Giai đoạn mang thai là giai đoạn cần chăm sóc nhất với mẹ và con, nó quyết định tới sức khỏe và là nền tảng thể lực cho con sau này. Vậy mẹ cần bổ sung thuốc gì trước khi mang thai? Bố hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của PM Procare nhé.
[toc]
Nên bắt đầu bổ sung thuốc bổ vào lúc nào?
Thời điểm bổ sung thuốc bổ cho mẹ tốt nhất là 3 tháng trước khi mang thai, bởi vì theo cơ chế sinh học, trứng bắt đầu chín khoảng 3 tháng, trước khi nó được giải phóng để tham gia vào quá trình thụ tinh, do đó nếu thời điểm này bà mẹ uống các loại thuốc, vitamin tổng hợp sẽ tốt nhất cho quả trứng phát triển khỏe mạnh. Việc bổ sung thuốc bổ nên diễn ra liên tục không gián đoạn vì những dưỡng chất này cũng là tiền đề quan trọng cho con hình thành ống thần kinh trong 7 tuần đầu. Bố cũng nên lưu ý thêm đây là giai đoạn rất nhạy cảm và dễ xảy ra tổn thương nghiêm trọng nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu bổ sung sớm các dưỡng chất quan trọng như acid folic 400mcg/ngày.
Những loại chất bổ tối quan trọng nào cần được bổ sung cho mẹ bầu?
Các loại thuốc bổ cho mẹ bầu cần tối thiểu phải có các thành phần quan trọng sau:
Đây là một thành phần tham gia quá trình tạo máu, ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi như bệnh nứt đốt sống, vô sọ Đây là một dị tật xảy ra ở thai nhi do một vài ống thần kinh xung quanh hệ thần kinh trung ương không khép kín hoàn toàn, đặc biệt là trong 7 tuần đầu của thai kỳ.
Thiếu axit folic gây nên thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ – một dạng thiếu máu giống như do thiếu vitamin B12 gây ra. Các mẹ bầu thiếu axit folic quá nhiều sẽ có nguy cơ sảy thai cao, sinh non, dễ mắc chứng rồi loạn tâm thần sau sinh, suy dinh dưỡng bào thai. Trẻ khi sinh ra cũng dễ mắc các bệnh về tim mạch, hở hàm ếch nếu mẹ thiếu axit folic nghiêm trọng.
Đây là hai loại acid béo thuốc nhóm Omega-3. DHA là thành phần chính trong chất xám của não bộ, võng mạc, tham gia tích cực vào hoạt động của hệ tim mạch và miễn dịch… DHA chiếm tới 20% trọng lượng của não bộ và chiếm tới gần 60% trong võng mạc. DHA và EPA tạo ra độ nhạy của các tế bào thần kinh, giúp truyền thông tin nhanh và chính xác hơn. Bình thường, cơ thể không tự sản sinh được DHA nhưng nhu cầu cơ thể đối với DHA lại rất lớn nên cần bổ sung thường xuyên.
Đối với phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ, công thứ DHA/EPA tối ưu là tỷ lệ 4.5 DHA/ 1 EPA, Bổ sung DHA/EPA theo công thức chuẩn này sẽ giúp bà bầu phòng chống được một số bệnh thường gặp khi mang bầu như tiền sản giật, sản giật, đái tháo đường thai kỳ, trầm cảm sau khi sinh.
Thực phẩm giàu Omega-3
Iod là vi chất quan trọng với sự phát triển của thai nhi đặc biệt là hệ thần kinh trẻ. Cơ thể cần I-ốt để sản xuất ra hormon tuyến giáp (T3, T4), giúp đảm bảo sự chuyển hóa chất bình thường trong cơ thể, giúp hình thành và phát triển não bộ của thai nhi. Sự hư hại hệ thần kinh ở bào thai và trẻ nhỏ do thiếu hoặc thừa i-ốt nặng và kéo dài là hậu quả rất khó khắc phục.
Trong quá trình mang thai, nếu bà mẹ bị suy giáp có thể bị tiền sản giật, bất thường bánh nhau, chảy máu nhiều sau sinh, còn đứa trẻ khi sinh có thể bị đần độn, kém phát triển về trí tuệ, nhẹ cân. Mặt khác, nếu bổ sung quá nhiều I-ốt, hormon tuyến giáp bị sản xuất quá nhiều có thể gây tình trạng Cường giáp và cũng gây ra hậu quả nặng nề như sinh non, tiền sản giật, suy tim ở thai phụ hoặc thai chết lưu, sảy thai, thai chậm phát triển, dị tật thai nhi bẩm sinh.
Sắt là thành phần thiết yếu tham gia vào quá trình tạo máu của cơ thể. Khi mang thai, nhu cầu tạo máu của cơ thể tăng lên khoảng 50%, do đó cần nguồn bổ sung nguyên liệu cũng tăng lên tương ứng. Với lượng sắt đầy đủ cho cơ thể, máu có thể vận chuyển đầy đủ Oxy nuôi dưỡng thai nhi.
Nếu mẹ thiếu sắt ở giai đoạn đầu mang thai từ tháng 1-3 dễ gây ra sảy thai hoặc thai bị chết lưu. Nếu Mẹ thiếu sắt ở những giai đoạn sau, có thể dẫn tới hiện tượng đẻ non, bào thai bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển nhận thức, giảm phát triển trí tuệ ở con sau này. Thiếu sắt khi mang thai còn khiến Mẹ có nguy cơ bị băng huyết khi sinh, gây nguy hiểm đến tính mạng, có thể dẫn tới tử vong cả mẹ và con.
Vitamin A là vi chất quan trọng giúp tăng tỷ lệ sống sót của thai nhi, cần thiết cho phát triển thị giác của trẻ, nhưng cũng rất nguy hiểm nếu bổ sung quá liều, do Vitamin A có thể tích lũy trong cơ thể bà bầu và gây sinh con bị quái thai, dị tật bẩm sinh nhiều bộ phận. Liều khuyến cáo cho phụ nữ mang thai ở Việt Nam là 800 mcg/ngày. Các sản phẩm có uy tín thường bổ sung Vitamin A dưới dạng Betacaroten là dạng tự nhiên, an toàn hơn. Đồng thời lượng Betacaroten bổ sung cho cơ thể thường không quá 70% nhu cầu Vitamin A hàng ngày do Vitamin tồn tại dạng Betacaroten trong nhiều loại rau quả màu đỏ, cam và dễ dàng bổ sung cho cơ thể qua thực phẩm.
Canxi giúp thai hình thành và phát triển hệ cơ xương của trẻ, nếu thiếu chất này người mẹ có thể bị hỏng men răng, loãng xương do thai nhi lấy Canxi trực tiếp từ người mẹ khi bị thiếu. Lượng Canxi bổ sung cho mẹ bầu và bà mẹ cho con bú khoảng 1,200 mg/ngày là đủ.
Ngoài các dưỡng chất quan trọng, dễ bị thiếu, thừa trong quá trình mang thai trên đây thì trong viên uống cho bà bầu còn có thêm một số dưỡng chất khác như các loại Vitamin B, Vitamin D3, Vitamin E, Vitamin PP, Magie… Hàm lượng các hoạt chất này thường thấp và tương tự nhau ở các loại viên uống tổng hợp và dễ dàng bổ sung từ nguồn thực phẩm hàng ngày.
Thực phẩm giàu Canxi
Bổ sung thuốc bổ cho bà bầu thế nào mới đúng cách?
Bổ sung thuốc bổ cho bà bầu đúng cách là bổ sung ngay từ trước khi mang thai, trong suốt quá trình mang thai và khi cho con bú.
- Trước giai đoạn mang thai 1-3 tháng: nhằm đảm bảo thai nhi không bị thiếu hụt dinh dưỡng quan trọng nhất là acid folic trong giai đoạn 7 tuần đầu tiên của thai kỳ (giai đoạn hình thành ống thần kinh), DHA/EPA giúp tăng cường khả năng thụ thai.
- Trong giai đoạn mang thai: Là giai đoạn chính và cực kỳ quan trọng. Suốt 9 tháng, dinh dưỡng vitamin cho bà bầu sẽ quyết định sức khỏe tinh thần và thể chất của em bé giai đoạn mới chào đời. Đây cũng là giai đoạn giúp mẹ duy trì sức khỏe tốt cho hành trình “mang nặng” và sẵn sàng “vượt cạn”.
- Trong giai đoạn cho con bú: Em bé ra đời chỉ là sự khởi đầu. Dinh dưỡng trong thời kỳ đầu cũng rất quan trọng và sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính và tốt nhất trẻ sơ sinh. Vitamin và khoáng chất từ mẹ sẽ theo sữa mẹ cung cấp cho bé. Vì vậy mẹ hãy tiếp tục bổ sung dưỡng chất không ngừng để sữa mẹ đích thực là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé nhé.
Sự phát triển của Y học ngày càng chứng minh sự cần thiết của việc bổ sung vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ trong quá trình mang thai, cho con bú để giúp em bé được phát triển toàn diện nhất từ những năm tháng đầu đời. Lựa chọn đúng các loại viên uống bổ sung cho bà bầu là biện pháp giúp chống lại tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai; giúp cho bà bầu và thai nhi có được sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất, nâng cao chất lượng cuộc sống.
2 thoughts on “Vợ mang bầu nên bổ sung những gì?”
mình muốn hỏi trước khi mang thai nên bổ sung thực phẩm chức năng gì. m bị thoái hóa 2 đốt sống lưng
Chào bạn Quỳnh,
Chuẩn bị mang thai cả bạn và chồng cần khỏe mạnh. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ sinh ra trứng và tinh trùng khỏe mạnh, do đó làm tăng cường khả năng thụ thai thành công và sinh ra em bé khỏe mạnh sau này.
Đê có cơ thể khỏe mạnh, trước hết hai vợ chồng cần có chế độ làm việc nghỉ ngơi phù hợp, tránh xa rượu, bia, thuốc lá, thuốc phiên, hóa chất độc hại, giữ tinh thần vui vẻ thoải mái. Đồng thời thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ngoài tăng cường chế độ ăn, bạn và chồng có thể dùng mỗi ngày 01 viên thuốc bổ đa vi chất tổng hợp PM Procare hoặc PM Procare diamond để cung cấp:
– DHA/EPA có vai trò quan trọng đối với tính linh động của tinh trùng, làm tăng cường dòng máu tới tử cung, giúp cho quá trình thụ thai; cần thiết cho sự phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ. Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglycerid với tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 là tỷ lệ vận chuyển tối ưu qua nhau thai và phát huy tác dụng tốt nhất.
– Acid folic bổ sung đầy đủ trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu giúp ngăn ngừa 70% tỷ lệ khuyết tật ống thần kinh; bổ sung trong suốt thai kỳ giúp cho quá trình tạo máu và phân chia tế bào. Acid folic cũng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của tinh trùng
– Sắt giúp tạo máu, phòng ngừa thiếu máu, sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai,…
– kẽm có vai trò quan trọng cho mọi hoạt động của cơ thể, cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai và bánh nhau. Kẽm còn cần thiết cho sự sản sinh tinh trùng và hormon sinh dục nam.
– Mg: cần thiết cho quá trình trao đổi chất của calci, photpho, natri, kali, vitamin C, một số vitamin nhóm B; giúp điều hòa trạng thái thần kinh và chức năng vận động của hệ cơ; chuyển hóa đường, chất béo… thành năng lượng
– Vitamin C giúp tăng miễn dich, tăng hấp thu sắt,… Vitamin C còn làm giảm khuynh hướng tinh trùng dính chùm vào nhau – đây là 1 trong những nguyên nhân gây vô sinh thường gặp.
– I-ốt giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ; phòng ngừa những rối loạn do thiếu I-ốt: chứng đần độn, chậm phát triển,…
– Các vitamin A,B,C,D,E và khoáng chất khác
Nên bổ sung từ trước khi mang thai từ 3 tháng để cơ thể khỏe mạnh, tăng cường tỷ lệ thụ thai thành công, phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi sau này
Với tình trạng thoái hóa đốt sống lưng bạn cần lưu ý nhiều hơn tới chế độ sinh hoạt hàng ngày của mình: hạn chế mang vác vật nặng, học cách nâng vật nặng đúng cách, giữ tư thế đúng trong mọi hoạt động: đứng, ngồi… luyện tập thể dục đều đặn, giữ mức cân nặng hợp lý, nghỉ ngơi khi có triệu chứng đau… Và đặc biệt cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất bạn nhé!
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!