Thai lưu là một biến chứng khá thường gặp trong sản khoa. Thai chết lưu dược định nghĩa là tất cả các trường hợp thai bị chết mà còn lưu lại trong tử cung trên 48 giờ. Nhiều nước coi thai chết lưu là những trường hợp thai bị chết sau 20 tuần tuổi thai, có trọng lượng trên 400g (các trường hợp thai bị mất trước tuần 20 được coi là sảy thai)
[toc]
Tỷ lệ thai chết lưu ở Bệnh viện Phụ Sản Trung ương vào khoảng 4,4% (1994-1995) so với tổng số trường hợp đẻ tại bệnh viện. Tỷ lệ thai chết lưu là 0,76% ở trung tâm Foch (Pháp). Tại Hoa kỳ, tỷ lệ này khoảng 0,625%. Và ở miền Tây nước Úc, tỷ lệ này là 0,7% (chỉ tính những trường hợp bị chết sau 20 tuần so với tổng số đẻ).
Hầu hết các thai chết lưu xảy ra trước khi bắt đầu chuyển dạ, nhưng một số nhỏ xảy ra trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.
Thai lưu – Dấu hiệu và chẩn đoán
Với thai lưu dưới 20 tuần
Nhiều trường hợp thai chết lưu âm thầm, không có triệu chứng, làm cho chẩn đoán khó khăn. Nhưng đa số các trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu:
- Ra máu âm đạo, ít một, không đau bụng, máu đỏ sẫm hay nâu đen. Đây là dấu hiệu phổ biến của thai lưu dưới 20 tuần.
- Bệnh nhân thấy bụng bé đi hay không thấy bụng to lên
- Đột nhiên mất cảm giác nghén, hết cương đau ngực…
Siêu âm là thăm dò có giá trị, cho chẩn đoán sớm và chính xác. Trên siêu âm có thể thấy âm vang thai rõ ràng mà không thấy hoạt động của tim thai. Hoặc chỉ nhìn thấy túi ối mà không thấy âm vang thai, bờ túi ối méo mó, không đều. Trong những trường hợp nghi ngờ, cần kiểm tra lại bằng siêu âm sau 1 tuần xem tiến triển của túi ối để có kết luận chính xác.
Với thai lưu trên 20 tuần
Triệu chứng thường rõ ràng làm bệnh nhân phải đi khám ngay. Nhờ vậy cũng dễ dàng xác định được thời gian thai lưu. Các triệu chứng thường gặp như:
- Bệnh nhân đột nhiên không thấy thai cử động nữa. Đây là dấu hiệu chính khiến bệnh nhân phải chú ý và đi khám bệnh.
- Hai vú tiết sữa non tự nhiên
- Ra máu âm đạo (hiếm gặp đối với thai lưu trên 20 tuần).
- Bệnh nhân cảm thấy bụng không to lên, thậm chí bé đi nếu thai chết đã lâu ngày.
- Nếu bệnh nhân có bị một số bệnh kèm theo như nhiễm độc thai nghén, bệnh tim… thì bệnh sẽ tự thuyên giảm, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
Thăm khám thấy: Tử cung bé hơn so với tuổi thai, khó sờ nắn thấy phần thai, không nghe thấy tiếng tim thai bằng ống nghe sản khoa.
Siêu âm sẽ cho kết quả chính xác: Không quan sát thấy cử động của tim thai, Đầu méo mó, nước ối có thể thấy ít, thậm chí không còn. Hiện nay đây là một thăm dò chủ yếu, cho chẩn đoán chắc chắn và rất sớm.
Chẩn đoán phân biệt
Đối với thai trên 20 tuần chết lưu, chẩn đoán phân biệt ít đặt ra nhưng đối với thai dưới 20 tuần chết lưu, cần lưu ý bởi có thể bị nhầm với:
Chửa ngoài dạ con: vì có ra máu đen ở âm đạo, tử cung bé hơn tuổi thai. Thai chết lưu khi sắp bị sảy cũng gây đau bụng, chảy máu.
Chửa chứng, đặc biệt là nhầm với chửa chứng thoái triển. Nhiều khi không thể phân biệt được nếu dựa trên lâm sàng và siêu âm. Chỉ khi nạo và xét nghiệm giải phẫu bệnh lý tổ chức nạo ra mới cho chẩn đoán xác định được. Bệnh cảnh lâm sàng của thai chết lưu và chửa trứng thoái triển nhiều khi giống hệt nhau.
Tử cung có u xơ, khám thấy tử cung to hơn bình thường kèm theo ra máu âm đạo bất thường.
Thai còn sống. Đây là vấn đề hết sức lưu ý vì lúc nào cũng có thể bị nhầm, nhất là khi vội vàng trong chẩn đoán. Nhiều khi phải thăm khám, thăm dò nhiều lần, bằng nhiều người để có chẩn đoán chính xác.
Thai lưu – Nguyên nhân
Trong nhiều trường hợp, không xác định được nguyên nhân gây ra thai chết lưu. Có khoảng 20-50% các trường hợp thai lưu không xác định được nguyên nhân. Và đôi khi lại có nhiều nguyên nhân góp phần gây tử vong cho em bé.
Các nguyên nhân thai lưu thường gặp bao gồm
Rối loạn thể nhiễm sắc: Là nguyên nhân chủ yếu của thai dưới 3 tháng bị chết. Rối loạn nhiễm sắc thể có thể là do di truyền từ bố, mẹ; có thể là do đột biến trong quá trình tạo noãn, tạo tinh trùng, thụ tinh và phát triển của phôi.
Thai nhi chậm phát triển, dị tật bẩm sinh.
Nhau bong non
Nhiễm trùng: Mẹ bị các bệnh nhiễm ký sinh trùng như sốt rét ( trong sốt rét ác tính, thai bị chết gần như 100% ), nhiễm vi khuẩn ( như giang mai ), nhiễm virus (viêm gan, quai bị, cúm, sởi…). Mức độ nghiêm trọng cao khi sảy ra trước tuần 28 thai kỳ.
Bất thường về dây rốn: có nút thắt ở dây rốn, dây rốn ngắn hoặc dây rốn không được gắn vào nhau thai đúng cách khiến thai nhi bị thiếu oxy.
Thai lưu – Những trường hợp có nguy cơ cao
Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị thai lưu, nhưng một số phụ nữ có nguy cơ cao hơn những người khác. Tỷ lệ có thai lưu cao hơn ở những bà bầu:
- Đã có thai lưu trước hoặc hạn chế tăng trưởng trong tử cung trong thai kỳ trước. Nếu có tiền sử có thai lưu, nguy cơ thai chết lưu trong lần có thai tiếp theo cao gấp 3 đến 4 lần.
- Tiền sử sinh non, tăng huyết áp do thai kỳ, hoặc tiền sản giật cũng làm tăng nguy cơ.
- Bị bệnh mãn tính như lupus, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh thận, rối loạn đông máu, bệnh tuyến giáp…
- Phát triển các biến chứng trong thai kỳ như: thai chậm tăng trưởng, tăng huyết áp do thai kỳ, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ…
- Hút thuốc, uống rượu, bia, dùng ma túy, tiếp xúc với hóa chất độc hại.
- Mang đa thai
- Béo phì.
- Phụ nữ mang thai do thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hoặc làm thủ thuật tiêm tinh trùng vào bảo tương trứng (ICSI)
- Tuổi tác: mang thai ngoài độ tuổi sinh đẻ lý tưởng (từ 21-34 tuổi). Nguy cơ tăng cao nhiều nhất ở thanh thiếu niên dưới 15 tuổi và phụ nữ từ 40 tuổi trở lên.
- Dinh dưỡng kém, lao động vất vả, đời sống khó khăn…
Làm thế nào để giảm nguy cơ thai lưu?
Trước khi có thai
Thực hiện thăm khám sức khỏe đầy đủ ngay khi bạn có ý định mang thai. Điều này sẽ giúp phát hiện và giải quyết các vấn đề về sức khỏe (nếu có) trước khi bạn mang thai. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ là tiền để cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Hãy cung cấp thông tin cho bác sĩ về tiền sử sức khỏe của minh, các thuốc bạn đang sử dụng. Bác sĩ sẽ có lời khuyên và điều chỉnh thuốc dùng phù hợp cho bạn nếu cần.
Tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai
Có chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất đây đủ cho cả vợ và chồng từ ít nhất một tháng trước khi bạn cố gắng mang thai. Đặc biệt lưu ý bổ sung đủ 400 mcg acid folic mỗi ngày.
Nếu bạn béo phì, nên cân nhắc giảm cân trước khi bạn cố gắng thụ thai.
Trong khi đang mang thai
Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, thuốc phiện, hóa chất độc hại.
Tới bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ ngay khi bạn thấy thai nhi giảm hoạt động, ra máu, đau tử cung, đau lưng, co thắt tử cung từng cơn hoặc đau bụng trầm trọng …
Theo dõi thai máy 3 lần trong ngày sau ăn no, thông thường bé máy trên 4 lần/1 giờ. Thai máy dưới 4 lần nên theo dõi thêm 1 giờ, nếu vẫn dưới 4 lần thì phải đến gặp bác sĩ ngay.
Ngoài ra, nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường khác hãy tới bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt. Tránh tình trạng lo lắng, hoang mang cũng có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Xem thêm:
- Dấu hiệu có thai
- Dấu hiệu mang thai tuần đầu
- omega 3 6 9 có cần thiết cho bà bầu?
- Vitamin A – Bà bầu cần biết
- DHA – Vi chất quan trọng không thể bỏ qua
- Axit folic – Không thể thiếu cho bà bầu
- Cẩm nang Mang thai
- Dấu hiệu sắp sinh
Dự phòng thai chết lưu là một vấn đề rất phức tạp. Rất nhiều trường hợp không tìm được nguyên nhân gây thai lưu, làm cho bệnh nhân và thầy thuốc lúng túng trong những lần có thai tiếp theo. Do đó, tiền sử thai lưu được xem như là một nguy cơ cho lần có thai tiếp theo, cần theo dõi cẩn trọng.
Theo tài liệu từ Babycenter và Dieutri
6 thoughts on “Thai lưu – Dấu hiệu, nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và cách phòng chống”
Em bầu được 7 tuần và đi siêu âm thì k có tim thai.
Và em lại bị ra máu 4-5 hôm nay.
Có làm sao k bác sĩ
Chào bạn Yên,
Thông thường thai 6-8 tuần là có thể thấy tim thai. Nếu thai 7 tuần chưa thấy tim thai thì cần theo dõi thêm.
Ra máu khi mang thai có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào, nhưng thường gặp nhất ở thai kỳ thứ 1. Đây có thể là máu báo theo chu kỳ kinh nguyệt do sự bám vào niêm mạc tử cung của phôi thai, hoặc có thể do những bất thường trong thai kỳ: dọa sảy thai, thai ngoài tử cung, do nhiễm trùng,… Gần 30% phụ nữ bị ra máu khi mang thai và không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm. Tuy nhiên bạn cũng không biết chắc rằng có vấn đề gì đang sảy ra với thai kỳ của mình. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải báo ngay với bác sĩ khi bị ra máu để nhận được sự hỗ trợ hợp lý, kịp thời bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Chào bác sĩ. 2 hôm trước em bị ra máu màu nâu. Đi siêu âm thì túi thai 11mm. Chưa xác định phôi thai. Sáng nay em ra máu đỏ tươi. Siêu âm túi thai còn 8mm. Vậy có bình thường không ạ
Chào bạn,
Ra máu khi mang thai có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào, nhưng thường gặp nhất ở thai kỳ thứ 1. Đây có thể là máu báo theo chu kỳ kinh nguyệt do sự bám vào niêm mạc tử cung của phôi thai, hoặc có thể do những bất thường trong thai kỳ: dọa sảy thai, thai ngoài tử cung, do nhiễm trùng,… Gần 30% phụ nữ bị ra máu khi mang thai và không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm. Tuy nhiên bạn cũng không biết chắc rằng có vấn đề gì đang sảy ra với thai kỳ của mình. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải báo ngay với bác sĩ khi bị ra máu, đặc biệt khi ra máu tươi, ra nhiều máu, đau bụng từng cơn… để nhận được sự hỗ trợ hợp lý, kịp thời bạn nhé!
Thân ái,
Mình 33 tuổi, mang thai con thứ 2, được 10 tuần, không có tim thai, đã uống thuốc kích thích chuyển dạ cách đây 2 tháng. Vậy khi nào mính có thể mang thai lại và làm thế nào để phòng ngừa không có tim thai như lần trước ạ! Xin chân thành cảm ơn!
Chào bạn Thúy Uyên,
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sảy thai, thai chết lưu và cũng có nhiều trường hợp thai chết lưu không tìm được nguyên nhân. Có khoảng 20-50% trường hợp thai chết lưu không tìm thấy nguyên nhân. Tuy nhiên, người ta thấy rằng đa số các trường hợp sảy thai, thai lưu ở những tháng đầu thai kỳ là do bất thường phôi thai, bất thường trong quá trình phân chia tế bào, hình thành các cơ quan. Đó là sự chọn lọc tự nhiên, phôi thai khỏe mạnh sẽ tiếp tục phát triển và phôi thai “yếu”, bất thường sẽ được loại bỏ. Chính vì vậy, việc chuẩn bị ngay từ trước khi mang thai để có phôi thai khỏe mạnh là cần thiết.
Chuẩn bị mang thai cả bạn và chồng đều cần khỏe mạnh. Cơ thể khỏe mạnh sẽ sinh ra trứng và tinh trùng khỏe mạnh, do đó sẽ sinh ra em bé khỏe mạnh sau này. Theo cơ chế sinh học, trứng và tình trùng cần khoảng thời gian là 3 tháng để phát triển hoàn thiện. Do đó, một chế đô ăn uống nghỉ ngơi điều độ, bổ sung dưỡng chất phù hợp sẽ giúp cho trứng, tinh trùng phát triển tốt, tăng khả năng thụ thai và thai nhi sau này phát triển toàn diện. Hơn nữa, đa số phụ nữ chưa biết mình có thai trong một vài tuần đầu tiên. Trong khi đó, hầu hết các cơ quan trong cơ thể được hình thành ngay trong thời gian đầu thai kỳ. Vì vậy, để thai kỳ diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp, ngoài tăng cường chế độ ăn, tránh xa rượu, bia, thuốc lá, thuốc phiện và hóa chất độc hại thì bạn và chồng có thể dùng thêm mỗi ngày 01 viên PM Procare diamond ít nhất 3 tháng trước khi có thai để cung cấp:
– DHA/EPA ở tỷ lệ chuẩn ~ 4/1, thành phần dầu cáv tự nhiên dạng Triglycerid giúp hấp thu và phát huy tác dụng tối đa. Với hàm lượng 216mgDHA/45mgEPA đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể để tăng cường dòng máu tới tử cung, giúp sự linh hoạt của tinh trùng, làm tăng khả năng thụ thai; hỗ trợ phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,…
– Acid folic 500mcg, đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Bổ sung đủ từ trước khi mang thai, trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ giúp giảm 70% tỷ lệ khuyết tật ống thần kinh. Dùng trong suốt thai kỳ giúp quá trình tạo máu và phân chia tế bào,…
– 24mg sắt nguyên tố, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sắt của cơ thể, phần còn lại bạn có thể dễ dàng bổ sung từ thức ăn. Dùng sắt trước – trong khi mang thai giúp quá trình tạo máu, phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt, sảy thai, thai chậm phát triển, sinh non,…
– kẽm có vai trò quan trọng cho mọi hoạt động của cơ thể, cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai và bánh nhau. Kẽm còn cần thiết cho sự sản sinh tinh trùng và hormon sinh dục nam.
– Mg: cần thiết cho quá trình trao đổi chất của calci, photpho, natri, kali, vitamin C, một số vitamin nhóm B; giúp điều hòa trạng thái thần kinh và chức năng vận động của hệ cơ; chuyển hóa đường, chất béo… thành năng lượng
– Vitamin C giúp tăng miễn dich, tăng hấp thu sắt,… Vitamin C còn làm giảm khuynh hướng tinh trùng dính chùm vào nhau – đây là 1 trong những nguyên nhân gây vô sinh thường gặp.
– I-ốt 200mcg, đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ, phòng ngừa các rối loạn do thiếu I-ốt như: chứng đần độn, chậm phát triển,…
– các Vitamin và khoáng chất khác
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!