Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối rất quan trọng vì đây là thời điểm mà mẹ cần chuẩn bị tốt về mặt sức khỏe để sẵn sàng chào đón bé yêu ra đời. Trong khi bà bầu bắt đầu đếm ngược cho tới khi sinh em bé, thì cũng là thời điểm mà hầu hết các bà mẹ đang có chế độ dinh dưỡng sai cách. Vậy bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối như thế nào để bé yêu ra đời và bà mẹ được khỏe mạnh nhất, hãy cùng PM Procare tham khảo qua bài viết dưới đây!
[toc]
Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối như thế nào?
3 tháng cuối thai nhi trong bụng mẹ phát triển nhanh chóng về cân nặng cũng như hoàn thiện những thiếu sót để phát triển cơ thể. Thai nhi chuẩn bị chào đời và tăng tốc phát triển rất nhanh ở giai đoạn này.
Cân nặng của thai nhi tăng đáng kể từ tầm 800g- 900g lên tới gần 3kg, tức là tập trung nhất là giai đoạn cuối này. Đây là lý do mà sao mẹ bầu luôn cảm thấy đói và muốn ăn liên tục khác hẳn với giai đoạn ốm nghén ở giai đoạn trước.
Hãy tập trung bổ sung dinh dưỡng cho bé của bạn ngay tại thời điểm này một cách đầy đủ nhất. Đây cũng là cơ hội bé có thể hấp thụ nhiều nhất những gì mẹ ăn trước khi bé chào đời. Mặc đù sau khi chào đời nguồn thực phẩm mẹ ăn, bé cũng có thể hấp thụ qua sữa mẹ nhưng không trực tiếp như lúc này.
Mẹ cần bổ sung dinh dưỡng lành mạnh cũng như duy trì chế độ sinh hoạt thật tốt để đảm bảo an toàn cho mẹ và con. Mặc dù khả năng sảy thai ở giai đoạn này không còn nhưng mẹ cũng cần lưu ý nguy cơ sinh non rất dễ xảy ra nếu sức khỏe mẹ bất ổn.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối
Xây dựng chế độ đầy đủ dinh dưỡng cho bà bầu đóng vai trò quan trọng giúp bé sinh ra khỏe mạnh và phát triển tốt. Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều so với mức khuyến nghị sẽ gây ra dư thừa năng lượng và có thể dẫn tới tiểu đường thai kỳ hoặc huyết áp cao, tiền sản giật và các vấn đề về tim mạch, đột quỵ hoặc nặng hơn là trầm cảm kéo dài. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, ví như mẹ bị tiểu đường hay huyết áp cao con có nguy cơ bị chậm tăng trưởng sau sinh, suy dinh dưỡng, mất tim thai hoặc bị sinh non.
Vì thế, các mẹ bầu cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khi mang thai, điều này sẽ giúp cho bé sinh ra khỏe mạnh và phát triển tốt. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đứa trẻ được sinh ra đủ dinh dưỡng có thể có IQ cao hơn những đứa trẻ suy dinh dưỡng. Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ của bà mẹ sẽ có thay đổi về trọng lượng và lớn hơn so với hai giai đoạn trước.
Dưỡng chất cần bổ sung cho bà bầu 3 tháng cuối
Trong 3 tháng cuối là giai đọan cuối cùng hoàn thiện cân nặng và chiều dài cơ thể của thai nhi. Vì thế, sự cân nặng của mẹ bầu và thai nhi giai đoạn này là nhiều nhất, thai nhi cần:
Nhóm chất đạm (Protein)
Protein cũng rất quan trọng cho sự phát triển của bé, mỗi ngày bạn nên dung nạp khoảng 65 gram từ các nguồn thực phẩm như: trứng, thịt, đậu lăng, đậu xanh, đậu và các sản phẩm từ sữa.
Chất béo
Chất béo giúp cho sự phát triển não bộ của thai nhi và giúp cơ thể mẹ hấp thu vitamin tốt hơn. Mẹ nên chú ý sử dụng những loại thực phẩm cung cấp chất béo lành mạnh như dầu ôliu, bơ đậu phộng các loại hạt tự nhiên thay vì những chất béo bão hòa từ các loại thức ăn nhanh.
Trong chế biến món ăn, hãy chọn những loại chất béo không no (hay còn gọi là chất béo chưa bão hòa) như: dầu olive, dầu đậu phộng, dầu hạt cải. Tránh những loại chất béo no (chất béo bão hòa) có trong mỡ động vật, dầu cọ, dầu dừa…
Tinh bột
Là chất không thể thiếu nhưng các mẹ không nên nạp quá nhiều vào cơ thể trong những tháng cuối thai kỳ. Mỗi ngày chị em chỉ nên đưa vào cơ thể lượng tinh bột vừa đủ từ gạo ngũ cốc, khoai, sắn… để tránh nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
Chất xơ
Vào tháng thứ 8 của thai kỳ, thai phụ có thể gặp phải một số triệu chứng như táo bón, ợ nóng, khó tiêu. Vậy nên việc bổ sung chất xơ từ rau củ là vô cùng cần thiết cho cơ thể người mẹ.
Các loại vitamin, khoáng chất
➤ Canxi: Là thành phần thiết yếu để hình thành răng và xương của thai nhi. Mẹ bầu cần bổ sung 1,200 mg canxi mỗi ngày từ các chế phẩm có nguồn gốc từ sữa (sữa chua, phomai, pho mát, caramen, kefir, kem…), các loại hải sản…
➤ Sắt: Rất cần thiết trong quá trình tạo huyết sắc tố trong máu. Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu sẽ cần nhiều hemoglobin để cung cấp oxy cho thai nhi. Và bào thai cũng sẽ tự động dùng chất sắt để hình thành nguồn cung cấp máu cho chính mình. Ở giai đoạn mang thai thứ 3, bà bầu cũng chỉ cần cung cấp khoảng 30mg-60mg sắt mỗi ngày. Mẹ bầu có thể bổ sung chất sắt từ một số loại viên uống tổng hợp hoặc từ các loại thịt đỏ, bánh mì ngũ cốc, rau có màu xanh đậm.
➤ Vitamin C: Vitamin C giúp sản xuất collagen, một loại protein giúp xây dựng cấu trúc xương, sụn, cơ, mạch máu của em bé. Vitamin C cũng là chất chống lão hóa, ngăn ngừa bệnh tật giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu và tham gia vào quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Mỗi ngày trong thai kỳ thứ 3 nên bổ sung khoảng 100-120mg Vitamin C từ các loại hoa quả và thực phẩm như: cam, quýt, bưởi, nho, dưa hấu, bắp cải, xà lách, bông cải xanh, bông cải trắng, cà chua…
➤ Vitamin A: Vitamin A là nguồn dưỡng chất giúp bé có làn da, xương và đôi mắt khỏe mạnh, đồng thời còn giúp phát triển các tế bào tạo ra cơ quan nội tạng của thai nhi. Lượng Vitamin A nên bổ sung từ dạng Betacaroten trong thực vật có màu đỏ, vàng như cà rốt, bí đỏ, cà chua…
➤ Vitamin D: Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ tốt calcium và phosphorus, hình thành xương, mô và răng của bạn. Lượng vitamin D có thể đáp ứng đủ bằng cách uống bổ sung các loại thuốc có chứa khoảng 50% nhu cầu Vitamin D mỗi ngày và tiếp xúc với ánh nắng mỗi ngày.
➤ Axit béo không no: Giai đoạn thai kỳ thứ 3, não bộ phát triển rất mạnh và cần nhiều nguyên liệu để tối ưu hóa quá trình phát triển đó. DHA và EPA là hai thành phần quan trọng để hình thành não bộ, thị giác, hệ thống dẫn truyền thần kinh. Do đó, bà bầu nên lưu ý bổ sung đủ DHA/EPA mỗi ngày. Nên lựa chọn sản phẩm cung cấp DHA, EPA ở tỷ lệ DHA/EPA ~4.5/1 để cơ thể hấp thu và phát huy tác dụng tốt nhất. Đồng thời mẹ nên lưu ý tăng cường các thực phẩm giàu DHA, EPA như: cá hồi, cá ngừ đại dương, cá thu, các Chích, cá mồi…
Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng cuối
Ngoài việc cần ghi nhớ các thực phẩm, vitamin khoáng chất cần được bổ sung trên. Các mẹ bầu cũng phải cần lưu ý một số thực phẩm chúng ta không nên sử dụng nhiều trong 3 tháng cuối như:
- Nước có chất kích thích như bia, rượu, cafe.
- Không nên ăn ngọt nhiều, vì ăn ngọt trong thời kỳ này rất dễ tăng cân và gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.
- Hạn chế ăn nhiều tinh bột, chất béo nhiều vì có thể làm tăng cân rất nhanh.
- Mẹ bầu không nên ăn mặn vì có gây tình trạng tích trữ muối, nước, gây phù, huyết áp cao, sản giật và tiền sản giật thai nguy cơ cho cả mẹ và em bé.
- Hạn chế ăn ngoài đường, vỉa hè.
- Hạn chế ăn kem, uống nước lạnh, nước đá có thể ảnh hưởng đến huyết khối hoặc viêm họng của thai phụ.
- Các vitamin và thuốc bổ nên được sự tư vấn của các bác sĩ trước khi sử dụng.
Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ
Khi mang thai, bạn cần bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ để tăng cân một cách lành mạnh và hỗ trợ phát triển đúng về não, xương khớp cũng như các cơ quan và hệ miễn dịch ở trẻ. Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chia nhỏ khẩu phần ăn mỗi ngày để đảm bảo cơ thể hấp thụ được trọn vẹn và hiệu quả nhất các chất dinh dưỡng. Các bà bầu không nên bỏ qua bữa sáng và ăn bù hay nhồi nhét vào bữa trưa và tối.
- Trứng, hải sản, thịt bò,… là những thực phẩm giàu dinh dưỡng cho thai phụ. Tuy nhiên, những thực phẩm này cần phải chế biến chín bởi ăn tái, sống có thể dễ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh, rất có hại tới thai nhi.
- Sữa tươi và sữa chua đều là thực phẩm quan trọng đối với thai phụ. Tuy nhiên, chỉ nên uống sản phẩm sữa tiệt trùng với hàm lượng đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Phụ nữ có thai cũng cần đặc biệt lưu ý về việc ăn cá, mặc dù cá là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Các loại cá như: cá ngừ, cá thu, cá nóc, cá mập, cá kiếm nên tránh xa vì chúng chứa nhiều thủy ngân, có thể gây ra những biến chứng xấu cho thai nhi như chậm nói, tư duy kém phát triển, ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh và não bộ.
Có cần ngừng uống các viên uống tổng hợp cho bà bầu không?
Thai kỳ thứ 3 là lúc cơ thể mẹ cần cung cấp nhiều dưỡng chất để đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của thai nhi. Đặc biệt là DHA, EPA bởi 3 tháng cuối thai kỳ là thời gian thai nhi phát triển nhảy vọt về não bộ, thị giác. Chính vì vậy, mẹ nên tiếp tục bổ sung các viên uống tổng hợp có đầy đủ các thành phần như DHA, EPA, Vitamin D, Vitamin C… trong thai kỳ thứ 3 và sau khi đã sinh.
Hầu hết các thuốc bổ tổng hợp đều cung cấp Canxi ở hàm lượng thấp để đảm bảo các thành phần của thuốc được hấp thu tốt nhất. Trong khi đó, nhu cầu canxi mẹ bầu cần cung cấp lúc này tăng cao tới 1500mg canxi nguyên tố/ngày khiến chế độ ăn khó có thể cung cấp đủ. Do đó, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, mẹ bầu có thể bổ sung thêm sản phẩm bổ sung canxi chuyên biệt từ bên ngoài.
Lưu ý, thời điểm bổ sung canxi nên cách xa thời điểm uống thuốc bổ tổng hợp ít nhất 2h để không ảnh hưởng tới hấp thu của nhau.
Chuẩn bị sinh đẻ: Bạn cần biết!
Trước khi chuyển dạ, bạn nên nấu sẵn một số món ăn yêu thích và trữ lạnh để sau khi sinh xong có thể dùng. Ngoài ra, bạn cũng nên mang theo thức ăn khi vào việc để có thể ăn khi đang chờ đợi sinh. Bạn có thể được bệnh viện cung cấp thức ăn ngay trong viện trong khi chờ sinh tại bệnh viện. Các công việc còn lại, bác sĩ và hộ lý tại bệnh viện bạn sinh đẻ sẽ hỗ trợ cho bạn.
Bổ sung dinh dưỡng tốt trong 3 tháng cuối thai kỳ không chỉ cung cấp cho sự phát triển của thai nhi, mà còn cần dự trữ lại một phần trong cơ thể người mẹ để chuẩn bị cho những việc như: mất máu khi sinh, tiêu hao thể lực, cho con bú… Do vậy, ba tháng cuối này, thai phụ cần quan tâm nhiều đến việc bổ sung những thức ăn giàu năng lượng, đạm, chất béo không bão hòa, có giá trị dinh dưỡng cao thông qua chế độ ăn hợp lý và viên uống bổ sung thích hợp.
BS. Thu Thủy
86 thoughts on “Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối”
Em đang mang thai 3 tháng cuối, bị huyết áp cao. Huyết áp cao như vậy em có nên dùng ngũ cốc cho bà bầu được không?
Chào bạn Mỹ Linh,
Việc duy trì một chế độ ăn thích hợp có ý nghĩa quan trọng khi phụ nữ mang thai bị cao huyết áp. Bên cạnh các chế độ riêng, thì bà bầu cần tuân thủ chế độ như: ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích… Ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh ăn ngũ cốc nguyên hạt đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch và tốt cho việc điều trị cao huyết áp. Ăn nhiều ngũ cốc, kết hợp với giảm tiêu thụ lượng natri, bổ sung một hàm lượng calo vừa phải và thường xuyên tập thể dục có tác dụng giúp phòng chống bệnh tăng huyết áp hiệu quả. Vì vậy bạn có thể dùng ngũ cốc được bạn nhé!
Trân trọng!
Em hiện nay đc 30 tuần thai. Em uống procare diamond từ tuần thứ 11 đến nay, trước đó từ tuần 7 có uống hết 1 lọ PM procare xong chuyển sang diamond vì nghén quá, sợ con ko đủ chất nên em uống tăng cường lên diamond. từ tuần 7 em mới uống 1 viên sắt 1 ngày đều đặn như procare, còn đến tuần 14 em uống 1 ống 10ml canxi cobiere 1 ngày 1 ống. Hiện tại em đang băn khoăn giai đoạn cuối thai kỳ này có cần mua thêm viên bổ sung DHA cho con em ko, hay trong thành phần diamond đã đủ, ko bị thiếu và ko cần bổ sung nữa? trước bầu em 43 kg,hiện tại đc 49kg, em bé 26 tuần 5 ngày em đi khám thì đc 954g, cuối tuần này em mới đi khám lại ạ. Em rất băn khoăn, mong nhận đc phản hồi từ chuyên gia tư vấn. Em có uống cả sữa bầu XO nữa mà vẫn lo con thiếu cân. Cảm ơn các bác sỹ!
Chào bạn Phương,
Hiện nay, không còn quan niệm cho rằng con càng nặng cân càng tốt. Cân nặng trẻ cần đạt từ 2,8kg tới 3,2kg (đối với bé gái); 3,0kg tới 3,5kg (với bé trai) là tốt nhất. Mức cân nặng em bé của bạn như vậy là nhỉnh hơn so với chuẩn, bạn không cần lo con thiếu cân bạn nhé!
PM Procare diamond có chứa 216mg DHA và 45mg EPA đáp ứng đủ nhu cầu DHA và EPA cho mẹ và bé ở giai đoạn này giúp phát triển não bộ, thị giác của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ. Bạn không cần phải bổ sung thêm nữa bạn nhé!
Với hàm lượng sắt ion là 24mg, viên uống PM Procare đã cung cấp khoảng 80% nhu cầu sắt của cơ thể, phần còn lại bạn có thể cung cấp từ thực phẩm hàng ngày. Nếu kết quả xét nghiệm không cho thấy bạn thiếu máu thiếu sắt thì việc bổ sung thêm viên sắt riêng lẻ với hàm lượng cao là không cần thiết mà còn có thể gây lên những tác dụng không mong muốn do dư thừa: táo bón, phân đen, thừa nhiều dự trư ở gan có thể gây xơ gan, cản trở quá trình tạo máu bình thường của thai nhi,…
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
E mang thai 28 tuần mà tăng đuoc 8kg là nhiều hay ít thưa bác sĩ
Chào bạn Hương,
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ cân nặng có thể tăng tăng ít (0,5-2kg), thậm chí không tăng do nhiều bà mẹ bị ốm nghén. Trong các tuần tiếp theo cân nặng của bà mẹ nên tăng khoảng 0,5kg mỗi tuần. Như vậy thì mức tăng cân hiện tại của bạn là bình thường.
Bước vào 3 tháng cuối của thai kỳ là lúc não bộ của em bé có sự phát triển nhảy vọt, đó đó bạn lưu ý bổ sung thêm DHA và EPA để cung cấp nguyên liệu để sản xuất các tế bào não cho em bé. Nên chọn các chế phẩm bổ sung DHA và EPA với tỉ lệ khoảng 4DHA/1EPA bởi đó là tỉ lệ hấp thu tối ưu qua nhau thai. Hiện nay trên thị trường chỉ có một số ít các thuốc thỏa mãn được điều kiện trên, trong đó có PM Procare, PM Procare Diamond.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe,
e duoc 27tuan di sieu am e be duoc 730g.bsi bao con e bi coi,be so voi tuoi thai.mong bsi giup e co thuc don an uong de con e to hon ak
Chào bạn Bích,
Ở tuần thứ 27 mà em bé mới được 730g là hơi nhỏ hơn so với tuổi thai. Thông thường ở tuần này thai nhi phải có cân nặng từ 1000g trở lên. Nguyên nhân thai nhẹ cân có thể do chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi của mẹ chưa hợp lý hoặc nguyên nhân do nhau thai.
Bạn lưu ý chế độ ăn hàng ngày cần đảm bảo 4 nhóm chất dinh dưỡng: tinh bột, đạm, béo và vitamin, khoáng chất. Phụ nữ có thai cần thêm 15 gam đạm mỗi ngày, bạn nên ăn thêm nhiều thịt, cá, trứng và uống sữa.
Bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất và omega-3 để phát triển não bộ, thị giác và hệ miễn dịch cho em bé qua thuốc bổ tổng hợp PM Procare Diamond.
Bạn cũng cần chú ý nghỉ ngơi nhiều, nghỉ ít nhất 1 tiếng vào buổi trưa và 9 tiếng vào buổi tối.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe,
e mang thai tuần 33, nhưng e thấy ra khí hư và có mùi hôi. không biết có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ
Chào bạn,
Nhiễm trùng đường sinh dục khi mang thai không phải là hiếm gặp nhưng nếu không được điều trị có thể gây ra một số tác hại cho em bé, chẳng hạn như khi sinh thường em bé vô tình bị nhiễm vi khuẩn, virus hay nấm từ đường âm đạo của mẹ dẫn tới các bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh, hoặc trong một số trường hợp vi khuẩn, virus có thể xâm nhập vào nước ối gây ra các biến chứng trong thai kỳ. Vì vậy nếu có các biểu hiện trên bạn nên đi kiểm tra và điều trị kịp thời.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe,