi một số khác sẽ bị các cơn đau trong những tuần cuối của thai kỳ lấn át và không thể nhận ra những cơn gò này. Sau nhiều tuần hoặc vài tháng luyện tập, cơ thể người mẹ sẽ sẵn sàng cho cuộc chuyển dạ thật sự bắt đầu.

Các cơn gò không xảy ra thường và không gần nhau hơn. Các cơn co rất nhẹ, rất ngắn, rất thưa và không đau. Đó là cơn co sinh lý trước chuyển dạ, mang tính thất thường và không tiến triển tăng dần lên như chuyển dạ thật.

Các cơn co bóp biến mất lúc bạn đổi vị trí.

Các cơn co bóp được cảm nhận thường nhất là ở phía trước bụng.

dau-hieu-sap-sinh

Xóa cổ tử cung

Cổ tử cung có thể đã xóa một phần hoặc có khi cũng đã xóa hết, ở người đẻ con rạ thì ngay trong thời kỳ tiền chuyển dạ này có khi cổ tử cung cũng đã hé mở cho lọt ngón tay dễ dàng. Tuy nhiên, cổ tử cung hầu như không tiến triển sau một thời gian theo dõi.

Các khớp lỏng lẻo

Trong khi mang thai, các hóc môn giúp làm mềm và nới lỏng các dây chằng. Đây là cách tự nhiên để mở xương chậu và đón chào bé chào đời.

Cảm thấy căng bụng/áp lực

Có một cảm giác căng bụng, áp lực rất rõ ràng khi bé đã sẵn sàng được sinh ra. Áp lực này thường cảm thấy như mẹ cần phải đi cầu.

Nút nhầy ở cổ tử cung bong ra

Nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm đã bong ra trước khi chuyển dạ, nhưng nó cũng có thể xảy ra nhiều ngày trước khi chuyển dạ. Nút nhầy này sẽ xuất hiện dưới dạng dịch và có thể đặc hơn dịch tiết bình thường từ âm đạo một chút, thậm chí pha lẫn vệt máu nhạt, có mùi nồng.

Nút nhầy này có thể bong ra khi bạn tắm hoặc xuất hiện trong quần lót.

Giảm cân

Thông thường thì những phụ nữ sắp sinh sẽ mất từ 0,5 đến 1,5kg. Trọng lượng mất đi này là trọng lượng của nước trong cơ thể.

Bùng nổ năng lượng đột ngột

Người mẹ có thể cảm thấy mình có nhiều năng lượng hơn bao giờ hết. Sự gia tăng năng lượng này thường liên quan đến bản năng làm tổ của mẹ để xây dựng một thiên đường cho em bé. Giữa những ngày khó thở và mệt mỏi, bạn có thể đột nhiên cảm thấy tràn đầy năng lượng để đứng dậy và sắp xếp ngôi nhà theo thứ tự, vẽ vời trang trí căn phòng cho bé…

Khoa học chứng minh rằng làm bản năng làm tổ không chỉ xảy ra ở các loài động vật có vú khác mà còn có ở người.

Bất chấp sự bùng nổ năng lượng của bạn, đừng xem đấy là việc phải làm. Hãy nghỉ ngơi vì cuộc chuyển dạ có thể sắp đến gần.

 

Dấu hiệu sắp sinh nào thì nên đến bệnh viện ngay lập tức?

dau-hieu-sap-sinh-4

Nếu có một trong những dấu hiệu sắp sinh dưới đây, xin hãy đến bệnh viện ngay lập tức:

iconĐau nhói từng hồi theo quy tắc: Nếu mang thai lần đầu thì khoảng 7-8 phút sẽ đau nhói một lần, mang thai lần thứ hai thì nếu có đau nhói là có thể chờ sinh ngay.

iconRa máu và kèm theo những trận đau nhói.

iconVỡ nước ối.

 

Dấu hiệu nguy hiểm cần đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

dau-hieu-sap-sinh65

iconChảy máu âm đạo

iconVỡ ối, đặc biệt là nếu nó có màu xanh hoặc nâu hoặc có mùi hôi

iconBị đau đầu, thay đổi thị lực, đau ở vùng bụng trên, hoặc sưng đột ngột (các triệu chứng của thai kỳ gây tăng huyết áp hoặc tiền sản giật)

iconBé ít hoạt động hơn.

iconĐau lưng nghiêm trọng.

iconCo thắt trước 37 tuần hoặc bất kỳ dấu hiệu sinh non nào khác.

 

Nhắn gửi cùng người sắp làm Bố

dau-hieu-sap-sinh-5

Trong thời gian vợ mang thai và sinh nở, người chồng sẽ đóng vai trò rất quan trọng, có sự ủng hộ và giúp đỡ của bố, cả hai mẹ con sẽ yên tâm và khỏe mạnh hơn.

Khi vợ đau nhói thì làm thế nào?

Nhắc nhở vợ phải tập trung chú ý vào hơi thở.

Giảm sự quấy rầy hoặc kích thích

Khi qua cơn đau nhói, người chồng nên làm gì?

Khuyến khích, nhắc nhở vợ thả lỏng và nghỉ ngơi

Giúp đút thức ăn, nước uống hoặc làm ướt môi, vì miệng khô là hiện tượng thường thấy.

Giữ gìn thân thể và giường nằm khô ráo thoáng mát, dùng khăn khô lau sạch mồ hôi hoặc thay áo quần hoặc nệm sinh sản khi bị ướt.

Trở mình giúp vợ, nếu mỏi lưng thì dùng tay xoa bóp vùng lưng và vùng đuôi xương chậu

Giúp đỡ khi vợ đi tiểu.

 

Dấu hiệu sắp sinh – Những câu hỏi thường gặp

1. Mất cảm giác thèm ăn có phải là dấu hiệu sắp sinh?

Vâng, trong giai đoạn sắp sinh, những thay đổi cơ thể sẽ làm bạn mất năng lượng, ngăn chặn cơn đói và mất cảm giác thèm ăn. Ngay cả khi bạn ăn, bạn có thể bị nôn trào ngược thức ăn. Vì vậy, bạn nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa trong quá trình chuyển dạ để bù đắp nguồn năng lượng bị mất đi.

2. Đau đầu và buồn nôn có phải là dấu hiệu sắp sinh?

Nhức đầu và buồn nôn thường xảy ra một hoặc hai ngày trước khi bắt đầu chuyển dạ. Bạn có thể trải qua cơn đau đầu và buồn nôn kèm với nhiều lo lắng. Hãy gọi cho bác sĩ để nhận được sự giúp đỡ.

3. Các dấu hiệu cho thấy cổ tử cung của bạn đang mở ra là gì?

Bạn có thể kiểm tra sự giãn nở bằng ngón tay bằng cách trượt dễ dàng vào lỗ mở, và bạn có thể cảm nhận được hình dạng đầu của bé mềm mại mượt mà. Cảm nhận được đầu của bé là dấu hiệu sắp sinh gần kề. Và nhớ hãy đảm bảo rằng bàn tay của bạn sạch sẽ và không nhiễm trùng.

4. Nhiệt độ cơ thể có thay đổi trước khi sắp sinh?

Nhiệt độ cơ thể có thể tăng một độ hoặc nhiều hơn do các cơn co thắt và nóng bừng khi cuộc chuyển dạ sắp đến gần.

5. Chuyển động của thai nhi tăng có phải là dấu hiệu sắp sinh?

Bé sẽ thay đổi cách con di chuyển khi mẹ gần sinh vì bé đã hết không gian trong túi ối và cố gắng thích nghi với chuyển động của mẹ.

6. Làm gì nếu bị vỡ ối nhưng không có các cơn co thắt?

Nếu bạn bị vỡ ối, nhưng không xuất hiện các cơn co thắt, bác sĩ sẽ giúp bạn sinh bé. Điều này cần được thực hiện sớm để ngăn ngừa em bé bị nhiễm trùng vì túi ối không còn để bảo vệ bé nữa. Ngoài ra, bạn và em bé có nguy cơ nhiễm liên cầu nhóm B khi bị vỡ túi nước ối. Vì vậy hãy liên hệ bác sĩ ngay khi phát hiện đã vỡ ối.

Hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị túi đi sinh sẵn sàng. Đừng sợ hãi hay suy nghĩ lo lắng quá nhiều. Thay vào đó, hãy duy trì chế độ nghỉ ngơi phù hợp, ăn uống – bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cơ thể khỏe mạnh. Cơ thể khỏe mạnh, tư tưởng thoải mái sẽ giúp bạn vượt cạn dễ dàng hơn. Tập trung các phương cách khác nhau để thư giãn và giảm đau trước ngày trọng đại này bạn nhé!

Xem thêm:

Theo tài liệu từ Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em – Bộ Y tế

Xem thêm
Bài viết nổi bật

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

PM Procare diamond là thuốc bổ tổng hợp chuyên dùng cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai và nuôi con bú có cung cấp đầy đủ các dưỡng chất bao gồm:

– Omega 3 (DHA/EPA) dạng Triglycerid dễ hấp thu hàm lượng cao, tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 (tương ứng với tỷ lệ DHA/EPA được tìm thấy trong sữa mẹ) – phù hợp nhất đối với phụ nữ mang thai và nuôi con bú, cho khả năng hấp thu và phát huy tác dụng tốt nhất.

Hàm lượng 216mgDHA/45mgEPA đáp ứng ĐỦ nhu cầu của cơ thể giúp tăng khả năng thụ thai, phát triển não bộ, thị giác của mẹ và con; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con  nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,…

– Acid folic 500mcg, đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh, giúp quá trình tạo máu và phân chia tế bào,… Acid folic cũng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của tinh trùng

– 24mg sắt nguyên tố, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sắt của cơ thể, phần còn lại bạn có thể dễ dàng bổ sung từ thức ăn. Dùng sắt trước – trong khi mang thai giúp quá trình tạo máu, phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt, sảy thai, thai chậm phát triển, sinh non,…

– I-ốt 200mcg, đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ, phòng ngừa các rối loạn do thiếu I-ốt như: chứng đần độn, chậm phát triển,…

– Kẽm: cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai và bánh nhau. Thiếu Kẽm ở mẹ là nguyên nhân của suy dinh dưỡng bào thai. Kẽm còn cần thiết cho sự sản sinh tinh trùng và hormon sinh dục nam.

– Betacaroten (tiền chất của Vitamin A): Cần thiết cho hoạt động của cả tim, phổi, thận, mắt  và nhiều cơ quan khác

– Vitamin C: Vitamin C giúp tăng miễn dich, tăng hấp thu sắt,… Vitamin C còn làm giảm khuynh hướng tinh trùng dính chùm vào nhau – đây là 1 trong những nguyên nhân gây vô sinh thường gặp.

– Các Vitamin và khoáng chất khác

Sự kết hợp hài hòa Omega-3 (DHA, EPA) với các vitamin và khoáng chất trong thuốc PM Procare diamond giúp:

– Nâng cao sức khỏe sinh sản, cải thiện tỷ lệ thụ thai thành công cho các cặp vợ chồng

– Phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh

– Giúp mang thai đủ tháng, chỉ số thể chất khi sinh tốt hơn

– Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng lên trong thai kỳ, để cơ thể khỏe mạnh, nuôi dưỡng thai nhi tốt hơn

– Cần thiết cho sự phát triển toàn diện não bộ, thị giác, thể lực, khả năng vận động của trẻ; giúp con khỏe mạnh, thông minh ngay từ trong bụng mẹ

– Có lợi đối với sức khỏe tổng thể, nâng cao thể trạng, cải thiện đề kháng

– Giảm nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh

– Giúp giảm các biểu hiện khó chịu của tình trạng ốm nghén, phòng chống các biến chứng trong thai kỳ như tiền sản giật, đái tháo đường, sảy thai, thai lưu, đẻ non…

Với thành phần gồm đầy đủ các dưỡng chất, bao gồm acid béo Omega 3 (DHA, EPA) hàm lượng cao cùng các vitamin và khoáng chất thiết yếu, thuốc PM Procare diamond sẽ hấp thu tốt nhất khi bạn uống ngay sau bữa ăn (chậm nhất là 1h sau ăn).

Bạn nên uống tốt nhất 1 viên sau bữa ăn sáng. Nếu không uống được sau bữa sáng thì có thể uống sau bữa trưa hoặc sau bữa tối đều được.

Chỉ lưu ý không uống thuốc trước khi đi ngủ, bởi trong thuốc có một số thành phần gây tỉnh táo có thể khiến bạn khó ngủ.

PM Procare và PM Procare diamond đều là thuốc bổ tổng hợp, cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho thai kỳ. PM Procare cung cấp các dưỡng chất ở hàm lượng cơ bản, còn PM Procare diamond là sản phẩm cao cấp, cung cấp các dưỡng chất ở hàm lượng cao hơn, tối ưu hơn:

– Hàm lượng DHA/EPA là 216mg/45mg (cao gấp PM Procare 1.5 lần) – Đáp ứng ĐỦ nhu cầu của cơ thể

– Hàm lượng acid folic là 500mcg, I-ốt là 200mcg  – Đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể

– Hàm lượng sắt 24mg, đáp ứng hơn 80% nhu cầu vể sắt,… (phần còn lại thức ăn hàng ngày dễ dàng cung cấp đủ)

– Nhiều Vitamin và khoáng chất khác…

PM Procare diamond cung cấp đầy đủ – toàn diện các dưỡng chất để tối ưu bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Giúp mẹ có sức khỏe thai kỳ tốt nhất cũng như cung cấp đủ dưỡng chất cho con phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Nhất là trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp như hiện nay, việc tăng cường bổ sung dinh dưỡng không chỉ nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tăng lên cho mẹ và con mà còn để nâng cao để kháng, bảo vệ thai kỳ an toàn trước dịch bệnh.

-> Mong muốn cung cấp dưỡng chất tốt ưu và điều kiện kinh tế cho phép thì PM Procare diamond là lựa chọn tốt nhất.

Hoặc nếu chế độ ăn của mẹ tốt, đầy đủ – đa dạng các nguồn thực phẩm, mang thai trong độ tuổi sinh đẻ lý tưởng (22-34 tuổi), sức khỏe không có điểm gì cần lưu ý đặc biệt và muốn tối thiểu chi phí thì mẹ bổ sung thuốc PM Procare để cung cấp các dưỡng chất ở hàm lượng cơ bản cũng đáp ứng đủ nhu cầu.

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, với một thai kỳ bình thường mẹ bầu cần bổ sung khoảng 27mg sắt nguyên tố mỗi ngày là đủ (bao gồm từ thức ăn và thuốc bổ sung).

Với nhu cầu này, nếu chế độ ăn của bạn tương đối tốt, có thể ăn được 1-2 lạng thịt cá mỗi ngày thì chỉ cần bổ sung lượng Sắt tối thiểu (khoảng 5mg như trong PM Procare) là hợp lý, không dư thừa và không gây ra các tác dụng phụ như táo bón, khó chịu dạ dày.

Nếu chế độ ăn không đảm bảo bạn có thể lựa chọn PM Procare diamond với hàm lượng sắt lên tới 24mg, đáp ứng hơn 80% nhu cầu sắt cho cơ thể, phần còn lại bạn có thể dễ dàng bổ sung từ thực phẩm hàng ngày.

Chỉ bổ sung thêm sắt khi có chỉ định của bác sĩ trong trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy bạn thực sự có thiếu máu do thiếu sắt mà thôi.

Do canxi khi bổ sung liều cao làm cản trở hấp thu sắt và một số thành phần trong thuốc bổ tổng hợp nên để đảm bảo các thành phần dưỡng chất được hấp thu tốt nhất thì hàm lượng canxi trong thuốc Procare không cao.

Cùng với sự phát triển của thai nhi, từ tháng thứ 4 thai kỳ trở đi, nhu cầu canxi mẹ bầu cần cung cấp bắt đầu tăng cao khiến chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ. Lúc này, ngoài Procare mẹ bầu nên bổ sung thêm canxi từ thuốc riêng lẻ bên ngoài.

Nên lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi ở dạng canxi hữu cơ như canxi citrat, canxi lactat gluconat… để cơ thê dễ hấp thu, không gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Sản phẩm bổ sung canxi nên có sự kết hợp của các thành phần Canxi – Mg – Vitamin D3 để tăng cường khả năng hấp thu canxi tối ưu; tăng cường sức mạnh hệ cơ – xương; giúp giảm đau mỏi lưng hông, giảm chuột rút cho mẹ. Canxi hữu cơ Magcaldi là sản phẩm mẹ có thể tham khảo sử dụng.

Thời điểm bô sung canxi cũng cần cách xa thời điểm uống Procare ít nhất 2h và không nên uống quá 500mg canxi/lần vì cơ thể chúng ta chỉ hấp thu tốt nhất khi bổ sung canxi ở mức liều <500mg/lần mà thôi

Thuốc PM Procare diamond đã cung cấp 216mg DHA, 45mg EPA ở dạng Triglycerid dễ hấp thu và phù hợp nhất đối với phụ nữ mang thai và nuôi con bú – đáp ứng Đủ nhu cầu của cơ thể. Chính vì vậy nếu uống PM Procare diamond rồi thì bạn ko cần bổ sung thêm DHA nữa nhé!

Thuốc PM Procare đã cung cấp DHA, EPA ở dạng Triglycerid dễ hấp thu và phù hợp nhất đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai và nuôi con bú. Thuốc sẽ cùng với thức ăn hàng ngày đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Vì vậy, uống PM Procare rồi thì bạn ko cần bổ sung thêm DHA nữa nhé!

Chuẩn bị mang thai, mang thai và cho con bú là lúc cơ thể cần cung cấp nhiều dưỡng chất để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, có rất nhiều chất dinh dưỡng cần cung cấp cho thai kỳ mà cơ thể thường thiếu nếu chỉ bổ sung từ thực phẩm hàng ngày. Chính vì vậy, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, bổ sung thêm thuốc bổ như PM Procare /PM Procare diamond là cần thiết.

Procare là thuốc chuyên dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú để đáp ứng nhu cầu dưỡng chất tăng lên của cơ thể trong thời kỳ này. Thành phần của thuốc được nghiên cứu kỹ lưỡng để cùng với bữa ăn hàng ngày có thể đáp ứng VỪA ĐỦ nhu cầu của cơ thể mà không lo dư thừa. Do đó, tùy thuộc vào chế độ ăn hàng ngày mà bạn có thể chủ động bổ sung PM Procare hay PM Procare diamond cho cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu. Tuy nhiên, nếu điều kiện cho phép thì việc thăm khám bác sĩ trước khi bổ sung là tốt nhất bạn nhé!”

“Nóng” là thuật ngữ dân gian và trong Đông Y với biểu hiện khô, táo có thể gặp phải như khô miệng, táo bón. Hiện tượng này thường xảy ra khi bạn bổ sung nhiều chất đạm, chất béo mà thiếu chất xơ, uống ít nước. Hoặc khi bạn bổ sung sắt, canxi liều cao. Với bà bầu, mang thai là lúc cơ thể có nhiều thay đổi, sự  tăng – giảm của một số hormon khiến tăng cường các hoạt động cơ bản làm bà bầu dễ “nóng” hơn…

Để giảm thiểu tình trạng “nóng trong” này, trước hết mẹ bầu cần thực hiện chế độ ăn hài hòa, đa dạng các nguồn thực phẩm, uống nhiều nước; đồng thời bổ sung các dưỡng chất vừa đáp ứng đủ nhu cầu mà thôi. PM  Procare /PM Procare diamond cung cấp 18 dưỡng chất thiết yếu, các thành phần của thuốc được nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng để cùng với thức ăn hàng ngày đáp ứng vừa đủ nhu cầu của cơ thể chứ không gây dư thừa. Do đó, PM Procare/PM Procare diamond thường ít hoặc không gây ra các hiện tượng trên cho bà bầu so với các sản phẩm cùng nhóm. Bạn có thể yên tâm sử dụng để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu.

Bản chất thuốc PM Procare/PM Procare diamond là cung cấp các dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể thường thiếu trong thai kỳ (các dưỡng chất vốn được cung cấp từ thực phẩm hàng ngày nhưng do nhu cầu tăng cao trong thời kỳ mang thai và cho con bú nên chế độ ăn thông thường khó đáp ứng đủ). Các thành phần đều được kiểm tra kiểm soát chặt chẽ từ khâu nguyên liệu, trong quá trình sản xuất, kiểm nghiệm – thử nghiệm kỹ lưỡng; đặc biệt là thành phần công thức được nghiên cứu để đáp ứng vừa đủ nhu cầu chứ không dư thừa. Chính vì vậy, PM Procare/PM Procare diamond là sản phẩm an toàn khi dùng đúng với liều khuyến nghị. Rất hiếm gặp các trường hợp rối loại tiêu hóa nhẹ (táo bón, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi). Uống thuốc cùng hoặc ngay sau bữa ăn có thể giúp làm giảm các tác dụng này.

Thông báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ phản ứng phụ  nào xảy ra.

Để việc bổ sung hiệu quả và hấp thu tốt nhất mẹ cần lưu ý:

– Thời gian uống thuốc: Nên uống thuốc ngay sau bữa ăn, chậm nhất là 1h sau ăn

– Không uống PM Procare/PM Procare diamond trước khi đi ngủ bởi các thành phần dưỡng chất trong thuốc có thể khiến bạn khó ngủ

– Thời điểm uống PM Procare/PM Procare diamond và Canxi nên cách xa nhau ít nhất 2h để đảm bảo các thành phần dưỡng chất được hấp thu tốt nhất

– Nên uống thuốc bằng nước lọc là tốt nhất. Không uống kèm sữa, nước cam hay các thức uống khác trong vòng 1-2h trước và sau uống thuốc. Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt…

– Không dùng thuốc quá liều chỉ định

– Không dùng sản phẩm quá hạn sử dụng

PM Procare/ PM Procare diamond là sản phẩm bổ sung đa vi chất tổng hợp với mục đích cung cấp vừa đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp mọi quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra tốt đẹp nhất. Các thành phần trong thuốc được nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng để cùng với chế độ ăn hàng ngày có thể đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể mà không lo dư thừa. Nếu bạn có sức khỏe không được tốt cho lắm, chế độ ăn chưa đầy đủ, hay bạn muốn bổ sung thêm để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng Procare thường xuyên.                                                       

Với liều lượng 01 viên sau ăn mỗi ngày, cho tới nay chưa ghi nhận được tác dụng bất lợi nào của thuốc Procare trừ một số trường hợp có thể gặp táo bón nhẹ.

BÌNH LUẬN CỦA KHÁCH HÀNG

156 thoughts on “Dấu hiệu sắp sinh thực sự”

    1. Chào bạn Thúy Liễu,
      Bạn nên tới bác sĩ để được theo dõi, kiểm tra và hỗ trợ kịp thời (nếu cần) nhé!
      Chúc bạn môt thai kỳ mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông,

    1. Chào bạn Thảo,
      Khi có dấu hiệu sắp sinh, bạn nên tới bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và hỗ trợ kịp thời bạn nhé!
      Chúc bạn mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông!

    1. Chào bạn Nguyệt,
      Tất cả các biểu hiện bất thường khi mang thai đều cần hết sức thận trọng. Nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Vì vậy, khi có bất kỳ các biểu hiện bất thường nào thì bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể và hỗ trợ kịp thời.
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!

    1. Chào bạn Hạnh,
      Đau lưng, đau bụng từng cơn là các dấu hiệu cho thấy có thể bạn sắp tới thời gian sinh nở. Cơn đau bụng trước sinh sẽ lặp lại theo chu kỳ, mỗi lúc một đau hơn và thời gian lặp lại ngắn dần. Bạn để ý theo dõi và tới bác sĩ để được hỗ trợ nếu thấy nghi ngờ bạn nhé!
      Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông!

    1. Chào bạn Hoàng Yến,
      Đau bụng ra máu ở tuần 40 là dấu hiệu sắp sinh. Bạn nên tới bác sĩ để được hỗ trợ càng sớm càng tốt.
      Chúc bạn mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Ý KIẾN CỦA BẠN
Vui lòng để lại thông tin cần tư vấn tại đây để được chuyên gia giải đáp trong thời gian sớm nhất
VIDEO MỚI NHẤT

TIN HỮU ÍCH

Tư vấn chuyên gia
Vui lòng để lại thông tin cần tư vấn tại đây để được chuyên gia giải đáp trong thời gian sớm nhất
ĐĂNG KÝ MUA HÀNG
PM Procare
-
+
PM Procare Diamond
-
+
Canxi Magcaldi
-
+
Giá tiền

0

VNĐ

Add Your Heading Text Here

Đơn hàng đã được đặt thành công ! Cám ơn quý khách đã tin dùng sản phẩm của chúng tôi.