Trầm cảm là bệnh lý liên quan tới sức khỏe tâm thần cũng như hoạt động khỏe mạnh của hệ thần kinh. Mang thai và cho con bú là thời kỳ nhu cầu về dinh dưỡng tăng cao, nếu không lưu ý cung cấp đủ sẽ dẫn tới thiếu hụt dưỡng chất, ảnh hưởng tới sức khỏe của não bộ cũng như hệ thống dẫn truyền thần kinh. Đây là một trong số các lý do làm tăng nguy cơ trầm cảm ở mẹ trong thời kỳ này.
[toc]
Nguyên nhân thường gặp gây trầm cảm cho phụ nữ mang thai và sau sinh
- Sự thay đổi hormon trong quá trình mang thai khiến tâm trạng bà mẹ không ổn định, luôn cảm thấy khó chịu, phiền muộn
- Áp lực từ quan hệ xã hội; những lo lắng về thai kỳ, về gia đình, con cái…
- Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thần kinh:
- Thay đổi màng tế bào thần kinh, khiến quá xử lý cũng như việc dẫn truyền xung động thần kinh bị ảnh hưởng: Omega-3 (DHA, EPA) có vai trò quan trọng trong việc này bởi nó quyết định cấu trúc và tính linh động của màng tế bào não, khả năng thu nạp các chất dẫn truyền thần kinh và dẫn truyền tín hiệu.
- Nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh (seretonin, dopamin và norepinephrine) thấp trong não bộ: liên quan tới vai trò của Folat, Vitamin B12…
Trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh được cho là tỷ lệ thuận với nghèo đói, bất bình đẳng giới, lo lắng, bất ổn gia đình… Nguy cơ phát triển trẩm cảm sau sinh cao hơn 2,5 lần trong nhóm phụ nữ có thiếu máu.
Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho thấy, trầm cảm còn liên quan tới việc dinh dưỡng được cung cấp quá mức.
Sự thay đổi hormon khi mang thai và cho con bú là yếu tố không thể can thiệp. Trong khi đó “Áp lực của cuộc sống” và “Dinh dưỡng” chính là yếu tố mẹ có thể tác động để ngăn ngừa và giảm nhẹ trầm cảm. Ở bài viết này, chúng tôi xin đề cập tới yếu tố dinh dưỡng trong việc phòng chống trầm cảm.
Dấu hiệu của trầm cảm
Tần suất mắc trầm cảm khá cao, vào khoảng 20% dân số chung trên thế giới, tỷ lệ nữ / nam là 5/2. Tuy nhiên chỉ có khoảng 1/3 bệnh nhân trầm cảm được điều trị. Bởi các triệu chứng của trầm cảm nhẹ không rõ ràng và ít có sự khác biệt so với những biểu hiện cảm xúc hay thay đổi trong cuộc sống hằng ngày. Các dấu hiệu của trầm cảm như:
- Có sự thay đổi về cảm xúc:cảm thấy buồn, trống rỗng, thấy bản thân vô dụng hoặc bất lực, dễ bị kích thích, dễ lo lắng, tức giận, thất vọng, khóc thường xuyên, thiếu tập trung, thiếu tự tin, buồn chán, mất kiểm soát hành vi, xa lánh người khác… thậm chí có ý nghĩ tự tử, có ý nghĩ gây hại cho bản thân và cho người khác.
- Thay đổi trong cơ thể:cảm giác thiếu năng lượng, luôn mệt mỏi đi kèm các triệu chứng đau đầu, đau bụng; nhạy cảm với không khí lạnh, suy nghĩ chậm chạp, mệt mỏi, da khô, táo bón…
- Thay đổi trong lối sống:ăn, ngủ quá nhiều hoặc quá ít, thường gặp khó khăn khi đưa ra các quyết định, khó khăn khi tập trung, giảm sút trí nhớ, không tương tác với mọi người, giảm mọi hứng thú
Trầm cảm được coi là biến chứng phổ biến nhất của thai kỳ, chiếm khoảng 16% trong thời kỳ tiền sản và 20% trong giai đoạn sau sinh ở các nước có thu nhập trung bình. Trầm cảm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đối với sức khỏe của chính bà mẹ và con của họ.
- Hậu quả đối với người mẹ bao gồm: chất lượng cuốc sống giảm sút, mất khả năng tự chăm sóc bản thân, tăng tỷ lệ mắc bệnh do các nguyên nhân khác.
- Đối với trẻ em các ảnh hưởng bao gồm: suy dinh dưỡng, phát triển thể chất và nhận thức kém, tăng nguy cơ mắc bệnh
Trầm cảm thường chỉ được phát hiện khi các triệu chứng đã trở lên rõ ràng, đã ảnh hưởng khá nhiều tới cuộc sống mẹ – con và gia đình. Việc điều trị trầm cảm không dễ dàng và cần nhiều thời gian để có thể cải thiện. Chính vì vậy, chủ động phòng ngừa bằng cách thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng là điều cần thiết để phòng chống trầm cảm. Đặc biệt với nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng cao là phụ nữ mang thai và sau khi sinh.
Dinh dưỡng để phòng ngừa trầm cảm
Đã có nhiều nhiên cứu tìm thấy mối liên quan của trầm cảm chu sinh với mức độ thấp hơn của các dưỡng chất như fotate, vitamin D, Fe, Se, Zn, chất béo và axit béo không no chuỗi dài Omega 3 (DHA, EPA). Bổ sung dinh dưỡng Đúng – Đủ có thể cân nhắc là giải pháp đầu tiên cho việc điều trị trầm cảm mức độ nhẹ và là biện pháp bổ trợ điều trị trong trầm cảm mức độ nặng hơn.
Theo đó, một chế độ dinh dưỡng cung cấp đầy đủ các dưỡng chất là điều cần được lưu ý đầu tiên trong thai kỳ và khi cho con bú. Dinh dưỡng đầy đủ không chỉ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, đúng chuẩn mà còn đảm bảo cho mẹ có sức khỏe tốt nhất cả về thể lực lẫn tinh thần để vượt qua giai đoạn khó khăn và nhạy cảm này.
Vai trò sinh hóa của các chất dinh dưỡng trong hệ thần kinh được mô tả theo bảng sau:
Dinh dưỡng | Cơ chế hoạt động | Tác động khi thiếu hụt |
Acid béo chưa no omega-3 (DHA, EPA) | Là thành phần chính cấu tạo màng tế bào; là chất nền cho các chất trung gian có nguồn gốc từ lipid đối với sự tương tác giữa tế bào –tế bào và truyền tín hiệu thần kinh | Suy giảm khả năng nhìn, nghe và chức năng khứu giác. Suy giảm đổi mới màng tế bào do đó thúc đẩy lão hóa não, được coi là liên quan tới thay đổi tâm trạng, trầm ảm, sa sut trí tuệ |
B1 | Thúc đẩy sử dụng glucose để tạo năng lượng | Thay đổi về thần kinh như bối rối, giảm trí nhớ ngắn hạn, thờ ơ, cáu kỉnh |
B6 | Sinh tổng hợp các chất trung gian hóa học, thay đổi thụ thể n-methyl-∂-aspartate ở thần kinh trung ương | Cáu kỉnh, trầm cảm, suy nhược |
B 12 | Cùng với folat chuyển homocysteine thành methionine – thành phần thiết yếu cho sinh tổng hợp nucleotid | Các rối loạn thần kinh, thay đổi huyết học, giảm trí nhớ; đau; cảm giác bất thường ở các chi |
Acid folic | Chuyển hóa methionine- homocystein | Khuyết tật ống thần kinh, thiếu máu hồng cầu to cùng với các xáo trộn về tâm trạng |
Vitamin D | Bảo vệ vùng hải mã/ TKTW; kiểm soát vận chuyển glucose tới não bộ | Có thể liên quan tới các hậu quả về tâm thần kinh ở người lớn |
Iode | t/p chính của hormone tuyến giáp , a/h tới ựu biểu đạt gen của hormone và yếu tố tăng trưởng khác | Giảm IQ, đần độn, chậm phát triển tâm thần ở trẻ sinh bởi mẹ thiếu hụt iod khi mang thai; trầm cảm liên quan tới nhược giáp. |
Sắt | Chuyển hóa myelin và lipid, thay đổi dẫn truyền thần kinh, sản xuất năng lượng và sinh tổng hợp DNA | Giảm trí nhớ và khả năng học; các bất thường về hành vi; suy giảm tâm trạng và nhận thức |
Selen | Chống oxy hóa; cần thiết cho sinh tổng hợp và chuyển hóa hormone tuyến giáp | Tâm trạng xấu hơn |
Kẽm | Sinh tổng hợp DNA, protein | Suy giảm khả năng học và đáp ứng với kích thích; giảm hoạt động và khả năng chú ý; suy giảm tích lũy acid béo chưa no choỗi dài trong cơ thể |
Do nhu cầu tăng cao trong thời kỳ mang thai và cho con bú nên để đảm bảo đủ dưỡng chất cho cơ thể, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, phụ nữ được khuyên bổ sung thêm thuốc bổ mỗi ngày. Cần lưu ý bổ sung các dưỡng chất ở liều lượng vừa đáp ứng đủ nhu cầu, bao gồm các dưỡng chất chính như: acid béo Omega 3 (DHA, EPA), sắt, acid folic, Vitamin D…
Theo Procarevn tổng hợp