Hàng loạt sai lầm thường ngày của các bà mẹ là nguyên nhân khiến con không thể cao lớn hơn dù mẹ đã tốn rất nhiều tiền bạc, thời gian và công sức.
[toc]
Cho trẻ ăn nhiều nước hầm xương
Mẹ thường xuyên dùng nước ninh xương để nấu bột cho con với suy nghĩ sẽ bổ sung được nhiều dưỡng chất và giúp con cao lớn. Thế nhưng quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Bởi cứ 100 ml nước xương chỉ cung cấp khoảng 0,6 gam đạm trong khi nhu cầu cần thiết của trẻ là 21 gam đạm trong một ngày.
Khi xương đã hầm lên thì lượng canxi thu được không đáng kể. Hơn nữa, tỉ lệ canxi trên phốt pho phải cân đối thì trẻ mới hấp thu được. Còn ở nước hầm xương thì tỉ lệ canxi cao, phốt pho thấp nên khi vào cơ thể sẽ rút phốt pho từ cơ thể ở xương cột sống của bé ra và như thế trẻ sẽ bị còi xương, thấp bé.
Ngoài ra, trong tủy xương có nhiều chất béo, nhưng đây là chất béo động vật, khó tiêu hóa. Nếu trẻ ăn nhiều, sẽ gây tiêu chảy hoặc phân sống.
Cho trẻ ăn vỏ tôm
Trong vỏ tôm không chứa nhiều canxi như phụ huynh vẫn thường nghĩ. Mặt khác, với trẻ em, hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, nếu ăn nhiều vỏ tôm sẽ gây khó tiêu. Nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng.
Vỏ tôm chỉ chứa chất kittin (một dạng polymer) tạo nên vỏ của các loại giáp xác chứ không chứa nhiều canxi, nếu ăn vào còn khó tiêu, chưa chắc đã hấp thụ được do hệ tiêu hóa yếu, thậm chí còn có thể bị đào thải ra ngoài.
Nếu muốn cho trẻ ăn tôm cả vỏ thì nên chọn tôm nhỏ còn với tôm to, tốt nhất bóc bỏ lớp vỏ, để lại chân mềm cho trẻ ăn để vừa có nhiều canxi, vừa dễ ăn, dễ tiêu hóa
Nghĩ rằng canxi không có trong rau
Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Thực tế, những loại rau có màu xanh đậm, hoặc các loại trái cây như kiwi, chuối… chứa một lượng canxi tương đối lớn. Thậm chí một số loại nhiều canxi hơn cả sữa.
Bên cạnh đó, nó còn chứa một lượng lớn nguyên tố kali, magie, có thể giúp duy trì sự cân bằng axit-bazo, giảm tình trạng mất canxi.
Dưới đây là những rau củ giàu canxi nhất bạn nên bổ sung vào chế độ ăn của mình.
Đậu rồng
Trong họ đậu, đậu rồng là loại đậu có lượng canxi nhiều nhất trong thành phần, rất có lợi trong phòng chống loãng xương. Trong hạt đậu rồng có chứa tới 30-37% protit, 28-31% gluxit; trong quả non có từ 1.9-2.9% protit, 3.1-3.9% gluxit. Thành phần acid amin trong đậu rồng có nhiều lysin, methionin, cystin…
Cải xoăn
Cải xoăn là thực phẩm chứa nhiều canxi hơn so với sữa (90 gram mỗi khẩu phần) và cũng dễ hấp thu hơn so với sữa. Giống như rau diếp, cải bắp, cải xoăn… chứa nhiều vitamin K-là yếu tố hình thành của osteocalcin, giúp tích tụ canxi vào trong xương.
Rau diếp
Rau diếp rất giàu canxi, canxi trong rau diếp sẽ giúp cơ thể phát triển và duy trì xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, trong rau diếp còn giàu vitamin A, các vitamin nhóm B và khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lão hóa, có lợi cho tim mạch.
Cần tây
Cần tây chứa canxi, sắt, phốtpho, giàu protid (gấp đôi so với các loại rau khác), nhiều axít amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu, tăng cường khả năng miễn dịch và bổ não. Ngoài ra, cần tây còn là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, cùng với rất nhiều can-xi và ma-giê – rất có ích cho quá trình tạo xương và giúp các khớp luôn khỏe mạnh.
Bông cải xanh
Loại rau này rất giàu các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi và vitamin K, là hai nguyên tố rất quan trọng với sự vững chắc của xương và giúp phòng chống loãng xương. Ngoài ra, chất xơ, protein, crom, carborhydrate, vitamin A,C có trong bông cải đều rất tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân. Cạnh đó, bông cải xanh còn chứa photochemical, chất chống oxy hóa giúp chống bệnh tật và bệnh nhiễm trùng.
Rau chân vịt
Là một loại rau giàu canxi và vitamin C, vitamin K, photpho, kali, kẽm giúp tăng cường cơ bắp, giảm các vết rạn xương hữu hiệu, ngoài ra còn có selen giúp bảo vệ gan. Thành phần carotenoid neoxanthin trong rau chân vịt có thể tiêu diệt các tế bào ung thư tiền liệt tuyến trong khi beta carotin loại trừ tế bào ung thư ruột kết. Đáng chú ý, dinh dưỡng trong cuộng và rễ rau chân vịt còn nhiều hơn cả ở lá rau. Do đó không nên bỏ cuộng và rễ rau khi chế biến.
Giá đỗ
Trong 100g giá đỗ xanh có chứa tới 38g canxi, ngoài ra còn rất giàu protid, glucid, photpho, sắt, vitamin B2, B2, PP, B6, C, E…Trong giá đỗ có chứa hoạt chất phyto-oestrogen và isoflavon, đây là hai hợp chất có tác dụng làm giảm tỷ lệ hao xương, kích hoạt hình thành các tế bào tạo xương. Do vậy mà giá đỗ cũng có tác dụng khá tốt trong việc bảo vệ và chống lại sự lão hóa xương.
Rau cải chíp (cải thìa)
Là một loại rau nằm trong top các thực phẩm giàu canxi, trong 100 gam rau cải chíp có tới 105 mg canxi. Cạnh đó, cải chíp còn có nhiều vita vitamin A, vitamin C, folic axit, sắt, beta carotene và kali…giúp cho cơ bắp và các dây thần kinh luôn khỏe mạnh, beta carotene giảm nguy cơ ung thu phổi và ruột.
Măng tây
Măng tây là loại rau có chứa khá nhiều canxi, kali, vitamin A, C, E,… đây là những dưỡng chất giúp bảo vệ các khớp và hỗ trợ trong việc xuất hiện sụn, bảo vệ các khớp xương khỏi bị hư hại. Hỗ trợ chữa trị bệnh đau lưng và các căn bệnh liên quan đến thoái hóa cột sống.
Tỏi tây
Tỏi tây có chứa nhiều vitamin giúp tăng cường năng lượng (các loại vitamin có trong trứng, sữa, và rau xanh), canxi và kali. Tỏi tây còn là loại thực phẩm giàu folic axit, vitamin nhóm B. Bạn có thể chế biến thêm tỏi tây vào các món ăn như salad, súp hoặc các món xào để vừa cung cấp đủ lượng canxi và vừa tốt cho cơ thể.
Bỏ qua vitamin D
Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, một thành phần quan trọng để giúp cho xương chắc khỏe. Sự thiếu hụt vitamin D nghiêm trọng có thể dẫn đến còi xương ở trẻ em và chứng nhuyễn xương ở người trưởng thành (xương đối tượng này thường mềm bất thường).
Tuy nhiên cần bổ sung lượng vitamin hàng ngày và thời gian bổ sung theo chỉ định của bác sĩ để tránh dùng thừa. Vì nếu bổ sung thừa sẽ gây hại. Khi cơ thể có lượng canxi lớn và cũng đã có sẵn lượng vitamin D cao trong người thì rất dễ bị thừa canxi gây tăng canxi máu và việc bổ sung vitamin D chỉ có hại cho cơ thể. Lượng canxi này không chỉ bị kẹt trong xương mà còn kẹt ở cả trong mô
Sử dụng vô tội vạ các loại canxi khó hấp thu gây nóng, táo bón
Nhiều mẹ thường nghĩ rằng: bổ sung canxi càng nhiều càng tốt, dẫn đến quá liều. Thừa canxi làm con mệt mỏi, chán ăn, sỏi thận, rối loạn canxi máu, tăng huyết áp, có nguy cơ xương cốt hóa sớm khiến trẻ bị lùn. Vì vậy, khi bổ sung vào cơ thể bé, mẹ cần nắm rõ đúng đủ liều lượng mẹ nhé.
[tds_note]
Theo WHO thì lượng canxi cần được cung cấp và bổ sung như sau:
– Từ 0-1 tuổi: cần 400-600mg/ngày
– 1-10 tuổi: cần 800mg/ngày
– 11-24 tuổi: cần 1200mg/ngày
– 24-50 tuổi: cần 800mg/ngày
– Phụ nữ có thai, người cao tuổi: cần 1200mg – 1500mg/ngày
[/tds_note]
Ngoài việc bổ sung canxi từ các thực phẩm tự nhiên, mẹ có thể tham khảo bổ sung cho con từ canxi hữu cơ như sản phẩm Magcaldi. Đây là viên uống có sự kết hợp thông minh của canxi, vitamin D3 và Mg. Các thành phần này được nghiên cứu kỹ càng với liều lượng phù hợp cho từng độ tuổi của bé, có tác dụng rất tốt trong việc giúp hệ xương bé chắc khỏe, phát triển chiều cao tối đa nhất.
Theo Procarevn.vn