Khám tiền sản trước khi mang thai là gì?
Khám tiền sản trước khi mang thai được thực hiện cho các cặp vợ chồng đang mong muốn có thai. Khám tiền sản như một cuộc khám sức khỏe trước khi mang thai tổng quát, sẽ giúp đưa ra thông tin đầy đủ về gia đình và sức khỏe của cả hai vợ chồng. Trên cơ sở đó, các bác sĩ sẽ thực hiện việc tư vấn một các khoa học, chính xác và hiệu quả để đảm bảo cho sức khỏe của cặp đôi vợ chồng và em bé trong tương lai.
[toc]
Khám tiền sản trước khi mang thai
Khám tiền sản cần chuẩn bị gì?
1. Tâm lý thoải mái
Việc đi khám tiền sản là việc làm cần thiết và tự nhiên nên không có việc gì phải căng thẳng.
2. Giấy tờ liên quan đến sức khỏe
Giấy tiêm chủng: đã tiêm chủng bệnh lý gì
Kết quả khám sức khỏe gần nhất
Nhiều bạn khám sức khỏe nhiều rồi nhưng khi khám tiền sản lại quên mang theo. Vì thế nếu đã có các giấy tờ này, nên mang theo hết để bác sĩ chẩn đoán được nhanh và dễ dàng.
3. Ghi lại những tiền sử bệnh lý của mình
Cần ghi lại những vấn đề về sức khỏe trong quá khứ để cung cấp được rõ ràng, đầy đủ cho bác sĩ như đã từng mổ bệnh gì, vấn đề trong những lần mang thai trước ,dị ứng thuốc gì, có đang điều trị bệnh gì không.
Cần cung cấp thêm thông tin về các bệnh lý di truyền trong gia đình (ba mẹ, anh chị em ruột).
Đã từng tiếp xúc với hóa chất gì độc hại như chất tẩy rửa, hương thơm tổng hợp, thuốc trừ sâu, diệt côn trùng, hóa chất, thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay, vật dụng có chứa thủy ngân, chì, chất phóng xạ, thuốc lá, bia rượu, ma túy… trong công việc hoặc ở nhà hay không
Tiền sử chu kỳ kinh nguyệt đối với người vợ.
Thói quen ăn uống, rượu bia, hút thuốc lá, thể thao, có bị mệt hay ngất gì không… đối với người chồng.
Những thông tin này không cần quá khó khăn để chuẩn bị, chỉ cần chúng ta để ý một chút thì sẽ cung cấp được đầy đủ cho bác sĩ.
Các cơ sở y tế, bệnh viện có phân khoa Sản phụ khoa đều có thể thực hiện dịch vụ khám tiền sản này.
Chuẩn bị các giấy tờ y tế và thông tin bệnh lý để cung cấp cho bác sĩ khi khám tiền sản
Nội dung khám tiền sản
Chiều cao, cân nặng, huyết áp
Dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người phụ nữ để tư vấn cho việc chuẩn bị mang thai.
Các bệnh về tiền sử gia đình
Nhằm phát hiện khả năng mắc các bệnh phổ biến, có vai trò của yếu tố di truyền trong gia đình của vợ hoặc chồng, để có thể tiên lượng và dự phòng nguy cơ truyền bệnh cho thế hệ sau.
- Dị tật bẩm sinh hình thái như dị tật tim bẩm sinh, nứt đốt sống, khe hở môi, hàm, chân khèo, trật khớp háng…
- Bệnh di truyền: máu khó đông, thalassemia, u xơ thần kinh type I, thiếu men G6PD, thiểu năng giáp bẩm sinh, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh,…
- Suy giảm thính lực
- Suy giảm thị lực
- Đái tháo đường
- Tăng huyết áp
- Chậm phát triển tâm thần
- Trầm cảm
- Tâm thần phân liệt
- Sẩy thai, thai chết lưu, tử vong chu sinh
- Khó có con hoặc vô sinh
Nếu trong gia đình bên vợ hoặc chồng đã có người bị mắc các bệnh có yếu tố di truyền trên, cả hai vợ chồng cần thông báo cho các bác sĩ tư vấn để có hướng dự phòng và điều trị trước khi mang thai.
Các bệnh về sức khỏe cá nhân
Nhằm đánh giá toàn diện tình trạng sức khỏe của vợ và chồng để chuẩn bị tốt cho việc mang thai
- Độ tuổi mang thai có nhỏ hơn 18 hay lớn hơn 35 hay không: nếu ngoài ngưỡng này sẽ tăng nguy cơ và biến chứng trong khi mang thai và sinh con.
- Thiếu máu: dễ gặp phải những tình huống khi mang thai như đẻ non; suy dinh dưỡng thai nhi; tăng thể tích bánh rau; chảy máu thêm trong thai kỳ, lúc chuyển dạ, sau sinh; thiếu oxy cho mẹ, tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu sản…
Chỉ số huyết sắc tố (HST) trong xét nghiệm công thức máu là chỉ số quan trọng để đánh giá thiếu máu.
Thiếu máu xảy ra khi HST ở nam < 130g/L; ở nữ < 120g/L; ở phụ nữ có mang < 100g/L.
☛ Xem đầy đủ trường hợp: Bà bầu bị thiếu máu
- Tăng huyết áp: tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi mang thai như giảm lượng máu và dinh dưỡng cung cấp tới thai nhi; rau bong non; sinh non; các bệnh lý tim mạch; ngoài ra còn có những nguy cơ cho mẹ như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…
Tăng huyết áp ở người trưởng thành khi huyết áp tối đa ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu ≥ 90mmHg trong ít nhất hai lần khám khác nhau.
- Bệnh tim: biến chứng sản khoa cao như vỡ ối non, tiền sản giật, sinh non, thai chậm phát triển, thai nhẹ cân, tử vong sơ sinh, băng huyết sau sinh, rối loạn huyết áp, huyết khối, chuyển dạ sinh non, tử vong chu sinh.
Các cuộc thử nghiệm gắng sức, siêu âm tim sẽ cho phép đánh giá cấu trúc và chức năng của tim nhằm phát hiện ra bệnh.
- Hen suyễn: có liên quan đến những biến chứng gồm băng huyết, dọa sinh non, thai nhẹ cân, thai chậm phát triển, dị tật bẩm sinh, tiền sản giật, sản giật, hạ đường huyết trẻ sơ sinh; dẫn đến các bệnh lý cho thai phụ như suy hô hấp, tổn thương do áp lực, tử vọng mẹ.
Trước khi mang thai cần trao đổi với bác sĩ về loại thuốc và kế hoạch điều trị hen để nhằm bảo đảm an toàn cho thai kỳ.
- Các bệnh lý gan mật không liên quan đến thai nghén (viêm gan tự miễn, viêm gan siêu vi B hay C mạn, bệnh Wilson, xơ gan): bệnh và thuốc đang điều trị có thể ảnh hưởng đến mẹ và con trong thai kỳ.
Viêm gan siêu vi B: nguy cơ biến chứng về sau như suy gan, ung thư gan, xơ gan và tử vong.
- Các bệnh lý gan mật liên quan đến thai nghén
Các bệnh lý gan mật bắt đầu mắc khi đang có thai (viêm gan siêu vi các loại, hội chứng Budd-Chiari, các bệnh sỏi đường mật)
Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan và đánh giá tình trạng mắc bệnh viêm gan siêu vi B, C sẽ giúp phát hiện bệnh và chăm sóc chuyên khoa được phù hợp hơn.
Nếu người mẹ chưa bị nhiễm, nên tiêm chủng viêm gan siêu vi B.
Các bệnh liên quan đến gan chỉ gặp khi có thai (ốm nghén nặng, hội chứng HELLP, viêm gan mỡ cấp do thai nghén)
Vì thế khi mang thai cần đi khám ngay nếu có các biểu hiện vàng da, ngứa, đau bụng, nôn mửa…
- Bệnh tuyến giáp: có thể dẫn đến tiền sản giật, sinh non, suy tim xung huyết, cơn bão giáp, trẻ nhẹ cân khi sinh, thai chết lưu, rau bong non, thiếu máu, sẩy thai…
Bệnh của tuyến giáp được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng đặc thù và xét nghiệm máu để đo nồng độ TSH, T3 và T4, TSI.
- Các bệnh tự miễn (lupus ban đỏ hệ thống, bệnh Basedow, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp): mỗi loại bệnh tự miễn gây ra những hậu quả khác nhau cho thai nhi và thai phụ.
Các bác sĩ sẽ quan sát triệu chứng và chỉ định những xét nghiệm, sinh thiết đặc trưng để đưa ra chẩn đoán và điều trị.
Người mẹ cũng sẽ nhận được tư vấn đầy đủ bởi các bác sĩ chuyên khoa về nguy cơ, nhận được sự điều trị đúng đắn, lựa chọn thời điểm mang thai hợp lý, theo dõi sát thai kỳ cho cả mẹ và thai để giúp hạn chế các biến chứng trong thai kỳ.
- Thuyên tắc mạch (cục máu đông) ở chân và phổi: tình trạng máu đóng cục làm tắc nguồn cung cấp dưỡng chất, nguy hiểm hơn nếu vỡ ra và đi khắp cơ thể, trong đó có mạch phổi, gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng.
Các xét nghiệm máu sẽ cho thấy bà bầu có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch hay không.
- Đái tháo đường: gây nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi như thai vô sọ, nứt đốt sống, não úng thủy, teo thận, nang thận, hai niệu đạo, dị tật tim mạch; thai lớn, nguy cơ hạ đường huyết cấp sau sinh; đa ối; sẩy thai; thai chết lưu…
Các xét nghiệm như HbA1C ≥ 6,5%, glucose máu ≥ 126mg/dL, nghiệm pháp dung nạp đường huyết bằng đường uống ≥ 200mg/dL cho kết quả là đái tháo đường. Cần nhịn đói ít nhất 8 giờ trước khi làm nghiệm pháp. Tốt nhất là làm vào buổi sáng.
- Khám răng và các bệnh về răng miệng: bệnh nướu răng có thể gây sinh non, trẻ nhẹ cân do vi khuẩn gây bệnh tạo ra hoocmôn gây co thắt tử cung.
Trong quá trình khám răng, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách giữ gìn vệ sinh răng miệng và tư vấn về ảnh hưởng của tình trạng nhiễm trùng nướu răng đến thai kỳ.
Thai nghén thường làm trầm trọng hơn bệnh lý về thận và tăng nguy cơ dẫn đến kết quả thai kỳ xấu như tăng nguy cơ sẩy thai, thai chậm phát triển, sinh non, tăng huyết áp, tăng protein.
Một số xét nghiệm đánh giá chức năng thận như xét nghiệm sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, công thức máu, siêu âm bụng…
- Bệnh lao: phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh lao hơn và sẽ có nguy cơ sinh con nhẹ cân, sẩy thai, thai chết lưu, lây nhiễm bệnh lao sang cho con, phụ nữ được chẩn đoán lao ở cuối thai kỳ tỷ lệ tử vong tăng lên gấp 4 lần và tỷ lệ nhiễm độc thai nghén cũng tăng lên.
Xét nghiệm phản ứng da tuberculin TST giúp phát hiện bệnh lao. Nếu kết quả âm tính, cần tiêm phòng vắc-xin BCG.
- Bệnh HIV / AIDS: Nếu người phụ nữ đã bị nhiễm HIV thì không nên có thai.
Xét nghiệm HIV trước khi mang thai sẽ giúp phát hiện sớm và có phương tiện trị liệu thích hợp.
- Bệnh tiền sản giật, sản giật trong lần mang thai trước: gây ra cho thai phụ bị phù phổi cấp, suy tim, suy gan, suy thận, xuất huyết não, tử vong; ở thai nhi là làm thai chết lưu trong tử cung, thai kém phát triển, chết sau sinh, sinh non.
Nếu phụ nữ trước khi mang thai có nguy cơ hoặc đã từng có tiền sử tiền sản giật, sản giật sẽ được các bác sĩ tư vấn về các yếu tố nguy cơ, triệu chứng và quản lý tiền sản giật cũng như dự phòng với Canxi và Aspirin.
- Ung thư cổ tử cung: phụ nữ mắc bệnh này rất khó mang thai.
Xét nghiệm PAP giúp phát hiện những tế bào bất thường trong lớp biểu mô cổ tử cung.
- Ung thư vú: Phụ nữ trên 20 tuổi nên tự khám vú hàng tháng sau khi sạch kinh để phát hiện các khối u bất thường ở vú và thông báo kịp thời đến bác sĩ chuyên khoa.
Chụp nhũ ảnh là biện pháp hữu hiệu nhất để phát hiện sớm ung thư vú.
- Một số bệnh ung thư khác: có thể gây ra nguy cơ vô sinh hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Các bác sĩ chuyên khoa về ung bướu và sản khoa sẽ tư vấn về tác động của ung thư lên khả năng sinh sản.
- Động kinh: có thể gây ra giảm nhịp tim thai nhi, thai nhi bị tổn thương, rau bong non, sẩy thai, sinh non, trẻ có nguy cơ bị động kinh, trẻ bị dị tật bẩm sinh do tác dụng từ thuốc chống động kinh.
Các bác sĩ chuyên khoa tâm thần sẽ tư vấn và cân nhắc các biện pháp điều trị trước và trong khi mang thai.
Liệt kê tất cả các loại thuốc đang dùng với bác sĩ: cần thận trọng khi uống tất cả các loại thuốc bao gồm (thuốc tây, thực phẩm chức năng, thuốc đông y…) vì những loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hoặc nặng hơn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và thai. Cần trao đổi với bác sĩ về dự định mang thai để đảm bảo các thuốc sử dụng là hoàn toàn an toàn.
- Siêu âm ổ bụng: giúp đánh giá các tổn thương ở gan, mật, hệ tiết niệu, hệ sinh dục, lách, tụy, đường tiêu hóa, dịch ổ bụng, khoang màng phổi, màng ngoài tim… Khi đi siêu âm cần nhịn ăn trước 8 giờ, có thể uống nước không có chất béo và đường. Nhịn tiểu căng.
- Rubella, Sởi, Quai bị: thai phụ mắc các bệnh này dễ gây sẩy thai, thai chết lưu hoặc sinh non; trẻ mắc Rubella bẩm sinh có các biểu hiện nghiêm trọng như điếc, mù, dị tật tim, chậm phát triển tâm thần và các bất thường khác.
Những phụ nữ chưa tiêm vắcxin hay chưa có miễn dịch với Rubella và chưa có thai nên tiêm chủng vắcxin MMR và cần tránh mang thai trong ít nhất từ 1 đến 3 tháng. Vắcxin MMR không được chích cho phụ nữ mang thai. Nên chích cả hai vợ chồng.
- Thủy đậu: thai nhi sẽ có nguy cơ mắc thủy đậu bẩm sinh, tay chân ngắn, tật đầu nhỏ, chậm phát triển tinh thần, đục thủy tinh thể, bệnh lý võng mạc…; thai phụ mắc bệnh thủy đậu dễ viêm phổi nặng, có nguy cơ tử vong cao.
Bất kỳ ai chưa được tiêm chủng đầy đủ và chưa bị thủy đậu bao gồm tất cả phụ nữ trong độ tuổi mang thai và đang không có thai đều cần tiêm chủng vắcxin thủy đậu, sau đó không nên có thai trong ít nhất từ 1 đến 3 tháng sau khi tiêm. Vắcxin thủy đậu không được chích cho thai phụ. Nên chích cả hai vợ chồng.
- Cúm: có thể gây ra sẩy thai, sinh non hay sinh con nhẹ cân.
Vắc xin phòng cúm có thể chích trước, trong và sau khi mang thai. Vắc xin cúm dạng xịt mũi không được sử dụng cho thai phụ. Nên chích cả hai vợ chồng.
- Bạch hầu, ho gà, uốn ván: có thể gây tử vong cao cho bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trước đây chưa chủng ngừa uốn ván, bạch hầu và ho gà nên chủng ngừa trước khi mang thai. Nên chích cả hai vợ chồng. Tìm hiểu thêm về: Cần chuẩn bị gì trước khi mang thai
Bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể
Ngoài các công việc thăm khám nói trên, chị em nên chú ý về chế độ dinh dưỡng để chuẩn bị chào đón một thành viên mới trong gia đình. Bổ sung đúng – đủ dưỡng chất ngay từ khi dự định mang thai là việc nên làm để cơ thể khỏe mạnh, chủ động phòng ngừa các nguy cơ có thể xảy ra do thiếu dưỡng chất như: khó thụ thai, dị tật ống thần kinh, thiếu máu, thai còi cọc, chậm lớn…
Nên sử dụng sản phẩm bổ sung có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành chính thống tại Việt Nam và được các chuyên gia bác sĩ sản khoa hay người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Việc dùng các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, hàng xách tay… cần hết sức lưu ý. Nhất là trong tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường như hiện nay.
Khám tiền sản trước khi mang thai là việc làm tối quan trọng và cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro thấp nhất cho mẹ và thai nhi, cũng như chuẩn bị một khởi đầu thật hoàn hảo khi chuẩn bị cho sự ra đời của một thành viên vô cùng quan trọng của gia đình. Hy vọng bài viết sẽ góp một phần nào đó để quá trình chuẩn bị mang thai của các bà mẹ tương lai diễn ra một cách tốt đẹp hơn. Cuối cùng xin chúc các mẹ sức khỏe và hạnh phúc.
Theo GS. TS. BS. Cao Ngọc Thành – Hiệu Trưởng Trường Đại Học Y Dược Huế
TS. BS. Dương Quốc Trong – Nguyên Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Dân Số Kế Hoạch Hóa Gia Đình, Bộ Y Tế
24 thoughts on “Khám tiền sản trước khi mang thai: không thể bỏ qua”
Muon tu van truoc khi mang thai
Chào bạn,
Chuẩn bị mang thai cả bạn và chồng cần khỏe mạnh. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ sinh ra trứng và tinh trùng khỏe mạnh, do đó làm tăng cường khả năng thụ thai thành công và sinh ra em bé khỏe mạnh sau này.
Đê có cơ thể khỏe mạnh, trước hết hai vợ chồng cần có chế độ làm việc nghỉ ngơi phù hợp, tránh xa rượu, bia, thuốc lá, thuốc phiên, hóa chất độc hại, giữ tinh thần vui vẻ thoải mái. Đồng thời thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Theo cơ chế sinh học, trứng bắt đầu chín khoảng 3 tháng trước khi nó được giải phóng để tham gia vào quá trình thụ tinh. Tinh trùng cũng cần từng ấy thời gian để phát triển hoàn thiện. Do đó, một chế đô ăn uống nghỉ ngơi điều độ, bổ sung dưỡng chất phù hợp sẽ giúp cho trứng, tinh trùng phát triển khỏe mạnh, tăng khả năng thụ thai và thai nhi sau này phát triển toàn diện. Hơn nữa, đa số phụ nữ chưa biết mình có thai trong một vài tuần đầu tiên. Trong khi đó, hầu hết các cơ quan trong cơ thể được hình thành ngay trong thời gian đầu thai kỳ. Vì vậy, ngoài tăng cường chế độ ăn, phụ nữ và nam giới được khuyên dùng thuốc bổ như PM Procare từ 3 tháng trước khi có thai là tốt nhất để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh, tăng cường tỷ lệ thụ thai thành công, phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho thai kỳ sắp tới.
Bạn có thể tham khảo bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn: Cẩm nang chuẩn bị mang thai – hướng dẫn từ A đến Z
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
tư vấn gói khám sức khoẻ trước khi mang thai.
Chào bạn Nguyên,
Bạn vui lòng liên hệ bệnh viện sản gần nhất để được tư vấn cụ thể bạn nhé!
Thân ái,