Trong bối cảnh còn nhiều tranh cãi về vai trò của axit béo Omega-3 và axit folic đối với sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi, nghiên cứu của C. Campoy và các cộng sự được thực hiện và công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa kỳ 2011 đã củng cố thêm lập trường cần bổ sung axit folic và omega-3 khi mang thai.
Vai trò của DHA và axit folic với hệ thần kinh
Mục đích của nghiên cứu:
Đánh giá tác dụng dài hạn của việc bổ sung omega-3 và 5-methyltetrahydrofolate (5-MTHF) trong khi mang thai đối với chức năng nhận thức của trẻ ở độ tuổi 6,5.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu này được tiến hành ở 3 trung tâm của châu Âu, ở đó phụ nữ mang thai khỏe mạnh được lựa chọn ngẫu nhiên vào một trong bốn nhóm can thiệp. Từ tuần thứ 20 của thai kỳ đến khi sinh, mỗi nhóm được bổ sung:
Nhóm 1: 500mg DHA + 150mg EPA
Nhóm 2: 400µg 5-MTHF (folic acid)
Nhóm 3: 500mg DHA+ 150mg EPA + 400µg 5-MTHF
Nhóm 4: Giả dược
Phương pháp đánh giá:
- Trẻ sơ sinh nhận được 0,5% DHA và 0,4% axit arachidonic (AA) nếu được sinh ra từ bà mẹ có được bổ sung dầu cá và axit folic. Nhóm có mẹ không bổ sung thì không nhận có DHA và AA khi sinh ra cho đến khi được 6 tháng tuổi.
- Axit béo omega-3 và folate được xác định trong máu của bà mẹ ở tuần thứ 20 và 30 của thai kỳ. Khi sinh, lượng axit béo và folate được xác định trong nhau thai và cuống rốn.
- Chức năng nhận thức của trẻ được đánh giá khi trẻ ở độ tuổi 6,5 và đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm khả năng trí tuệ trẻ em của Kaufman (K-ABC).
Kết quả:
- Có sự khác biệt đáng kể điểm K-ABC giữa các nhóm can thiệp. Lượng DHA trong hồng cầu của người mẹ ngay khi sinh cao hơn có liên quan tới điểm tổng hợp về khả năng xử lý thần kinh ở trẻ sơ sinh cao hơn. Việc bổ sung DHA của người mẹ khi mang thai cũng có liên quan đáng kể tới sự phát triển nhận thức sau này ở trẻ.
Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ
Nguồn: http://ajcn.nutrition.org/