Chích ngừa trước khi mang thai một số vắc xin cần thiết dưới đây có thể bảo vệ cho cả mẹ và thai nhi. Bởi khi mang thai, hệ thống miễn dịch, sức đề kháng của phụ nữ sẽ hoạt động kém hơn thông thường. Nguy cơ nhiễm bệnh sẽ tăng lên, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
- 4 chú ý quan trọng cho sức khỏe sinh sản nam giới
- Chuẩn bị mang thai cần chú ý gì?
- Làm thế nào để dễ thụ thai nhất?
1. Mũi văcxin 3 trong 1 (Sởi – Quai bị – Rubella)
Đây là mũi vắc xin quan trọng đối với những chị em đang chuẩn bị mang thai, vì các căn bệnh này gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm tới cả mẹ và thai nhi. Có thể gây di chứng có trẻ khi chào đời, hoặc gây tử vong. Mũi vắc xin 3 trong 1 này cần phải tiêm muộn nhất là 3 tháng trước khi mang bầu, hoặc có thể tiêm từng mũi một nhưng cũng cùng giới hạn thời gian.
Vắc xin 3 trong 1 phòng tránh bệnh nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi.
– Rubella: Bệnh rubella gây ra đến 90% dị tật thai nhi hoặc sẩy thai nếu mắc phải trong vòng 3 tháng đầu. Virus của bệnh gây ảnh hưởng lên não, tim, tai và mắt của thai nhi.
– Sởi: Khi mắc sởi lúc đang mang thai sẽ gây ra nguy cơ thai nhi bị dị dạng cao. Ngoài ra có thể có những biến chưng như sẩy thai, sinh non hoặc chết lưu.
– Quai bị: Bệnh quai bị có thể làm nhiễm khuẩn buồng trứng, phá hủy các tế bào trứng gây ra hiện tượng vô sinh, khó mang thai. Ngoài ra, khi mang thai mắc quai bị sẽ gây dị tật bẩm sinh, sinh non,… Nguy cơ xảy ra biến chứng cao nhất khi bà mẹ bầu bị mắc quai bị trong tháng thứ nhất đến tháng thứ ba của thai kỳ.
Hiện tại, ba căn bệnh này đã có mũi tiêm 3 trong 1 (Sởi- Quai bị- Rubella) để chị em phụ nữ chủ động phòng ngừa. Trước khi quyết định mang thai, chị em cần đi xét nghiệm đã tiêm đủ các mũi vắc xin phòng ngừa chưa để có thể mang thai và sinh con một cách khỏe mạnh nhất.
2. Một số mũi văcxin khác
– Thủy đậu: Nếu chị em đã từng tiêm phòng hoặc bị thủy đậu lúc nhỏ, vẫn cần kiểm tra lại và tiêm thêm trước khi mang thai. Khi đang mang thai, nhất là những tháng đầu, bị mắc thủy đậu có thể khiến nguy cơ sinh con bị khuyết tật tăng cao. Lưu ý nên tiêm trước 2 tháng khi quyết định thụ thai.
– Cúm: Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở bà bầu. Cảm cúm thông thường không ảnh hưởng gì đến sức khỏe nhưng khi mang thai, các cơn cảm cúm kéo dài có thể gây dị tật cho thai nhi, nhất là khi mắc vào 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu khi mang thai mà chưa kịp tiêm phòng cúm thì vẫn có thể tiêm ngừa trong thời gian thai kỳ. Vắc xin ngừa cúm được nghiên cứu rất an toàn đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.
– Viêm gan siêu vi B: Virus viêm gan B có thể lây truyền qua máu và dịch cơ thể, vì vậy nguy cơ di truyền và lây truyền là rất cao. Vắc xin này gồm 3 mũi, tiêm trong vòng 4 tháng, có thể tiếp tục khi đang mang thai.
Ngoài mũi tiêm vắc xin trên, các bà mẹ tương lai vẫn cần tiêm phòng thêm một số các căn bệnh dưới đây để bảo vệ cho “mẹ tròn con vuông”:
– Vacxin ngừa ung thư cổ tử cung: Vắc xin này phòng ngừa ung thư cổ tử cung, không chỉ giúp cho việc mang thai một cách bình thường mà còn đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Vắc xin gồm 3 mũi, tiêm kéo dài trong 6 tháng và không thể tiếp tục nếu đang mang thai.
– Virus viêm gan A: Bệnh này có thể gây nguy hiểm tử vong cho bà mẹ nên cần phải được tiêm phòng cần thiết. Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy vắc xin gây hại cho thai nhi và phụ nữ mang thai, nhưng các bà mẹ nên tiêm phòng từ 6 tháng trở lên trước khi mang thai để có thể an tâm nhất.
– Uốn ván: Bệnh có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Các chị em cần tiêm phòng trước khi mang thai hoặc vào tuần 27-30 của thai kỳ.
– Viêm màng não: Bệnh viêm màng não là bệnh nghiêm trọng do vi khuẩn gây viêm lớp bảo vệ xung quanh não và nhiễm trùng máu. Cần tiêm vắc xin sớm để tránh ảnh hưởng đến quá trình mang thai.
3. Những lưu ý khi tiêm phòng văcxin
- Cần tìm hiểu kỹ các thông tin về thời gian quy định cho từng loại vắc xin, tránh thai an toàn trong các khoảng thời gian đó. Nếu bị vỡ kế hoạch, cần lập tức tham khảo và nhận sự tư vấn từ bác sỹ.
- Tiêm phòng ngay khi có thể, không nên để đợi đến lúc chuẩn bị mang thai mới đi tiêm phòng.
- Khi đang bị các triệu chứng cảm, sốt, các bệnh về khớp, thận,… thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định tiêm phòng.
- Theo dõi cơ thể từ 24 – 48 giờ sau khi tiêm để đề phòng các biến chứng, sốc thuốc,… có thể xảy ra.
4. Tiêm phòng trước khi mang thai ở đâu?
Nếu bạn ở Hà Nội có thể đến các địa chỉ tiêm phòng trước khi mang thai sau:
- Trung tâm Y tế dự phòng (70 Nguyễn Chí Thanh. ĐT. 04. 37730268, hoặc tại các quận huyện trên địa bàn)
- Viện vệ sinh dịch tễ (131 Phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
- Trung tâm tiêm phòng (Địa chỉ: số 35 Trần Bình – Mai Dịch – Cầu Giấy (Đối diện Viện 198). ĐT: 04-3768.5512)
Một số địa chỉ tiêm phòng trước khi mang thai cho mẹ bầu ở Hồ Chí Minh:
- Các Trung tâm Y tế dự phòng tại các phường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện Đại học Y Dược (Địa chỉ: 221B Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận.)
- Viện Pasteur (Địa chỉ: 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3 ĐT: 08. 38230352)
- Bệnh viện Từ Dũ (Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh ĐT: 08. 38391229)
Tiêm phòng trước khi mang bầu là việc làm cần thiết để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Ngoài ra, trước khi mang thai chị em cần duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và cũng cần bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp trước thời điểm dự định mang thai khoảng 3 tháng để có một thai kỳ khỏe mạnh, an lành sau này.
Theo Procarevn
346 thoughts on “Chích ngừa trước khi mang thai cần chú ý gì?”
Minh định tiem ngừa trước khi mang thai
Khong biet truoc khi tiem có kiêng an uong gi kg va co những benh gi sẽ kg tiêm được
Va can tiem lại nao cho phu hợp, co bạn tư van la 3 trong 1, hay la 6 trong 1 ( minh phân vân) kg biet loại nao tốt
Va khi tiem có cần đặc hẹn trước kg ạ
Chào bạn Xuân Thư,
Vaxcin 3 trong 1 là vacxin phòng được 3 bệnh: sởi, quai bị, rubella. Vacxin 6 trong 1 phòng các bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não do HiB. Tùy thuộc vào mục đích của bạn phòng bệnh gì mà chọn loại vacxin phù hợp. Tất cả các bệnh trên nếu mắc phải đêu gây hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, vacxin trong 1 thường được tiêm cho trẻ nhỏ do đây là thời gian trẻ dễ lây nhiễm bệnh nhất, và rất có thể ngày bé bạn đã được tiêm phòng rồi. Nếu bạn chưa tiêm phòng loại nào thì bạn hoàn toàn có thể tiêm phòng cả loại 3 trong 1 và 6 trong 1 đều được.
Chế độ ăn uống không ảnh hưởng tới hiệu quả của vacxin, vì vậy bạn vẫn thực hiện ăn uống như bình thường. Lưu ý tăng cường chất lượng bữa ăn và bổ sung đủ dưỡng chất hàng ngày cho cơ thể mạnh khỏe nhất trước khi mang thai.
CHúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Cho em hỏi. Vì sao em chích 3 trong 1 sởi quai bị rubela hồi tháng 5 nhưng tới tháng 12 em lại bị quai bị. Vậy em có cần chích lại mũi này ko
Chào bạn Hoàng Kim,
Về mặt chuyên môn, sau khi được chích ngừa hệ miễn dịch của cơ thể sẽ nhận diện Vacxin là vật thể lạ, huy động hệ miễn dịch tấn công và ghi nhớ chúng. Sau này, khi có tác nhân gây bệnh đó xâm nhập vào cơ thể thì hệ miễn dịch đã ghi nhớ và ở tư thế sẵn sàng chiến đấu, khiến quá trình tiêu diệt tác nhân gây bệnh đó nhanh và hiệu quả hơn.
Việc đáp ứng miễn dịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tiêm vắc xin, loại vắc xin và tuỳ thuộc đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khoẻ của từng người, chất lượng vắc xin, cách bảo quản vắc xin và kỹ thuật thực hành tiêm chủng… Thực tế không có thuốc tiêm ngừa nào có hiệu quả bảo vệ 100%, đối với vắc xin 3 trong 1 thì khà năng bảo vệ chỉ vào khoảng 90 tới 95% mà thôi. Nếu có mắc bệnh sau khi tiêm phòng thì bệnh sẽ nhẹ hơn rất nhiều so với không tiêm phòng bạn nhé!
Sau tiêm phòng hoặc sau mắc bệnh cơ thể sẽ ghi nhớ miễn dịch suốt đời. Do đó bạn không cần tiêm phòng lại nữa bạn nhé!
CHúc bạn mạnh khỏe!
Tiêm mũi cúm trong thời gian mang bầu 3 tháng đầu được k bác sĩ.e cảm ơn ạ
Chào bạn Lý,
Cho tới nay Vacxin phòng cúm vẫn được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn chỉ tiêm phòng khi thực sự cần thiết như: trong vùng dịch, nguy cơ lây nhiễm cao mà thôi. Để phòng ngừa cúm, hiện nay có viên ngâm của Nhật Bản IgYgate F, được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà rất hiệu quả và an toàn cho phụ nữ mang thai, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Khi mang thai, sức đề kháng giảm đi nhiều khiến mẹ bầu dễ mắc các bệnh do lây nhiễm hơn. Hơn nữa, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao khiến chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ. Do đó, phụ nữ mang thai được khuyên dùng thêm viên bổ tổng hợp như PM Procare hay PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng cho mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu. Bạn chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên sau bữa ăn trong suốt thai kỳ và trong thời gian cho con bú là đủ.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Chào bác sỹ ! Cháu hiện tại đã tiêm phòng đầy đủ các loại nên tiêm trước khi mang bầu. Mũi 3 trong 1 rubella cháu tiêm hôm đầu tháng 7 này, cháu muốn có em bé thì nhanh nhất thời gian nào có thể thụ thai ạ?
Chào bạn Thúy Mai,
Để đảm bảo an toàn và cơ thể có đủ thời gian để sinh miễn dịch tốt nhất thì sau khi tiêm phòng mũi 3 trong 1 ít nhất 3 tháng bạn mới nên mang thai bạn nhé!
Chuẩn bị mang thai, ngoài thăm khám và tiêm phòng đầy đủ thì việc thực hiện một chế độ dinh dưỡng đầy đủ là vô cùng cần thiết. Theo cơ chế sinh học, trứng bắt đầu chín khoảng 3 tháng trước khi nó được giải phóng để tham gia vào quá trình thụ tinh. Do đó, một chế đô ăn uống nghỉ ngơi điều độ, bổ sung dưỡng chất phù hợp sẽ giúp cho trứng phát triển khỏe mạnh và thai nhi sau này phát triển toàn diện. Hơn nữa, đa số phụ nữ chưa biết mình có thai trong một vài tuần đầu tiên. Trong khi đó, hầu hết các cơ quan trong cơ thể được hình thành ngay trong thời gian đầu thai kỳ. Vì vậy, phụ nữ được khuyên dùng thuốc bổ như PM Procare hay PM Procare diamond ít nhất 3 tháng trước khi có thai để cơ thể khỏe mạnh, tăng cường khả năng thụ thai và chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi sau này. Bạn chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên sau bữa ăn là đủ.
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Năm 2014 tôi có tiêm phòng mũi 3 trong 1 (sởi, quai bị, rubella) đến 8/2014 tôi mang bầu bé đầu tiên. Giờ tôi định sẽ mang thai bé thứ 2 thì có cần tiêm lại mũi này nữa không, nếu phải tiêm thì sau bao lâu có thể mang thai được ạ?
Cảm ơn chuyên gia
Chào bạn Thu,
Vacxin sởi – quai bị -rubella cho miễn dịch tốt hơn 10 năm sau tiêm. Chính vì vậy, chuẩn bị mang thai lần này bạn không cần tiêm lại nữa bạn nhé! Tuy nhiên, vacxin phòng cúm chỉ có tác dụng miễn dịch tốt trong vòng 1 năm sau tiêm, do đó bạn có thể tiêm phòng cúm trước khi mang thai lần này khoảng 2 tháng để cho hiệu quả phòng bệnh tốt nhất bạn nhé!
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!