Bệnh lý đái tháo đường thai kỳ có thể dẫn tới những nguy cơ như tiền sản giật, sản giật, dị tật thai, thậm chí sẩy thai. Mẹ bị đái tháo đường thai kỳ cần kiểm soát tốt tình trạng bệnh, bắt đầu với chế độ ăn và luyện tập hàng ngày.
Chế độ ăn và luyện tập có thể giúp kiểm soát tình trạng đái tháo đường thai kỳ
Khi nào được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ?
Thông thường đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) phát hiện được từ tháng 4 của thai kỳ và có thể khỏi sau khi sinh khoảng 6 tuần. Đạt 2 chỉ số sau đây thì chẩn đoán xác định ĐTĐTK:
- Đường huyết lúc đói ≥ 150mg %.
- Sau 02 giờ, uống 75g đường huyết ≥ 140mg%.
Ảnh hưởng đái tháo đường thai kỳ
* Đối với mẹ:
- Mẹ bị đái tháo đường thực sự hoặc bệnh nặng hơn nếu mẹ đã bị ĐTĐ.
- Mẹ bị tiền sản giật hoặc sản giật và sẽ tăng nguy cơ này ở lần mang thai sau.
- Mẹ tăng cân trên 20kg, đa số thai to, con sinh ra cân nặng trên 4kg, đa ối.
- Mẹ ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều (nước tiểu có đường), bị nấm candida tái phát nhiều lần..
- Mẹ bị nhiễm trùng, viêm thận, viêm bể thận và băng huyết sau sinh.
- Mẹ bị sẩy thai nhiều lần liên tiếp hoặc thai chết lưu không rõ lý do.
* Đối với con:
- Dị dạng thai, dị tật bẩm sinh về thần kinh, cơ…
- Thai to sinh ra dễ gãy xương, sang chấn khi sinh và mổ.
- Tăng tỷ lệ tử vong thai nhi và trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi chào đời từ 2-5 lần.
- Suy hô hấp, hạ đường huyết, canxi, nguy cơ đái tháo đường di truyền.
Ổn định đường huyết trong thai kỳ bằng chế độ dinh dưỡng
Thực phẩm thai phụ nên ăn
- Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để ổn định đường huyết. Ăn 3 bữa chính và 1-2 bữa ăn phụ.
- Nên ăn thịt nạc, cá nạc, đậu hũ, yaourt, sữa không béo, không đường.
- Nên ăn thực phẩm ít gây tăng đường máu: gạo lức, đậu đỗ, rau xanh, củ quả, trái cây ít ngọt.
Lưu ý: Đối với phụ nữ mang thai 6 tháng cuối thêm 350 cal/ngày. Đối với phụ nữ cho con bú thêm 550 cal/ngày.
Những loại thực phẩm nên giảm ăn:
- Giảm ăn các thực phẩm nhiều đường: bánh kẹo, trái cây ngọt, kem, chè…
- Giảm ăn mặn và thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp: khô, thịt nguội, mì gói, đồ hộp…
- Giảm ăn các thực phẩm nhiều chất béo như: da, lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, phủ tạng (gan, tim, thận).
- Giảm uống rượu, bia, nước ngọt, cà phê, chè đặc, nước ép trái cây ngọt.
Giá trị dinh dưỡng của thực đơn:
- Năng lượng 2400 Kcal: P = 67.5g ≈ 15% năng lượng; L = 50g ≈ 25% năng lượng; G = 270g ≈ 55% năng lượng.
- Chất xơ: 20-25g/ ngày.
- Ăn nhạt tương đối: Natri £ 2000mg/ ngày – NaCl < 6g/ ngày.
- Đủ các yếu tố vi lượng và vitamin: vitamin nhóm B, C, E, A.
Xem thêm: Bà bầu ăn gì cho con thông minh ngay từ trong bụng?
Ổn định đường huyết bằng vận động
Tập thể dục không những giúp thai phụ chuẩn bị cho cuộc sinh nở sắp tới được thành công, nhanh chóng, nhẹ nhàng, tăng khả năng chịu đựng mà nó còn giúp họ quản lý được cân nặng của mình. Tuy nhiên vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh trước khi tham gia các hoạt động này:
1. Đi bộ:
- Đi bộ là hoạt động rất tốt cho phụ nữ mang thai. Không nên cố gắng đi bộ khi cơ thể đã mệt mỏi và có thể nghỉ ngơi bất cứ lúc nào mình muốn.
- Hỗ trợ tim mạch tốt nhất cho phụ nữ mang thai.
- Giúp hệ cơ bắp săn chắc, tử cung được co bóp nhanh và dễ dàng hơn, đốt cháy calo, kiểm soát tốt trọng lượng của bản thân, giảm nguy cơ táo bón.
- Giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm nguy cơ đái tháo đường và tiền sản giật.
2. Chạy bộ nhẹ nhàng
- Tuân thủ nguyên tắc: tập nhẹ nhàng, vừa sức, tránh thở dốc, chọn đoạn đường bằng phẳng. Thông báo cho bác sĩ theo dõi thai kỳ biết về chế độ tập chạy của mình.
- Giảm thiểu xác suất bệnh tiểu đường thai kỳ, viêm tĩnh mạch chân, áp huyết cao và bệnh trĩ.
- Củng cố cơ cột sống giúp hỗ trợ duy trì tư thế cần thiết trong thời gian mang thai.
Chế độ luyện tập phù hợp giúp nâng cao sức khỏe và kiểm soát bệnh lý ĐTĐTK
3. Bơi lội
- Giảm chứng bệnh đau lưng, cơ bắp vận động, các mạch máu được nước massage, thúc đẩy máu lưu thông tốt cho mẹ và con, phòng ngừa táo bón, phù chân.
- Giúp phổi khỏe, hít sâu tốt, điều chỉnh vị trí thai nhi để sinh dễ dàng .
- Giúp tiêu hao năng lượng thừa, phòng tránh tiền sản giật và đái tháo đường.
- Tiếp xúc ánh nắng mặt trời, giúp sát khuẩn và cholesterol dưới da chuyển hóa thành vitamin D3 (vitamin giúp hấp thụ canxi, phốt pho tốt cho xương của thai nhi).
- Giảm đau đầu, giúp hệ thống thần kinh của bé phát triển khỏe mạnh.
4. Yoga
- Giúp luyện thở, cung cấp lượng oxy dồi dào và đào thải khí cacbonic.
- Giúp hệ xương khớp được dẻo dai, kiểm soát trọng lượng, giảm nguy cơ đái tháo đường.
- Giúp thư giãn, giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi.
5. Khiêu vũ
- Giúp tránh stress, tinh thần vui vẻ và thoải mái.
- Giúp cơ thể nhẹ nhàng và uyển chuyển hơn, hạn chế nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và cao huyết áp trong thai kỳ.
Nguồn: Khoa Dinh dưỡng và Tiết chế – Bệnh viện Từ Dũ
192 thoughts on “Thực đơn và chế độ luyện tập cho bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ”
Chào Bác sĩ!
Em bị tiểu đường type 1, hiện đang mang thai đước 26 tuần. Khoảng gần 1 tháng nay , em vẫn ăn theo chế độ ăn hàng ngày và tiêm thuốc theo liều lượng giống như trước: Tiêm Apidra Solostar sáng: 7 dơn vị, trưa 8 đơn vị, chiều: 8 đơn vị. Nhưng lượng đường em đo lại tăng cao nên em phải tự tiêm thêm thuốc. không biết lượng thuốc tiêm nhiều như vậy có ảnh hưởng gì đến thai không ạ? Em nhờ bác sĩ tư vấn thêm cho em nha.
Xin cám ơn bác sĩ
Chào bạn Thanh Trúc,
Tiểu đường tuyp 1 là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, đây là bệnh mãn tính. Với người bị tiểu đường, đặc biệt ở phụ nữ mang thai thì việc duy trì một sự kiểm soát đường huyết ổn định là điều thiết yếu. Ở bệnh tiểu đường tuýp 1 chế độ ăn không phải là yếu tố chính gây tăng đường huyết mà yếu tố chính là hàm lượng insulin trong cơ thể không đủ giúp Glucose vào các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ và các mô.
Bất kỳ thuốc nào khi sử dụng cho phụ nữ mang thai đều cần hết sức thận trọng, thuốc Apidra Solostar cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Theo phân loại mức độ an toàn cho phụ nữ mang thai thì thuốc thuộc nhóm C, tức là các nghiên cứu trên động vật có phát hiện ra tác dụng không mong muốn của thuốc đối với thai kỳ nhưng chưa có nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ mang thai. Vì vậy, chỉ dùng thuốc khi lợi ích điều trị cao hơn những mỗi nguy hại do thuốc gây ra.
Với trường hợp của bạn thì việc dùng thuốc là điều cần thiết. Nếu có bất kỳ bất thường gì bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và điều chỉnh liều dùng thích hợp chứ không nên tự tăng liều dùng bạn nhé! Rất khó có thể biết được mức độ ảnh hưởng tới thai kỳ của bạn ra sao, để biết rõ bạn cần theo sát thai kỳ qua các lần thăm khám theo định kỳ và thực hiện các chỉ định của bác sĩ khi cần thiết.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Xin tu van thuc don cho me bau mang song thai bi tieu duong
Chào bạn,
Khi bị tiểu đường thai kỳ thì chế độ ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng để làm sao vừa duy trì đường huyết vừa cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển. Với trường hợp mang song thai của bạn thì càng cần chú ý hơn nữa. Bạn nên chọn các thực phẩm ít gây tăng đường huyết như: gạo lức, đậu xanh, ngũ cốc,… Tăng cường ăn thịt nạc, cá nạc, đậu hũ, sữa không đường,… Hạn chế thức ăn nhiều chất béo như thức ăn chiên xào, nội tạng, lòng đỏ trứng, thức ăn chế biến sẵn,… Không ăn đường, không uống nước ngọt. Hạn chế chè, cafe, rượu, bia, hạn chế ăn mặn… Quan trọng là bạn cần chia nhỏ bữa ăn, không được để bụng no quá hoặc đói quá. Tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày cũng giúp bạn kiểm soát cân nặng và đường huyết tốt. Để có một chế độ ăn tốt thì bạn cần thường xuyên kiểm tra đường huyết của cơ thể. Dựa vào kết quả đó, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên phù hợp nhất.
Do chế độ ăn khi bị tiểu đường thai kỳ cần kiêng khem nhiều nên để bổ sung đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển thì bạn cần uống thêm viên bổ tổng hợp như PM Procare diamond mỗi ngày. PM Procare diamond cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể đáp ứng gần đủ nhu cầu của phụ nữ mang thai mà không gây tăng đường huyết. Bạn hãy uống mỗi ngày 01 viên sau bữa ăn bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
e bi tieu duong thai ki tuan 30.e nen co che do dinh duong nhu the nao
Chào bạn,
Đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thì chế độ ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng để ổn định đường huyết. Bạn nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn trong ngày, không nên để bụng quá no hoặc quá đói. lựa chọn thực phẩm ít gây tăng đường huyết như: gạo lức, đậu, rau xanh,… Nên ăn thịt nạc, sữa không béo, sữa không đường,… Không ăn thức ăn nhiều đường, nhiều dầu mỡ, thức ăn mặn, thức ăn chế biến sẵn,… Để có được chế độ ăn phù hợp nhất cần dựa vào lượng đường trong máu và nguồn thức ăn sẵn có. Bạn nên kiểm tra đường huyết thường xuyên để biết được tình trạng của mình thế nào? từ đó bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên phù hợp nhất.
Khi bị tiểu đường thai kỳ, do chế độ ăn cần kiêng cữ nhiều nên việc bổ sung vitamin tổng hợp như PM Procare diamond là điều cần thiết để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển tối ưu.
Ngoài chế độ ăn thì việc tập luyện nhẹ nhàng hàng ngày cũng giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Bầu chớm tiểu đường có được ăn bánh đa đỏ hay mỳ trũ, bún miến, bánh giò không ạ.
Cảm ơn bác sĩ
Chào bạn,
Những thực phẩm giàu tinh bột như cơm, mỳ, bún miến,… gây tăng đường huyết nhưng bạn không thể không ăn. Do đó bạn chỉ nên ăn với số lượng ít, tăng cường ăn thức ăn giàu đạm như thịt nạc, cá nạc, đậu hũ,… ăn thực phẩm ít gây tăng đường huyết như: gạo lức, đậu đỗ, rau xanh, củ quả,… Tránh ăn đồ ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn,…
Bạn có thể tham khảo thêm: Bệnh đái tháo đường thai kỳ
Chúc bạn mạnh khỏe!
Cho e hỏi mỗi tháng mình đi kiểm tra lại đường huyết hay là mỗi ngày và mình phải ăn kiêng đến khi sinh luôn hay sao?
Chào bạn Huỳnh Như,
Kiểm soát tốt đường huyết có ý nghĩa rất quan trọng giúp bạn sinh ra một em bé khỏe mạnh. Để có lượng đường trong máu ổn định thì bạn cần có chế độ ăn kiêng tới khi sinh bạn nhé. Việc thực hiện kiểm tra đường huyết phụ thuộc và kết quả xét nghiệm đường huyết trong máu của bạn. Nếu kiểm soát tốt, mỗi hoặc vài tháng bạn cần kiễm tra 1 lần. Nếu lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt bạn có thể phải kiểm tra hàng tuần, hàng ngày. Trước mắt bạn nên thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị trực tiếp bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!