Chào mừng bạn đến tháng thứ năm của thai kỳ! Đây là thời kỳ đẹp nhất của thai kỳ khi các triệu chứng ốm nghén, mệt mỏi của tam cá nguyệt thứ nhất đã qua đi. Tinh thần của mẹ bầu cũng khoan khoái, dễ chịu hơn. Trong giai đoạn này, thai nhi cũng phát triển rất nhanh, các mẹ bầu rất cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ để bảo đảm cho sự phát triển của con được tốt nhất.
[toc]
Mang thai tháng thứ 5 – Sự thay đổi của mẹ
Bé đang trải qua một đợt phát triển mạnh mẽ trong tháng thứ năm của thai kỳ, bụng của bạn sẽ bắt đầu to hơn để thích nghi. Dưới đây là một số thay đổi đáng kể của cơ thể mà bạn bạn sẽ trải qua.
1. Bụng to dần lên
Bụng đang to dần lên và gâp áp lực trực tiếp lên cột sống của bạn. Bạn cần phải chú ý tư thế khi ngồi hoặc đứng để tránh căng cơ trên lưng và tránh cột sống bị chèn ép.
2. Đau thần kinh tọa
Thần kinh tọa của bạn sẽ bắt đầu chịu áp lực. Dây thần kinh này chạy từ xương sống, qua mông rồi đến chân. Trọng lượng ngày càng tăng của thai sẽ chèn ép dây thần kinh này, gây khó chịu. Hãy sắp xếp một giấc ngủ thật thoải mái để làm dịu cơn đau này.
3. Màu sắc thay đổi
Một số phụ nữ sẽ thay đổi sắc tố da do sự gia tăng hóc môn, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Tuy nhiên, những thay đổi này chỉ là tạm thời.
4. Sự gia tăng đáng kể về kích thước ngực
Ngực của bạn sẽ to lên bất ngờ, tăng kích thước vượt bậc, và bạn nên mua áo ngực cho bà bầu để tạo sự thoải mái cho bầu ngực. Ngực cũng bắt đầu tiết ra một ít sữa, quầng vú trở nên thâm đen.
5. Ngứa da bụng
Da bụng sẽ bắt đầu căng và thắt chặt, bạn có thể cảm thấy ngứa. Hãy sử dụng một chất làm ẩm nhẹ, có thể cung cấp thêm nước cho làn da và giảm ngứa. Lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào.
6. Rạn bụng
Các vết rạn da thường xuất hiện trong tháng thứ năm, vì thai nhi đang phát triển rất nhanh. Các vết rạn màu trắng, đỏ hoặc tím sẽ xuất hiện trên ngực, bụng, mông, đùi và cánh tay vì những phần này dễ bị giãn nở nhất. Tuy nhiên không nên lo lắng vì chúng sẽ giảm sau khi sinh.
7. Suy tĩnh mạch
Dấu hiệu suy tĩnh mạch sẽ xuất hiện ở chân do lượng máu và áp lực đang tăng lên. Lượng máu dư thừa trong tĩnh mạch sẽ gây ra các đường màu xanh hoặc đỏ. Hãy gác chân lên cao, nằm nghiêng về bên trái hơn, đi bộ và massage nhẹ nhàng sẽ giúp giảm đau chân và khó chịu do giãn tĩnh mạch.
Xem thêm:
- Dấu hiệu có thai
- omega 3 6 9 có cần thiết cho bà bầu?
- Vitamin A – Bà bầu cần biết
- DHA – Vi chất quan trọng không thể bỏ qua
- Bà bầu không nên ăn gì
- Dinh dưỡng cho bà bầu
- Thực phẩm tốt cho bà bầu
- Những điều cấm kỵ khi mang thai
Mang thai tháng thứ năm – Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp
Mệt mỏi
Đau lưng
Nhức đầu
Móng tay dễ gãy
Chảy máu nướu răng
Thèm ăn
Khó thở
Đãng trí
Khí hư màu trắng
Bàn chân bị đau và phù nề
Đầy hơi, táo bón và ợ nóng
Chóng mặt
Tắc nghẽn hay chảy máu mũi
Đột nhiên nóng ran, gan bàn tay bị đỏ
Tâm trạng thay đổi thất thường
Những dấu hiệu này là bình thường đối với thai kỳ ở tháng thứ 5. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này có dấu hiệu bất thường, bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Đặc biệt là:
Co giật và sưng phù nhiều ở chân
Không cảm nhận được thai máy cho đến tuần lễ thứ 22
Hãy đến gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu này xuất hiện.
Mang thai tháng thứ năm – Sự phát triển của bé
Đây là phần thú vị nhất, vì bé sẽ trải qua một giai đoạn phát triển nhanh chóng và hầu như gần với kích thước khi được sinh, các thay đổi bé sẽ gặp là:
Bé đang phát triển bứt phá trong tháng thứ năm, và bụng của bạn sẽ giãn nhanh ra để thích ứng với bé.
Trọng lượng của con sẽ tăng gấp đôi trong hai tuần cuối của tháng thứ năm.
Các mạch máu sẽ được nhìn thấy bên trong làn da mờ của bé
Chân sẽ không cân xứng với phần còn lại của cơ thể, vì chúng sẽ dài hơn cánh tay, và bị uốn cong ở đầu gối và mắt cá chân.
Quá trình hình thành xương vẫn được tiếp tục.
Cơ quan sinh dục của bé đang phát triển. Nếu là bé gái, bé sẽ có buồng trứng với ba triệu quả trứng, sẽ được dùng trong suốt cả cuộc đời. Trong trường hợp là bé trai, tinh hoàn của cậu sẽ được hình thành trong bụng.
Các núm ti sẽ nổi bật hơn trên ngực của bé.
Những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ được hình thành trong nướu răng. Chất flo mà bạn tiêu thụ qua nước mỗi ngày sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của men răng.
Thận sẽ có chức năng đầy đủ vào cuối tháng thứ năm. Bé cũng sẽ sản xuất ra nước tiểu để tạo thành một phần của nước ối.
Một chất trắng để bảo vệ, gọi là bã nhờn thai nhi, sẽ bao phủ bé. Chất nhờn này giúp bảo vệ da khỏi các tác động kích thích của nước ối.
Các hệ thống nội tiết và hệ thần kinh bắt đầu hoạt động và kiểm soát sự phát triển của cơ thể. Bé cũng tập trung phát triển các cơ quan cảm giác như vị giác, thính giác, thị giác, xúc giác… đồng thời liên kết nơron thần kinh não được tăng cường.
Chức năng não được cải thiện và bắt đầu thực hiện các chức năng phức tạp.
Bé có thể duỗi, ngáp, và làm mặt cười dễ thương. Bạn có thể để ý rằng, bé có khuynh hướng cử động nhiều hơn vào ban đêm.
Bé có phản ứng với âm thanh của mẹ – có thể nghe tiếng nói, nhịp tim và âm nhạc qua bụng mẹ. Nói chuyện với bé từ thời điểm này có thể giúp con nhận ra âm thanh quen thuộc sau khi sinh.
Từ tuần thứ 19, cử động của bé, hoạt động hô hấp và nhịp tim bắt đầu theo các chu kỳ hàng ngày được gọi là nhịp sinh học ngày.
Mang thai tháng thứ 5 – Cần khám những gì?
Trong lần khám thai vào tháng thứ năm, bác sĩ sẽ thăm khám:
Bụng
Kích thước và chiều cao của tử cung
Cân nặng và huyết áp
Vú và da
Tình trạng phù nề ở tay, chân và các tĩnh mạch
Nhịp tim của bé
Hoạt động của thai – các cử động và cảm giác của con như thế nào
Siêu âm chi tiết sẽ giúp bạn biết tuổi thai, sức khoẻ của bé và kiểm tra dị tật thai nhi. Đó sẽ là một cảm giác tuyệt vời khi biết rằng bé đang phát triển khỏe mạnh mà không có bất kỳ vấn đề gì.
Mang thai tháng thứ 5 – Những xét nghiệm cần thiết
Xét nghiệm máu và hemoglobin
Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra mức độ nhiễm trùng tiểu, phát hiện tiền sản giật
Kiểm tra độ dung nạp glucose.
Xét nghiệm sàng lọc AFP (alpfetoprotein), bhCG, estriol đa năng để loại trừ bất kỳ bệnh lý nào về bào thai.
Xét nghiệm di truyền trước sinh (Cordocentesis) để chẩn đoán bất thường về nhiễm sắc thể, di truyền hoặc nhiễm trùng.
Tiêm chủng và phòng bệnh: tiêm vaccin phòng uốn ván và vaccin phòng cúm nếu đang trong mùa cúm.
Mang thai tháng thứ 5 – Chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng
Thực phẩm giàu protein: Protein giúp hình thành các mô trong cơ thể, giúp oxy lưu chuyển trong máu, điều chế kháng thể cho hệ miễn dịch… Nguồn cung cấp protein dồi dào có trong thịt, trứng, các loại hạt, ngũ cốc, đậu…
Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trôi chảy, giúp các chất thải khác không được cơ thể hấp thu có thể dễ dàng đào thải ra ngoài, giúp bạn chống lại chứng táo bón thai kỳ. Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh, củ quả…
Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Vitamin và khoáng chất có rất nhiều vai trò quan trọng không thể thiếu cho cơ thể như tham gia vào quá trình phát triển của các tế bào, xương, da, sản xuất hồng cầu máu, tế bào não, hệ miễn dịch… Để bổ sung đủ lượng vitamin và khoáng chất khi mang thai tháng thứ 5, bạn nên ăn các thực phẩm như rau củ quả, các loại hạt, rong biển, tôm… Trái cây tươi như táo, lê, chuối, kiwi, cam, dâu, nho… cũng là nguồn giàu vitamin và khoáng chất, dễ ăn, rất tốt cho bà bầu.
Ngũ cốc: Ngũ cốc chứa phong phú các loại vitamin E, vitamin B, sắt, magiê, tinh bột, chất xơ, các thành phần chống oxy hóa… giúp cho hệ tuần hoàn máu, hệ tiêu hóa, sự phát triển của não bộ,… được phát triển đầy đủ và khỏe mạnh. Các loại ngũ cốc được khuyên dùng cho bà bầu như lúa mì, cơm, ngô, khoai, yến mạch…
Nên uống đủ nước để tăng lượng nước ối và giúp cơ thể chống phù nề, rạn da, giúp quá trình trao đổi chất giữa mẹ và con được nhịp nhàng, trơn tru… Tuy nhiên, chỉ nên uống đủ từ 2 đến 2,5 lít nước một ngày. Uống quá nhiều nước sẽ gây quá tải cho thận, pha loãng các chất điện giải trong máu dẫn đến cơ thể suy kiệt.
Không nên ăn quá mặn, quá ngọt hoặc quá chua, nhằm tránh nguy cơ bị tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn tiêu hóa. Hạn chế ăn dầu mỡ để tránh thừa cân, béo phì, khó sinh…
Mang thai tháng thứ 5 – Những việc cần làm
Cẩn thận phát ban: Bạn có thể bị phát ban trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là ở những vùng dưới nách, háng và dưới ngực. Điều này gây ra chủ yếu là do nhiệt. Tắm vòi sen sẽ giúp làm dịu những phát ban này.
Tư thế ngủ phù hợp: Với kích thước bụng đang phát triển đột ngột, tốt nhất nên ngủ nghiêng về phía bên trái để giúp cho việc lưu thông của cơ thể được thuận lợi. Sử dụng gối bầu chèn giữa hai chân để hỗ trợ và giảm áp lực. Gối bầu cũng giúp giữ cho lưng và chân được nâng đỡ nhẹ nhàng.
Quần áo thoải mái: Hãy chọn các loại vải mềm như bông và vải lanh. Chọn màu nhẹ như màu pastel để giữ cho tâm trạng bà bầu được dễ chịu.
Chế độ ăn uống giàu chất xơ: Bạn sẽ tiếp tục chiến đấu với chứng táo bón và các mối đe dọa từ bệnh trĩ. Do đó, hãy ăn nhiều chất xơ như những tháng đầu của thai kỳ.
Tư thế thả lỏng, nghỉ ngơi: Duy trì tư thế thả lỏng mọi lúc có thể, khi đi, đứng, ngồi… Ngồi thẳng trên ghế trong khi làm việc với tấm đệm lưng, thỉnh thoảng cần đứng lên vận động đi lại nhẹ nhàng…
Giữ sức khỏe và tập thể dục: Hãy thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, điều độ, phù hợp với sự phát triển của thai và giúp cho bạn thấy thoải mái. Hãy chắc chắn rằng bạn không quá căng thẳng. Các bài tập an toàn cho bà bầu như tập yoga, đi bộ, Kegels… Tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn ra bài tập thể dục phù hợp cho mình.
Giữ cho tâm trạng tích cực: Một cuốn sách hay âm nhạc nhẹ nhàng có thể giúp bạn. Dành thời gian bên cạnh những người thân yêu vì nó cho bạn một cảm giác an toàn và lạc quan.
Cảm giác thèm ăn: Bạn sẽ cảm thấy đói hơn trước. Hãy dành sẵn trong tủ lạnh các thực phẩm tốt cho sức khỏe như trái cây, rau, sữa, và nước trái cây… Tránh thức ăn vặt càng nhiều càng tốt vì điều này sẽ chỉ làm trầm trọng thêm cơn ốm nghén và thậm chí có thể gây ra viêm dạ dày.
Nói chuyện với bé: Đây là lúc bạn bắt đầu giao tiếp với bé. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy một số câu trả lời được phản hồi ngay lập tức với dưới các hình thức như chuyển động và đạp. Bạn sẽ yêu thích cảm giác này.
Kiểm soát tốt trọng lượng: Không nên tăng cân quá nhanh và quá nhiều để tránh các bệnh béo phì và tiểu đường thai kỳ. Tốt nhất là chỉ nên tăng từ 10 – 12 kg trong suốt thai kỳ. Mang thai tháng thứ 5 nên tăng khoảng 0,5kg mỗi tuần.
Mang thai tháng thứ 5 – Những việc không nên làm
Tránh thay đổi tư thế đột ngột: Không đứng hoặc ngồi bất ngờ. Nếu bạn làm vậy, nó sẽ làm giảm huyết áp, có thể gây chóng mặt và ngất xỉu. Vì vậy, hãy di chuyển chậm và nhẹ nhàng.
Tránh thuốc lá, thức uống có cồn và caffein: Các độc chất này sẽ được chuyển trực tiếp vào thai nhi. Ngay cả việc ngửi phải khói thuốc thường xuyên cũng nguy hiểm cho con.
Không nâng vật nặng: Đây rõ ràng là việc cần tránh. Tuy nhiên, nếu bạn không hề có sự trợ giúp, hãy nâng vật nặng bằng các cơ ở đùi và cơ ở bắp tay. Không đè vật nặng lên bụng.
Không sợ hãi: Nuôi dạy con là trách nhiệm to lớn. Bạn sẽ có xu hướng sợ hãi và lo lắng, đặc biệt là trong lần mang thai đầu. Hãy tham gia những lớp học tiền sản, tìm gặp những người có kinh nghiệm để trao đổi thêm. Những kinh nghiệm này sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng, giúp bạn thêm tự tin và làm quen được với nhiều bà mẹ mới.
Hãy nhớ: bạn luôn luôn có sự giúp đỡ! Chỉ cần bạn hỏi, sẽ có rất nhiều sự hỗ trợ xung quanh. Chúc tất cả các mẹ bầu mang thai ở tháng thứ 5 có được sức khỏe tốt và một thai kỳ khỏe mạnh!
Theo Procarevn
12 thoughts on “Mang thai tháng thứ 5 – Những lưu ý quan trọng”
Chào bs em là mẹ bầu con thứ 2 em bầu được 20t rồi nhưng hôm qua đến nay không hiểu sao bầu ngực quá to và căng cứng đến đầu ti cũng bị nở to và căng cứng luôn cảm giác rất khó chịu bs tư vấn dùm mình voi hồi bé đầu mình k có như vậy
Chào bạn Thu Thao,
Các thay đổi cơ thể không phải lần mang thai nào cũng giống nhau. Tuy nhiên, khi có biểu hiện bất thường làm bạn có cảm giác lo lắng thì bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể, không nên để mình rơi vào trạng thái lo lắng bất an đồng thời giúp phát hiện sớm nguy cơ (nếu có) bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Bs cho e hỏi e dag mang thai tháng thứ 5 buổi tối lúc ngủ bụng của e gò cứng đau và rất khó chịu như vậy có ảnh hưởng gì k ak
Chào bạn Vũ Cúc,
Mang thai tháng thứ 5 mẹ bầu thường bắt đầu cảm nhận thấy các cơn gò tử cung để tập tành cho quá trình sinh nở sắp tới (Cơn gò Braxton – Hicks hay còn được gọi là cơn gò chuyển dạ giả). Cơn gò này thường không đều và không có tính chu kỳ, Kéo dài khoảng 30 giây, xuất hiện bất chợt (thường tự biến mất khi nghỉ ngơi), không thành cơn. Không có cảm giác đau đớn nhưng căng tức vùng bụng dưới.
Nếu bạn thấy cảm giác đau đớn, khó chịu thì bạn nên tới bác sĩ để thăm khám và kiểm tra cụ thể bởi đó có thể là dấu hiệu báo hiệu tình trạng bất thường nào khác của thai kỳ. Không nên cố gắng chịu đựng và cũng không nên để mình rơi vào trạng thái lo lắng bất an sẽ không tốt cho sức khỏe thai kỳ bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe,
Cứ mệt là buồn nôn,bị táo bón,bị đau bụng
Chào bạn Hạnh,
Khi mang thai cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch suy giảm khiến mẹ dễ nhạy cảm hơn bình thường. Mệt mỏi, nóng, táo… là các biểu hiện mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải.
Để cải thiện tình trạng này, trước tiên bạn cần có chế độ ăn đầy đủ – đa dạng, cân bằng các loại thực phẩm, bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ thuốc bổ PM Procare mỗi ngày. Ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hóa, tăng cường rau xanh và hoa quả, uống đủ nước. Nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tăng cường khả năng hấp thu, giảm khó chịu dạ dày. Đồng thời thực hiện thăm khám sức khỏe thai kỳ đúng theo lịch hẹn của bác sĩ bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
B
Chào chuyên viên tư vấn!
Từ tuần trước , tôi hay bị tê hết 5 đầu ngón tay, tôi có đi khám thì không phải do thiếu gì, bác sĩ chỉ bảo theo dõi thêm nhưng hiện tại tôi vẫn thi thoảng bị tê tay như vậy? Tôi mong sự tư vấn của chương trình.
Xin cảm ơn.
Chào bạn Hải,
Những thay đổi sinh lý trong quá trình mang thai là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng tê buồn tay chân ở bà bầu. Thai nhi lớn lên, mẹ bầu càng tăng cân, động nghĩa với việc các mạch máu bị chèn ép gây cản trở tuần hoàn làm cho tay chân dễ bị tê mỏi. Mặt khác, khi mang bầu thai phụ thường ít vận động, chính điều này cũng khiến tuần hoàn máu không được thông suốt khiến tê mỏi tay chân.
Ngoài ra, tê mỏi tay chân cũng có thể do những nguyên nhân khác như: chế dộ dinh dưỡng không đảm bảo, hạ đường huyết, uống ít nước; thiếu máu thiếu sắt; thiếu canxi, Mg và các vitamin nhóm B; một số bệnh như đái tháo đường, béo phì, thoái hóa cột sống, viêm khớp dạng thấp… cũng là nguyên nhân gây lên hiện tượng tê mỏi tay chân, tê đầu ngón tay.
Nếu các triệu chứng tê mỏi tay chân thỉnh thoảng mới xuất hiện ở mức độ nhẹ nhàng thì không có gì đáng lo và không cần điều trị. Tuy nhiên nếu tê tay kèm theo tình trạng lơ mơ, không nhấc nổi cánh tay, hoa mắt… thì bạn cần đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời vì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm nào đó cần được theo dõi và điều trị. Nếu bạn đã được bác sĩ thăm khám và có hướng dẫn theo dõi thêm thì bạn yên tâm tiếp tục dướng thai và theo dõi diễn biến tình trạng tê tay theo hướng dẫn.
Để giảm bớt những khó chịu do tê mỏi tay chân, tê đầu ngón tay gây ra. Trước tiên bạn nên vận động nhẹ nhàng thường xuyên, hạn chế đứng hoặc ngồi 1 tư thế quá lâu; ăn uống bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ thức ăn và từ thuốc bổ như PM Procare và viên bổ sung canxi Magcaldi mỗi ngày để cơ thể mạnh khỏe, thai nhi phát triển tối ưu bạn nhé!
CHúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Đau bụng, căng cứng bụng và mệt mỏi khi đang mang thai tháng thứ 5 có sao không bác sĩ?
Chào bạn Ánh Hoa,
Thai nhi càng lớn nghĩa là cơ thể mẹ càng cần nhiều năng lượng để nuôi dưỡng và nâng đỡ con. Từ tháng thứ 5 thai kỳ, thai nhi lớn lên trông thấy kéo theo tử cung của mẹ ngày càng giãn ra, to lên để chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho thai nhi phát triển. Đó là lý do mẹ bầu sẽ cảm thấy bụng căng cứng, nặng nề, mết mỏi khi thai ngày một lớn.
Để cải thiện tình trạng này, việc mẹ cần làm là thực hiện chế độ làm việc nghỉ ngơi phù hợp; tăng cường bổ sung dưỡng chất để cơ thể khỏe mạnh. Ngoài chế độ ăn, mẹ có thể bổ sung mỗi ngày 01 viên thuốc bổ tổng hợp PM Procare hoặc PM Procare diamond và 02 viên bổ sung canxi Magcaldi mỗi ngày để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu về thể chất và trí tuệ.
Nếu tình trạng căng cứng bụng, mệt mỏi có xu hướng nặng hơn thì bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám kiểm tra cụ thể bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!