Các em bé cần đến DHA vì nó là một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của các hệ cơ quan của cơ thể. Trong khi có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của sức khoẻ thần kinh (não) và mắt của em bé, phụ nữ bổ sung DHA cũng đem lại ích lợi cho sức khoẻ miễn dịch và tim mạch, đồng thời cũng làm tăng khả năng sinh sản ở những cặp đang dự định có thai.
Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, người mẹ là nguồn duy nhất cung cấp chất dinh dưỡng này. Lượng DHA cao hơn có liên quan đến việc cải thiện sự phát triển thần kinh và mắt cũng như giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh dị ứng. Ngược lại, nếu người mẹ ăn lượng DHA thấp hơn trong thời kỳ mang thai và cho con bú thì đứa trẻ dễ bị mắc các vấn đề về hành vi và học tập, bao gồm các triệu chứng liên quan đến bệnh rối loạn thiếu tập trung (ADD/ADHD) hơn.
Điều tối quan trọng với các bậc cha mẹ là việc chăm sóc và sự phát triển của con mình. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng để một đứa trẻ phát triển tốt nhất thì cần phải có một nguồn dinh dưỡng tốt trong suốt giai đoạn phát triển bào thai và cả trong thời thơ ấu.
Người mẹ cần được bắt đầu cung cấp chất dinh dưỡng từ 3 tháng trước khi thụ thai. Nếu ngay từ sớm, bà mẹ tương lai duy trì sức khoẻ tốt trước và trong suốt thai kỳ, cũng như trong thời kỳ cho con bú, họ sẽ không chỉ tăng cơ hội thụ thai, mà còn tạo cho đứa trẻ của họ có một sự khởi đầu tốt hơn trong cuộc sống. Dĩ nhiên, sức khoẻ tốt đòi hỏi phải có dinh dưỡng tốt. Ngoài axit folic, các chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho bà mẹ và em bé là các axit béo omega-3 như EPA (axit Eicosapentaneoic) và DHA (axít docosahexaenoic). Mặc dù EPA cũng quan trọng, nhưng DHA được coi là thành phần cốt yếu hơn vì nhu cầu sinh trưởng cũng như nhu cầu khối lượng của nó.
Người lớn có thể thu nhận được DHA và EPA qua việc chuyển hoá axit alpha-linoleic, axit béo có trong các dầu thực vật. Tuy nhiên, đáng tiếc là quá trình này rất không hiệu quả. Dầu cá cung cấp nguồn DHA và EPA trực tiếp và đáng tin cậy hơn nhiều. Để có các điều kiện tốt nhất cho việc thụ thai, nuôi dưỡng và phát triển trong các giai đoạn bào thai và sơ sinh thì cần phải có một nguồn DHA tốt từ 3 tháng trước khi thụ thai.
DHA và EPA là hai thành phần tích cực chủ yếu của các axit béo omega-3. Tuy nhiên, DHA là một thành phần chính của màng tế bào thần kinh và mắt, cần thiết cho hoạt động tâm trí và thị lực
DHA là axit béo nổi trội nhất trong hệ thần kinh trung ương (não và tuỷ sống), được tìm thấy trong thành cấu trúc của tế bào não. Thật là kinh ngạc, não của bào thai có 60% lipid hoặc mô mỡ, mà 40% trong đó là DHA. Ở trong tử cung, thai nhi đòi hỏi một lượng tăng hấp thu DHA lớn để tương ứng với lượng DHA của não tăng lên trong thời kỳ mang thai và trong các tháng sau khi sinh. Điều này được chứng minh ngay khi sinh, trọng lượng não của em bé bằng khoảng 70% trọng lượng não của người trưởng thành, còn 15% sự phát triển của não xảy ra trong các năm thơ ấu và trước khi tới trường.
DHA có vai trò quan trọng trong suốt quá trình phát triển này. DHA tập trung nhiều hơn ở võng mạc, ở đó nó chiếm tới 60% lượng axit béo. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi trẻ đang phát triển nhận được DHA trong suốt quá trình mang thai và cho con bú, thì mức độ lưu thông của DHA cao hơn, có thể giúp nuôi dưỡng sự phát triển của mắt và thị lực tốt.
Như đã đề cập, DHA có tính quyết định đối với sức khoẻ và chức năng của não, đóng vai trò chính trong khả năng nhận thức, trí nhớ và hành vi. Bằng chứng chứng tỏ rằng trẻ em hấp thu DHA cao hơn qua người mẹ trong quá trình mang thai và cho con bú thì sẽ giảm thiểu được nguy cơ phải đối mặt với các vấn đề về nhận thức và hành vi và giảm thiểu nguy cơ phải trải qua các rối loạn tâm trí, bao gồm các triệu chứng liên quan đến bệnh trầm cảm và rối loạn thiếu tập trung (ADD/ADHD). Ví dụ như, việc cung cấp DHA và EPA cho các bà mẹ trong quá trình mang thai và cho con bú được chỉ ra là có liên quan tích cực đến trí thông minh của trẻ em.
Rõ ràng là tình trạng dinh dưỡng của người mẹ là yếu tố chủ yếu quyết định trọng lượng khi sinh của em bé khoẻ mạnh và lượng DHA vừa đủ trong cơ thể có liên quan tới việc tận dụng khoảng thời gian một bào thai nằm ở trong tử cung để phát triển. DHA và EPA giúp nuôi dưỡng một hệ tim mạch khoẻ mạnh, vì vậy góp phần vào việc duy trì cung cấp máu ở nhau thai khoẻ mạnh cho bào thai đang phát triển, đáp ứng nhu cầu về oxy và dinh dưỡng.
Trong khi DHA là đặc biệt quan trọng, thì EPA cũng rất cần thiết. EPA là thành phần cốt yếu cho sự phát triển và chức năng của não bộ (chức năng truyền và nhận tín hiệu), càng trở nên quan trọng hơn đối với trẻ sau khi sinh để có khả năng học và tập trung. Quan trọng đối với thị giác tốt, EPA cũng giúp củng cố sức khoẻ tim mạch nhằm cải thiện tuần hoàn máu và cung cấp các lợi ích cho sức khoẻ mạch trong thời gian dài, giảm thiểu nguy cơ các bệnh tim mạch khi về già. EPA cũng liên quan đến việc điều chỉnh hormon và tâm trạng, kích thích tăng trưởng và trợ giúp sự miễn dịch qua việc giảm ho do dị ứng và hen ở trẻ nhỏ. EPA còn đem lại lợi ích cho cuộc sống khi về già nhằm cải thiện hoặc giảm thiểu nguy cơ các bệnh về da và xương khớp.
Khi một đứa trẻ lớn lên và trưởng thành, nhu cầu cao về DHA và EPA (với một phạm vi hẹp hơn) vẫn tiếp tục tồn tại. Các điều tra dân số (dịch tễ học) và các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng những người trung niên hoặc người già mà có lượng DHA ở màng tế bào nhiều thì có ít nguy cơ phải trải qua các bệnh về tim mạch như đau tim hay đột quỵ, cũng như giảm thiểu nguy cơ bị suy giảm nhận thức nhanh và dẫn đến chứng mất trí.
Vì vậy, tất cả những người lớn nên dùng DHA và EPA. DHA nói riêng giúp duy trì cuộc sống cân bằng, làm cho con người có thể đối phó tốt hơn với những căng thẳng của công việc và gia đình. Axit béo omega-3 trợ giúp các vấn đề về kinh nguyệt, mãn kinh và sinh sản. Thêm nữa, việc bổ sung DHA có liên quan đến việc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thoái hoá điểm vàng do tuổi già.
DHA và EPA là các axit béo omega-3 được tìm thấy trong dầu cá. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, nên bổ sung sản phẩm cung cấp dầu cá với tỷ lệ thành phần DHA/EPA ~4/1 để DHA vận chuyển tối ưu qua nhau thai và phát huy tác dụng tốt nhất. Lưu ý lựa chọn sản phẩm cung cấp Omega 3 ở dạng tự nhiên Triglycerid để cơ thể dễ hấp thu.
Tài liệu tham khảo
- McCann JC, Ames BN. Is docosahexaenoic acid…… Am J Clin Nutr. 2005 Aug;82(2):281-95
- Alessandri JM, et al. Polyunsaturated fatty acids ….. Reprod Nutr Dev. 2004 Nov-Dec;44(6):509-38
- Innis SM. Perinatal biochemistry and……… J Pediatr. 2003 Oct;143(4 Suppl):S1-8
- Kidd, PM. Omega-3 DHA and EPA….. Altern Med Rev. 2007 Sep;12(3):207-27
- Helland IB, et al. Maternal Supplementation…… Pediatrics 2003;111;e39-e44
- Richardson, AJ, Montgomery P. The Oxford-Durham Study……. Pediatrics (2005) 115:1360-1366
- Nemets H et al. Omega-3 treatment….. Am J Psych 2006 163:1098-1100
- Amminger GP et al. Omega-3 fatty acids…… Biol Psych 2007 61:551-553
- Seddon JM, et al. Dietary fat and risk….. Arch Ophthalmol. 2001 Aug;119(8):1191-9
- Cho E et al. Prospective study of dietary…… Am J Clin Nut 2001 73(2):209-218
- Peat JK et al. Three-year outcomes. J Allergy Clin Immunol 2004 114:807-813
- Schiano V et al. Omega-3 polyunsaturated…… Clin Nutr. 2008 Jan 29
- Tziomalos K, et al. Fish oils and……. Curr Med Chem. 2007;14(24):2622-8
- Surette ME. The science behind……. CMAJ. 2008 Jan 15;178(2):177-80
- Martindale: The Complete Drug Reference © 2005 The Pharmaceutical Press