Bổ sung sắt khi mang thai là việc làm cần thiết giúp thai kỳ của bạn phát triển tốt nhất. Mặc dù hiện diện trong cơ thể với một lượng rất nhỏ nhưng sắt rất cần thiết cho sự sống và đặc biệt quan trọng với bà bầu. Tuy nhiên, để bổ sung đúng và đủ thì không phải ai cũng hiểu rõ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn chọn thuốc bổ sung sắt đúng cách khi mang thai, mời các bạn tham khảo.
Sắt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe bà bầu
[toc]
Vai trò của sắt đối với bà bầu
Sắt là nguyên tố cần thiết để tạo nên Hemoglobin – thành phần quan trọng trong hồng cầu – có vai trò vận chuyển Oxy từ phổi về các cơ quan và vận chuyển CO2 từ các cơ quan về phổi để thải ra ngoài. Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50% so với bình thường do đó yêu cầu nguồn bổ sung nguyên liệu tạo máu như sắt cũng tăng lên tương ứng.
Ngoài ra, Sắt tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme, giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể tránh bị nhiễm khuẩn..
Bổ sung sắt cho bà bầu thế nào cho đúng và đủ?
Bổ sung sắt cho bà bầu như thế nào cho đúng?
Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe thai kỳ cụ thể mà thực hiện bổ sung phù hợp.
Đáp ứng nhu cầu sinh lý: cần bổ sung sắt từ thuốc ở liều lượng vừa đủ theo khuyến cáo.
Khi thiếu hụt sắt mức bệnh lý: Khi kết quả xét nghiệm cho thấy bạn thực sự có thiếu máu thiếu sắt (Hb <11g/l và Hematocrid < 30ng/dl) thì cần bổ sung thêm sắt liều cao để không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu sinh lý của cơ thể mà còn bù đắp lại phần đã thiếu hụt..
Bổ sung sắt cho bà bầu bao nhiêu là đủ?
Đáp ứng nhu cầu sinh lý
Nhu cầu sắt cần cung cấp khác nhau theo từng giai đoạn của thai kỳ.
- 3 tháng đầu thai nhi còn rất nhỏ, nhu cầu sắt chỉ tương tự như khi bạn chưa mang thai, thậm chí còn ít hơn bởi mẹ không bị mất máu do kinh nguyệt.
- Từ 3 tháng giữa trở đi, cùng với sự phát triển của thai nhi thì nhu cầu sắt bắt đầu tăng cao
- 3 tháng cuối là lúc mẹ cần cung cấp nhiều sắt nhất để đáp ứng đủ nhu cầu tăng cao trong giai đoạn này. Mẹ bầu nên chủ động bổ sung đủ sắt ngay từ những ngày đầu mang thai để tăng dự trữ sắt, đảm bảo cơ thể có đủ sắt ở những tháng cuối thai kỳ.
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, với một thai kỳ bình thường, phụ nữ mang thai Việt Nam chỉ cần bổ sung khoảng 30mg sắt nguyên tố/ngày là đủ (bao gồm từ thức ăn và thuốc bổ sung)
Xem thêm: Lượng sắt thực tế cơ thể cần/ngày.
Nguồn cung cấp sắt | Mức độ hấp thu sắt | ||
3 tháng đầu | 3 tháng giữa | 3 tháng cuối | |
Từ thức ăn (chế độ ăn với lượng thịt cá>90gam/ngày hoặc lượng Vitamin C>75mg/ngày) | 0.4mg | 1.9mg | 5.0mg |
Từ thuốc (bổ sung 5mg sắt nguyên tố/ngày) | 7.2% = 0.36mg | 26.3% = 1.31mg | 36.3% = 1.81mg |
Sắt rất quan trọng với thai nhi, nếu mẹ thiếu sắt ở giai đoạn đầu mang thai từ tháng 1-3 dễ gây ra sảy thai hoặc thai bị chết lưu. Nếu Mẹ thiếu sắt ở những giai đoạn sau, có thể dẫn tới hiện tượng đẻ non, bào thai bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển nhận thức, giảm phát triển trí tuệ ở con sau này. Thiếu sắt khi mang thai còn khiến mẹ có nguy cơ bị băng huyết khi sinh, gây nguy hiểm đến tính mạng, có thể dẫn tới tử vong cả mẹ và con
Những biểu hiện của việc thiếu sắt khi mang thai là: mệt mỏi, chóng mặt, khó thở; thậm chí ngất xỉu – ảnh hưởng đến sự an toàn của cả mẹ và thai nhi.
Còn nếu thừa sắt sẽ dẫn tới tăng nồng độ sắt tự do và tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu người mẹ làm cản trở quá trình cung cấp máu từ Mẹ sang con, dẫn đến tình trạng bị sinh non, thiếu cân và tăng nguy cơ tử vong cho sản phụ. Sắt dư thừa được tích lũy trong gan và lá lách, nếu tích lũy kéo dài có thể dẫn tới suy gan, suy lách và hàng loạt các biến chứng khác.
Dấu hiệu của bà bầu khi bị thừa sắt: táo bón hoặc tiêu chảy, đi ngoài phân đen, buồn nôn, nôn, đau bụng, mệt mỏi…
Lưu ý: Luôn cần sự theo dõi, đánh giá định kỳ của bác sĩ trong suốt quá trình dùng thuốc để điều chỉnh lại liều lượng nếu cần. Tuyết đối không tự ý tăng/giảm liều hay kéo dài/rút ngắn thời gian điều trị. Bởi thiếu hay thừa sắt đều gây ra các ảnh hưởng xấu cho mẹ và thai nhi.
➤ Xem chi tiết: Bổ sung sắt khi mang thai thế nào cho đúng và đủ?
Các biện pháp giúp bổ sung sắt cho bà bầu hiệu quả
Bổ sung sắt cho bà bầu thường được thực hiện dưới 2 hình thức là bổ sung thực phẩm giàu sắt và uống thuốc sắt bổ sung.
Tăng cường thực phẩm giàu sắt sinh học
Bổ sung sắt từ chế độ ăn luôn là điều cần thực hiện trước tiên. Bởi sắt từ thực phẩm là sắt hữu cơ dễ hấp thu, đồng thời không gây ra các tác dụng phụ như dùng thuốc bổ sung. Hơn nữa tăng cường chế độ ăn thì bạn có thể cung cấp được nhiều dưỡng chất cần thiết khác chứ không phải chỉ có sắt.
Các thực phẩm giàu sắt
Sắt trong thực phẩm ở 2 loại, dạng sắt heme hoặc không heme.
- Dạng heme có trong thức ăn nguồn gốc động vật, trừ trứng (như phoscidin) và sữa (như lactoferrin). Sắt heme có thể dễ dàng được hấp thu ở ruột.
- Dạng không hem có nguồn gốc từ thực vật, và việc hấp thu sắt không heme phụ thuộc vào sự có mặt của một số chất làm tăng hay cản trở hấp thu sắt.
Acid ascorbic(vitamin C), protid động vật và các acid hữu cơ trong hoa quả và rau có tác dụng làm tăng khả năng hấp thu chất sắt không heme.
Các chất ức chế hấp thu sắt thường có trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật, như:
- Phytate ở trong gạo và các loại ngũ cốc.
- Tanin trong một số loại rau, trà và cà phê.
Vì vậy, hàm lượng sắt của thực phẩm không nhất thiết phản ánh sự đầy đủ sắt trong chế độ ăn. Và, nhu cầu sắt phụ thuộc vào lượng sắt có thể hấp thu được trong khẩu phần.
Thay đổi thói quen ăn uống
Một số thực phẩm giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt; ngược lại một số khác lại cản trở hấp thu như đã trình bày ở trên. Điều cần làm để bổ sung sắt hiệu quả là tăng cường các thực phẩm giúp hấp thu sắt tốt hơn (thịt, cá, gia cầm, hải sản; thực phẩm chứa nhiều vitamin C (cam, bưởi, ổi, đu đủ,…) đồng thời hạn chế các thực phẩm có thể làm cản trở hấp thu sắt như trà, cà phê…
Dùng liều sắt bổ sung từ thuốc thấp nhất có thể
Cơ thể chúng ta hoạt động vô cùng thống nhất và hoàn hảo. Khi nhu cầu không cần nhiều thì sẽ có cơ chế giảm hấp thu tương ứng. Bổ sung sắt vượt quá nhu cầu sẽ không tối ưu tác dụng thậm chí làm gia tăng các tác dụng không mong muốn do dư thừa.
Không phải tất cả lượng sắt bạn bổ sung vào cơ thể sẽ được hấp thu hoàn toàn. Chỉ một lượng nhỏ sắt được hấp thu để đáp ứng đủ nhu cầu mà thôi. Phần không được hấp thu là căn nguyên gây ra các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa mà mẹ bầu thường gặp như tiêu chảy hoặc táo bón, đi ngoài phân đen, bụng ấm ách…
Càng bổ sung liều cao thì lượng sắt dư thừa không được hấp thu càng tăng và các tác dụng không mong muốn càng trầm trọng. Chính vì vậy, cần tính toán để bổ sung sắt ở liều thấp nhất có thể mà thôi để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
Chỉ bổ sung sắt liều cao khi có chỉ định của bác sĩ trong trường hợp cơ thể bị thiếu máu thiếu sắt mà thôi.
Xem thêm: Nhu cầu sắt khuyến nghị ở phụ nữ mang thai Việt Nam
Đối tượng | Hấp thu 10% (*) | Hấp thu 15% (**) | |
Phụ nữ 20-49 tuổi | 26.1 | 17.4 | |
Phụ nữ mang thai | 26.1 + 15 | 17.1 + 10 | |
Phụ nữ cho con bú | Chưa có kinh | 13.3 | 8.9 |
Đã có kinh trở lại | 26.1 | 17.4 | |
(*) Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt trung bình (khoảng 10% sắt được hấp thu): Khi khẩu phần có lượng thịt hoặc cá từ 30g – 90g/ngày hoặc lượng vitamin C từ 25mg – 75mg/ngày | |||
(**) Loại khẩu phàn có giá trị sinh học sắt cao (khoảng 15% sắt được hấp thu): Khi khẩu phần có lượng thịt hoặc cá >90g/ngày hoặc lượng vitamin C >75mg/ngày |
Bà bầu chọn thuốc sắt loại nào tốt?
Hiện nay, có 2 loại thuốc sắt là sắt vô cơ và sắt hữu cơ:
- Sắt vô cơ hay còn được gọi là sắt sulfate khó tiêu thụ và dễ gây ra tình trạng táo bón.
- Sắt hữu cơ (sắt fumarate và sắt gluconate) thường được bác sĩ khuyến cáo sử dụng hơn loại sắt vô cơ bởi nó có ưu điểm là dễ hấp thu và giảm tình trạng táo bón ở mẹ bầu.
Một điều quan trọng nữa là cần lưu ý hàm lượng nguyên tố sắt trong mỗi sản phẩm. Cần xem xét tính toán kỹ lưỡng để chọn sản phẩm cung cấp sắt nguyên tố ở liều vừa đáp ứng đủ nhu cầu mà thôi.
Về dạng thành phẩm, phổ biến nhất là hai dạng: dạng viên và dạng nước. Trong đó, sắt dạng nước khó uống, gây buồn nôn nhưng lại dễ hấp thu và ít gây táo bón. Ngược lại sắt dạng viên dễ uống nhưng khó hấp thu và gây táo bón. Mẹ bầu có thể chọn viên sắt bào chế dưới dạng viên nang mềm: mùi vị của thuốc được che dấu bởi vỏ nang, không gây khó chịu khi uống; dược chất bên trong vẫn được bào chế ở dạng lỏng, dễ hấp thu, ít gây táo bón.
Như vậy, để tìm được sản phẩm bổ sung sắt phù hợp bạn cần xác định rõ:
- Nhu cầu sắt thực tế của cơ thể mình
- Lượng sắt mà thức ăn hàng ngày đã cung cấp
- Loại sắt, dạng bào chế để cơ thể dễ hấp thu
- Hàm lượng sắt nguyên tố trong mỗi sản phẩm bổ sung.
Ví dụ: Nếu có một thai kỳ bình thường, không bị thiếu máu thiếu sắt và có:
- Chế độ ăn uống tương đối tốt, có thể ăn được 1-2 lạng thịt cá cùng rau củ/ngày thì chỉ cần bổ sung một lượng sắt ở liều cơ bản khoảng 5mg sắt nguyên tố/ngày là đủ.
- Chế độ ăn kém hơn một chút thì bạn cần bổ sung sắt liều cao hơn, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sắt – tương ứng với 22-24mg sắt nguyên tố/ngày (phần còn lại thức ăn dễ dàng cung cấp đủ)
Bà bầu nên uống thuốc sắt khi nào?
Trước khi mang thai và 3 tháng đầu thai kỳ nhu cầu sắt không cao, nên bạn có thể bổ sung sắt bằng chế độ ăn uống bằng cách ăn khoảng 1-2 lạng thịt, cá cùng rau củ mỗi ngày. Như vậy, bạn hoàn toàn có thể không cần bổ sung thêm sắt từ thuốc hoặc lựa chọn viên uống tổng hợp có chứa khoảng 5mg sắt nguyên tố từ thuốc/ngày là đủ.
Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ trở về sau, nhu cầu sắt và các chất dinh dưỡng khác tăng cao hơn. Khi đó ngoài chế độ ăn bạn nên bổ sung thêm sắt từ thuốc. Nhưng lưu ý sử dụng sản phẩm bổ sung sắt ở liều lượng vừa đáp ứng đủ nhu cầu theo khuyến cáo mà thôi.
Sắt hấp thu tốt nhất khi đói, do đó bạn nên uống sắt trước bữa ăn khoảng 30 phút đến 1 giờ. Bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu không nên bổ sung canxi cùng lúc với thuốc sắt vì canxi ở mức liều 300mg trở lên làm cản trở hấp thu sắt.
Như vậy, để bổ sung sắt có hiệu quả và giảm tối đa tác dụng không mong muốn thì trước tiên mẹ cần tăng cường bổ sung sắt từ thực phẩm hàng ngày, đồng thời thay đổi chế độ ăn uống của mình để tối ưu khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Việc bổ sung sắt từ thuốc được thực hiện khi chế độ ăn không đáp ứng đủ nhu cầu và nên bổ sung sắt ở liều thấp nhất có thể. Chỉ bổ sung liều cao hơn khuyến nghị khi có chỉ định của bác sĩ trong trường hợp cơ thể thực sự có thiếu máu thiếu sắt bệnh lý mà thôi
DS. Minh Huệ
758 thoughts on “Bí quyết chọn thuốc sắt tốt, dễ uống và an toàn nhất cho bà bầu 2021”
Acidfolic dùng theo từng giai đoạn 3 tháng đầu – giữa – cuối là như nào ạ?
Chào bạn,
Bổ sung acid folic trong giai đoạn trước khi mang thai cho đến hết 3 tháng đầu của thai kỳ có ý nghĩa dự phòng khuyết tật ống thần kinh thai nhi. Bổ sung acid folic trong suốt thai kỳ có ý nghĩa dự phòng thiếu máu do thiếu acid folic. Hàm lượng acid folic cần bổ sung trong thai kỳ theo khuyến cáo là từ 400-600mcg/ngày.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
vợ e có bầu được 3.5 Tháng mà sương cột sống mổi lần ngồi hay xoay trái phải là kêu giống như bẻ ngón tay vậy ạ cho e hỏi như vậy có sao không ạ
Chào bạn,
Tiếng kêu có thể phát ra từ khớp khi thay đổi tư thế đột ngột , nếu vợ bạn không cảm thấy các cơn đau nhức, hoặc khó khăn khi cử động thì bạn có thể yên tâm. Khi thai nhi lớn dần lên thì các triệu chứng đau lưng sẽ xuất hiện và nếu nặng thì có thể sử dụng đai hỗ trợ.
Ngoài ra vợ bạn cũng cần chú ý bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất, DHA, EPA qua thuốc bổ PM Procare, bổ sung thêm canxi qua các thực phẩm như sữa, các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, cá.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Cho e hoi e mang bau dc hon 3 thang hien tai e dag su dung sat saferon va caxium.nhug di xet nghiem thi bac si cho biet la thieu mau. Vay e co can pai bo sung them thuoc hay nen su dung loai thuoc khac ạ
Chào bạn Dung,
Cần căn cứ vào các chỉ số xét nghiệm máu để phân loại nguyên nhân và mức độ thiếu máu. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ thiếu máu mà bổ sung sắt, acid folic với hàm lượng khác nhau. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trực tiếp theo dõi cho bạn.
Bạn lưu ý thời điểm uống canxi cần cách xa thời điểm uống sắt để tránh làm giảm hấp thu sắt. Viên sắt uống vào lúc đói hoặc uống cùng vitamin C sẽ dễ hấp thu hơn.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe,
Em có thai được 11 tuần.Trong thời gian mang thai em có bị dọa sảy.được bác sĩ cho uống nội tiết và giảm co.Trong thời gian đó em ko uống bổ sung sắt.Liệu có ảnh hưởng gì không ạ
Chào bạn,
Bạn nên bổ sung sắt và acid folic từ trước khi mang thai, trong suốt quá trình mang thai và cho con bú. Đặc biệt là trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu acid folic giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi. Hiện tại bạn có thể sử dụng thuốc bổ tổng hợp như PM Procare để bổ sung sắt, acid folic, kẽm, DHA, EPA và các vitamin, khoáng chất cần thiết khác.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe,
vay trong thời gian đó em ko uống có ảnh hưởng gì không.
Chào bạn,
Chế độ ăn của chúng ta đã cung cấp một phần các vitamin và khoáng chất nên không phải nếu không uống vitamin tổng hợp thì nhất định sẽ thiếu chất và ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên việc bổ sung vitamin tổng hợp là cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển mạnh khỏe và toàn diện của em bé. Bạn nên bổ sung chúng càng sớm càng tốt.
Chúc bạn mạnh khỏe,
Mình có chút thắc mắc là trong thời gian mang thai nếu thay đổi nhiều loại vitamin tổng hợp thì có ảnh hưởng gì không
Chào bạn,
Việc thay đổi thuốc bổ tổng hợp trong quá trình mang thai không có ảnh hưởng gì, quan trọng là bạn phải lựa chọn loại thuốc bổ tốt, có uy tín, chất lượng, bổ sung đủ chất và hàm lượng hợp lý.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,