Sắt có lẽ là dưỡng chất mẹ bầu quan tâm đầu tiên khi mang thai bởi nó có vai trò thực sự quan trọng đối với thai kỳ. Nhưng nên bổ sung như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Cùng Procare tham khảo 3 giải pháp bổ sung sắt hiệu quả cho bà bầu dưới đây để có cách bổ sung thích hợp cho mình nhé!
1. Bổ sung sắt cho bà bầu thông qua thực phẩm
Bổ sung sắt từ chế độ ăn luôn là điều cần thực hiện trước tiên. Bởi sắt từ thực phẩm là sắt hữu cơ dễ hấp thu, đồng thời không gây ra các tác dụng phụ như sử dụng thuốc bổ sung.
Hơn nữa, tăng cường chế độ ăn giàu sắt còn giúp cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết khác. Bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm luôn là biện pháp tối ưu và cần là nguồn dinh dưỡng chính để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.
Một số thực phẩm giàu sắt bạn có thể tham khảo:
Sắt có nguồn gốc động vật (sắt dạng Heme) hấp thu tốt hơn sắt có nguồn gốc thực vật bởi vì trong protein có một loại peptide đặc biệt giúp hấp thu sắt cao hơn. Hơn nữa, sắt heme có thể tan được trong môi trường kiềm nên với người có axit thấp vẫn có thể hấp thu được trong khi đó, sắt ở thực vật không hấp thu được khi dạ dày không có đủ độ axít. Tỉ lệ hấp thu của sắt heme là 25%, trong khi tỉ lệ hấp thu của sắt không heme chỉ 10%.
Tăng cường chế độ ăn với thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc động vật cùng với các loại rau quả chứa nhiều vitamin C sẽ giúp hấp thu sắt tối ưu.
2. Bổ sung sắt cho bà bầu từ thói quen ăn uống
Cần thực hiện giảm các chất ức chế hấp thu sắt, nếu không thể cắt giảm thì thời điểm sử dụng nên cách xa thời điểm bổ sung sắt ít nhất 2h để sắt được hấp thu tốt nhất có thể.
Tăng cường các chất có tác dụng thúc đẩy hấp thu sắt là điều nên thực hiện để sắt được hấp thu tối ưu.
Thành phần bữa ăn có Polyphenols, tanin (trà, cà phê, gia vị thảo dược), canxi (trong một số rau, hạt, đậu và tất cả các loại sữa tươi và sữa có bổ sung canxi), phytate (gạo, lúa mì, lúa mạch, ngô, đậu và hạt các loại) sẽ cản trở sự hấp thu sắt.
Bữa ăn giàu sắt của bạn sẽ chỉ hấp thu chưa đến 50% lượng sắt có trong đồ ăn nếu bạn uống sữa bò/dê hay sữa đậu nành có bổ sung canxi ở mức 300-600mg canxi trong vòng 2h trước và sau khi ăn.
Món ăn giàu sắt, đặc biệt là từ thực vật thì bạn nên uống thêm nước chanh, cam (hay ăn một loại trái cây giàu vitamin C như ổi, dưa lưới, cam, bưởi, quýt…).
3. Bổ sung sắt cho bà bầu bằng liều thấp nhất có thể
Khi nhu cầu sắt tăng cao mà chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ thì bạn cần bổ sung sắt từ thuốc sắt cho bà bầu. Tuy nhiên, chỉ nên bổ sung liều thấp nhất có thể mà thôi.
Cơ thể thường chỉ hấp thu được 10-15% lượng sắt mà bạn đã cung cấp. Phần sắt không được hấp thu sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa: viêm loét dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón, đi ngoài phân đen… Do đó, liều lượng bổ sung sắt từ thuốc càng thấp càng giảm tối đa những tác dụng phụ do thuốc gây ra.
Tùy vào chế độ ăn, theo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam 2016 lượng sắt khuyến nghị cần bổ sung mỗi ngày như sau:
Thực hiện chế độ ăn khoảng 01 lạng thịt cá/ngày với mẹ bầu không khó. Với chế độ ăn này bạn chỉ cần bổ sung trung bình khoảng 27,1mg sắt nguyên tố/ngày (bao gồm từ thức ăn và từ thuốc bổ sung).
Tuy nhiên, nhu cầu sắt của cơ thể mỗi giai đoạn một khác. Do đó việc bổ sung trải đều trong suốt thai kỳ sẽ không phát huy tối đa hiệu quả.
- Trước và trong 3 tháng đầu thai kỳ: nhu cầu sắt tương tự như khi bạn chưa mang thai, thậm chí ở thai kỳ thứ nhất nhu cầu sắt còn giảm đi bởi mẹ không bị mất máu do kinh nguyệt.
- Từ 3 tháng giữa trở đi: nhu cầu sắt bắt đầu tăng cao và lên tới đỉnh điểm trong vòng 6-8 tuần cuối thai kỳ để đáp ứng đủ cho thai nhi ngày một lớn.
- Sau sinh: bổ sung sắt tương tự như giai đoạn trước và trong 3 tháng đầu.
Bạn có biết cơ thể chúng ta có thể điều chỉnh hấp thu sắt để phù hợp với nhu cầu hay không? Khi nhu cầu không cao thì cơ thể sẽ có cơ chế giảm hấp thu tương ứng. Lúc này, bổ sung càng nhiều sắt sẽ càng khiến cơ thể gặp phải các tác dụng không mong muốn do dư thừa.
Hấp thu sắt giảm trong 3 tháng đầu thai kỳ, sau đó tăng dần trong suốt các tháng sau cho tới 1 tháng sau sinh để đáp ứng đủ nhu cầu và tái lập dự trữ sắt cho mẹ.
Sắt không phải cứ bổ sung nhiều là tốt. Để hạn chế tác dụng không mong muốn do bổ sung sắt gây ra, nên lựa chọn sản phẩm bổ sung sắt phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ và tùy thuộc vào chế độ ăn thực tế hàng ngày của bạn.
Xem thêm: Bổ sung sắt ĐÚNG – ĐỦ cho bà bầu
Như vậy, muốn bổ sung sắt hiệu quả thì điều cần làm đầu tiên là cải thiện chế độ ăn, thay đổi thói quen ăn uống để không cản trở hấp thu. Sau đó mới là bổ sung sắt từ thuốc và chỉ nên bổ sung ở liều tối thiểu mà thôi.
Theo Procarevn
40 thoughts on “3 giải pháp bổ sung sắt hiệu quả cho bà bầu”
Trong thuốc Procare có cả sắt và canxi, liệu giữa chúng có cản trở nhau không? xin cảm ơn
Chào bạn Thịnh,
Lượng Canxi trong PM Procare thấp nên gần như không cản trở quá trình hấp thu các khoáng chất khác như sắt, kẽm… Đây cũng là lý do tại sao viên uống bổ sung tổng hợp chỉ bổ sung một lượng canxi rất thấp, nếu cần thiết bổ sung Canxi, bà bầu có thể bổ sung từ các nguồn thực phẩm từ sữa, thủy hải sản, thuốc… nhưng nên uống xa thời điểm sử dụng PM Procare.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Cho e hỏi, trong 1 viên thuốc bổ có đủ sắt,canxi,acid folic và các vitamin khác.Nhưng e tìm hiểu thì thấy không nên uống sắt và canxi cùng lúc. Vậy cho e hỏi e có nên tiếp tục uống loại viên này k ạ?
Chào bạn Huế,
Hầu hết các viên uống tổng hợp đều có lượng Sắt và Canxi nhất định. Thông thường lượng canxi trong viên uống tổng hợp có lượng nhỏ (100-300mg) và viên uống có uy tín như thuốc PM Procare và PM Procare Diamond có dạng bào chế thích hợp để tránh làm giảm hấp thu lẫn nhau. Do đó, nếu như bạn đã sử dụng viên uống tổng hợp có uy tín thì có thể yên tâm về hiệu quả sản phẩm, không bị giảm hấp thu; nếu sản phẩm đó là sản phẩm không có uy tín và được nghiên cứu cẩn thận khi sản xuất thì hiệu quả không được đảm bảo.
Vậy, bạn hãy cân nhắc lựa chọn một chế phẩm phù hợp để bổ sung trong thời gian mang thai và cho con bú.
Chúc bạn một thai kỳ khỏe mạnh!
cho mình hỏi. minh đang mang bầu tuần thứ 13 và đang bị cúm + ho. Mình có thể bổ sung thêm sắt và canxi được không? trước thì mình vẫn dùng đều đặn: sáng canxi, trưa sắt. Xin cho mình lời tư vấn.
Chào bạn Mai,
Mang bầu mà bị Cúm thì bạn có thể sử dụng một vài loại thuốc trị triệu chứng như an toàn cho bà bầu theo hướng dẫn của thầy thuốc và sử dụng loại kháng thể chống virus Cúm có bán trên thị trường như viên ngậm IgYGate DC-F.
Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm các loại thuốc bổ cho bà bầu như PM Procare vì có chứa đầy đủ các dưỡng chất phụ nữ mang thai, cho con bú thường thiếu. Đặc biệt công thức DHA/EPA tự nhiên trong PM Procare có khả năng giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý miễn dịch ở bà mẹ và em bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Chúc bạn Mai một thai kỳ mạnh khỏe!
mình uống procare chung với viên sắt fenana đc k? Mình có bầu 3 tháng, trước chỉ uống procare nhưng vài ngày gần đây mình bị chóng mặt, hoa mắt quá, đang nghi thiếu sắt nên muốn bổ sung.
Chào bạn Xuân Trần,
Bạn không nên sử dụng PM Procare cùng thuốc Fe-NaNa vì có nhiều thành phần khác trùng lặp với PM Procare trong viên thuốc này, sẽ dư thừa chất khi sử dụng chung. Đặc biệt trong viên Fe-NaNa có chứa Vitamin A nếu sử dụng dư thừa có thể gây nguy cơ sinh con quái thai.
Bạn có thể lựa chọn một sản phẩm bổ sung sắt có chứa khoảng 30mg sắt nguyên tố và dưới 400mg acid folic để bổ sung cùng PM Procare. Để biết chính xác nên bổ sung loại gì, bạn có thể cần tới cơ sở chuyên khoa làm xét nghiệm máu trước khi bổ sung.
Bạn có thể tham khảo bài viết sau để có cách bổ sung sắt hiệu quả http://procarevn.vn/bo-sung-sat-cho-ba-bau-2-5952/
Bạn cũng lưu ý tình trạng chóng mặt, hoa mắt trong khi mang bầu không phải chỉ có thể do nguyên nhân thiếu sắt, còn có những nguyên nhân khác gây ứ chệ lưu thông máu, do chế độ vận động, tâm trạng không tốt nữa.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe,
Xin bác sĩ cho hỏi khi uống sắt rồi đi ngủ thì bụng khó chịu, ợ nóng, buồn nôn và nôn ói. Tôi có phải bị ngộ độc không?
Chào bạn Loan,
Ngộ độc sắt sẽ có những triệu chứng sau: sau 2 giờ uống viên sắt, bệnh nhân bị nôn, tiêu chảy, ngủ lịm, nhịp tim nhanh, tụt huyết áp. Sau 12-48 giờ bệnh nhân có biểu hiện chảy máu đường tiêu hoá, hôn mê, co giật, phù phổi, trụy tim mạch; suy gan và suy thận, rối loạn đông máu, hạ đường huyết, toan chuyển hoá trầm trọng.
Các biểu hiện mà bạn gặp phải có thể do tình trạng bổ sung sắt hàm lượng cao, dư thừa sắt gây ra chứ chưa phải là ngộ độc sắt. Để giảm thiểu các phản ứng khó chịu này, bạn nên bổ sung sắt với liều lượng vừa đáp ứng đủ nhu cầu mà thôi, không nên bổ sung lúc gần đi ngủ bạn nhé!
Ngoài sắt, khi mang thai bạn cần bổ sung thêm nhiêu dưỡng chất khác nữa: Acid folic, DHA, EPA, I-ôt, Mg, kẽm,… Bạn có thể tham khảo sử dụng thuốc PM Procare/PM Procare diamond để cung cấp sắt cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu khác cho mẹ mạnh khỏe, thai nhi phát triển tối ưu.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: 3 giải pháp bổ sung sắt hiệu quả cho bà bầu để có cách bổ sung sắt tốt nhất cho mình (http://procarevn.vn/bo-sung-sat-cho-ba-bau-2-5952/)http://procarevn.vn/wp-admin/post.php?post=5952&action=edit#comments-form
CHúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!