Đình chỉ thai nghén hay phá thai là một quá trình y tế can thiệp vào quá trình mang thai để chấm dứt thai kỳ. Đó có thể là thủ thuật, phẫu thuật hay dùng thuốc để kết thúc sự mang thai, đưa các sản phẩm của thai nghén ra khỏi đường sinh dục của người mẹ. Phá thai chỉ được thực hiện khi nó là cần thiết để cứu con, cứu mẹ.
[toc]
Khi có thai kỳ bất thường, việc tiếp tục mang thai có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của mẹ thì chỉ định đình chỉ thai nghén có thể được tiến hành ở bất cứ tuổi thai nào, việc lựa chọn thời điểm tùy thuộc vào lý do phải chấm dứt thai nghén.
Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu điều tra cho thấy, đa số các trường hợp đình chỉ thai nghén ở thời điểm dưới 12 tuần chủ yếu là do có thai ngoài ý muốn. Chỉ có một số ít các trường hợp do bệnh lý của bào thai. Ở thời điểm 3 tháng giữa chủ yếu nguyên nhân vẫn là do mang thai ngoài ý muốn mà 3 tháng đầu chưa phát hiện được, một số ít các trường hợp do bệnh của mẹ và dị dạng thai. Ở thời điểm 3 tháng cuối, lúc này thai nhi có thể đã nuôi được. Đình chỉ thai nghén chỉ được thực hiện khi nó là cần thiết phải thực hiện để cứu con, cứu mẹ.
1. Phá thai bằng cách nào?
Có hai phương pháp phá thai chính, tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà bạn có thể lựa chọn hoặc được chỉ định áp dụng:
Phá thai bằng thuốc
Là việc dùng thuốc để kết thúc thai kỳ. Nó không đòi hỏi phải phẫu thuật hoặc gây mê, và có thể được sử dụng khi thai <7 tuần.
Bạn sẽ được chỉ định dùng kết hợp 2 loại thuốc là Mifepristone (RU 486) đường uống phối hợp với thuốc Misprostol để gây sảy thai. Trong vòng 4-6 giờ, lớp niêm mạc của tử cung bị vỡ, gây chảy máu và sảy thai.
Bạn có thể phải ở phòng khám trong khi điều này xảy ra hoặc bạn có thể về nhà (tùy từng trường hợp cụ thể).
Phá thai bằng thủ thuật
Hút thai: là việc dùng một ống hút được đưa vào tử cung để lấy thai ra bằng cách sử dụng lực hút. Phương pháp này có thể sử dụng đến 15 tuần mang thai.
Cổ tử cung của bạn sẽ được làm rộng (giãn ra) bằng cách sử dụng thuốc đặt bên trong âm đạo, hoặc thuốc uống vài giờ trước khi tiến hành để làm mềm cổ tử cung. Giúp việc hút thai dễ dàng hơn.
Ngoài ra bạn có thể cần dùng thuốc giảm đau, thuốc gây tê, gây mê cục bộ được tiêm vào cổ tử cung. Bạn cũng có thể cần sử dụng một số thuốc an thần. Việc hút thai thường mất khoảng 5 đến 10 phút và hầu hết phụ nữ về nhà vài giờ sau đó.
Nạo thai: là việc dùng các dụng cụ đặc biệt đưa vào tử cung để loại bỏ thai.
Được sử dụng từ khoảng 15 tuần mang thai. Trước khi tiến hành thủ thuật, bạn sẽ được sử dụng thuốc để làm giãn nở cổ tử cung trong vài giờ đến 1 ngày.
Nạo thai được thực hiện khi bạn đã được chuẩn bị kỹ càng với thuốc an thần hoặc gây mê toàn thân.
Thời gian tiến hành thủ thuật thường mất khoảng 10 đến 20 phút và bạn có thể về nhà cùng ngày.
2. Sau khi phá thai cần lưu ý gì?
Sau khi phá thai, có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu và chảy máu âm đạo trong vài ngày, tối đa là hai tuần. Cần theo dõi sức khỏe cơ thể trong những ngày đầu để phát hiện sớm những vấn để có thể xảy ra và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Nếu phá thai bằng thuốc, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ từ các loại thuốc như buồn nôn, tiêu chảy… Phá thai bằng thủ thuật thì việc sử dụng thuốc an thần, gây mê… cũng có thể có tác dụng phụ.
Đối với tất cả các loại phá thai, có khả năng bạn sẽ bị co thắt dạ dày và chảy máu âm đạo. Những điều này thường kéo dài một hoặc hai tuần. Đôi khi chảy máu âm đạo nhẹ sau khi phá thai bằng thuốc có thể kéo dài đến một tháng. Để giảm đau sau khi phá thai, bạn có thể dùng ibuprofen
Không có thời gian kiêng cữ cụ thể cho việc quan hệ sau phá thai. Tùy thuộc vào khả năng và tốc độ phục hồi của mỗi người mà bạn có thể quan hệ tình dục bình thường ngay sau khi cảm thấy sẵn sàng. Lưu ý nên sử dụng biện pháp tránh thai nếu bạn chưa muốn mang thai. Bởi sau phá thai bạn vẫn có thể mang thai ngay sau đó.
Sau phá thai, có thể bạn sẽ gặp phải một số vấn để về tâm lý, cảm xúc không tốt. Nên chia sẻ, tìm lời khuyên của bác sĩ nếu cần.
3. Có những rủi ro gì khi phá thai?
Phá thai có thể gây ra một số các biến chứng như:
- Nhiễm trùng tử cung: xảy ra trong khoảng tối đa 10% các trường hợp phá thai.
- Sót tổ chức (thai, rau): xảy ra trong tối đa 5% các trường hợp phá thai. Khi đó, cần dùng thêm các thủ thuật khác để loại bỏ hết thai (nếu cần).
- Chảy máu quá mức: xảy ra trong khoảng 0,1% các trường hợp phá thai, trường hợp nặng có thể cần truyền máu
- Tổn thương cổ tử cung: xảy ra trong tối đa 1% các trường hợp phá thai phẫu thuật
- Tổn thương tử cung: xảy ra ở 0,1- 0,4% các trường hợp phá thai phẫu thuật và ít hơn 0,1% các trường hợp phá thai nội khoa được thực hiện trong 12 đến 24 tuần
Sau khi phá thai, bạn sẽ gặp phải một số cơn đau kiểu do co thắt tử cung và chảy máu âm đạo. Cơn đau sẽ dần cải thiện sau một vài ngày, nhưng có thể kéo dài từ một đến hai tuần. Nó là biểu hiện bình thường không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu gặp phải bất kỳ một triệu chứng nào dưới đây thì bạn cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám và trợ giúp càng sớm càng tốt:
Chảy máu quá mức hoặc bạn thấy ra cục máu đông lớn bất thường.
Đau dữ dội không thể kiểm soát được bằng thuốc giảm đau như ibuprofen
Xuất hiện các triệu chứng thai kỳ liên tục như buồn nôn, nôn, đau ngực…
4. Phá thai có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
và mang thai trong tương lai ?
Phá thai tiến hành đúng theo chỉ định của bác sĩ và được thực hiện ở cơ sở y tế uy tín, được cấp phép thường không ảnh hưởng nhiều đến khả năng mang thai của bạn sau này. Tuy nhiên, vẫn có một vài nguy cơ đối với khả năng sinh sản và mang thai trong tương lai:
Dính buồng tử cung gây vô kinh khi tiền sử nạo thai nhiều lần.
Tổn thương về mặt tình cảm, khó có con
Vô sinh: 20% người điều trị vô sinh có tiền sử phá thai.
Đặc biệt nếu sau phá thai bạn bị nhiễm trùng tử cung mà không được điều trị kịp thời. Nhiễm trùng có thể lan sang ống dẫn trứng và buồng trứng ( bệnh viêm vùng chậu (PID). PID có thể làm tăng nguy cơ vô sinh hoặc mang thai ngoài tử cung.
Có nhiều trường hợp phá thai có liên quan với tăng nguy cơ sinh non sớm (sinh trước tuần thứ 37) trong thai kỳ sau này.
Phá thai tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của người mẹ tại thời điểm đó và có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, vấn đề tâm lý, cảm xúc sau này của người mẹ. Vì vậy, chỉ thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ đối với trường hợp sức khỏe thai kỳ không đảm bảo mà thôi.
Procarevn.vn
11 thoughts on “Phá thai: 4 điều không thể bỏ qua”
Em chào bác sĩ ạ,, hiện tại em đang mang thai ở tháng thứ 8 nhưng vì một số lý do cá nhân em muốn phá thai thì ở độ tuổi này có thể phá được không ạ
Chào bạn Kim Thoa,
Thai càng lớn thì những rủi ro gặp phải khi phá thai càng nhiều. Thêm nữa vấn đề tâm lý, đạo đức khi phá thai cần được suy nghĩ thấu đáo. Bạn nên tới bác sĩ thăm khám trực tiếp để đánh giá nguy cơ và được tư vấn cụ thể bạn nhé!
Thân ái.
Đình chỉ thai
dạ chào
Chào bạn Trâm,
Vui lòng để lại thông tin cần tư vấn tại đây để được chuyên gia giải đáp trong thời gian sớm nhất bạn nhé!
Thân ái,
thưa bác sĩ. hiện tại e dang rắc rối giữa chuyện gia dình. e dang mang thai tháng thứ 7 .e có thể bỏ dược không ạ
Chào bạn Châu,
Thai càng lớn thì những nguy cơ có thể gặp phải khi bỏ thai càng lớn, thậm chí ảnh hường tới tính mạng của mẹ. Nhất là khi thai kỳ của bạn đã được 7 tháng tuổi. Với tuổi thai này, còn đã phát triển gần như hoàn thiện, nếu sinh sớm con cũng có thể sống được. Tình mẫu tử luôn thiêng liêng và cao quý nhất. Hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng bạn nhé!
Chúc bạn sức khỏe, bình an!
Phá thai tuần tuổi này co được không ạ và có bị làm sao không ạ
Chào bạn Oanh,
Tuổi thai càng lớn thì những ảnh do việc phá thai mang lại càng lớn. Ở tuần thứ 25 thai kỳ, nếu không có chỉ định đình chỉ thai đặc biệt của bác sĩ thì bạn không nên phá thai. Bởi lúc này thai đã lớn, các biện pháp can thiệp có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn tại thời điểm hiện tại như chảy máu quá mức, đau bụng dữ dội, dính tử cung, nhiễm trùng… thậm chí ảnh hưởng tới khả năng sinh sản về sau. Đồng thời, việc phá thai gây tổn thương lớn về tâm trạng của mẹ cho tới rất lâu sau này…
Bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi quyết định nhé!
Chúc bạn sức khỏe, bình an!
Thưa bác sĩ hiện em đang có một số vấn đề mà muốn cho thai nhi sinh ra sớm hơn dự kiến thì có được k ạ thai được 8 tháng
Chào bạn Ngọc,
Thai nhi đủ ngày đủ tháng sẽ phát triển khỏe mạnh nhất. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt cần sinh sớm hơn dự kiến để đảm bảo an toàn cho mẹ và con. Việc xác đinh thời điểm sinh thích hợp, tốt nhất cần được bác sĩ thăm khám và đánh giá cụ thể. Bạn nên tới bác sĩ khám và thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ bạn nhé!
Thân ái,