Việc tiêm phòng trước khi mang thai là cần thiết và khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trước khi tiêm bạn cần hiểu rõ các vấn đề liên quan đến vacxin để có thể lựa chọn đúng loại vacxin và thời gian tiêm phòng thích hợp.
Lưu ý khi tiêm phòng trước khi mang thai
Vắc-xin có thể được chế tạo từ virut sống, virut chết hoặc từ những độc tố của vi khuẩn đã được giảm động lực. Với vacxin phòng một bệnh nhất định mà có cả loại chế tạo từ virus sống và loại chế tạo từ virus chết (virus đã bất hoạt), phụ nữ mang thai không nên tiêm vắc-xin được chế tạo từ virut còn sống vì những nguy cơ dù nhỏ này cũng có thể gây hại cho thai nhi. Vì vậy, nếu đang mong có em bé, bạn hãy lựa chọn các loại vắc-xin phù hợp để tiêm phòng.
Để chuẩn bị tốt nhất và đảm bảo an toàn cho thời gian mang thai và bé yêu sau này, hầu hết các loại vắc-xin nên tiến hành tiêm trước khi mang thai. Việc tiêm vắc-xin trong khi mang thai cần tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa và có sự theo dõi của cơ sở y tế.
Một số loại vắc xin vẫn có thể tiến hành tiêm khi đang mang bầu
Ngoài ra, các loại vắc-xin thường sử dụng một loại chất bảo quản có chứa thủy ngân là Thymerosal nên nhiều nhà khoa học lo ngại khả năng gây ảnh hưởng tới thai nhi nếu tiêm trong thời gian mang bầu. Chính vì vậy, việc tiêm vắc-xin phòng Cúm khi mang bầu còn đang gây tranh cãi trên thế giới. Tuy nhiên, nhìn chung, bạn nên chuẩn bị tốt nhất cho thời gian mang thai bằng cách tiêm phòng trước khi mang thai.
Bắt đầu từ giữa năm 2014, Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm phòng sởi và Rubella (MR). Nếu cơ thể đã miễn dịch với quai bị, bạn có thể lựa chọn tiêm phòng MR trước khi mang thai.
Tiêm phòng trước khi mang thai ở đâu?
Một số địa chỉ tiêm phòng trước khi mang thai cho mẹ bầu ở Hà Nội:
- – Trung tâm Y tế dự phòng (50C Hàng Bài. ĐT: 04. 38229263; 70 Nguyễn Chí Thanh. ĐT. 04. 37730268)
- – Viện vệ sinh dịch tễ (131 Phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
- – Trung tâm tiêm phòng (Địa chỉ: số 35 Trần Bình – Mai Dịch – Cầu Giấy (Đối diện Viện 198). ĐT: 04-3768.5512)
Một số địa chỉ tiêm phòng trước khi mang thai cho mẹ bầu ở Hồ Chí Minh:
- – Các Trung tâm Y tế dự phòng tại các phường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- – Bệnh viện Đại học Y Dược (Địa chỉ: 221B Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận.)
- – Viện Pasteur (Địa chỉ: 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3 ĐT: 08. 38230352)
- – Bệnh viện Từ Dũ (Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh ĐT: 08. 38391229)
Tiêm phòng trước khi mang thai là việc làm cần thiết để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Tùy tình trạng sức khỏe, bạn có thể lựa chọn những loại vắc-xin phù hợp cho mình và nhớ rằng, việc tiêm phòng cũng cần có sự tư vấn và giám sát của bác sỹ chuyên khoa sản, không nên tự ý tiến hành khi chưa tham khảo kỹ ý kiến của thầy thuốc.
Theo Procarevn.vn
33 thoughts on “Một số lưu ý khi tiêm phòng trước khi mang thai”
có thể tiêm kết hợp thuỷ đậu và viêm gan B không.
Có được ăn sáng trước khi tiêm không
Chào bạn Chi,
Vacxin phòng Thủy đậu là vacxin sống, giảm độc lực. Còn Vacxin phòng bệnh Viêm gan B là vacxin đã đươc bất hoạt. Về nguyên tắc bạn có thể tiêm phòng cùng một lúc hoặc cách nhau bao lâu cũng được. Lưu ý nên tiêm phòng khi cơ thể khỏe mạnh để vacxin phát huy tác dụng tốt nhất.
Bạn nên ăn sáng đầy đủ trước khi đi tiêm phòng bạn nhé!
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Xin chuyên gia tư vấn, chuẩn bị mang thai tiêm những mũi gì? và sau khi tiêm cần lưu ý điều gì trong sinh hoạt ?
Xin cảm ơn!
Chào bạn Thu Hiền,
Chuẩn bị mang thai bạn có thể tiêm phòng các mũi như: tiêm phòng sởi-quai bị – rubella, tiêm phòng viêm gan B, cúm… Đa phần các mũi tiêm này nên được thực hiên trước khi mang thai 3 tháng. Bạn nên tới trung tâm ý tế dự phòng để được tư vấn cụ thể. Nên tiêm phòng khi cơ thể khỏe mạnh sẽ phát huy tác dụng phòng bệnh tối ưu.
Thân ái,
Chào bác sỹ ạ!
Hiện tại cháu đang nuôi con sữa mẹ được 5 tháng tuổi. Cháu dự định có thai lần 2 vào tháng 1/2019. Cháu muốn tiêm phòng các mũi vacxin trước khi bầu. Vậy bác sỹ cho cháu hỏi là các mũi tiêm đó có ảnh hưởng gì đến bé đang bú mẹ không ạ?
Cháu xin cảm ơn!
Chào bạn Thu Đông,
Các vacxin như thủy đậu, sởi, quai bị, rubella, cúm, viêm gan B được coi là an toàn khi tiêm ở mẹ đang cho con bú. Nếu lần mang thai trước chưa tiêm phòng thì bạn nên tiêm đủ trước khi mang thai 3 tháng để an toàn cho thai nhi và đảm bảo vacxin phát huy tác dụng tốt nhất khi mang thai bạn nhé!
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Chào bác sĩ. Cho e hoi trong lúc e đang tiêm ngừa thì e bị có thai. Tức là ngày 25/3 e Tiêm mà ngày 28/3 e mới phát hien mình có thai. E dang rất lo lang. Xin hỏi bác sĩ co ảnh hưởng tới thai nhi nhiều k ạ. E mang thai đua đâu tiên ạ
Chào bạn Thương,
Không rõ bạn đã tiêm vaxcin gì?
Có một số vacxin được coi là an toàn đối với thai kỳ như: vaxin phòng viêm gan B, vacxin phòng cúm. Còn lại một số vacxin được khuyên cáo không tiêm khi mang thai bởi lo lắng vacxin có thể gây ảnh hưởng xẩu tới thai kỳ như là nhiễm bệnh từ môi trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tiêm vacxin khi mang thai không làm dị tật thai. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng, hãy yên tâm dưỡng thai và theo sát thai kỳ của mình, thực hiện các xét nghiệm tầm soát nếu cần theo chỉ định của bác sĩ bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Bác sĩ cho em hỏi đang uống thuốc tránh thai hàng ngày thì có được tiêm ngừa các loại vacxin trước khi mang thai không ạ?
Chào bạn Ngọc Hân,
Thuốc tránh thai không ảnh hưởng tới tác dụng của vacxin và ngược lại. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể tiêm phòng trong khi đang dùng thuốc tránh thai bạn nhé!
Tuy nhiên, cơ thể người phụ nữ cần một khoảng thời gian nhất định để trở về hoạt động bình thường sau khi ngưng sủ dụng thuốc tránh thai. Có người chỉ mất 1-2 tháng, nhưng có người mất 6 tháng tới 1 năm. Chính vì vậy, dừng thuốc tránh thai ngay khi có ý định mang thai là việc nên làm. Bạn có thể áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn như dùng bao cao su, màng tránh thai.
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!