Đau đầu khi mang thai là tình trạng mẹ bầu rất hay gặp ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Cơn đau đầu thường kéo dài và gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và em bé. Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu đau đầu và làm thế nào để giảm đau đầu an toàn và hiệu quả. Cùng theo dõi bài viết nhé.
[toc]
Đau đầu khi mang thai khá phổ biến
Theo thống kê hơn 80% mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai và trong đó thì đến 58% thai phụ bị đau nửa đầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Trên thực tế, mẹ bầu có thể nhận thấy sự gia tăng số lần đau đầu vào khoảng tuần thứ 9 của thai kỳ.
Đau đầu sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Cụ thể mẹ bầu thường đau nửa đầu và phần vai gáy. Xuất hiện dấu hiệu đau đầu này mẹ bầu nên điều chỉnh lại công việc, chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của mình.
Đây là một triệu chứng tự nhiên của cơ thể trong thai kỳ nhưng vẫn cần theo dõi và thăm khám để tránh các biến chứng.
Vì sao mẹ bầu lại bị đau đầu khi mang thai?
Nguyên nhân này có thể do nhiều sự thay đổi, và chủ yếu nhất là do ảnh hưởng của sự thay đổi nồng độ hormone khi mang thai. Với từng giai đoạn thai kỳ có những yếu tố tác động khiến chứng đau đầu xảy ra với tần suất khác nhau. Cụ thể:
Đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu do thay đổi nội tiết
Với giai đoạn đầu khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, chưa kịp thích nghi với những mới lạ cũng khiến mẹ bầu đau đầu. Bên cạnh những chứng nghén ngẩm, hiện tượng đau đầu này cũng là một trong những dấu hiệu thường thấy khi mới mang thai. Cụ thể các yếu tố khiến mẹ bầu bị đau đầu trong giai đoạn này là:
- Do nồng độ hormone thay đổi đột ngột: tăng cao nồng độ estrogen, progesterone và hCG.
- Tăng lượng máu lưu thông cho cơ thể và cho em bé dẫn đến tình trạng thiếu máu nhẹ thai kỳ cũng gây đau đầu. (Xem đầy đủ về: Bà bầu bị thiếu máu)
- Ăn ít do nghén cũng là một nguyên nhân dẫn đến đau đầu.
- Căng thẳng do cơ thể có quá nhiều thay đổi.
- Cũng có thể do mẹ bầu chưa nghỉ ngơi đủ. Lượng công việc quá tải với một mẹ bầu mới mang thai.
3 tháng đầu của thai kỳ là thời điểm vô cùng quan trọng trong việc phát triển cho thai nhi. Trong giai đoạn này các bà bầu thường phải thật cẩn thận do sức đề kháng trong cơ thể bị giảm đi, nên dễ mắc phải khá nhiều bệnh. Giai đoạn này, đau đầu không những ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt mà còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con trong tương lai.
Đau đầu khi mang thai ở 3 tháng giữa ít phổ biến hơn
Nhiều phụ nữ mang thai có xu hướng giảm bớt các chứng đau đầu khi sang tam cá nguyệt thứ 2. Nhưng cũng một số vẫn tiếp tục bị kéo dài từ tam cá nguyệt thứ nhất sang tam cá nguyệt thứ 2 này. Điều này có thể giải thích lý do hormone đã ổn định và cơ thể mẹ bầu đã thích nghi với những thay đổi mới này.
Nếu bạn bị đau đầu ở tam cá nguyệt thứ 2 ngày nguyên nhân có thể là do những mùi độc hại hay lạ mà cơ thể mẹ bầu vốn nhạy cảm, mũi thính hơn gặp phải. Hãy tránh các mùi hương mạnh.
Đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối có thể liên quan đến tiền sản giật
Theo các thông tin các mẹ bầu chia sẻ thì, tình trạng đau đầu xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ nhất và thuyên giảm khi ở tam cá nguyệt thứ 2 rồi lại có xu hướng tăng khi sang tam cá nguyệt thứ 3. Nguyên nhân đau đầu ở tam cá nguyệt thứ 3 này cũng là vì do hormone là tiếp túc có sự thay đổi đột ngột trong giai đoạn này. Cùng với đó là tăng cân nhanh chóng do trọng lượng của em bé tăng nhanh cũng khiến gây căng thẳng cho mẹ bầu dẫn đến đau đầu. Cụ thể nguyên nhân đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối như sau:
- Tam cá nguyệt thứ 3 hormone lại tiếp tục tăng đột ngột về nồng độ estrogen và hCG.
- Chất lượng giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến việc đau đầu như tư thế ngủ không thoải mái do bụng ngày càng lớn.
- Một số mẹ bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ sẽ thấy tăng cân nhanh chóng do trọng lượng của em bé tăng nhanh, đây là nguyên nhân gây cho quá trình lưu thông máu toàn cơ thể cũng như hệ thần kinh bị ảnh hưởng. Việc thiếu máu dẫn truyền lên não sẽ gây ra đau đầu ở mẹ bầu khi mang thai.
- Đau đầu trong tam cá nguyệt thứ ba cũng có thể do tình trạng tiền sản giật gây ra. Cần kiểm tra huyết áp để phát hiện kịp thời.
Tìm hiểu về: Tiền sản giật – bệnh lý nguy hiểm trong thai kỳ.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây ra đau đầu đó là:
- Stress
- Mệt mỏi
- Nghén
- Chế độ ăn uống không hợp lý, quá nhiều caffein, hay để cơ thể bị đói.
- Thiếu ngủ, thường xuyên hoạt động quá sức.
- Uống ít nước.
- Hạ đường huyết.
Xem thêm: Nghén khi mang thai và những điều cần lưu ý
Đau đầu khi mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Các cơn đau đầu nhẹ khi mang thai sẽ đến rồi nhanh chóng biến mất, đặc biệt là khi bà bầu bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, hoặc sau khi sinh xong. Mẹ bầu không cần quá lo lắng về tình trạng này.
Tuy nhiên nếu tình trạng đau đầu khi mang thai trở nên trầm trọng khiến các mẹ bầu khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của mẹ bầu, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi trong thai kỳ. Các mẹ cần theo dõi cơn đau đầu của mình để biết cách điều trị hiệu quả, cũng như chấm dứt cơn đau sớm nhất. Trong một số trường hợp mẹ bầu bị đau đầu dữ dội khi mang thai có thể là nguồn cơn của một số bệnh nguy hiểm như tiền sản giật ở thai phụ. Đặc biệt là đối với sản phụ ngoài 35 tuổi, cần được theo dõi sức khỏe thai kỳ thường xuyên nếu có dấu hiệu đau đầu khi mang thai.
Đau đầu khi mang thai có thể uống thuốc gì?
Không được tự ý dùng thuốc khi mang thai. Đây là khuyến cáo mà các mẹ bầu luôn được bác sĩ nhắc. Nếu bạn bị đau đầu kéo dài hãy hỏi bác sĩ. Bạn sẽ được kê đơn với một số lựa chọn an toàn riêng cho bà bầu.
Một trong những thuốc kê đơn trong trường hợp này là Acetaminophen (Tylenol) là loại thuốc giảm đau an toàn nhất để dùng trong thai kỳ. Tuy nhiên tuyệt đối không vượt quá liều khuyến cáo hàng ngày và vì acetaminophen có thể không an toàn khi dùng trong thời gian dài, nên chỉ dùng khi cần thiết.
Biện pháp giảm đau đầu khi mang thai
Khi bà mẹ bầu có một số triệu chứng đau đầu nhẹ thì có thể tham khảo các lời khuyên dưới đây:
Chườm cổ là một trong những biện pháp giảm đau đầu tạm thời.
- Chườm nóng hoặc lạnh: tùy và thời tiết để thực hiện chườm nóng hay lạnh cho phù hợp. Mùa đông mẹ bầu hãy chườm nóng để tránh bị cảm lạnh, còn mùa hè mẹ bầu nên chườm lạnh cho dịu mát, thư giãn. Bạn có thể cảm thấy nhẹ nhõm nếu chườm một miếng gạc ấm hoặc mát lên trán hoặc ở gáy.
- Massage khi mang thai có thể giúp xoa dịu các cơ căng thẳng và mệt mỏi. Bạn có thể thực hiện massage vùng đầu hay toàn thân giúp giải phóng căng cơ ở cổ, vai và lưng của bạn. Lý tưởng nhất là từ chuyên gia trị liệu chuyên về massage cho bà bầu. Hiện nay có các dịch vụ chuyên sâu trong gói chăm sóc bà bầu, bạn có thể lựa chọn.
- Tắm vòi hoa sen: Việc tắm có thể làm giảm đau nhức tạm thời. Tắm dưới vòi hoa sen bằng nước ấm sẽ tốt cho việc lưu thông tuần hoàn máu, khiến cảm thấy thoải mái hơn.
- Không để cơ thể thiếu nước và quá đói: Nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn thường xuyên trong ngày thay vì ăn những bữa lớn. Nên ăn một số loại thức ăn như bánh quy, hoa quả, sữa chua để năng lượng đường trong máu tụt có thể gây đau đầu. Uống nước nhiều cũng giúp cơ thể thải độc tốt hơn, làm giảm các triệu chứng đau đầu.
- Nghỉ ngơi: Khi bị đau đầu, các bà mẹ nên cố gắng chợp mắt, nghỉ ngơi. Nên thư giãn trong một căn phòng yên tĩnh, ít ánh sáng. Tránh thức khuya hay ngủ quá nhiều, nên có một chế độ sinh hoạt điều độ.
- Sử dụng các kỹ thuật thư giãn: Thiền, yoga, mát xa cổ vai và lưng giúp giảm các cơn đau đầu tạm thời
Khi bị đau đầu, các bà mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc đau đầu kể cả có nguồn gốc thiên nhiên. Nếu đau dữ dội và không thể giảm đau bằng các cách thức trên thì cần lập tức thăm khám bác sĩ để có những phương pháp trị bệnh tốt nhất.
Lời khuyên cho bà bầu khi bị đau đầu
Ngoài các biện pháp giúp giảm đau tạm thời, các bà mẹ mang thai nên có một chế độ sinh hoạt hợp lý để tránh bị căn bệnh đau đầu này làm phiền:
- Tránh những nơi ồn ào, náo nhiệt: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh đau đầu, nhất là ở bà bầu. Vì vậy cần tránh những nơi ồn áo để đảm bảo sức khỏe không chỉ cho mẹ mà còn cả cho sự phát triển của thai nhi.
- Chế độ ăn uống cân bằng: Chế độ dinh dưỡng yếu kém, mất cân bằng là một trong số những nguyên nhân thường gặp dẫn tới tình trạng đau đầu. Chính vì vậy, lưu ý tới chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất hàng ngày của mình là cần thiết. Ngoài tăng cường chế độ ăn, mẹ bầu có thể sử dụng thêm thuốc bổ cho bà bầu mỗi ngày. Các dưỡng chất mẹ cần lưu ý cung cấp đủ như: DHA, EPA, sắt, acid folic, canxi, I-ốt…
- Nên uống đủ từ 2 lít nước trở lên mỗi ngày.
- Tập thể dục thường xuyên: Không những tăng cường sức khỏe, mà còn có thể hạn chế được những căn bệnh thường xuyên gặp phải trong quá trình mang thai như đau đầu, cảm cúm…
- Chú ý đến tư thế ngồi, nằm: Cần xem lại tư thế ngồi làm việc, tư thế nằm ở nhà có thể là nguyên nhân gây ra đau đầu.
- Giữ tinh thần thoải mái: Kiểm soát căng thẳng, không để stress, buồn bực kéo dài lâu.
- Đi khám định kỳ thường xuyên: Thường xuyên khám sức khỏe để đảm bảo sức khỏe cho không chỉ bản thân người mẹ mà còn cả cho thai nhi.
Đau đầu là một hiện tượng tự nhiên ở cơ thể con người khi mệt mỏi, và có những tác động từ bên ngoài. Nhưng đau đầu ở bà mẹ đang mang thai cũng rất nguy hiểm khi có thể ảnh hưởng đến thai nhi cũng như sức khỏe của thai phụ. Vì vậy các mẹ bầu cần cẩn thận, theo dõi thường xuyên và đến ngay bệnh viện khi có các triệu chứng tăng dần nhé!
31 thoughts on “Bà bầu bị đau đầu- Cần hiểu rõ nguyên nhân”
chế độ ăn uống
những lưu ý trong 3 tháng đầu
Chào bạn Thịnh,
Thai kỳ thứ nhất là giai đoạn hình thành và phát triển đa số các cơ quan của thai nhi. Việc ăn uống, sinh hoạt như thế nào vô cùng quan trọng vì đây là thời kỳ nhạy cảm nhất. Một chế độ ăn lành mạnh bao gồm nhiều vitamin và rau quả, giàu chất đạm, ít chất béo: thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu đỗ,… tránh những đồ uống có cồn, chè, cafe. Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn những thức ăn chế biến sẵn, có nhiều chất bảo quản… Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, thuốc phiện, hóa chất độc hại. Một số thực phẩm bạn cũng không nên ăn nhiều trong thời gian này như: rau ngót, rau răm, rau sam, mướp đắng, dứa, ngải cứu,…
Khi mang thai, nhu cầu dưỡng chất tăng cao khiến chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ. Do đó, cùng với chế độ ăn phụ nữ có thai được khuyên bổ sung thêm viên đa vi chất tổng hợp như PM Procare mỗi ngày để cung cấp các dưỡng chất cần thiết với liều lượng phù hợp cho mẹ khỏe mạnh thai nhi phát triển tối ưu; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,…
Liều khuyên dùng 01 viên/ngày, nên uống thuốc ngay sau bữa ăn để các thành phần dưỡng chất được hấp thu tốt nhất bạn nhé!
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Dạ cho mình hỏi. Mình đang mang thai gần 3 tháng. Nhưng hôm nay thấy đau đầu thường xuyên trong 2 ngày rồi. Vậy có ảnh hường gì đến thai không và phải làm cách nào để giảm đau đầu ạ!
Chào bạn Linh,
Bạn nên tới bác sĩ để thăm khám cụ thể, từ đó bác sĩ sẽ có hỗ trợ phù hợp, kịp thời cho bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Alo
Chào bạn Trang,
Vui lòng để lại thông tin cần tư vấn tại đây để được chuyên gia giải đáp trong thời gian sớm nhất bạn nhé!
Thân ái,
Tôi thường xuyên bị đói nhưng không ăn được nhiều. chiều tối hôm qua tôi bị đau đầu đến sáng nay chưa khỏi
Chào bạn,
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng đau đầu, mệt mỏi. Trong đó, chế độ ăn uống kém, thiếu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân thường gặp ở mẹ bầu. Ngoài ra, đau đầu cũng có thể là biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm, ốm, sốt, cảm… khi sức đề kháng trở lên yếu kém. Để xác định chính xác nguyên nhân bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể. Đồng thời cố gắng tăng cường dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của mình nhiều hơn. Nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, thịt nạc, cá nạc, rau củ quả, chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tăng khả năng hấp thu… Ngủ đủ giấc, có thời gian làm việc nghỉ ngơi phù hợp.
Ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, bạn có thể bổ sung thuốc bổ tổng hợp như PM Procare hoặc PM Proccare diamond mỗi ngày để cung cấp đủ dưỡng chất cho thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu cả về thể chất và trí tuệ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ như: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường…
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
tư vấn ạ
Chào bạn Thu,
Vui lòng để lại thông tin cần tư vấn tại đây để được chuyên gia trả lời trong thời gian sớm nhất bạn nhé!
Thân ái,