Bệnh lý đái tháo đường thai kỳ có thể dẫn tới những nguy cơ như tiền sản giật, sản giật, dị tật thai, thậm chí sẩy thai. Mẹ bị đái tháo đường thai kỳ cần kiểm soát tốt tình trạng bệnh, bắt đầu với chế độ ăn và luyện tập hàng ngày.
Chế độ ăn và luyện tập có thể giúp kiểm soát tình trạng đái tháo đường thai kỳ
Khi nào được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ?
Thông thường đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) phát hiện được từ tháng 4 của thai kỳ và có thể khỏi sau khi sinh khoảng 6 tuần. Đạt 2 chỉ số sau đây thì chẩn đoán xác định ĐTĐTK:
- Đường huyết lúc đói ≥ 150mg %.
- Sau 02 giờ, uống 75g đường huyết ≥ 140mg%.
Ảnh hưởng đái tháo đường thai kỳ
* Đối với mẹ:
- Mẹ bị đái tháo đường thực sự hoặc bệnh nặng hơn nếu mẹ đã bị ĐTĐ.
- Mẹ bị tiền sản giật hoặc sản giật và sẽ tăng nguy cơ này ở lần mang thai sau.
- Mẹ tăng cân trên 20kg, đa số thai to, con sinh ra cân nặng trên 4kg, đa ối.
- Mẹ ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều (nước tiểu có đường), bị nấm candida tái phát nhiều lần..
- Mẹ bị nhiễm trùng, viêm thận, viêm bể thận và băng huyết sau sinh.
- Mẹ bị sẩy thai nhiều lần liên tiếp hoặc thai chết lưu không rõ lý do.
* Đối với con:
- Dị dạng thai, dị tật bẩm sinh về thần kinh, cơ…
- Thai to sinh ra dễ gãy xương, sang chấn khi sinh và mổ.
- Tăng tỷ lệ tử vong thai nhi và trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi chào đời từ 2-5 lần.
- Suy hô hấp, hạ đường huyết, canxi, nguy cơ đái tháo đường di truyền.
Ổn định đường huyết trong thai kỳ bằng chế độ dinh dưỡng
Thực phẩm thai phụ nên ăn
- Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để ổn định đường huyết. Ăn 3 bữa chính và 1-2 bữa ăn phụ.
- Nên ăn thịt nạc, cá nạc, đậu hũ, yaourt, sữa không béo, không đường.
- Nên ăn thực phẩm ít gây tăng đường máu: gạo lức, đậu đỗ, rau xanh, củ quả, trái cây ít ngọt.
Lưu ý: Đối với phụ nữ mang thai 6 tháng cuối thêm 350 cal/ngày. Đối với phụ nữ cho con bú thêm 550 cal/ngày.
Những loại thực phẩm nên giảm ăn:
- Giảm ăn các thực phẩm nhiều đường: bánh kẹo, trái cây ngọt, kem, chè…
- Giảm ăn mặn và thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp: khô, thịt nguội, mì gói, đồ hộp…
- Giảm ăn các thực phẩm nhiều chất béo như: da, lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, phủ tạng (gan, tim, thận).
- Giảm uống rượu, bia, nước ngọt, cà phê, chè đặc, nước ép trái cây ngọt.
Giá trị dinh dưỡng của thực đơn:
- Năng lượng 2400 Kcal: P = 67.5g ≈ 15% năng lượng; L = 50g ≈ 25% năng lượng; G = 270g ≈ 55% năng lượng.
- Chất xơ: 20-25g/ ngày.
- Ăn nhạt tương đối: Natri £ 2000mg/ ngày – NaCl < 6g/ ngày.
- Đủ các yếu tố vi lượng và vitamin: vitamin nhóm B, C, E, A.
Xem thêm: Bà bầu ăn gì cho con thông minh ngay từ trong bụng?
Ổn định đường huyết bằng vận động
Tập thể dục không những giúp thai phụ chuẩn bị cho cuộc sinh nở sắp tới được thành công, nhanh chóng, nhẹ nhàng, tăng khả năng chịu đựng mà nó còn giúp họ quản lý được cân nặng của mình. Tuy nhiên vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh trước khi tham gia các hoạt động này:
1. Đi bộ:
- Đi bộ là hoạt động rất tốt cho phụ nữ mang thai. Không nên cố gắng đi bộ khi cơ thể đã mệt mỏi và có thể nghỉ ngơi bất cứ lúc nào mình muốn.
- Hỗ trợ tim mạch tốt nhất cho phụ nữ mang thai.
- Giúp hệ cơ bắp săn chắc, tử cung được co bóp nhanh và dễ dàng hơn, đốt cháy calo, kiểm soát tốt trọng lượng của bản thân, giảm nguy cơ táo bón.
- Giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm nguy cơ đái tháo đường và tiền sản giật.
2. Chạy bộ nhẹ nhàng
- Tuân thủ nguyên tắc: tập nhẹ nhàng, vừa sức, tránh thở dốc, chọn đoạn đường bằng phẳng. Thông báo cho bác sĩ theo dõi thai kỳ biết về chế độ tập chạy của mình.
- Giảm thiểu xác suất bệnh tiểu đường thai kỳ, viêm tĩnh mạch chân, áp huyết cao và bệnh trĩ.
- Củng cố cơ cột sống giúp hỗ trợ duy trì tư thế cần thiết trong thời gian mang thai.
Chế độ luyện tập phù hợp giúp nâng cao sức khỏe và kiểm soát bệnh lý ĐTĐTK
3. Bơi lội
- Giảm chứng bệnh đau lưng, cơ bắp vận động, các mạch máu được nước massage, thúc đẩy máu lưu thông tốt cho mẹ và con, phòng ngừa táo bón, phù chân.
- Giúp phổi khỏe, hít sâu tốt, điều chỉnh vị trí thai nhi để sinh dễ dàng .
- Giúp tiêu hao năng lượng thừa, phòng tránh tiền sản giật và đái tháo đường.
- Tiếp xúc ánh nắng mặt trời, giúp sát khuẩn và cholesterol dưới da chuyển hóa thành vitamin D3 (vitamin giúp hấp thụ canxi, phốt pho tốt cho xương của thai nhi).
- Giảm đau đầu, giúp hệ thống thần kinh của bé phát triển khỏe mạnh.
4. Yoga
- Giúp luyện thở, cung cấp lượng oxy dồi dào và đào thải khí cacbonic.
- Giúp hệ xương khớp được dẻo dai, kiểm soát trọng lượng, giảm nguy cơ đái tháo đường.
- Giúp thư giãn, giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi.
5. Khiêu vũ
- Giúp tránh stress, tinh thần vui vẻ và thoải mái.
- Giúp cơ thể nhẹ nhàng và uyển chuyển hơn, hạn chế nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và cao huyết áp trong thai kỳ.
Nguồn: Khoa Dinh dưỡng và Tiết chế – Bệnh viện Từ Dũ
192 thoughts on “Thực đơn và chế độ luyện tập cho bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ”
em đang mang thai tuần thứ 35. lúc 26 tuàn em làm xét nghiệm 75g đường cho kq như sau: (84,132,133). sau đó lúc 33 tuần em ktra đường lúc đói là 95mg, sau ăn 2g là 114mg, bác sỹ yêu cầu giảm ngọt, giảm tinh bột. và hẹn 2 tuần tái khám. em đã áp dụng chế độ giảm tinh bột( mỗi ngày ăn 2 nửa chén cơm, nhiều rau, nhiều thịt cá, tôm) uống sữa không đường và ăn trái cây ít ngọt. Nhưng do em thường xuyên bị đói nên em ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày( khoảng 8 bữa cả phụ và chính). em rất lo lắng là tình trạng của em có thể ảnh hưởng không tốt cho em bé. Mong nhận được tư vấn từ chương trình. Em xin cảm ơn!
Chào bạn Anh Đoàn,
Kết quả đo đường huyết của bạn như vậy nghĩa là bạn vẫn chưa kiểm soát được đường huyết của mình. Mục tiêu kiểm soát đường huyết là đường huyết lúc đói < 5,8mmol/l, đường huyết 1 giờ sau ăn 7,8mmol/l và 2 giờ sau ăn < 7,2mmol/l. Cũng không nên để mức đường huyết lúc đói thấp dưới 3,4 mmol/l. Khi bị tiểu đường thai kỳ thì chế độ ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng để ổn định đường huyết. Bạn cần tránh xa các thức ăn chứa nhiều đường, sữa có đường, nước ngọt, hoa quả chứa nhiều đường, hạn chế tinh bột, thức ăn nhiều dầu mỡ...; tăng cường ăn thịt nạc, cá nạc, rau xanh, nên ăn các thức ăn ít gây tăng đường huyết như gạo lức, đậu đỗ... Quan trọng là bạn cần chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ ăn trong ngày, không để bụng quá lo hoặc quá đói đê tránh tăng đường huyết hay hạ đường huyết quá mức. Nếu chế độ ăn không giúp giảm đường huyết thì bạn có thể sẽ được chỉ định uống thuốc để ổn định đường huyết. Đái tháo đương thai kỳ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Nhưng đáng mừng là bạn có thể kiểm soát được tình trạng này thông qua chế độ ăn hàng ngày. Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên cũng là một biện pháp giúp ổn định đường huyết hiệu quả. Do đó, bạn hãy kiên trì thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ bạn nhé! Để vừa giảm gánh nặng ăn uống bổ sung dưỡng chất vừa cung cấp đủ chất cho thai nhi phát triển, bạn có thể sử dụng viên đa vi chất tổng hợp PM Procare diamond mỗi ngày. Thuốc PM Procare diamond có chứa hàm lượng DHA/EPA cao, chất này đã được chứng minh là có khả năng giúp làm giảm tình trạng kháng insulin ở sản phụ, do đó giảm tình trạng đái tháo đường trong thai kỳ. Bạn chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên sau bữa ăn là đủ.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông!
Tôi mang thai 28 tuần và chuẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ. Bs bảo điều chỉnh chế độ ăn. Hnay tôi đo ở nhà buổi sáng trc ăn là 5.1, sau ăn sáng 2h là 6.2 và sau ăn tối 2h là 8.0 ( tối nay thực đơn của tôi có cá kho có đường). Cho hỏi chỉ số đo của tôi như vậy có ăn toàn cho mẹ bầu không? Xin cảm ơn.
Chào bạn Thanh Bình,
Chỉ số đường huyết của bạn như vậy là rất tốt bạn nhé! Bạn nên duy trì kết quả này để mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt nhất. Sử dụng viên bổ tổng hợp PM Procare diamond mỗi ngày giúp bạn giảm áp lực phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng qua thức ăn, đồng thời thành phần DHA/EPA cao trong PM Procare diamond cũng giúp bạn cải thiện tình trạng đái tháo đường thai kỳ đáng kể. Bạn chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên PM Procare diamond trong suốt quá trình mang thai và cho con bú là đủ.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Hiện tại tôi đang dùng ngày 1v procare diamond xin hỏi có cần bổ sung thêm sắt nữa không?
Chào bạn Thanh Bình,
PM Procare diamond cung cấp 24mg sắt nguyên tố, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sắt của cơ thể, phần còn lại thức ăn hàng ngày dễ dàng cung cấp đủ. Nếu kết quả xét nghiệm không cho thấy bạn bị thiếu máu thiếu sắt thì bạn không cần uống thêm sắt nữa bạn nhé!
Bạn có thể tham khảo thếm: Hướng dẫn bổ sung sắt khi mang thai đúng cách
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
E mới đi siêu âm lại,thai của enay dc khoảng 32 hay 33 tuần,bác sĩ bảo em bé bị dây rốn quấn cổ 1 vòng,mẹ thì bị tiểu đường thai kỳ,e đang rất lo lắng con mình có bị ảnh hưởng gì không?
Chào bạn Thanh Nga,
Dây rốn là cầu nối Oxy, dinh dưỡng từ mẹ tới bé trong suốt quá trình thai nhi còn nằm trong bụng mẹ. Nếu dây rốn hoạt động tốt nghĩa là thai nhi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong suốt thai kỳ và trong quá trình chuyển dạ. Theo thống kê, khoảng 30% các trường hợp bị dây rốn quấn cổ khi sinh nở, và các trường hợp như vậy đều tương đối an toàn. Bạn chỉ cẩn chú ý một chút là tới khi sinh nỏ cần nói cho bác sĩ tình trạng của mình để bác sĩ có hướng xử lý phù hợp mà thôi.
Hầu hết phụ nữ bị bệnh tiểu đường thai kỳ mang đứa con khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bị bệnh tiểu đường mà không quản lý cẩn thận có thể dẫn đến không kiểm soát được lượng đường trong máu và gây ra các vấn đề cho bản thân và con như: con vượt quá tăng trưởng, hạ đường huyết ngay sau sinh, hội chứng suy hô hấp, vàng da, tăng nguy cơ trẻ bị tiểu đường sau này,… với mẹ có thể bị nhiễm trùng đường tiểu, tăng nguy cơ tiền sản giật, tăng nguy cơ đái tháo đường sau này,… Chính vì vậy, việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học và phù hợp là cần thiết để giúp ổn định đường huyết.
Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng tăng cao khiến chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ. Đặc biệt với trường hợp bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ, chế độ ăn uống kiêng khem nhiều thì nguy cơ thiếu dưỡng chất càng cao. Do đó, việc bổ sung thêm viên bổ tổng hợp như PM Procare diamond là điều cần thiết để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, cho mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu. PM Procare diamond Không làm tăng đường huyết và hơn nữa còn chứa hàm lượng DHA/EPA cao còn giúp cải thiện đáng kể tình trạng đái tháo đường thai kỳ. Bạn chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên là đủ.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Em thai 38tuan 2ngay di xet nghiem bac si noi e bi duong cao phai nam vien theo doi,e k biet phai lam sao mong bac tu van cho e
Chào bạn,
Chỉ số đường huyết cao, đặc biệt khi gần cuối thai kỳ có thể gây ra những biến chứng nặng nề cho mẹ và bé nếu không được theo dõi chặt chẽ. Bác sĩ chỉ định bạn nằm viện để theo dõi thì bạn hãy tin tưởng vào bác sĩ, thực hiện đúng theo chỉ định. Ngày sinh nở đã gần kề, nhớ giữ tinh thần thoải mái bạn nhé! Chỉ cần thực hiện tốt theo hướng dẫn của bác sĩ là mọi việc sẽ tốt đẹp cả thôi.
Chúc bạn mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông!
Thưa bác sĩ,
Em đang mang thai ở tháng thứ 8. Em bị tiểu đường thai kỳ và huyết áp cao. Bác sĩ vui lòng cho em xin thực đơn của bà bầu có mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và huyết áp ạ.
Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn Phương Thảo,
Khi bị tăng huyết áp và đái tháo đường thai kỳ thì điều quan trọng là bạn cần có chế độ ăn phù hợp. Để có thực đơn phù hợp cần dựa vào tình trạng thực tế của bạn, thói quen ăn uống và những thực phẩm sẵn có. Quan trọng hơn hết là bạn cần thay đổi linh hoạt thực phẩm hàng ngày và nhớ nguyên tắc những nguyên tắc chung như: tránh xa thực phẩm nhiều đường: bánh, kẹo, kem, sữa, mật ong,… hạn chế tinh bột, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhiều muối,… Ăn nhiều rau xanh và hoa quả, ăn thịt nac, cá nạc,… Nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ ăn trong ngày, không được để bụng nô quá hoặc đói quá. Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên cũng giúp bạn kiểm soát đường huyết và huyết áp tốt.
Chế độ ăn kiêng khem nhiều khiến nguy cơ không cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhii tăng cao. Do đó, việc bổ sung thêm viên bổ tổng hợp như PM Procare diamond sau ăn mỗi ngày là cần thiết để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu. PM Procare diamond có chứa hàm lượng DHA/EPA cao còn giúp cải thiện tình trạng cao huyết áp, đái tháo đường của bạn.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!