Ngày 15 tháng 5 năm 2016, các nhà khoa học tại Đại học John Hopkins, Hoa Kỳ đã công bố một công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của việc sử dụng dư thừa axit folic khi mang bầu tới sự phát triển của em bé. Theo đó, nếu phụ nữ mang thai có lượng axit folic trong máu cao hơn mức bình thường sẽ làm gia tăng nguy cơ trẻ bị tự kỷ.
Những người phụ nữ dự định mang thai được khuyên bổ sung đầy đủ acid folic để đảm bảo sự phát triển bình thường của hệ thần kinh trẻ, tuy nhiên, trong nghiên cứu này, các nhà khoa học cũng khuyên rằng việc sử dụng quá nhiều dưỡng chất này khi mang thai có thể tạo nguy cơ nghiêm trọng như bệnh tự kỷ ở trẻ em.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nều như những bà mẹ mới mang thai có lượng folate cao ngay sau khi sinh – cao hơn 4 lần so với mức vừa đủ — nguy cơ đưa trẻ sinh ra bị phát triển hội chứng tự kỷ sẽ tăng cao gấp đôi so với bình thường. Nồng độ rất cao Vitamin B12 ở những bà mẹ mới sinh cũng tiềm ẩn nguy cơ cao, tăng gấp 3 lần nguy cơ trẻ sinh ra bị tự kỷ. Nếu như cả hai loại Folate và Vitamin B12 đều có nồng độ cao thì nguy cơ trẻ bị phát triển hội chứng tự kỷ sẽ tăng lên 17.6 lần. Folate, một loại vitamin B, được tìm thấy trong tự nhiên ở các loại trái cây, rau củ, trong khi đó dạng tổng hợp là acid folic được bổ sung chủ yếu trong các loại thuốc bổ tổng hợp cho bà bầu, viên uống bổ sung sắt, trong các loại ngũ cốc…
Nghiên cứu đã được công bố vào ngày 15 tháng 5 năm 2016 tại Hội nghị quốc tế nghiên cứu về bệnh tự kỷ tại Baltimore, Hoa Kỳ.
Sự cần thiết của acid folic
Gs. M. Daniele Fallin, Giám đốc trung tâm về tự kỷ và trẻ khuyết tật Wendy Klag tại Trường đại học Bloomberg nói rằng “Lượng vừa đủ folate có tác dụng bảo vệ: đó sẽ là câu truyện với acid folic. Chúng ta đã biết từ lâu rằng thiếu hụt folate ở bà bầu gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho chúng ta thấy rằng, sử dụng quá nhiều loại vi chất này cũng sẽ gây hại. Chúng ta cần phải hướng tới nồng độ thích hợp khi sử dụng loại vi chất quan trọng này.”
Folate là vi chất thiết yếu cho sự phát triển của tế bảo và thúc đẩy sự phát triển của hệ thần kinh. Thiếu hụt acid folic trong thời kỳ đầu của thai kỳ có thể gây ra những dị tật bẩm sinh và làm gia tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ. Và mặc dù cần phải bổ sung tăng cường để đảm bảo phụ nữ có đủ lượng folate trong cơ thể, một vài phụ nữ vẫn không cung cấp đủ folate hoặc cơ thể hấp thu kém, dẫn tới bị thiếu hụt. Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ nói rằng 1/4 số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở Hoa Kỳ bị thiếu hụt folate. Lượng folate trong máu thường không được theo dõi thường xuyên trong thai kỳ.
➤ Xem thêm: Tầm quan trọng của việc bổ sung acid folic cho bà bầu
Bà bầu uống thừa axit folic có sao không?
Dấu hiệu thừa axit folic mẹ bầu cần biết
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, phụ nữ có thai nên bổ sung lượng axit folic khoảng 400-600 mcg mỗi ngày giúp ngăn ngừa đến 70% khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi. Tuy nhiên, khi mẹ bổ sung acid folic vượt lên nhiều so với lượng khuyên dùng thì cơ thể sẽ gặp phải tác động xấu kèm theo dấu hiệu thừa acid folic.
Bổ sung acid folic quá liều sẽ che giấu sự thiếu hụt Vitamin B12 do cơ chế của 2 chất này đều tham gia vào việc tạo tế bào hồng cầu và giữ cho các bộ phận tim, não, hệ thần kinh hoạt động tối ưu. Thiếu hụt Vitamin B12 có thể khiến mẹ bầu bị thiếu máu, não giảm khả năng hoạt động, lâu dần còn khiến hệ thống thần kinh bị tổn thương. Triệu chứng thiếu Vitamin B12 được kể đến như: buồn ngủ, mệt mỏi, tim đập nhanh, tê bì chân tay, táo bón hoặc tiêu chảy, đầy hơi, chán ăn,…
Bà bầu thừa axit folic ảnh hưởng như thế nào?
Lượng acid folic (dạng tổng hợp Vitamin B9) dư thừa có thể làm tăng tốc độ lão hóa các tế bào thần kinh khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng hay quên, rối loạn nhận thức, suy giảm trí nhớ.
Ngoài ra, acid folic quá liều còn gây cản trở hoạt động của hormone insulin và kìm hãm sự phát triển não của thai nhi. Em bé khi sinh ra có thể bị chậm phát triển trí tuệ, không nhanh nhạy, nhận thức kém,…
Việc bổ sung đủ lượng axit folic sẽ giúp bà bầu và thai nhi phát triển khỏe mạnh về não bộ. Vậy bà bầu uống thừa axit folic có sao không? Mặc dù axit folic mang đến nhiều lợi ích nhưng nếu bổ sung quá liều có thể gây ra 4 tác dụng phụ phổ biến nhất dưới đây:
- Rối loạn hệ thống thần kinh của bà bầu: Việc bổ sung quá nhiều axit folic trong thời gian mang thai có thể khiến các bà bầu gặp vấn đề về rối loạn ống thần kinh trung ương và gây ra các triệu chứng như co giật, ảnh hưởng đến sức khỏe không chỉ người mẹ mà cả thai nhi.
- Buồn nôn: Bổ sung axit folic quá mức trong thời gian thai kỳ còn có thể khiến cho các bà bầu phải đối mặt với các triệu chứng tiêu hóa như biếng ăn, buồn nôn, đầy hơi… Những triệu chứng này thường dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng ốm nghén đầu thai kỳ.
- Kìm hãm sự phát triển não bộ của trẻ: Mặc dù việc bổ sung đầy đủ vitamin B9 sẽ giúp làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh và tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ. Nhưng nếu bà bầu uống thừa axit folic sẽ gây cản trở hoạt động của hormone insulin và kìm hãm sự phát triển não bộ của trẻ.
- Tăng nguy cơ trẻ nhẹ cân: Hàm lượng axit folic trong cơ thể mẹ có liên quan đến sự trao đổi chất cho cơ thể thai nhi, dẫn đến việc hấp thụ kẽm kém và làm tăng nguy cơ thiếu kẽm. Việc thiếu kẽm có thể sẽ làm chậm sự phát triển của thai nhi, từ đó làm tăng xác suất mẹ sinh ra con nhẹ cân, chậm phát triển.
Bà bầu dư thừa axit folic – Tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ
Bệnh tự kỷ là tình trạng phát triển thần kinh được mô tả bởi suy giảm khả năng tương tác với xã hội, rối loạn giao tiếp và hành vi lặp lại hoặc bất thường. Cứ 68 trẻ em ở Hoa Kỳ thì có 1 trẻ gặp phải rối loạn trên, trẻ nam có nguy cơ bị mắc bệnh cao gấp năm lần so với nữ. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên vẫn chưa rõ ràng tuy nhiên nghiên cứu gợi ý rằng các yếu tố là sự tổng hợp của gen di truyền và môi trường.
Đối với nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 1,391 cặp mẹ và bé. Những bà mẹ được đưa vào nghiên cứu là những người sinh con trong khoảng thời gian từ 1998 tới năm 2013 và được theo dõi trong một vài năm, với nồng độ flate trong máu người mẹ được kiểm tra một lần trong vòng 1 đến 3 ngày từ khi sinh con. Các nhà nghiên cứu thấy rằng 1 trong 10 phụ nữ có tình trạng thừa folate trong máu (nhiều hơn 59 nml/l) và 6% có lượng Vitamin B12 cao (cao hơn 600 pml/l).
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nói rằng lượng folate trong máu khoảng 13.5-45.3 nml/l là mức vừa đủ cho phụ nữ mang bầu thai kỳ đầu tiên. Không giống như folate, nồng độ vitamin B12 chưa được thiết lập một ngưỡng vừa đủ rõ ràng.
Hầu hết các bà mẹ trong nghiên cứu đều sử dụng các loại Vitamin tổng hợp cho bà bầu – trong đó có chứa acid folic và Vitamin B12 – trong suốt thời gian mang thai. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không rõ nguyên nhân tại sao có một số bà mẹ có lượng folate trong máu cao vượt trội hẳn so với các bà mẹ khác. Có thể nguyên nhân là do những phụ nữ này sử dụng quá nhiều thực phẩm bổ sung acid folic hoặc sử dụng các loại viên uống cho bà bầu có chứa quá nhiều acid folic. Hoặc, cũng có thể một số ít phụ nữ có khả năng hấp thu nhiều acid folic từ nguồn bổ sung hoặc chậm chuyển hóa dẫn tới bị dư thừa nồng độ folate trong máu.
Sẽ còn cần thêm nghiên cứu để đánh giá lượng acid folic mà phụ nữ cần bổ sung trong thời gian mang thai để cung cấp đủ cho cơ thể mà không bị dư thừa, tuy nhiên, hiện nay lượng axit folic bổ sung hàng ngày ở mức vừa đủ cho đa số phụ nữ mang thai bình thường là 400mcg- 600mcg.
Với nhiều loại vitamin tan trong nước, thường mọi người cho rằng chúng sẽ được đào thải ra ngoài qua đường tiểu và không gây hại cho cơ thể nếu sử dụng dư thừa. Tuy nhiên, với folate và Vitamin B12 thì khác. Ramkripa Raghavan, Khoa Dân số học, gia đình và sức khỏe sinh sản tại đại học Bloomberg nói “Nghiên cứu này là một điển hình của việc bổ sung quá nhiều thuốc bổ. Chúng ta nói với phụ nữ cần bổ sung folate đầy đủ ngay từ trước khi mang thai. Điều mà chúng ta cần phải làm rõ bây giờ là có nên đưa ra thêm khuyến cáo về liều tối ưu trong suốt thai kỳ hay không.”
Mẹ bầu cần làm gì khi thừa acid folic?
Biết được ảnh hưởng xấu và dấu hiệu thừa acid folic, mẹ bầu cũng cần tìm hiểu giải pháp để khắc phục tình trạng bổ sung acid folic quá liều.
Cách xử lý thừa acid folic
Cách xử lý khi mẹ bầu thấy bản thân bất thường do dấu hiệu thừa axit folic:
- Dừng ngay việc bổ sung acid folic dưới dạng thuốc hoặc dạng tiêm acid folic vào cơ thể.
- Uống nhiều nước để bài trừ lượng thừa acid folic qua nước tiểu vì acid folic là dạng hòa tan của Vitamin B9 trong nước.
- Đến cơ sở y tế tin cậy thăm khám thai, đo nồng độ acid folic và nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ về cách khắc phục.
Cách phòng tránh thừa acid folic
Để phòng tránh dấu hiệu thừa axit folic, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau đây khi bổ sung acid folic:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học góp phần bổ sung lượng acid folic qua một số loại trái cây giàu acid folic như quả cam, bưởi, bơ, đu đủ chín,…và các loại sữa cho mẹ bầu.
- Không được tự ý mua thuốc bổ sung acid folic liều cao, trước khi dùng cần nghe theo sự tư vấn của bác sĩ.
- Bổ sung acid folic nhờ viên sắt chứa acid folic cho mẹ bầu với liều lượng ghi rõ vừa giúp đáp ứng được đủ nhu cầu sắt vừa hạn chế tình trạng bổ sung thừa acid folic.
- Nên lựa chọn viên sắt kết hợp acid folic dạng hữu cơ để cơ thể hấp thụ dễ dàng.
- Chọn mua sản phẩm chính hãng và đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành giúp đảm bảo chất lượng.
- Khi dùng viên uống cần tuân thủ đúng liều lượng và nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ về cách sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất.
- Uống viên sắt kết hợp acid folic cùng với các loại nước trái cây giàu Vitamin C (đặc biệt nước cam còn giúp bổ sung thêm lượng acid folic thiết yếu) tăng khả năng hấp thụ sắt.
Lời khuyên hữu ích: Theo tổ chức Y tế thế giới, phụ nữ từ trước khi mang thai và khi mang thai nên bổ sung từ 400mcg-600mcg acid folic giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Ở tuần thứ 7 của thai kỳ, cột sống sẽ đóng lại và việc bổ sung acid folic lúc đó không còn giá trị phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh. Tuy nhiên, acid folic còn đóng vai trò trong nhiều hoạt động chức năng của cơ thể, trong phân chia tế bào, trong quá trình tạo máu…cho nên bổ sung acid folic với liều lượng như trên trong suốt thời gian mang thai, cho con bú cũng được khuyến khích để bổ sung gián tiếp cho em bé, đáp ứng nhu cầu tăng lên của người mẹ trong giai đoạn này.
➤ Tham khảo thêm: Bổ sung acid folic cho bà bầu như thế nào mới đúng?
Hy vọng bài viết trên đã giúp nhiều mẹ bầu biết được tác hại cũng như dấu hiệu thừa acid folic. Acid folic khi được bổ sung đúng liều lượng khuyến cáo sẽ giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu ở mẹ và phòng tránh khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi. Bên cạnh đó, mẹ nên lựa chọn viên uống sắt tích hợp acid folic vừa giúp đáp ứng nhu cầu khoáng chất thiết yếu là sắt vừa kiểm soát được lượng acid folic đưa vào cơ thể. Chúc mẹ bầu luôn có sức khỏe tốt và đón bé chào đời thành công!
Theo sciencedaily
88 thoughts on “Dư thừa axit folic khi mang bầu làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ”
Trước khi mang thai e có uống sắt dạng nc 1 tháng sau đó nghỉ 1 thời gian thì tiếp tục uống ferrovit khoảng 4 tháng roi nghe bạn bè mách e có mua Prenatal Multi+DHA của mỹ đc 1 tháng thì có thai, e có đang điều trị thuốc chống động kinh đi khám thai thì bs cho uống acid folic 5mg, bs cho e hỏi e uống nhiều vậy thì có quá liều không, uống nhiều vậy có sao không ạ
Chào bạn Thu Hà,
Acid folic là một trong số các dưỡng chất có vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào máu, giúp sự phát triển hoàn thiện hệ thần kinh. Thiếu acid folic có thể gây ra khuyết tật ống thần kinh cho trẻ.
Một số thuốc điều trị động kinh làm cản trở hấp thu của acid folic, chính vì vậy với trường hợp dùng thuốc điều trị động kinh thì cần dùng acid folic liều cao hơn bình thường. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung acid folic ở liều phù hợp. Nếu đã được bác sĩ thăm khám và chỉ định cụ thể thì bạn có thể yên tâm dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Dạ chào bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi:
1. Vợ em trễ kinh 8 ngày rồi, dùng que thử thai xuất hiện 2 vạch, vậy là có thai đúng không bác sĩ ạ? Vì nếu muốn biết em siêu âm sớm sợ không tốt cho thai nhi.
2. Trước khi mang thai, vợ em có uống viên Frofemum nano k2 hàng ngày, nếu giờ uống thêm sữa bầu thì có được không, vì em thấy thành phần dinh dưỡng có giống nhau, dư thừa có ảnh hưởng nhiều không ạ?
Bác sĩ tư vấn giúp em, em cảm ơn nhiều!
Chào bạn Linh,
Siêu âm là việc dùng sóng âm tần số cao, được phát qua đầu dò để ghi nhận hình ảnh bên trong bằng cách dội lại. Siêu âm khác X quang ở chỗ tia siêu âm không phải tia xạ, đây chính là yếu tố chính để khẳng định tính an toàn của siêu âm cho thai nhi. Siêu âm là tiến bộ khoa học đã được ứng dụng cách đây hơn 30 năm và cho tới nay chưa có dữ liệu nào cho thấy siêu âm gây hại đến thai. Chính vì vậy, bạn không nên quá lo lắng khi thực hiện thăm khám và siêu âm trong thai kỳ. Thông thường, khi trễ kinh 1-2 tuần là mẹ nên tới bác sĩ để được thăm khám, siêu âm xem có thực sự đã mang thai?thai nhi đã vào tử cung làm tổ chắc chắn hay chưa? Thăm khám này là cần thiết.
Sữa bầu là thực phẩm cung cấp nguồn dưỡng chất phong phú, tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy, mẹ bầu khó có thể cung cấp đủ dưỡng chất cho thai kỳ nếu chỉ bổ sung qua thực phẩm hàng ngày (bao gồm cả sữa bầu). Vì vậy, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, phụ nữ có thai vẫn được khuyên bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển tốt nhất. Có điều cần tính toán, lựa chọn sản phẩm bổ sung các dưỡng chất ở liều lượng phù hợp, đáp ứng vừa đủ nhu cầu mà thôi.
Sản phẩm vợ bạn đang dùng là một loại viên uống có cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể, tuy nhiên khi dùng bạn cần lưu ý một số điểm sau:
– Nhu cầu acid folic ở phụ nữ có thai theo khuyến cáo là 400-600mcg/ngày (bao gồm từ thức ăn và từ thuốc bổ sung). Acid folic có nhiều trong gan động vật, các loại rau lá xanh, sữa,… Như vậy, phụ nữ có thai bình thường cần bổ sung khoảng 400-500mcg acid folic từ thuốc mỗi ngày là đủ. Hàm lượng Acid trong sản phẩm lên tới 1000mcg, vượt quá khuyến cáo. Nếu bổ sung với hàm lượng này hàng ngày cộng với lượng acid folic thu được từ thức ăn, sữa bầu thì khả năng dư thừa là rất cao, độ an toàn khi dùng thuốc với thời gian dài không được đảm bảo.
– Tương tự như vậy với Sắt. Sản phẩm cũng cung cấp tới 50mg sắt nguyên tố, ở ngưỡng cao nhất theo khuyến cáo. Nếu không thiếu máu thiếu sắt và có thai kỳ bình thường thì bạn cần bổ sung khoảng 30mg sắt nguyên tố mỗi ngày là đủ. Việc bổ sung liều cao như vậy là không cần thiết mà còn có thể gây ra các tác dụng phụ do dư thừa: táo bón, phân đen, cản trở tạo máu bình thường của thai nhi,…
– Sản phẩm có cung cấp Omega 3 nhưng không thể hiện rõ cung cấp ở dạng nào? Thông thường nếu cung cấp ở dạng Tự nhiên Triglycerid thì trên nhãn sản phẩm sẽ thể hiện rõ. Bởi đây là dạng cao cấp, cơ thể dễ hấp thu hơn dạng còn lại tới 70%. Hàm lượng DHA trong sản phẩm cũng ở mức thấp, chỉ 80mg, đồng thời tỷ lệ DHA/EPA chưa ở tỷ lệ phù hợp nhất đối với phụ nữ mang thai.
– Sản phẩm cung cấp tới 3000mg canxi nano. Trong khi đó các nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung canxi liều cao trong viên bổ tổng hợp sẽ cản trở hấp thu của các thành phần khác như sắt, kẽm, Mg… Chính vì lý do đó bạn sẽ thấy hàm lượng canxi trong đa số các thuốc bổ tổng hợp tiên tiến hiện nay đếu không cao. Để đáp ứng đủ nhu cầu về canxi, bạn cần bổ sung thêm từ thuốc riêng lẻ bên ngoài.
– Sản phẩm cung cấp 2000IU Vitamin A ở dạng hoạt động. Vitamin A có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của thai kỳ. Tuy nhiên dư thừa Vitamin A có thể gây ra các hậu quả to lớn đối với thai nhi. Chính vì vậy, để an toàn thì phụ nữ mang thai được khuyên nên bổ sung Vitamin A ở dạng tiền chất Betacaroten bởi Betacaroten khi được hấp thu vào cơ thể sẽ chỉ được chuyển hóa thành Vitamin A dạng hoạt động khi cơ thể cần mà thôi. Nếu cơ thể không cần (đủ Vitamin A rồi) thì Betacaroten sẽ được đào thải nguyên dạng ra khỏi cơ thể và không ảnh hưởng tới thai nhi.
…
Để cung cấp DHA, EPA cùng nhiều dưỡng chất khác với liều lượng phù hợp, lúc này bạn có thể tham khảo bổ sung cho vợ mỗi ngày 01 viên PM Procare sau bữa ăn. Với thành phần gồm 18 dưỡng chất thiết yếu được nghiên cứu và tính toán để cùng thức ăn hàng ngày đáp ứng vừa đủ nhu cầu dinh dưỡng tăng lên khi mang thai chứ không dư thừa, mẹ bầu có thể sử dụng PM Procare hàng ngày, trong suốt thai kỳ để cơ thể mạnh khỏe, thai nhi phát triển tối ưu; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường…
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Cho e hỏi là lần trước e bị thai vô sọ rồi e nghe nói là e bị như này thì liều lượng axit folic tăng gấp 10 lần từ 400mcg lên 4mg phải không ạ
Chào bạn Huyền,
Tiền sử có thai vô sọ là một trong số các trường hợp cần bổ sung acid folic ở liều cao, co thể lên tới 3-5mg acid folic/ngày. Tùy thuộc và kết quả thăm khám cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng bổ sung phù hợp cho bạn. Điều bạn cần thực hiện là tới bác sĩ để được thăm khám, làm xét nghiệm cụ thể nếu có ý định mang thai trong thời gian tới. Bác sĩ sẽ có lời khuyên phù hợp, không nên tự ý mua thuốc về dùng bạn nhé!
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
E có thai Đc hơn 4 tuần , trước khi mang thai e đã uống 3 tháng acidfolic , hôm nay đi khám bác sĩ có kê cho e vitmin tổng hợp bluetooth Mom, e xem thành phần acid folic trong này có 500mg, nhưng e Ko yên tâm lại mưa thêm acid folic Be folic ACID (400mcg). Vậy bác sĩ cho e hỏi uống như vậy có thừa acid folic Ko ạ, có nên kết hợp uống 2 loại hay chỉ nên uống 1 blue Mom thôi ạ?
Chào bạn Thương,
Theo khuyến cáo, phụ nữ mang thai Việt Nam cần bổ sung khoảng 400-600mcg acid folic/ngày là đủ (bao gồm từ thức ăn và thuốc bổ sung). Chỉ bổ sung acid folic liều cao hơn khuyến cáo khi có chỉ định của bác sĩ trong trường hợp đặc biệt như: tiền sử có con dị tật ống thần kinh, thiếu máu hồng cầu khổng lồ, đang dùng thuốc chống trầm cảm… Và khi đó cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ thăm khám trực tiếp.
Với một thai kỳ bình thường, bạn chỉ nên bổ sung ở liều lượng đúng theo khuyến cáo là 400-600mcg/ngày là đủ bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Tôi đang mang thai và có sử dụng thuốc elevit có chứa tp lớn là axit folic,chế độ ăn của tôi cũng có nhiều thực phẩm chứa nhiều axit folic như nc cam.Liệu nó có ảnh hưởng đến sự phát triển của e bé k ạ?
Chào bạn Thủy,
Theo khuyến cáo, phụ nữ mang thai Việt Nam cần cung cấp 400-600mcg acid folic/ngày là đủ (bao gồm từ thức ăn và thuốc bổ sung). Dư thừa hay thiếu hụt acid folic đều có thể gây ra những hệ lụy nguy hiểm đối với thai kỳ.
Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung từ 800mcg acid folic/ngày trở lên trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như: tiêu chảy, mẩn đỏ, rối loạn giác ngủ, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim trên các bệnh nhân có vấn đề về tim, tăng nguy cơ ung thư phổi, tiền liệt tuyến, tăng nguy cơ trẻ bị tự kỷ sau này… Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho thai kỳ thì phụ nữ mang thai chỉ nên bổ sung acid folic ở liều khoảng 400-500mcg acid folic từ thuốc/ngày mà thôi. Chỉ bổ sung acid folic ở liều cao hơn khuyến cáo khi có chỉ định của bác sĩ trong các trường hợp đặc biệt như tiền sử sinh con dị tật ống thần kinh, thiếu hụt acid folic bệnh lý, đang dùng thuốc chống trầm cảm…
Không những chứa hàm lượng acid folic cao, Elevit cũng cung cấp sắt ở liều lượng 60mg sắt nguyên tố, trong khi đó phụ nữ mang thai bình thường trung bình chỉ cần bổ sung khoảng 30mg sắt nguyên tố/ngày là đủ. Mặt khác, Elevit không cung cấp DHA, EPA. Đây là dưỡng chất quan trọng cần thiết cho phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ…
Đê thai kỳ an toàn, khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu thì việc lựa chọn một sản phẩm cung cấp đúng các dưỡng chất mà cơ thể cần ở liều lượng vừa đáp ứng đủ nhu cầu là cần thiết.
Thân ái,