Bé đột ngột bỏ bú và mẹ đang rất lo lắng? Thông thường mẹ nên xem lại có điều gì đó đã làm bé buồn hay khó chịu trong lúc được cho bú không hoặc tham khảo tư vấn của các chuyên gia nhi khoa mà rất nhiều bà mẹ đã áp dụng thành công khi bé không chịu bú dưới đây nhé.
Phải làm gì khi bé không chịu bú mẹ
1. Những câu chuyện cười ra nước mắt khi bé bỏ bú
Mẹ Hương kể lại hai khoảng thời gian đầy căng thẳng khi Bin bỏ bú mẹ. Lần đầu tiên, lúc Bin được ba tháng tuổi, bé bị cảm lạnh và đờm dồn lên mũi. “Bin bú mẹ một lần lúc 6 giờ sáng rồi thôi, không chịu tiếp nữa. Em phải vắt sữa ra ngoài để sữa không bị tắc. Mãi đến chiều, sau nhiều giờ nằm trên giường, ngủ có, Bin khóc có, em ôm Bin da tiếp xúc trực tiếp với da, kiên trì cho bé bú qua chiếc ống thuốc nhỏ mắt, thì cuối cùng Bin đã bú lại. Bin bú mẹ lần nữa lúc 3 giờ chiều. Chỉ có 9 giờ không chịu bú mà em cảm thấy như đó là một ngày rất dài và mỏi mệt.”
Lần thứ hai, khi Bin được mười tháng tuổi, cả nhà đang có kỳ nghỉ hè ở biển rất vui. Bin bú mẹ bình thường trước khi đi ngủ, nhưng khi con thức dậy vào lúc nửa đêm, con đột nhiên bỏ bú. Bố Nguyên dỗ Bin ngủ tiếp, con cứ khó chịu ngọ nguậy không ngủ lại được và cũng chẳng chịu bú mẹ nữa. Mẹ Hương phải vắt sữa và để dự trữ trong tủ đông. Thật may có cô dọn phòng khách sạn tình cờ biết được và mách có thể anh chàng đang mọc răng. Mẹ Hương cho vài viên đá nhỏ đông lạnh từ sữa mẹ, Bin háo hức nhai và mê mẩn luôn món này. Cuối ngày hôm đó, Bin ngoan ngoãn bú mẹ lại bình thường.
2. Làm gì khi bé không chịu bú mẹ?
Mẹ Hương không phải là trường hợp duy nhất gặp phải tình huống khó khăn này. Các chuyên gia nhi khoa đã tư vấn 10 cách hay mà rất nhiều bà mẹ đã áp dụng thành công khi bé không chịu bú
1. Kiểm tra xem bé có đang gặp vấn đề về sức khoẻ hay không. Chúng tôi từng gặp một trường hợp bỏ bú, khi thăm khám phát hiện có một mảnh giấy nhỏ bị mắc kẹt ở bên trong miệng bé. Nhiều trường hợp khác bị nhiễm trùng tai, nhiễm trùng bàng quang (gây ra đau đớn khi tiểu tiện và trẻ nhỏ rất thường xuyên đi tiểu), nghẹt mũi hay đau răng
2. Bé có thể dị ứng hoặc khó chịu với mùi nước hoa, sữa dưỡng thể, lăn khử mùi,… Nếu mẹ đang sử dụng nước hoa hoặc mỹ phẩm thì hãy thử ngưng dùng tất cả trong một hoặc hai ngày để có thể xác định đây có đúng là nguyên nhân bé bỏ bú hay không.
3. Tốt nhất hoặc càng nhiều càng tốt, tránh đưa bé ti ngậm hay bình sữa để thay thế trong suốt thời gian “đình công” bỏ bú này. Bú là nhu cầu bản năng của trẻ, và chúng ta đều muốn bé bú mẹ vì đó là điều tự nhiên nhất và tốt nhất. Dĩ nhiên không thể để bé mất nước, nhưng nếu con OK, đừng cố ép con bú theo lịch trình thông thường. Cơn đói và khát tự nhiên sẽ giúp bé quay về tìm ti mẹ.
Trong khoảng thời gian bỏ bú này, mẹ cần vắt sữa để cơ thể vẫn tiếp tục sản sinh ra sữa mới và giúp ngăn ngừa sự tắt nghẽn hay nhiễm trùng.
4. Luôn luôn kiên nhẫn! Cố gắng ép bé có thể khiến câu chuyện tệ hơn. Chúng ta đều muốn con cảm thấy thoải mái và thư giãn khi bú mẹ, vì vậy hãy dành nhiều thời gian để âu yếm con, cho con cảm thấy không bị áp lực trong giờ ăn
Hãy cho con cảm thấy thoải mái và thư giãn khi bú mẹ
5. Thông thường, thời gian tốt nhất để giúp bé bú mẹ trở lại là lúc bé đang buồn ngủ, lúc ngủ hoặc vừa mới thức dậy. Kiên nhẫn và nhẹ nhàng tiếp cận – nếu bé có tỉnh dậy và phản đối, đừng ép buộc bé.
6. Mẹ hãy cùng tắm chung với con. Trong nước ấm thư giãn, với ti mẹ sẵn có, con có thể bắt đầu bú lại. Hoặc đi ra ngoài – đôi khi ánh nắng mặt trời và không khí trong lành có thể giúp con cảm thấy thoải mái giảm bớt những bực bội khó chịu.
7. Chuyển động cũng có nhiều tác dụng. Vì vậy mẹ có thể thử đặt bé vào địu và cho bé bú khi đang đi trong phòng, hoặc nằm võng đong đưa, hay ngồi trên một chiếu ghế bập bênh nhẹ nhàng.
8. Gợi cho con nhớ về những ngày đầu bú mẹ bằng cách ôm con trực tiếp da sát da, trong phòng tối và yên tĩnh. Điều này có thể có tác dụng khuyến khích con bú trở lại
Ôm con trực tiếp da sát da khuyến khích con bú trở lại
9. Âm nhạc cũng là một liệu pháp rất tốt, xoa dịu tinh thần của cả mẹ và bé. Mẹ hãy thử mở những bài nhạc nhẹ nhàng để mẹ có thể hát cùng, hoặc chính mẹ hát ru để khuyến khích bé bú. Con đã quen thuộc với giọng nói của mẹ khi còn ở trong bụng, và cảm giác thân thuộc thoải mái tràn về này sẽ giúp ích rất nhiều.
10. Nguyên nhân bé bỏ bú có thể đơn giản là do chế độ ăn của mẹ chứa nhiều chất nồng làm thay đổi mùi vị sữa, chẳng hạn như quá nhiều gia vị như tỏi, ớt. Mẹ thử ngưng sử dụng các loại gia vị này xem có phải nguyên nhân bé bỏ bú từ sự thay đổi mùi vị của sữa mẹ không nhé.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác khiến bé không bú mẹ là do cách cho bú mẹ không đúng hay có thể do trẻ khó chịu trong người, do trẻ bệnh, còi xương… Cần xác định rõ nguyên nhân để có hướng xử trí thích hợp. Trong nhiều trường hợp, mẹ cần đưa bé đi khám bệnh để bác sĩ nhi có thể tìm hiểu, chẩn đoán rõ nguyên nhân bỏ bú và đưa ra lời khuyên đúng đắn mẹ nhé.
3. Dinh dưỡng tăng cường cho mẹ
Mẹ luôn cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt trong thời gian cho con bú vì nhu cầu tăng cao cho cả mẹ và con, đặc biệt ngay cả trong giai đoạn con không chịu bú mẹ. Nếu chế độ dinh dưỡng của con đã được đảm bảo trước đó thì giai đoạn bỏ bú sẽ lướt qua nhanh và không để lại nhiều vấn đề sau đó. Ngược lại, con rất dễ thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tâm lý rất nhanh sau khi sinh.
Để giúp mẹ cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể và tăng cường chất lượng sữa cho con, ngoài thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ và đa dạng các nguồn thực phẩm thì mẹ có thể bổ sung thêm thuốc bổ mỗi ngày. Các dưỡng chất mẹ cần lưu ý cung cấp đủ như: DHA/EPA, sắt, acid folic, canxi, iod, Vitamin A, D…
Hầu hết các cuộc “đình công” bỏ bú được giải quyết trong vòng đến hai ngày, mặc dù một số ít trường hợp có thể kéo dài hơn. Nếu những cách kể trên không hiệu quả đối với con, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa để được can thiệp kịp thời cho trường hợp của con. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và con luôn là yếu tố nền tảng giúp con nhanh chóng vượt qua khủng hoảng bỏ bú và phát triển vững chắc về sau.
Theo Procarevn.vn
[tds_note]PM Procare / PM Procare diamond là thuốc chuyên dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú nhằm cùng với thức ăn hàng ngày đáp ứng nhu cầu về DHA, EPA, các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp mẹ mạnh khỏe, mau phục hồi và tăng cường chất lượng sữa cho con bú.[/tds_note]
66 thoughts on “10 tuyệt chiêu cho mẹ khi bé không chịu bú”
Bé bú rất ít, ban đêm ngủ hầu như k bú, đến 9h sáng bú 1 lúc cho đến chiều dỗ mãi mới chịu bú 1 lầm nữa. Mọi lúc sữa mẹ căng ra nhiều mẹ có kẹp nhưng h ra ít hơn.
Chào bạn Thùy Linh,
Sữa mẹ sẽ tiết ra tương ứng với nhu cầu của con. Trẻ càng bú nhiều thì sữa mẹ sẽ càng tiết ra nhiều và ngược lại. Chính vì vậy, nếu con bú ít thì bạn cần vắt sữa định kỳ, tránh để sữa căng quá, cơ thể sẽ hiểu là lượng sữa đang dư thừa và sẽ tự điều chỉnh giảm bớt sữa lại.
Ở tuần thứ 10, thông thường bé cần ăn 5-7 lần/ngày, mỗi lần khoảng 100-150ml. Bé bú sữa mẹ thì không thể đong đếm chính xác lượng sữa trẻ bú, tuy nhiên, nếu thấy bé chơi đùa bình thường, khỏe mạnh, không quấy khóc, đi ngoài đều đặn, tăng cân tốt thì bạn không cần quá lo lắng.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!
E bị ít sữa và bé khong chịu ti mẹ
Bé nhà e nay đc 3 tháng rưỡi, hồi 3 tháng bé bị nhẹ cân chỉ có 5kg8 bs bảo thiếu hết 600gr bé bú mẹ hoàn toàn nhưng vẫn chậm cân e ko ướt tính đc bé bú mỗi cứ bao nhiu vì e cho bú trực tiếp, kể từ ngày đó mỗi khi cho bé bú e ưa vắt bớt sữa đầu hoặc nặng thêm sữa cưối bé uống, e có uống thêm sữa bầu để sữa đảm bảo hơn, nhưng đến tầm 4_5 ngày trước bé bị tiêu chảy bé cũng bú ít lại, e sót ruột quá quyết định cho bé uống thêm sữa công thức, nhưng lại khổ thêm bé ko chịu bú bằng bình e phải đút từng muỗng đc 60ml thì đến 3 tiếng sau e đút thêm nữa bé đã ọc hết sữa, đến tận bây giờ bé bú càng ít đi bé ốm thấy rõ luôn, cả sữa mẹ cũng chê luôn, bé ngủ hơi nhìu ngày bé ngủ 2 giất mỗi giất kéo dài 3 tiếng hoặc bé ngủ 1 giất liên tiếp đến 5 tiếng, e ko dám kêu bé dậy bé rất cáu giận, sáng nay bé bỏ luôn cử bú và ngủ luôn, e ko biết tình trạng bé z đó bị gì nữa mong mọi người cứu vơi huhu, e áp lực đến đổ bệnh huhu,
Chào bạn Anh Thư,
Trung bình em bé tăng được 600gam/1 tháng được coi là bình thường, trẻ bú mẹ hoàn toàn thường sẽ không tăng cân nhanh như trẻ bú sữa công thức. Không rõ cân nặng lúc sinh của em bé nhà bạn là bao nhiêu? Tuy nhiên, trẻ 3 tháng có cân cân nặng 5,8kg thì bạn không cần lo lắng quá.
Trẻ em có những giai đoạn biếng ăn sinh lý. Thông thường giai đoạn biếng ăn đầu tiên của trẻ là ở tháng thứ 3, lúc này các tế bào hồng cầu cũ hết chu kỳ sống và bị chết đi, trong khi đó các tế bào hồng cầu mới chưa được sinh ra tương ứng. Hiện tượng thiếu máu này khiến cho trẻ trở lên biếng ăn, khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc… Khi gặp phải tình trạng này, mẹ cần hết sức bình tĩnh, không nên cố éo con ăn; để trẻ bú theo nhu cầu của mình. Nếu đủ sữa cho con bú thì nên để con bú sữa mẹ trực tiếp là tốt nhất. Một thời gian sau, khi lượng tế bào hồng cầu được sinh ra đủ, trẻ sẽ khỏe mạnh, ăn uống tốt hơn.
Trẻ 3 -4 tháng thường ngủ trung bình khoảng 12-15 giờ/ngày. Bé ngủ đủ, ngủ ngon giấc thì khi dậy sẽ tỉnh táo và ăn uống tốt hơn. Do đó bạn không cần quá lo lắng nhé!
Để cải thiện tình hình, điều bạn có thể làm tốt lúc này là nên tăng cường chất lượng bữa ăn của mình nhiều hơn, dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp, ngủ đủ giấc để nâng cao chất lượng và số lượng sữa cho con bú. Cho bé bú theo nhu cầu, giữ tình thần thoải mái, không áp lực quá bạn nhé! Bé bú đủ no, sữa mẹ đủ dưỡng chất thì sẽ mạnh khỏe, mau lớn mà thôi.
Mời bạn tham khảo thêm bài viết: Nuôi con bằng sữa mẹ – những điều không nên bỏ qua để tìm hiểu rõ hơn.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Bé nhà em được 3 tháng tuổi, mấy hôm này bé không chịu bú mẹ. Cứ thấy vú của mẹ là khóc. Trước đó, sữa của em về nhiều, bé bú không kịp, em đã chặn ti cho bớt sữa. Nhưng vẫn không giúp bé bú lại được. Mong bác sĩ tư vấn giúp em.
Chào bạn Anh Thu,
Em bé ở độ tuổi 3 tháng thường bị thiếu máu sinh lý do các tế bào máu được tạo ra trong thời kỳ bào thai bị vỡ đi mà các tế bào mới chưa được tổng hợp kịp để bù lại. Hiện tượng thiếu máu sinh lý này có thể làm cho bé biếng ăn. Ngoài ra, lứa tuổi này trẻ cũng có thể bắt đầu thiếu vitamin D nếu không được phơi nắng sáng hay bổ sung vitamin D đầy đủ. thiếu Vitamin D cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng biếng ăn sinh thường gặp ở trẻ. Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, khuyến cáo bố sung thêm 400IU Vitamin D mỗi ngày từ thuốc cho trẻ.
Đồng thời với đó, nếu sữa về quá nhiều bé không bú kịp có thể khiến bé bị sặc sữa và sợ bú. Để giảm bởi hiện tượng này mẹ có thể vắt bớt sữa đầu trước khi cho bé bú để giảm bớt tình trạng sữa xuống quá nhiều. Lưu ý thực hiện tư thế cho bé bú đúng cách, thoải mái.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Hướng dẫn cho con bú đúng cách để tìm hiểu rõ hơn.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!
Be nha em 2thang 20 ngay, cách đây 3 ngay den gio tu nhien be khong chiu ti me, chi le lưỡi day ra. Con ti binh thi cung ti nhung it hon so voi truoc cu lay lưỡi day ra.
Chào bạn Mỹ Châu,
Trẻ thường có giai đoạn biếng ăn sinh lý đầu tiên ở khoảng 3 tháng tuổi. Đồng thời giai đoạn này trẻ cũng bắt đầu có hiện tượng thiếu Vitamin D nếu không được tắm nằng thường xuyên hay bổ sung thêm từ thuốc. Thiếu Vitamin D cũng gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ.
Để khắc phục tình trạng này mẹ cần bình tĩnh, không nên cố ép sẽ khiến con sợ ăn. Để con bú theo nhu cầu, mẹ cần thực hiện chế độ ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ và đa dạng để tăng cường chất lượng sữa cho con bú; tránh các thực phẩm cay, nóng, có mùi đặc biệt… để tránh ảnh hưởng tới mùi vị sữa. Đồng thời bổ sung thêm mỗi ngày 400IU Vitamin D/ngày cho trẻ. Nếu tình trạng biếng ăn kéo dài, ảnh hường tới sức khỏe của con thì mẹ nên cho bé tới bác sĩ để thăm khám cụ thể.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!