Ốm nghén khiến các bà bầu mệt mỏi, không ăn uống được khiến cơ thể suy nhược, thai nhi không được cung cấp đủ dưỡng chất. Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số món ăn – nước uống giúp giảm bớt sự khó chịu này cho chị em.
Hơn một nửa số phụ nữ mang thai gặp tình trạng ốm nghén trong 3 tháng đầu. Chị em thấy đau đầu chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, một số bà bầu nôn nặng đến mức không ăn uống được gì, thường xảy ra vào buổi sáng sau khi thức dậy và sau mỗi bữa ăn.
Thông thường, ốm nghén chỉ xảy ra trong 12 tuần đầu mang thai nhưng cũng có không ít chị em phải gánh chịu chứng bệnh này trong suốt 9 tháng 10 ngày. Mức độ của ốm nghén với mỗi bà bầu cũng khác nhau. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân tại sao lại có hiện tượng này nhưng phần lớn các giả thuyết đều cho đó là do sự biến động của nội tiết tố trong cơ thể chị em khi mang thai.
Xem thêm: Mẹ bầu nghén thường sinh con thông minh đúng hay sai?
Một số nguyên nhân
Dưới đây là một số nguyên nhân được cho là ảnh hưởng trực tiếp tới chứng bệnh ốm nghén ở chị em bầu:
- Hormon HCG:
Hormon HCG (Human Chorionic Gonadotropin) là nguyên nhân chính gây ra chứng ốm nghén ở bà bầu. Khi mang thai, mức độ HCG trong cơ thể phụ nữ sẽ tăng lên gấp đôi và điều này dẫn đến chứng bồn nôn, nôn ói trầm trọng. Mức độ HCG cao hay thấp là dấu hiệu báo tuổi thai và các vấn đề sức khỏe liên quan đến thai nhi.
- Khứu giác nhạy cảm:
Rất nhiều phụ nữ chia sẻ rằng khi mang thai khứu giác của họ trở lên khó tính hơn và khi ngửi thấy bất cứ mùi gì lạ như: nước hoa, khói thuốc lá, xăng dầu, thực phẩm… đều có thể khiến họ buồn nôn. Theo các nhà nghiên cứu, có một mối liên hệ giữa khứu giác với hoóc-môn estrogen ở nữ giới. Khi mức độ estrogen tăng lên trong 3 tháng đầu mang thai thì khứu giác cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các mùi lạ hơn và điều này giải thích rằng tại sao chị em bầu lại hay nôn ói khi ngửi mùi lạ.
- Thay đổi đường tiêu hóa:
Những thay đổi trong hệ tiêu hóa khi mang thai có thể làm nặng hơn triệu chứng ốm nghén. Trong thời gian đầu mang thai, mức độ progesterone tăng lên đáng kể trong tử cung để hỗ trợ phôi thai phát triển. Vì vậy, mức progesterone trong dạ dày, ruột và thực quản cũng tăng lên gây ra chứng chậm tiêu hóa và làm tích tụ thức ăn trong dạ dày dẫn đến khó chịu, buồn nôn, nôn ói.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị nghén
Bạn có thể hạn chế chứng nôn ói, buồn nôn, ốm nghén bằng những cách thông dụng sau:
– Ăn ít thực phẩm và chia thành nhiều bữa trong ngày.
– Tránh xa các loại thực phẩm kích thích dạ dày như: chất béo, đồ chiên, đồ có mùi khó chịu.
– Ăn uống những thực phẩm có chứa gừng cũng giảm được chứng nôn ói.
– Uống nhiều nước.
– Tập thể dục đều đặn.
– Massage.
Xem thêm: 12 cách trị nghén hiệu quả cho bà bầu tại nhà
*Một số món ăn, đồ uống có công dụng giảm nghén các mẹ có thể tham khảo:
- Nước mía: mía tím 300g, gừng tươi 5g. Mía tím nướng cho nóng, bỏ vỏ ép lấy nước. Gừng giã nhỏ cho vào nước mía quấy đều, chắt lấy nước bỏ bã chia 3 lần uống trong ngày, trước khi ăn 30 phút. Cần uống liền 3 – 5 ngày.
- Nước ô mai: ô mai 20 quả, gừng tươi 5g, đường đỏ 30g. Cho tất cả vào nồi, thêm 400ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước thuốc đặc, chia 3 lần uống trong ngày trước khi ăn 20 phút. Cần uống liền 3 – 5 ngày.
- Me, sấu ngâm gừng: quả me 200g, quả sấu 200g, gừng 10g, đường trắng 30g. Quả me, quả sấu cạo bỏ vỏ ngoài đem đồ chín, quả me bóc bỏ vỏ cứng. Gừng giã nhỏ trộn với đường, cho vào cùng quả me, sấu trộn đều, đường tan hết là được.
- Cháo ý dĩ: ý dĩ 15g, gạo 100g, gừng 100g, đường đỏ 20g. Ý dĩ, gạo xay thành bột, gừng giã nhỏ cho vào nồi thêm nước đun trên lửa nhỏ cho sôi kỹ đến khi cháo chín nhừ cho đường đỏ vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần lúc đói, ăn nóng. Cần ăn liền 3 ngày.
- Canh sấu: sấu 5 quả (50g), sườn lợn 200g, bí xanh 100g, bột gia vị vừa đủ. Sấu cạo vỏ rửa sạch, sườn lợn rửa sạch chặt miếng ướp gia vị xào chín, cùng cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun sôi kỹ. Bí xanh bỏ vỏ rửa sạch, thái miếng. Khi sườn đã nhừ cho bí xanh vào đun sôi lại là được. Trước khi ăn dầm nát sấu, ăn ngày hai lần lúc đói hoặc ăn với cơm. Cần ăn liền 3 ngày.
- Canh me: cá trắm cỏ 1 khúc khoảng 300g, me, cà chua, rau cải trắng 100g, dầu ăn, bột ngọt, gia vị vừa đủ. Cá rửa sạch, bổ đôi ướp bột gia vị trong 20 phút. Quả me cạo vỏ ngoài, cà chua rửa sạch thái miếng, rau cải trắng rửa sạch thái nhỏ. Cho cá, cà chua, dầu ăn vào nồi xào, cho cà chua vào xào tiếp, dầm nát cà chua, đổ nước vừa đủ đun sôi thả quả me vào, đun tiếp khi quả me chín thì cho rau cải trắng vào đảo đều, canh sôi lại cho bột ngọt là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói, cần ăn liền 3 – 5 ngày.
Theo ThS. BS. Lê Thị Hải- Viện Dinh dưỡng Quốc gia
13 thoughts on “Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị nghén nặng”
Cho hỏi trong ba tháng đầu nghén không ăn được thai nhi lấy chất dinh dưỡng từ đâu và vẫn phát triển chứ
Chào bạn Hà Duyên,
Mang thai là lúc cơ thể mẹ giành mọi ưu tiên để cho con phát triển. Nếu không cung cấp đủ dưỡng chất từ thức ăn, mẹ sẽ “chuyển” chất dinh dưỡng của mình cho con. 3 tháng đầu thai kỳ, khi thai nhi còn rất nhỏ, nhu cầu chất dinh dưỡng không nhiều. Nếu trước đó mẹ có sức khỏe tốt, chế độ ăn uống đầy đủ thì có thể cung cấp đủ dưỡng chất cho phôi thai phát triển trong những ngày đầu thai kỳ mặc dù lúc này mẹ không ăn uống được do nghén. Tuy nhiên, thai nhi càng lớn, nhu cầu chất dinh dưỡng càng tăng cao, trong khi đó kho dinh dưỡng từ mẹ có hạn nên nếu không được cung cấp đủ, sẽ khiến mẹ thiếu dưỡng chất, đồng thời hạn chế sự phát triểm của con.
Do đó, việc thực hiện chế độ ăn uống, bổ sung dưỡng chất đầy đủ từ thuốc bổ như PM Procare diamond cho mẹ hàng ngày là điều cần thiết để có một thai kỳ mạnh khỏe, như ý, thai nhi phát triển tối ưu.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Vợ em hiện đang mang thai sang tháng thứ 4 và có hiện tượng bị nghén nặng, cả ngày chỉ nôn ra và không ăn được gì cả. Từ khi mang thai đã bị giảm 7 kg rồi. Hiện tại rm rất lo lắng và bối rối không biết phải làm ntn. Mong bác sĩ tư vấn giúp
Chào bạn Văn Tâm,
Cho tới nay chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng nghén ở bà bầu. Tuy nhiên, người ta nghiêng về nguyên nhân do sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố khi mang thai khiến bà bầu gặp các biểu hiện khó chịu: nôn, buồn nôn, chán ăn, nhạy cảm một số mùi vị nhất định,… Thông thường tình trạng nghén sẽ được giảm dần khi bạn bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 10% mẹ bầu gặp tình trạng nghén kéo dài quá tuần 20, thậm chí trong suốt thai kỳ. Nếu nghén nặng khiến mẹ bầu không ăn uống được, sút cân nhiều, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày thì bạn cần đưa vợ tới thăm khám bác sĩ để được hố trợ.
Mức độ nghén và biểu hiện nghén của mỗi người là khác nhau. Nhưng có một số cách chung giúp giảm nghén bạn có thể thực hiện: uống nhiều nước trong ngày, chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, không để bụng lo quá hoặc đói quá; tránh xa các mùi vị gây cho bạn cảm giác khó chịu; tránh các thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ: đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay, nóng, thức ăn chế biến sẵn,…
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao khiến bà bầu khó có thể cung cấp đủ nếu chỉ qua thức ăn hàng ngày. Với trường hợp các mẹ bầu bị ốm nghén thì nguy cơ thiếu dưỡng chất càng tăng cao. Do đó, ngoài chế độ ăn bạn có thể cho vợ dùng thiêm viên bổ tổng hợp như PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất với liều lượng phù hợp cho mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu. Trong thành phần của Procare có Mg và Vitamin B6 còn giúp giảm đáng kể các triệu chứng ốm nghén khi mang thai.
CHúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Em có bầu được 6tuần nhưng nghén nên mệt mỏi,chán ăn,và nôn rồi nôn.có thực phẩm gì dễ ăn bổ sung tốt cho sức khỏe có thể thay cho bữa ăn được k ạk.
Chào bạn Thùy Linh,
Ở những tháng đầu thai kỳ, do sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố mà đa số bà bầu gặp phải hiện tượng nghén với các biểu hiện: nôn, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, dễ nhạy cảm với một số mùi vị nhất đinh, chán ăn,… Thông thường các triệu chứng này sẽ giảm khi bạn bước sang tháng thứ 4 thai kỳ mà không phải điều trị gì. Nếu triệu chứng ốm nghén trầm trọng khiến bạn không ăn uống được và ảnh hưởng tới sức khỏe thì bạn cần tới bác sĩ để được giúp đỡ.
Mức độ nghén và biểu hiện nghén của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên Có một số cách chung giúp giảm nghén bạn có thể thực hiện: uống nhiều nước trong ngày, chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, không để bụng lo quá hoặc đói quá; tránh xa các mùi vị gây cho bạn cảm giác khó chịu; tránh các thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ: đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay, nóng, thức ăn chế biến sẵn,…
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao khiến bà bầu khó có thể cung cấp đủ nếu chỉ qua thức ăn hàng ngày. Với trường hợp các mẹ bầu bị ốm nghén thì nguy cơ thiếu dưỡng chất càng tăng cao. Do đó, ngoài chế độ ăn bạn có thể dùng thiêm viên bổ tổng hợp như PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất với liều lượng phù hợp cho mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu. Trong thành phần của Procare có Mg và Vitamin B6 còn giúp giảm đáng kể các triệu chứng ốm nghén khi mang thai. Tuy nhiên, thức ăn vẫn là nguồn cung cấp dưỡng chất quan trọng không thể thay thế bạn nhé!
CHúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Cảm ơn bác sĩ đã tu vẫn cho e
E có bầu 9tuần 5ngày rồi
Hôm qua e ăn miếng dưa hấu nên bị dau bụng roi loạn tiêu hóa
Nhưng thời gian gần đây e k ăn được cơm
Cho e hỏi e nên ăn gì để cơ thể k bị suy nhược và du sắt ạ
Chào bạn Tuyền,
Đau bụng tiêu chảy là chứng bệnh hay gặp và mang nhiều phiền toái cho các bà bầu, nhất là trong 3 tháng đầu mang thai. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn hàng ngày không đảm bảo vệ sinh. Khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ sức đề kháng của bà mẹ giảm đi nhiều, hệ tiêu hóa “yếu” hơn nên cần hết sức thận trọng trong ăn uống. Bên cạnh đó bà bầu có thể dị ứng với một số thực phẩm nào đó khiến rối loạn tiêu hóa gây đi ngoài. Đôi khi mặc dù thức ăn được chế biến sạch sẽ, tuy nhiên khẩu phần ăn có quá nhiều chất đạm, chất mỡ khiến cơ thể không hấp thu được gây rối loạn tiêu hóa và lượng thức ăn không hấp thụ được phải tống ra qua tình trạng tiêu chảy…
Tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài 1-10 ngày tùy nguyên nhân. Các trường hợp tiêu chảy nhẹ sẽ tự khỏi, chỉ cần uống oresol, bù nước. Nếu bị tiêu chảy nặng cơ thể sẽ bị mất nước, ảnh hưởng tới sự phát triển của mẹ và thai nhi. Vì vậy, khi bà bầu bị đau bụng tiêu chảy, đặc biệt là ở 3 tháng đầu mang thai thì nên đi khám càng sớm càng tốt để điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng và nhanh khỏi bệnh. Không nên tự ý mua thuốc điều trị hoặc dùng các thuốc do người khác mách bảo vì nhiều loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi.
Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Bốn nhóm thực phẩm bạn vẫn cần cung cấp đủ là: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nếu không ăn được cơm thì bạn có thể thay bằng phở, bún, miến, khoai, ngô,… đều được. Thời kỳ này bạn chưa cần cung cấp nhiều năng lượng nên việc tăng cường rau xanh và hoa quả là lựa chọn sáng suốt. Những thực phẩm giàu sắt có thể kể tới như: các loại thịt đỏ, rau lá xanh, trứng,… Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có nhiều dưỡng chất thường thiếu ngay cả khi bạn có chế độ ăn tương đối tốt như: acid folic, DHA, EPA , sắt, I-ốt, Vitamin B12,… Chính vì vậy phụ nữ mang thai được khuyên nên bổ sung thêm viên bổ tổng hợp như PM procare hay PM procare diamond mỗi ngày để cùng với bữa ăn hàng ngày có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu.
CHúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!