Axit Folic là loại dinh dưỡng quan trọng với sức khỏe và đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Việc bổ sung đầy đủ Axit Folic sẽ đảm bảo cho quá trình tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Nếu thai phụ thiếu hụt loại dưỡng chất này thai nhi sẽ có nguy cơ mắc phải các khuyết tật của ống thần kinh như chẻ đôi đốt sống, thai nhi vô sọ hoặc các bất thường của não bộ. Do đó, việc bổ sung axit folic cho bà bầu là rất cần thiết và cần bổ sung càng sớm càng tốt.
[toc]
Acid folic là gì?
Acid folic (axit folic) là dạng folate tồn tại trong chế độ ăn, và là vitamin B9 tan trong nước thiết yếu, với các vai trò chuyển hóa trong việc biến đổi carbon để tổng hợp và methyl hóa ADN thông qua folate và chu trình methyl.
Folate và acid folid đều là các loại Acid amin, rất quan trọng cho cơ thể. Nói Folate nghĩa là muốn đề cập đến Folate ở dạng tự nhiên, có trong thiên nhiên như trong rau quả, thực vật…còn Acid folid thì ở dạng tổng hợp, tức phải nhờ các phương tiện kỹ thuật để bào chế, tổng hợp. Folate ở dạng tự nhiên dễ bị phân hủy khi chế biến, nấu nướng.
Tại sao cần bổ sung acid folic cho bà bầu?
Acid folic là vitamin đặc biệt cần thiết cho tất cả các phụ nữ chuẩn bị mang thai và trong quá trình khi mang thai. Để có một thai nhi khỏe mạnh thì trong khoảng thời gian trước và ngay sau khi thụ thai, phụ nữ cần bổ sung đầy đủ acid folic, để bào thai được phát triển khỏe mạnh, tránh được các biến cố bào thai hay bệnh tật bẩm sinh nguy hiểm cho thai nhi mà bạn không thể ngờ tới.
Bổ sung Axit Folic cho phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên thực hiện từ trước, trong và sau thai kỳ. Nguyên nhân do Axit Folic tham gia vào quá trình phát triển não bộ và tủy sống – hai cơ quan hình thành đầu tiên và lâu dài trong thai kỳ. Đến khi trẻ sinh ra, vẫn phải bổ sung Axit Folic từ nguồn sữa mẹ hoặc các thực phẩm khác, đảm bảo cho sự phát triển và sức khỏe bình thường.
Tại sao uống bổ sung axit folic khi mang thai là một việc làm ưu tiên hàng đầu? Bởi vì đây là thời điểm cơ thể của phụ nữ mang thai đang thay đổi nhanh chóng. Tử cung được mở rộng và em bé đang phát triển với một tốc độ nhanh. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ bổ sung acid folic bằng thực phẩm thì sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể phụ nữ có thai, chính vì vậy giai đoạn này các bác sĩ luôn khuyến cáo bà bầu uống bổ sung acid folic cho cơ thể ngay sau khi xác nhận việc mang thai.
Dưới đây là những lí do cần bổ sung Axit Folic cho bà bầu, giúp cho thai nhi và mẹ cùng khỏe mạnh.
Ngăn ngừa dị tật thai nhi
Bổ sung đầy đủ acid folic sẽ giúp ngăn chăn các nguy cơ dị tật bẩm sinh, khuyết tật về ống thần kinh, nứt đốt sống (là tình trạng lớp bao mọc xung quanh tủy sống của thai nhi không đóng đúng cách. Nó để lại một khoảng trống ở giữa, khiến cho bào thai dễ bị một tổn thương thần kinh nghiêm trọng. Nó cũng thể dẫn đến tê liệt trong một số trường hợp) và thiếu máu não, đây là những khuyết tật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của bào thai.
Ngoài ra, giai đoạn đầu của thai kỳ nếu bà bầu thiếu acid folic thì bào thai còn có nguy cơ thiếu một phần não khi một phần lớn của bộ não, hộp sọ và da đầu bị thiếu. Acid folic còn giúp cho việc tạọ hồng cầu bình thường và ngăn ngừa một số loại bệnh thiếu máu.
[tds_note]Vì ống thần kinh của thai nhi được hình thành trong 4 tuần đầu của thai kỳ, nên việc bổ sung acid folic phải được thực hiện ngay từ khi có ý định mang thai cho đến hết 3 tháng đầu của thai kỳ. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, bổ sung acid folic giúp giảm được từ 50 – 70% các dị tật do khiếm khuyết ống thần kinh gây ra.[/tds_note]
Phòng ngừa bệnh thiếu máu
Axit Folic là chất dinh dưỡng quan trọng tham gia vào quá trình sản sinh tế bào máu mới. Sự hình thành của các tế bào hồng cầu cũng phụ thuộc vào mức độ lành mạnh của axit folic trong máu người mẹ.
Việc thiếu acid folic làm chậm quá trình tổng hợp ADN và phân chia tế bào, ảnh hưởng đến các khu vực có sự tái tạo tế bào nhanh như ở tủy xương. Sự thiếu hụt axit folic làm chậm sự tổng hợp ADN, trong khi đó là không ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp ARN và protein, khiến tạo ra nhiều các tế bào hồng cầu lớn trong máu, gọi là nguyên hồng cầu to, gây ra sự thiếu hồng cầu bình thường và chứng bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu to. Từ đó khiến thai đối mặt với các biến chứng sức khỏe như: sinh non, sảy thai, suy dinh dưỡng, rối loạn tâm thần sau sinh,…
Phòng ngừa bệnh ung thư
Một số nghiên cứu đã chỉ ra, Axit Folic có thể giúp giảm một tỷ lệ nhỏ nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Ngoài ra, Axit Folic còn được sử dụng trong ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư ruột kết, bệnh tim mạch,… Tuy nhiên, những giả thuyết này đang chưa có kết luận chính xác.
Phòng ngừa bệnh lý khác
Cơ thể phụ nữ có nhiều biến đổi trong giai đoạn mang thai, nếu không chăm sóc tốt và phòng ngừa thì có nguy cơ gặp phải 1 số bệnh lý, rối loạn trong và sau mang thai. Bổ sung Axit Folic sẽ giúp phụ nữ ngăn ngừa các chứng bệnh này như: loãng xương, suy giảm trí nhớ, khó ngủ,… Ngoài ra, các chứng bệnh khác cũng được ngăn ngừa như: trầm cảm, nghe kém, đau cơ bắp, hội chứng chân bồn chồn,…
[tds_council]
Hậu quả trên trẻ sơ sinh từ việc bổ sung thiếu acid folic cho bà bầu
- Thiếu máu hồng cầu khổng lồ
- Nguy cơ sẩy thai cao
- Sinh non, sinh con nhẹ cân
- Khuyết tật của ống thần kinh của thai nhi (nứt đốt sống và não úng thủy).
[/tds_council]
Khi nào phụ nữ mang thai nên bắt đầu uống acid folic?
Bổ sung đầy đủ acit folic rất quan trọng cho tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vì ống thần kinh bắt đầu hình thành ngay từ những ngày đầu và hoàn thành vào ngày thứ 28 thai kỳ. Thời gian này nhiều phụ nữ thậm chí chưa nhận thức được rằng họ đã mang thai. Vì vậy, cần có kế hoạch sinh con và chủ động bố sung acid folic từ trước khi mang thai 3 tháng để phòng ngừa thiếu hụt acid folic gây dị tật ống thần kinh ở trẻ.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: bổ sung đủ 400mcg axit folic/ngày từ khi chuẩn bị mang thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ giúp giảm tới 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở trẻ.
Ống thần kinh sẽ hình thành và đóng lại vào ngày thứ 28 của thai kỳ
Hàm lượng acid folic được khuyên dùng mỗi ngày trong thai kỳ
Acid folic tuy không thể thiếu trong thành phần dinh dưỡng của bà bầu nhưng việc dùng quá liều sẽ gây những phản ứng ngược gây hại cho sức khỏe. Thừa axit folic sẽ kiến các tế báo mới tăng trưởng quá nhanh có thể dân đến thoái hóa tủy sống, đặc biệt với những người có khối u, thừa acid folic sẽ làm cho khối u phát triển nhanh hơn.
Đối với mẹ bầu thừa axit folic có thể đối mặt với chứng ngứa, nổi ban mề đay và rối loạn tiêu hóa, gặp trường hợp này mẹ bầu cần nhanh chóng uống nước nhiều để đào thải bớt lượng acid folic dư thừa ra khỏi cơ thể.
Vì vậy, theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2016, phụ nữ mang thai Việt Nam cần bổ sung từ 400-600mcg acid folic/ngày để đáp ứng sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào cũng như tăng kích thước của tử cung, cho sự phát triển nhanh chóng của thai nhi. Cụ thể hàm lượng Acid folic được khuyên bổ sung trong từng thời kỳ như sau:
- [tds_council]
- Chuẩn bị mang thai: 400 mcg aixt folic/ngày
- Khi mang thai: 600 mcg axit folic/ngày
- Trong khi cho con bú: 500 mcg axit folic/ngày
[/tds_council]
Trường hợp nếu các mẹ có tiền sử sinh con bị dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống hay thiếu một phần não, và dự định sinh thêm con, nên hỏi bác sĩ trước khi uống. Thông thường những trường hợp này cần sử dụng acid folic liều cao theo từng trường hợp cụ thể.
Những mẹ bầu nào dễ bị ảnh hưởng của thiếu acid folic?
Tất cả phụ nữ mang thai đều có nguy cơ tiềm ẩn sinh ra những em bé bị nứt đốt sống, não úng thủy bất kể họ bao nhiêu tuổi, họ có con lần đầu hay đã có nhiều con khỏe mạnh, ngay cả khi sức khỏe của chính bà mẹ rất tốt. Vì vậy, bà bầu nào cũng phải tuân thủ bổ sung đầy đủ acid folic. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp mẹ bầu bắt buộc phải theo chế độ bổ sung acid folic chặt chẽ như sau:
- Tình trạng dinh dưỡng kém, sụt cân, ăn ít, khẩu phần ăn không cân đổi, nghèo vi chất dinh dưỡng.
- Mẹ bầu có giai đoạn không ăn được do mệt mỏi, lo lắng, hoặc chán ăn, do ốm nghén
- Phụ nữ mới sảy thai, hay thai chết lưu.
- Phụ nữ làm việc vất vả hoặc bị căng thẳng thần kinh trầm trọng.
- Phụ nữ đẻ dày, đẻ nhiều con, có thể để lại hậu quả tình trạng dinh dưỡng kém, do vậy rất cần bổ sung đầy đủ acid folic trước khi thụ thai.
- Phụ nữ có tiền sử sinh con khiếm khuyết ống thần kinh.
- Phụ nữ nghiện rượu hay thuốc lá.
Bổ sung Acid folic như thế nào là tốt?
Bổ sung từ các thực phẩm siêu giàu acid folic
Các thực phẩm giàu acid folic (folate) có thể kể tới như:
- Gan động vật, bầu dục, lòng đỏ trứng…
- Cam và nước cam có hàm lượng folate rất cao vì acid có trong cam bảo vệ folate không bị phân hủy.
- Quả bơ là nguồn dưỡng chất tuyệt hảo dành cho mẹ. Một nửa quả bơ chứa 90mcg folate. Không chỉ thế, giống như cá hồi và quả óc chó, quả bơ rất nhiều axit béo omega-3 tốt cho mẹ và bé.
- Dâu tây, lê, dưa hấu cũng là các loại quả cung cấp folate khá cao
- Các loại rau: măng tây, cải xoăn, rau lá xanh…
- Đậu đỗ, lạc, các loại hạt cũng là những thực phẩm có hàm lượng folate cao.
- Hàm lượng folate trong sữa không nhiều.
Top 10 thực phẩm giàu acid folic nhất là:
*%DV: số phần trăm trên tổng lượng dùng của 1 ngày
Mặc dù có nhiều trong thực phẩm, tuy nhiên folate là chất rất nhạy cảm với sự phân hủy của nhiệu độ, tia cực tím hoặc Oxy hóa. Trong quá trình nấu hoặc chế biến biến, tỷ lệ mất folate có thể từ 50-90%. Có khi mất tới 100% khi nấu ở nhiệt độ cao và nhiều nước. Vì vậy, khi chế biến, các mẹ không nên ngâm, rửa hay nấu quá lâu để tránh thất thoát folate trong thực phẩm.
Ngoài ra, do nhu cầu tăng cao khi mang thai, lượng folate trong thực phẩm có thể không đáp ứng hết nhu cầu, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được khuyên bổ sung thêm Acid folic thuốc mỗi ngày.
Bổ sung acid folic bằng thuốc
Bổ sung acid folic bằng thuốc là con đường bổ sung acid folic tốt nhất
Mặc dù nhiều loại thực phẩm có chứa Folate – dạng tồn tại tự nhiên của acid folic, tuy nhiên điều thú vị là cơ thể chúng ta lại khó hấp thu dạng folate hơn dạng tổng hợp acid folic. Acid folic dùng uống bổ sung có giá trị dinh dưỡng là 100% nhưng folate từ thực phẩm có giá trị dinh dưỡng tối đa chỉ bằng 50% giá trị dinh dưỡng của dạng bổ sung. Hơn thế nữa quá trình chế biến thức ăn thường đã làm mất đi một lượng folate đáng kể.
Với vai trò không thể thiếu cho sự phát triển khỏe mạnh của mẹ và thai nhi thì việc bổ sung acid folic từ thuốc cần được ưu tiên thực hiện cho tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt là từ trước khi có ý định mang thai 3 tháng và trong suốt thai kỳ. Nhu cầu acid folic ở phụ nữ mang thai Việt Nam theo khuyến cáo là 400mcg – 600mcg/ngày.
Đối với những bà bầu có nguy cơ cao, tiền sử mang thai bị khuyết tật ống thần kinh thì nguy cơ mắc lại ở lần mang thai sau, đang dùng thuốc chống trầm cảm, đang được điều trị sốt rét, lao… thì cần bổ sung liều cao hơn, có thể tới 5mg aixt folic (5000mcg) mỗi ngày, bắt đầu trước khi mang thai và tiếp tục suốt 3 tháng đầu thai kỳ, nhưng cần có chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sỹ.
Tác dụng phụ khi bổ sung dư thừa acid folic
Sử dụng thực phẩm bổ sung folate không gây thừa folate, nhưng uống bổ sung Acid folic có thể dư thừa và gây ra các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng đối với thai kỳ.
Đã có các nghiên cứu cho thấy, bổ sung từ 800mcg acid folic/ngày trở lên trong thời gian dài được cho rằng làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim trên bệnh nhân tim mạch, tăng nguy cơ ung thư phổi, tăng nguy cơ trẻ bị tự kỷ sau này…
Đối với những người bị khối u, dùng acid folic quá liều cũng gây tăng sinh tế bào, làm cho khối u, ung thư phát triển nhanh hơn.
Thuốc acid folic bà bầu uống thế nào cho đúng cách?
Những lưu ý khi dùng thuốc axit folic cho bà bầu:
- Lưu ý hàm lượng acid folic có trong các sản phẩm bổ sung để đảm bảo liều lượng tổng trong khoảng 400-600mcg acid folic/ngày. Chỉ bổ sung liều cao hơn khuyến cáo khi có chỉ định của bác sĩ thăm khám trực tiếp trong các trường hợp đặc biệt và cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ khi sử dụng.
- Vitamin C sẽ làm tăng hấp thu sắt, bảo vệ folate không bị phá hủy bởi quá trình Oxy hóa. Do đó, có thể uống viên sắt – axit folic chung với nước cam hoặc nước trái cây.
- Tránh uống acid folic với nước trà, cà phê, rượu vì sẽ gây ra tương tác thuốc, làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc và gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.
- Uống axit folic có thể gây táo bón, vì vậy cần uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ.
- Axit folic khó tan trong nước và sẽ được hấp thu tốt nhất nếu được bào chế trong viên nang mềm với hệ tá dược đặc biệt.
- Khi dùng vitamin tổng hợp cho bà bầu, ngoài các thành phần cơ bản như DHA, EPA, sắt, I-ôt, Beta caroten… thì mẹ bầu cần hết sức lưu ý đến hàm lượng acid folic trong đó. Hàm lượng acid folic mà sản phẩm cung cấp nên trong khoảng 400-600mcg/ngày. Thiếu hay thừa đều không đem lại hiệu quả tốt cho thai kỳ của bạn.
- Uống acid folic trước hay sau khi ăn? Bạn nên uống acid folic sau bữa ăn, kèm với nước lọc.
Acid folic là dưỡng chất quan trọng không thể thiếu cho một thai kỳ khỏe mạnh. Bổ sung đủ acid folic hàng ngày, ngay từ khi chuẩn bị mang thai, trong thai kỳ và khi cho con bú là điều mẹ cần thực hiện. Nếu không có chỉ định đặc biệt của bác sĩ thì để có thai kỳ an toàn, mẹ bầu chỉ dùng ở liều vừa đủ theo khuyến cáo mà thôi.
DS. Bá Nghĩa tổng hợp
283 thoughts on “Acid folic là gì? Vì sao bổ sung acid folic cho bà bầu rất quan trọng!”
Em có thai đươc khoảng 2 tuần. Do e ở nươc ngoài nên k thể đến gặp bác sĩ hay mua thuốc dc. Vậy cho e hỏi e phải bổ sung axit folic bằng cách nao?
Chào bạn,
Bạn có thể bổ sung acid folic qua các thực phẩm như lòng đỏ trứng, bơ, các loại rau có lá màu xanh đậm, đậu, nấm. Tuy nhiên trong thực phẩm vitamin B9 tồn tại dưới dạng muối folate rất khó hấp thu, vì vậy tốt nhất bạn nên nhờ người thân mua thuốc bổ tổng hợp gửi sang hoặc đến các phòng khám tư để được tư vấn.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe,
Dạ. Em cảm ơn ạ. Vậy em phải uống loại thuốc gì? Có uống kèm sắt dc k ạ. Cách uống và liều lượng thế nào cho từng giai đoạn ạ?
Chào bạn,
Trong suốt quá trình mang thai và cho con bú bạn có thể bổ sung mỗi ngày 1 viên PM Procare, trong đó có chứa:
– Acid folic 400 mcg theo khuyến cáo giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi.
– Sắt: nhu cầu sắt của phụ nữ mang thai là 27-60mg/ngày. Trong viên PM Procare có chứa 5 mg sắt, vì vậy phù hợp với đối tượng có chế độ ăn tốt, ăn được trên 1 lạng thịt cá mỗi ngày.
– DHA và EPA giúp tăng khả năng thụ thai, tăng cường sự phát triển não bộ, thị giác và hệ miễn dịch của thai nhi, giảm các biến chứng trong thai kỳ như tiền sản giật, đái tháo đường, sinh non. Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglyceride và tỉ lệ DHA/EPA~ 4/1 là tỉ lệ hấp thu tối ưu qua nhau thai.
– Các vitamin và khoáng chất khác như i-ốt, kẽm, magie, vitamin A, B, C, D, E…
Trong trường hợp bạn có chế độ ăn thiếu cân bằng, cơ địa khó hấp thu thì nên sử dụng PM Procare Diamond là công thức được tăng cường thêm hàm lượng nhiều vitamin và khoáng chất như sắt, acid folic, DHA, EPA, i-ốt…
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe,
Mình muốn mua sản phaamt procare cho phụ nữ mang thai thì mua ở đâu đảm bảo?
Giá cả thế nào ?
Chào bạn,
Hiện PM Procare có phân phối ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tìm mua ở các nhà thuốc lớn. Giá PM Procare trên thị trường dao động từ 230.000-250.000đ/lọ 30 viên và PM Procare Diamond là 320.000-350.000đ/lọ. Do uy tín của thương hiệu Procare nên trên thị trường có rất nhiều loại thuốc nhái theo, bạn chú ý khi mua kiểm tra đúng tên thương mại là PM Procare hoặc PM Procare Diamond, lọ thuốc phải có tem chống hàng giả. Bạn có thể tham khảo chi tiết trong bài viết: Cách phân biệt thuốc Procare chính hãng sản xuất tại Úc.
Dưới đây là danh sách một số nhà thuốc tiêu biểu có bán Procare: Danh sách nhà thuốc phân phối Procare.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe,
Phụ nữ trước khi mang thai có nên bổ sung vitamin E không ạ?
Chào bạn,
Vitamin E được bổ sung dễ dàng từ các thực phẩm như dầu ăn, dầu oliu, các loại hạt (lạc, vừng, hạnh nhân…), không nhất thiết phải bổ sung bằng thuốc. Lưu ý vitamin E thuộc loại vitamin tan trong dầu, sử dụng liều cao kéo dài có thể tích lũy gây độc tính cho cơ thể. Vì vậy nếu bổ sung viên vitamin E thì chỉ nên bổ sung trong thời gian ngắn, tối đa là 1 tháng.
Trước khi mang thai bạn nên bổ sung các vitamin và khoáng chất bằng viên bổ sung đa vi chất thì tốt hơn, có thể bổ sung mỗi ngày 1 viên PM Procare để cung cấp:
– Acid folic 400 mcg theo khuyến cáo giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi.
– Sắt: bổ sung sắt và acid folic trước khi mang thai, trong quá trình mang thai giúp giảm đáng kể tỉ lệ sinh non, sảy thai, thai lưu, thiếu máu, suy dinh dưỡng…
– DHA và EPA giúp tăng khả năng thụ thai, tăng cường sự phát triển não bộ, thị giác và hệ miễn dịch của thai nhi, giảm các biến chứng trong thai kỳ như tiền sản giật, đái tháo đường, sinh non. Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglyceride và tỉ lệ DHA/EPA~ 4/1 là tỉ lệ hấp thu tối ưu qua nhau thai.
– Các vitamin và khoáng chất khác như i-ốt, kẽm, magie, vitamin A, B, C, D, E…
Chúc bạn mạnh khỏe,
Mình đang mang thai 7 tuần. Nên bổ sung sắt, acid, vitamin loại như thế nào thì tốt nhất. Mình cảm ơn
Chào bạn Xuân,
Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ tăng cao trong thời kỳ mang thai nên chế độ ăn khó đáp ứng được. Các nghiên cứu đã chứng minh việc bổ sung đa vi chất sẽ đem lại nhiều lợi ích và ít gặp tác dụng phụ hơn so với bổ sung đơn chất riêng lẻ và việc bổ sung các vitamin và khoáng chất với hàm lượng cao hay thấp còn phụ thuộc vào chế độ ăn của bạn. Nếu bạn có chế độ ăn tương đối đầy đủ thì có thể bổ sung mỗi ngày 1 viên PM Procare. Nếu chế độ ăn kém hoặc cơ địa khó hấp thu, thụ tinh nhân tạo hoặc có tiền sử sinh non, sinh con nhẹ cân…thì có thể bổ sung mỗi ngày 1 viên PM Procare Diamond, đó là công thức được tăng cường thêm hàm lượng một số vi chất đáp ứng cho chế độ ăn thiếu cân bằng, đặc biệt là DHA và EPA từ dầu cá tự nhiên, tỉ lệ 4/1 giúp tăng cường sự phát triển não bộ và thị giác của trẻ.
Ngoài ra hầu hết các thuốc bổ tổng hợp đều chứa rất ít canxi, vì vậy bạn cần tăng cường thêm canxi qua các thực phẩm như sữa, các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, cá…Trừ khi không ăn được các loại thực phẩm trên, nếu không thì bạn không cần bổ sung thêm thuốc canxi cho đến 3 tháng giữa.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe,
Em cảm ơn bsi. Nhưng nếu em bổ sung qua nguồn thức ăn tốt rồi thì chỉ bổ sung 1 viên procare có đủ ko ạ, có nhất thiết phải uống thêm viên sắt riêng ko ạ. Canxi mình nên dùng loại nào và uống từ tháng thứ mấy ạ. Em cảm ơn nhiều ạ
Chào bạn,
Nếu bạn có chế độ ăn tốt và chỉ số xét nghiệm máu bình thường thì chỉ cần bổ sung PM Procare là đủ. Nếu có nguy cơ thiếu máu thì có thể cân nhắc chuyển sang sử dụng PM Procare Diamond là công thức được tăng cường thêm hàm lượng sắt và một số vi chất khác. Không nên bổ sung viên sắt riêng nếu kết quả xét nghiệm máu vẫn bình thường vì bổ sung như vậy thường gây nhiều tác dụng phụ, nhất là táo bón, dư thừa sắt tích lũy trong gan, cản trở tạo máu bình thường ở thai nhi.
Theo khuyến cáo thì phụ nữ mang thai nên bổ sung từ 1000-1200mg canxi mỗi ngày. Trong tam cá nguyệt đầu tiên thì bạn chỉ cần bổ sung qua chế độ ăn nhiều tôm, cua, cá, uống sữa (tốt nhất là loại ít đường hoặc không đường), các chế phẩm từ sữa. Từ tam cá nguyệt thứ 2 nên bổ sung thêm từ thuốc như NextGcal, Calcium Corbiere…
Lưu ý uống canxi sau bữa ăn 1 giờ và uống cách xa thời điểm uống PM Procare để tránh làm cản trở hấp thu các chất trong viên Procare.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe,
Em rất cảm ơn bsi ạ, em đã yên tâm rồi ạ.
ThuA bac si! Em nam nay 27 tuoi, du dinh nam sau co em be nen em da mua thuoc vitamin tong hop de uong. Nhung trong thanh phan cua thuoc co toi 800 mcg acid folid. Moi ngay em uong 1 vien khong biet co anh huong gi khong ah! Xin bac si tu van dum cho em. Truoc khi co bau can phai chuan bi nhung gi ah!! Xin bac si tu van dum cho em
Chào bạn,
Bổ sung trên 100mcg acid folic trong thời gian kéo dài mới có thể dẫn tới các nguy cơ như tăng tỉ lệ mắc bệnh tim mạch trầm trọng ở người có bệnh tim mạch, tăng tỉ lệ ung thư phổi, con sinh ra dễ mắc bệnh tự kỷ. Như vậy thì bạn có thể nói thuốc bạn đang sử dụng không có ảnh hưởng gì. Tuy nhiên theo PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam thì 800mcg acid folic là giới hạn trên cùng đối với cơ địa người Việt Nam, vì vậy nếu không có thiếu máu hay tiền sử sinh con dị tật ống thần kinh thì bạn chỉ nên lựa chọn các chế phẩm có bổ sung từ 400-600mcg acid folic như PM Procare hoặc PM Procare Diamond. Trong đó còn bổ sung thêm DHA và EPA giúp tăng khả năng thụ thai, tăng cường sự phát triển não bộ, thị giác và hệ miễn dịch của thai nhi, giảm các biến chứng trong thai kỳ như tiền sản giật, đái tháo đường, sinh non. Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglyceride và tỉ lệ DHA/EPA~ 4/1 là tỉ lệ hấp thu tối ưu qua nhau thai.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe,