Bà bầu bị phù chân
Bà bầu bị phù chân là một trong những tình huống thường gặp trong ba tháng cuối của thai kỳ. Những mẹo phòng ngừa dưới đây sẽ giúp các bà bầu thoải mái hơn khi gặp phải tình trạng này.
[toc]
Nguyên nhân bà bầu bị phù chân ?
Sưng, hoặc phù, là do chất lỏng thừa tích tụ trong mô cơ thể của bạn. Thường phụ nữ mang thai sẽ dễ bị phù, đặc biệt ở mắt cá chân và bàn chân, bởi vì bạn đang tích trữ nhiều nước hơn bình thường. Những thay đổi trong thành phần hóa học của máu cũng làm cho chất lỏng chảy vào mô của bạn.
Ngoài ra, tử cung đang phát triển sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch khung chậu và tĩnh mạch chủ. Áp lực làm chậm sự tuần hoàn của máu từ chân, làm cho nó đẩy máu từ tĩnh mạch vào các mô của bàn chân và mắt cá chân.
Một yếu tố khác cũng khá quan trọng đó là sự rối loạn của các nội tiết tố phụ nữ trong thời kỳ mang thai cũng làm dãn thành của tĩnh mạch, góp phần vào sự ứ trệ tuần hoàn và làm máu về tim khó khăn hơn.
Nguyên nhân gây phù chân cho bà bầu cũng có thể là do tiêu thụ quá nhiều muối, hay chế độ ăn ít kali (kali giúp duy trì chất lỏng và chất điện giải trong tế bào cơ thể. Do khối lượng máu tăng thêm 50% khi mang thai nên cơ thể cũng cần tăng chất điện giải để giữ cân bằng).
Đó là lý do tại sao nhiều phụ nữ bị phù nề trong tam cá nguyệt thứ ba. Tình hình có thể đặc biệt nghiêm trọng hơn đối với phụ nữ dư nước ối hoặc những người mang song thai. Các bà bầu sẽ thường xuyên mệt mỏi hơn vào cuối ngày và vào mùa hè.
Sau khi sinh em bé, sự phù nề sẽ nhanh chóng biến mất khi cơ thể giải phóng đi một lượng lớn chất lỏng. Bạn sẽ thường xuyên đi tiểu và đổ mồ hôi nhiều trong những ngày đầu sau sinh.
Bà bầu bị phù chân – Những dấu hiệu nguy hiểm
Phù nề ở mắt cá chân và bàn chân khi mang thai là những triệu chứng bình thường khi đang mang thai, bạn cũng có thể bị sưng nhẹ ở tay. Nhưng hãy liên lạc với bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào của chứng tiền sản giật:
Sưng nhiều hơn bình thường ở bàn tay
Sưng phù quá nhiều hoặc quá nhanh ở bàn chân hoặc mắt cá chân.
Ấn ngón tay vào mắt cá chân rồi nhấc ra thì thấy xuất hiện dấu lõm của các ngón tay.
Một chân bị sung phồng hơn so với chân kia
Đặc biệt, bị đau ở đùi: đó là dấu hiệu của các cục máu đông
Bà bầu bị phù chân : làm sao cho hết
Nằm nghiêng sang trái để tử cung không chèn vào động mạch chủ và các tĩnh mạch ở khung chậu.
Đặt chân lên cao bất cứ khi nào có thể. Tại nơi làm việc, hãy kê một cái ghế hoặc một chồng sách dưới bàn làm việc.
Không bắt chéo chân khi đang ngồi.
Duỗi chân thường xuyên trong khi ngồi
Thường xuyên nghỉ ngơi đứng, và thay đổi tư thế thường xuyên khi ngồi. Tránh đứng hay ngồi lâu khiến cho lượng máu dồn về chân lớn hơn mức bình thường .
Mang giày thoải mái để phù hợp với bạn chân đang bị phù nề.
Không mang vớ hoặc vớ dài bó chặt xung quanh mắt cá chân hoặc bắp chân.
Uống đủ nước. Thật ngạc nhiên vì điều này sẽ giúp cơ thể bạn tích tụ chất lỏng ít hơn. Cố gắng uống khoảng 2 lít nước hoặc các đồ uống bổ dưỡng khác mỗi ngày. (Bạn uống đủ nước khi nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc trong). Có thể đun sôi râu ngô với một vài cốc nước và dùng để uống hàng ngày. Tuy nhiên, đừng uống quá mức cần thiết, bạn sẽ gây quá tải cho thận, gây rối loạn các chất điện giải trong máu vì nồng độ của chúng bị lượng nước thừa pha loãng.
Luyện tập thể dục đều đặn. Các hoạt động như đi bộ, bơi lội, yoga là những lựa chọn tốt. Hằng ngày nên tập thêm bài tập nằm trên đệm hay sàn nhà, từ từ nâng từng chân một lên cao, rồi lại hạ xuống đổi chân.
Chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều protein như: đậu đỗ, các sản phẩm từ sữa, ăn nhiều rau xanh như cải bắp, rau ngót… và các loại hoa quả, trái cây. Khuyến khích ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi, và kẽm. Hạn chế thức ăn vặt. Không ăn nhiều muối.
Xem thêm: Canxi cho bà bầu loại nào tốt
Bổ sung thêm kali trong chế độ ăn uống nếu bị thiếu hụt. Một số món ăn giàu kali như: hoa quả, rau xanh, thịt gà, thịt đỏ, cá, sữa, sữa chua, sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt, khoai lang nướng cả vỏ, rau chân vịt, quả mơ khô, nước cam, dưa hấu… Dấu hiệu giúp nhận biết bị thiếu kali: bà bầu bị nôn (hoặc tiêu chảy) mạn tính, cơ thể mệt mỏi, hay bị chuột rút, táo bón và nhịp tim bất thường. Tốt nhất bạn hãy thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Một số món ăn rất tốt cho bà bầu bị phù chân:
- Cháo ngô, đậu cô ve, táo: ngô 50g, đậu cô ve 30g, táo to 30g. Nấu cháo ăn mỗi ngày 1 lần. Công dụng: khỏe tỳ ích khí, chữa có thai phù thũng do tỳ hư.
- Canh mạch nha, đậu đỏ hạt nhỏ: mạch nha 250g, đậu đỏ hạt nhỏ 50g. Nấu đến khi đậu nhừ, ăn mỗi ngày 2 lần. Công dụng: ích khí lợi thủy, trị có thai phù thũng do dương hư.
- Dạ dày lợn nấu tỏi: dạ dày lợn 1 cái rửa sạch, tỏi to 30g giã nát, xa tiền tử (hạt mã đề) 30g. Cho tỏi và hạt mã đề vào dạ dày lợn, đổ nước vừa đủ hầm trong 1 giờ, cho gia vị, Ăn thịt, uống nước. Công dụng: bổ khí huyết, ôn tỳ vị, lợi thủy, trị có thai phù thũng do tỳ dương hư.
Ngâm chân khoảng 10-15 phút trong nước ấm hàng ngày, cũng là một cách giúp chân thư giãn hữu hiệu, có khả năng làm giảm sưng phù.
Massage chân nhẹ nhàng.
- Dấu hiệu có thai
- omega 3 6 9 có cần thiết cho bà bầu?
- Vitamin A – Bà bầu cần biết
- DHA – Vi chất quan trọng không thể bỏ qua
- Bổ sung sắt cho bà bầu thế nào là đúng và đủ ?
- Dầu cá Omega 3 loại nào tốt ?
- Bổ sung acid folic cho bà bầu
2 thoughts on “Bà bầu bị phù chân : làm sao cho hết?”
Hiện tượng phù chân
Phù chân