Béo phì thời thơ ấu là mối quan ngại to lớn về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu. Tình trạng béo phì nặng ở giai đoạn đầu thời thơ ấu thường kết hợp với một số vấn đề liên quan trực tiếp đến sức khỏe. Ngoài ra, trẻ em béo phì có nguy cơ cao sẽ trở thành người lớn béo phì trong cuộc sống sau này và có thể phát triển một số bệnh mạn tinh không lây. Tăng huyết áp cao, đề kháng insulin, rối loạn lipid máu và rối loạn chức năng nội mô trước đây được xem là dấu hiệu của bệnh tim mạch ở người trưởng thành, thì ngày nay cũng phổ biến gặp ở trẻ béo phì.
[toc]
Do sự phức tạp của vấn đề kết hợp với béo phì thời thơ ấu, can thiệp sớm là cực kỳ quan trọng. Ngoài ra, việc điều trị sớm béo phì thời thơ ấu có thể thành công hơn và có lợi hơn việc điều trị béo phì đã được thành lập và nặng ở tuổi thanh niên hoặc béo phì ở người trưởng thành.
Sự chủ quan của các bậc phụ huynh về béo phì
Thông thường, béo phì không được xem là vấn đề. Thực tế, tình trạng béo phì lại được cho là ‘khỏe mạnh’. Điển hình, nhiều bố mẹ không biết dùng biểu đồ tăng trưởng để xác định xem cân nặng đứa trẻ có nằm trong phạm vi khỏe mạnh hay không.
Nhiều bố mẹ cho rằng cân nặng của trẻ là được di truyền và cuối cùng trẻ sẽ mất đi cân nặng dư thừa khi lớn lên. Trong thực tế, nhiều bố mẹ của trẻ thừa cân không chấp nhận rằng con của họ có cân nặng quá mức chuẩn hoặc không nhận ra vấn đề cho đến khi con của họ bị béo phì trầm trọng.
Đã có quan sát cho rằng hầu hết trẻ béo phì tiếp tục đương đầu với vấn đề cân nặng ngay cả khi trưởng thành. Béo phì thời thơ ấu phần lớn có liên quan đến những ảnh hưởng tâm lý xã hội và được cho rằng ảnh hưởng của sức khỏe thể chất chỉ xảy ra nếu trẻ lại tiếp tục bị béo phì khi trưởng thành. Tuy nhiên, hiện nay đã có bằng chứng cho rằng béo phì thời thơ ấu ảnh hưởng lớn đến cuộc sống tâm sinh lý của trẻ và có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng khi trưởng thành.
Nguyên nhân của bệnh béo phì thời thơ ấu
Nguyên nhân của béo phì là đa nhân tố và là sự tác đông qua lại phức tạp giữa các yếu tố di truyền, nội tiết tố (hormone) và các yếu tố môi trường không lành mạnh khác nhau, bao gồm thói quen ít vận động và chế độ ăn uống không phù hợp
Các yếu tố giữa các thế hệ
Bằng chứng rõ ràng đã xác nhận rằng biến cố bất lợi trong tử cung không những ảnh hưởng đến con cái, mà còn ảnh hưởng đến thế hệ tiếp theo. Trọng lượng của mẹ khi sinh có thể tương quan với trọng lượng của em bé khi sinh. Đã có báo cáo cho rằng con cái của những phụ nữ bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng sẽ sinh ra những đứa trẻ bé nhỏ hơn ở thế hệ tiếp theo. Có lẽ môi trường nội tiết tố yếu kém của các bà mẹ không được ăn uống đầy đủ đã hạn chế sự phát triển các cơ quan sinh sản của thế hệ con cái dẫn đến kích thước tử cung và buồng trứng phát triển yếu kém
Giả thuyết Barker
Giả thiết Barker cho rằng những sự điều chỉnh để thích nghi với môi trường trước và sau sinh có thể cho hậu quả bất lợi sau này trong cuộc sống. Vì thế, chế độ dinh dưỡng tối ưu trước khi sinh tăng cân có thể làm giảm nguy cơ béo phì khi trưởng thành do nó ảnh hưởng tăng cân nặng lúc sinh. Trẻ sinh nhẹ cân (<2500 g) được quan sát thấy có khối mỡ cao hơn và khối không mỡ thấp hơn so với trẻ sinh có cân nặng bình thường (2500–3999 g). Trẻ nhẹ cân mà sau sinh tăng cân quá nhanh sẽ gia tăng nguy cơ béo phì trung tâm và đề kháng insulin trong thời kỳ thơ ấu (2–4 tuổi)
Các yếu tố di truyền
Bằng chứng từ các nghiên cứu về di truyền chỉ ra rằng béo phì có thể được di truyền do các đột biến gene và hiện tượng đa hình hoặc các gene hà tiện. Yếu tố di truyền có thể khiến trẻ bị béo phì do ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, lượng mỡ của cơ thể, và mức năng lượng đưa vào và tiêu hao
Giả thuyết Gene hà tiện
Neel đã đưa ra giả thuyết ‘gene hà tiện’ cách đây hơn bốn thập niên. Giả thuyết này đề xuất rằng con người đã trải qua các thời kỳ đói kém thường xuyên từ khi phát triển. Trong suốt thời gian đó, những cá thể có các gene làm gia tăng sự tập trung chất béo hiệu quả (các gene hà tiện) sẽ được sống sót. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, khuynh hướng di truyền này bảo vệ chúng ta khỏi nạn đói kém mà không bao giờ làm gia tăng nguy cơ béo phì. Tuy nhiên, Speakman đã đưa lại giả thuyết ‘gene hà tiện’ do vẫn chưa xác định được các gene không là thủ phạm
Béo phì đơn gene
Béo phì đơn gene xảy ra do sự biến đổi trong 1 gene duy nhất. Leptin là người đầu tiên xác định gene giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể (thông qua việc điều chỉnh sự ngon miệng). Cho đến nay nhiều hội chứng béo phì đơn gene đã được xác định
Béo phì đa gien
Nhiều vùng trên nhiễm sắc thể và gene có liên quan với tình trang béo phì của con người. Một số gene đặc trưng đối với béo phì nội tạng cũng đã được tìm ra. Béo phì thời thơ ấu được cho là đa gien với tác động qua lại của các yếu tố di truyền phức tạp. Tuy nhiên, đa số các gene đặc trưng liên quan lại chưa được xác định
Biến thể di truyền phổ biến
Các nghiên cứu liên quan đến nhiều gene đã tìm ra gene liên quan với béo phì và khối mỡ (FTO), đây là gene nhạy cảm với tình trạng béo phì. Các cá thể có 2 gene đồng nhất (đồng hợp tử) với allele nguy cơ có thể có cân nặng trung bình cao hơn từ 3–4 kg và nguy cơ béo phì cao gấp 1.67 lần so với cá thể không di truyền allele nguy cơ. Nghiên cứu ở người và động vật cho biết24 rằng gene FTO có thể ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể thông qua việc điều chỉnh thực phẩm ăn vào hoặc bằng cách ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động phân hủy mỡ tại mô mỡ
Các yếu tố ngoại di truyền
Ngoại di truyền học được định nghĩa là môn học nghiên cứu về những biến đổi có thể di truyền trong sự biểu hiện gene mà xảy ra khi không có sự thay đổi trình tự DNA. Những biến đổi có thể di truyền là sự methyl hóa DNA, sự thay đổi đồng hóa trị đối với histon, sự sắp xếp của DNA quanh thể nhân, sự gấp uốn của chất nhiễm sắc và gắn chất nhiễm sắc vào gian bào hạt nhân.
Đã có đề xuất rằng môi trường bất lợi suốt thời gian trong tử cung hay thời kỳ cho con bú có thể ảnh hưởng đến sự phát triển béo phì trong tương lai. Chế độ dinh dưỡng của mẹ hay tập quán sinh sống chu sinh có thể thay đổi chương trình phát triển của con cái.
Hạn chế hay bổ sung thêm chất dinh dưỡng có thể thay đổi sự methyl hóa DNA. Hạn chế năng lượng, thiếu hổn hợp vitamin nhóm B trong thời kỳ mang thai hoặc thiếu folate trong thời kỳ ăn dặm được biết cũng làm thay đổi sự methyl hóa DNA. Sự tiếp xúc trong tử cung hoặc của trẻ sơ sinh với một hợp chất như bisphenol A, chất làm giảm sự methyl hóa DNA, có liên quan với sự gia tăng cân nặng cơ thể. Tuy nhiên, vấn đề này có thể được ngăn ngừa bằng cách bổ sung vào chế độ ăn các chất cho methyl khác nhau như a-xít folic hoặc genistein (phytoestrogen).
Thực ra, việc mở rộng chuyển đổi giữa các thế hệ về cân nặng cơ thể có thể được ngăn ngừa bằng cách tăng cường cung cấp cho người mẹ các chất cho nhóm methyl như folate, cobalamin, choline và betaine.
Ngoài ra, những thay đổi đáng kể về nhu cầu choline trong chế độ ăn có có thể xảy ra do bởi hiện tượng đa hình đơn nhân (SNPs) ở gene có liên can đến sự chuyển hóa choline và folate. Nguy cơ thiếu hụt choline do một vài trong số hiện tượng đa hình đơn nhân (SNPs) cũng có thể ảnh hưởng trạng thái methyl hóa DNA.
Các khám phá rõ ràng này hướng đến sự thật rằng cơ chế ngoại di truyền có thể được tăng lên hoặc bị yếu đi bởi các yếu tố có trong chế độ ăn của người mẹ và có thể ảnh hưởng đến khả năng dễ bị tấn công đối với bệnh béo phì ở con cái. Trạng thái ngoại di truyền của DNA và kiểu hình phenotipe liên quan thỉnh thoảng có thể được di truyền và được xem như là sự di truyền ngoại di truyền chuyển đổi giữa các thế hệ.
Những thay đổi ngoại di truyền không được triệt tiêu hoàn toàn vào giai đoạn đầu phát triển phôi. Điều này khiến một số bộ nhớ của trạng thái ngoại di truyền được bảo tồn và truyền lại cho thế hệ tiếp theo
Các yếu tố nội thần kinh
Nhiều loại hormone và cytokine đóng vai trò then chốt trong sinh bệnh học và biến chứng của béo phì ở cả trẻ em và người trưởng thành. Hormone leptin chịu trách nhiệm về việc duy trì cân bằng năng lượng lâu dài. Ngược lại, Ghrelin là hormone tác đông nhanh giúp ngon miệng (chất kích thích sự thèm ăn) đóng vai trò đối với năng lượng ngắn hạn từ thức ăn đưa vào
Không giống ghrelin, obestatin là hormone gây chán ăn giúp hạn chế lượng thực phẩm ăn vào. Mô mỡ sản sinh ra một số adipokine là chất điều hòa chủ yếu hiện tượng viêm và thương tổn mô mà có dính líu với các biến chứng liên quan béo phì ở cả trẻ em và người trưởng thành. Mức độ gia tăng của yếu tố α gây hoại tử khối u và interleukin (IL)-6 và mức độ giảm của adiponectin và IL-10 dẫn tới hiện tượng viêm và tổn thương ở một số mô và cơ quan và các biến chứng béo phì
Các yếu tố nguy cơ điều chỉnh được và không thể điều chỉnh được
Các yếu tố bệnh sinh của bệnh béo phì thời thơ ấu nói chung có thể được chia thành hai loại là yếu tố nguy cơ điều chỉnh được và không thể điều chỉnh. Các yếu tố nguy cơ điều chỉnh được của béo phì thời thơ ấu là các yếu tố có thể đảo ngược để ngăn ngừa những tác động bất lợi và cải thiện chất lượng cuộc sống. Ngược lại, các yếu tố nguy cơ không thể điều chỉnh, là các yếu tố nguyên nhân gây bệnh không thể đảo ngược hoặc điều chỉnh được.
Xác định được các yếu tố nguy cơ, điều chỉnh được và không thể điều chỉnh, là bước đầu tiên dẫn đến việc kiểm soát béo phì thời thơ ấu. Những đứa trẻ ‘nguy cơ’ có thể được nhận biết sớm ở giai đoạn trước sinh và đầu thời kỳ nhũ nhi. Bất chấp nguyên nhân gây bệnh, chiến lược can thiệp đối với yếu tố nguy cơ điều chỉnh được là ưu tiên hàng đầu trong việc kiểm soát thành công béo phì thời thơ ấu.
Tiến sĩ. Apurba Ghosh Giám đốc & Giáo sư Viện Đại học Sức khỏe Nhi khoa, Kolkata