Tia cực tím (UV) vừa là tác nhân gây Ung thư da và vừa là nguồn cung cấp Vitamin D tốt nhất cho cơ thể. Chúng ta cần cân bằng giữa nguy cơ bị Ung thư da do tiếp xúc trực tiếp quá lâu với ánh nắng với việc duy trì mức Vitamin D3 cần thiết cho cơ thể. Các biện pháp bảo vệ bảo vệ da thích hợp sẽ bảo vệ da mà không làm tăng nguy cơ thiếu Vitamin D.
Vitamin D còn được gọi là Vitamin ánh sáng mặt trời (Sunlight Vitamine)
Vitamin D là gì?
Vitamin D được hình thành trong da khi mà da được tiếp xúc trực tiếp với tia UV của ánh sáng mặt trời. Cũng có thể thu nhận Vitamin D từ thức ăn, nhưng nhìn chung là ít. Cơ thể con người cần Vitamin D để có sức khỏe nói chung tốt, giúp hấp thu Canxi từ ruột vào máu và từ máu vào xương, giúp xương và cơ chắc khỏe.
Bổ sung Vitamin D mỗi ngày để xương chắc khỏe
Nguồn cung cấp Vitamin D dồi dào và tốt nhất là tia UVB từ ánh sáng mặt trời. Mức độ phát xạ tia UV khác nhau phụ thuộc vào địa lý, thời gian trong năm, thời điểm trng ngày, mức độ che phủ của mây….
Với hầu hết mọi người, lượng Vitamin D cần thiết có thể được đáp ứng đầy đủ thông qua việc tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời. Khi mà chỉ số UV bằng 3 hoặc hơn (ví dụ như vào mùa hè), hầu hết chúng ta nếu dành một vài phút ngoài trời vào mỗi ngày trong tuần đều có thể có đủ Vitamin D cho cơ thể.
Vào cuối thu và đầu đông, ở các nước có khí hậu ôn đới thì chỉ số UV giảm xuống dưới 3 cho nên người dân sống tại đó có xu hướng tắm nắng vào thời điểm giữa ngày. Tuy nhiên, tại Việt Nam, lượng ánh nắng dồi dào giúp người dân có nhiều lựa chọn về thời điểm ra ngoài hơn, có thể vào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều. Nếu bạn là người năng động, thường xuyên tập luyện thể lực (làm vườn, đi bộ, chạy bộ…), bạn cũng thúc đẩy làm tăng lượng Vitamin D cho cơ thể.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đúng cách
Khi tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp để bổ sung Vitamin D dưới điều kiện chỉ số UV>3, bạn cũng có thể sử dụng một số biện pháp bảo vệ da như bôi kem chống nắng. Nếu không, bạn có thể lựa chọn thời điểm tiếp xúc với ánh nắng vào sáng sớm hoặc chiều muộn, khi mà chỉ số UV xuống thấp.
Khi mùa thu và mùa đông đối với miền Bắc Việt Nam thì hầu như không cần biện pháp bảo vệ da nếu bạn tiếp xúc với ánh nắng với mục đích tăng cường Vitamin D cho cơ thể, trừ những ngày đặc biệt nắng nóng do tình hình thời tiết không ổn định. Để biết tình hình chỉ số UV, bạn có thể kiểm tra trên các kênh dự báo thời tiết địa phương online.
Vậy để tổng hợp đủ 400IU Vitamin D mỗi ngày thì cần tiếp xúc với ánh sáng mặt trời bao nhiêu lâu, như thế nào là đúng cách?
Thời gian tắm nắng phụ thuộc vào các mùa trong năm và nhiều yếu tố khác
Những đối tượng có nguy cơ bị thiếu Vitamin D
Một số người có thể ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời đủ mức cần thiết để giúp họ duy trì lượng Vitamin D thiết yếu. Những nhóm người này có nguy cơ bị thiếu Vitamin D. Những người có khả năng thiếu Vitamin D bao gồm:
- Người có da sẫm màu – những người cần phải tiếp xúc nhiều hơn với tia UV từ mặt trời để sản xuất đủ lượng Vitamin D cần thiết do sắc tố trên dạ họ làm giảm khả năng xuyên thấu của tia UV.
- Những người sử dụng các phương tiện che phủ da vì vấn đề tôn giáo hoặc văn hóa…
- Người béo phì
- Người già, người mắc các bệnh mạn tính hoặc phải ở điều trị trong nhà.
- Trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh của những bà mẹ bị thiếu Vitamin D.
- Người đang điều trị bệnh lý đặc biệt, hoặc có tình trạng giảm hấp thu Canxi và Vitamin D.
- Những người ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vì có nguy cơ cao bị Ung thư da.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
Những người trong nhóm nguy cơ trên cần phải tham khảo ý kiếm của bác sỹ để bổ sung thêm Vitamin D khi cần thiết, nhất là với nhóm phụ nữ mang thai và cho con bú. Để cung cấp Vitamin D đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, nhóm đối tượng này có thể bổ sung thêm Vitamin D từ thuốc. Đối với phụ nữ mang thai, cho con bú thì có thể sử dụng sản phẩm viên bổ tổng hợp và viên bổ sung canxi – vitamin D để cung cấp thêm các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
DS. Minh Phương
Tổng hợp từ: http://www.cancer.org.au/preventing-cancer/sun-protection/vitamin-d/
16 thoughts on “Lưu ý khi bổ sung Vitamin D bằng ánh nắng mặt trời”
Dạ xin chào chuyên gia
E sinh bé đến nay tròn 3 tháng tuổi nhưng chỉ mới tắm nắng cho bé đc 7 lần vì lí do thời tiết ở đây đang rất xấu, thường mưa vào sáng sớm nên e ko phơi nắng cho bé đc. Vì vậy e có nên bổ sung vitamin D dạng nước bên ngoài cho bé ko, vì dạo gần đây bé e hay quấy khóc vào buổi đêm, 3 tháng tuổi nhưng chỉ mới nặng 5kg, e lo bé sẽ bị còi xương và chậm phát triển. Mong chuyên gia phản hồi sớm cho e ạ, e cám ơn
Chào bạn Thu Hằng,
Hàm lượng Vitamin D trong sữa mẹ không cao nên đối với trẻ đang trong thời gian bú sữa mẹ, hoặc bú sữa ngoài có bổ sung Vitamin D nhưng lượng sữa này <1 lít sữa/ngày thì khuyến cáo bổ sung thêm 400IU Vitamin D/ngày từ thuốc cho trẻ để phòng ngừa thiếu Vitamin D gây còi xương, chậm lớn. Đồng thời mẹ cần tăng cường chất lượng bữa ăn của mình nhiều hơn, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, mẹ có thể bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp như PM Procare/PM Procare diamond và viên bổ sung canxi Magcaldi mỗi ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mạnh khỏe mau phục hồi và tăng cường chất lượng sữa cho con bú.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Xin chào bác sĩ. Con trai tôi mới sinh đc khoảng 15 ngày. Cháu khá ngoan không quấy khóc tuy nhiên cách đây khoảng 3 ngày thi thoảng cháu hay hét to, giật mình, lúc hét to giống như đe doạ ai đó rất sợ. Cả đêm và ngày cháu đều bị như vậy. Mẹ cháu không có sữa, cháu bù hoàn toàn sữa ngoài sữa similac của abott
Chào bạn Dũng Anh,
Khóc thét, hét to, giật mình, hoảng hốt có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu Vitamin D ở trẻ sơ sinh. Bé khóc thét ngoài nguyên nhân do thiếu vitamin D còn có thể do thiếu Mg, Kẽm, dị ứng sữa bò… Để phòng ngừa thiếu vitamin D, ngoài việc cho phơi nắng sớm, nếu bé uống ít hơn 1000 mL sữa mỗi ngày thì bạn có thể cho bé uống bổ sung vitamin D 400 UI mỗi ngày.
Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý đến các yếu tố môi trường bên ngoài: ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh, nhu cầu ăn uống vệ sinh … để điều chỉnh lại cho phù hợp.
Chúc bé mạnh khỏe, mau lớn,
Bs cho e hỏi!
Con e đc 1m24d ! Bé dướn nhiều lắm ạ! Vặn mình cả ngày lẫn đêm quấy lắm bế thì ngủ được lau còn đặt thì được 5p lại dậy! Trớ ra nhiều ạ ! Nv con e có cần phải đi khám bs ko ak! Và xin bs cho e lời khuyên với tình trạng của bé ạ!
Chào bạn Huyền Trang,
Tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc, vặn mình, rướn người thường là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu Vitamin D ở trẻ sơ sinh. Với trẻ sơ sinh bú mẹ hay uống sữa công thức ít hơn 1 lít sữa có bổ sung Vitamin D/ngày thì khuyến cáo cần bổ sung thêm Vitamin D từ thuốc cho trẻ.
Dạ dày trẻ sơ sinh còn nằm ngang, cơ tâm vị lại đóng chưa chặt nên trẻ sơ sinh rất dễ nôn trớ. Vì vậy, mẹ không nên cho trẻ ăn quá no, sau ăn nên bế trẻ ở tư thế đầu ngửng cao, vỗ cho trẻ ợ hơi, không bế xốc, đùa nghịch khi trẻ vừa ăn xong; không quấn tã lót, mặc quần áo chặt. Tư thế cho trẻ bú cũng cần lưu ý, trẻ ngậm bắt vú đúng, không nuốt hơi nhiều sẽ giảm nôn trớ…
Tuy nhiên nôn trớ nhiều có thể là biểu hiện của tình trạng bệnh lý nào đó của trẻ. Nếu trẻ nôn trớ nhiều, cân nặng giảm sút, có dấu hiệu mệt mỏi, hốt hoảng, quấy khóc hoặc kèm đi ngoài, táo bón, ho, chảy mũi,… thì bạn nên đưa bé tới bác sĩ để được thăm khám cụ thể.
Chúc bé khỏe mạnh, mau lớn,