Vitamin D
- Điều hòa lượng canxi và phốt pho trong máu
- Cần cho hình thành và tái hấp thu xương
- Cần cho tổng hợp calbindin và osteocalcin
Kết quả
- Cải thiện khối lượng xương ở trẻ em
- Liên quan tới khối lượng xương của thai nhi cao hơn ở phụ nữ mang thai. [1, 2]
Thiếu hụt Vitamin D – một mối lo ngại toàn cầu
- Việt Nam: 30-50% (cao hơn ở thành phố) [3, 4]
- Australia: 43% (xét nghiệm về Vitamin D tăng gấp 10 lần so với 10 năm trước)
- Canada, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Thái Lan: 30-50%
Các chuyên gia cho rằng chỉ ánh nắng mặt trời thôi thì chưa đủ để duy trì đủ lượng vitamin D đặc biệt trong thời kỳ mang thai
Viện Y Khoa – EAR: 400IU; RDI (Mức khuyến nghị hàng ngày): 600IU trong thai kỳ.
Các thụ thể vitamin D (VDRs)
- VDRs được tìm thấy trong hầu hết các mô, làm vitamin D trở thành một thành thần sống còn đối với sức khỏe chung
- Các yếu tố phiên mã được hoạt hóa bởi vitamin D (gốc kết hợp)
- Điều hòa phiên mã trên 2.000 gien
Vitamin D gắn kết với VDRs cho các tác dụng đặc hiệu với từng mô:
Vitamin D – Điều hòa miễn dịch
Đối với Mẹ – Tiền sản giật
- Sự xâm lấn của nhau thai, làm tổ bình thường và tăng sinh mạch máu
Tác dụng đến cấu thành mạch máu:
- Phản ứng viêm, cân bằng Th1 – Th2 & yếu tố tăng trưởng nội mô thành mạch (VEGF)
Haugen và cộng sự 2009
- Nghiên cứu dịch tễ học (n = 23.423)
- Bổ sung Vitamin D (400IU – 600IU/ngày)
- Giảm đáng kể nguy cơ bị tiền sản giật tới 27%
Bodnar và cộng sự 2014
- Tình trạng đủ vitamin D liên quan tới giảm 40% tiền sản giật trầm trọng. [5, 6]
Vitamin D – Điều hòa miễn dịch
Đối với em bé:
- Cải thiện chức năng bảo vệ và hỗ trợ hệ miễn dịch bẩm sinh
- Sản xuất các peptide chống vi khuẩn (bao gồm cathelicidin và defensin)
- Điều hòa miễn dịch tế bào T, phản ứng viêm, các cytokine
- Cần cho sự phát triển và điều hòa đáp ứng của hệ miễn dịch
Liên quan với thiếu hụt Vitamin D:
- Bệnh tự miễn, bệnh lao, vẩy nến, eczema, bệnh Crohn, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng vết thương, cúm và viêm đường tiết niệu.
Bổ sung Vitamin D làm giảm một nửa nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp [7, 8]
Vitamin D – Tiết Hormone
- Cần thiết cho tiết insulin
- Tình trạng vitamin D thấp liên quan đến hội chứng chuyển hóa, kháng insulin & Đái đường thai kỳ
- Bổ sung làm giảm đường huyết và cải thiện độ nhạy insulin [9]
Vitamin D – Phát triển não bộ
- Tự kỷ, đa xơ cứng, tâm thần phân liệt và giảm nhận thức thần kinh
- Điều chỉnh các gien ảnh hưởng tới hoạt động chức năng và sự phát triển trong đồi hải mã và vỏ não (gồm cả sự tạo hình synap, và các dẫn truyền thần kinh)
- Các đặc tính điều hòa miễn dịch ngăn ngừa các bệnh tự miễn (ví dụ: giảm nguy cơ bị đa xơ cứng) [10]
Vitamin D – Các nghiên cứu lâm sàng
Aghajafari và cộng sự 2013
- Phân tích tổng hợp (31 nghiên cứu)
- Thiếu hụt Vitamin D và tăng nguy cơ bị:
- Tiền sản giật (79%); GDM (49%); Nhỏ hơn so với tuổi thai (85%); Viêm âm đạo nhiễm khuẩn & Trọng lượng khi sinh thấp.
Wei và cộng sự 2013
- Phân tích tổng hợp (24 nghiên cứu)
- Lượng 25-hydroxyvitamin D [25(OH)D] trong máu Tiền sản giật (109%); GDM (38%); Nhỏ hơn so với tuổi thai (52%); Sinh non (58%)
Nnoaham và cộng sự 2008
- Phân tích tổng hợp (7 nghiên cứu)
- Vitamin D huyết thanh thấp và tăng nguy cơ bị:
- Lao (32%)
- Việt Nam: 100.000 ca mắc lao mới một năm (đứng thứ 12 trên thế giới; WHO) [11-13]
Tài liệu tham khảo
1. Huncharek, M. et al. (2008). Bone 43(2): 312-321.
2. Ioannou, C. et al. (2012). J Clin Endocrinol Metab 97(11): E2070-2077
3. Nguyen, H. et al. (2012). Bone 51(6): 1029-1034.
4. Hien, V. et al. (2012). Matern Child Nutr 8(4): 533-539.
5. Haugen, M. et al. (2009). Epidemiology 20(5): 720-726.
6. Bodnar, L. et al. (2014). Epidemiology 25(2): 207-214.
7. Urashima, M. et al. (2010). Am J Clin Nutr 91(5): 1255-1260.
8. Camargo, C. et al. (2012). Pediatrics 130(3): e561-567.
9. Rudnicki, P. & Molsted-Pedersen, L. (1997). Diabetologia 40(1): 40-44.
10. Almeras, L. et al. (2007). Proteomics 7(5): 769-780.
11. Aghajafari, F. et al. (2013). BMJ 346: f1169.