Thuốc dùng cho phụ nữ mang thai và nuôi con bú

Made in Australia

Bài viết mới nhất
[Bài báo khoa học] Dinh dưỡng trước và trong thai kỳ

31/10/2019

BTV Ngọc Tuyết

8650 đã xem

Mục lục

Dinh dưỡng tốt không chỉ đóng vai trò quan trọng trong thai kỳ. Nếu chuẩn bị có kế hoạch mang thai, một chế độ ăn uống cân bằng và khỏe mạnh là một trong những phương cách tốt nhất mà người phụ nữ có thể làm cho bản thân và cho đứa trẻ của mình.

Khi mang thai, thai phụ sẽ cần phải ăn cho 2 người, nhưng điều này không có nghĩa là phải ăn gấp đôi. Ăn cho cả 2 người (thai phụ và em bé) nghĩa là phải chú ý vào việc ăn uống gấp hai lần so với trước khi mang thai.

Trong suốt thời gian mang thai, thai phụ cần phải gia tăng khẩu phần ăn chứa các thực phẩm giàu sắt, can-xi, axit folic, vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết khác vì các chất này rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Nếu thai phụ có dinh dưỡng kém hoặc thường xuyên bỏ bữa hoặc ăn giới hạn thực phẩm thì phải thay đổi ngay.

Ngay từ khi có kế hoạch mang thai, điều quan trọng là phải tạo ra một thói quen ăn uống cân bằng và khỏe mạnh vì hầu hết các cơ quan chính của thai nhi đều được hình thành trong những tuần đầu tiên thai kỳ – ở thời điểm ngay cả trước khi thai phụ biết mình mang thai.

Ăn ít năng lượng hoặc kém dinh dưỡng làm cho sự phát triển của các tế bào có thể không đạt được sự tối ưu, điều này khiến cho thai nhi bị nhẹ cân lúc sanh, không những làm tăng các nguy cơ sức khỏe cho trẻ ngay lúc sanh mà còn về lâu dài.

Dinh dưỡng trước và quanh thời điểm mang thai cũng quan trọng giống như việc người phụ nữ đi khám trước mang thai để chích ngừa hay phát hiện và ổn định các bệnh lý nội ngoại khoa.

Một chế độ ăn uống đúng không có nghĩa là thai phụ phải tuân thủ theo một chế độ ăn cứng nhắc để đạt được dinh dưỡng và tăng cân phù hợp trong thai kỳ, để có chế độ ăn uống khỏe mạnh trong thai kỳ thai phụ cần ăn nhiều loại thức ăn, chú ý trong lựa chọn và chế biến thực phẩm và tạo được cảm giác ngon miệng trong mỗi bữa ăn. Thai phụ phải nhớ rằng: ăn gì hoặc uống gì cũng đều ảnh hưởng trực tiếp lên sự phát triển của thai nhi.

1. Tăng cân trong thai kỳ

Cần phải tăng cân trong thai kỳ, tuy nhiên điều này không có nghĩa là tăng cân không giới hạn, tăng cân phù hợp là điều cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Dựa và chiều cao và cân nặng trước khi mang thai mà thai phụ có thể tăng bao nhiêu kg là phù hợp. Nếu thai phụ có cân nặng bình thường so với chiều cao, các nghiên cứu gợi ý khi mang thai nên tăng 11-16 kg.

Cân nặng tăng lên trong thai kỳ không phải chỉ do tăng khối lượng mỡ mà còn là cân nặng của thai nhi, sự gia tăng về thể tích máu, dịch và các phần phụ của thai.

[tds_info]

Tăng cân trong thai kỳ:

Mẹ Thai và phần phụ của thai

Thể tích máu

Tử cung

Mô mỡ

2kg

1kg

1kg

3kg

Thai

Bánh nhau

Thể tích ối

3,5kg

0,6kg

1,2kg

[/tds_info]

Cân nặng phù hợp với mỗi thai phụ dựa vào cân nặng và BMI trước khi mang thai, tiền sử bệnh lý nội khoa, sức khỏe hiện tại, sức khỏe của thai nhi đang phát triển và số lượng thai đang mang.

Nếu có thể nên cố gắng tăng cân từ từ, chủ yếu tăng cân vào tam cá nguyệt 2 và tam cá nguyệt 3.

Trong suốt tam cá nguyệt 1 mỗi ngày ăn hơn 150-200 cal, sẽ giúp bạn tăng khoảng 0,5kg/tháng. Nếu hoạt động nhiều thai phụ cần mức năng lượng nhiều hơn.

Trong tam cá nguyệt 2 và tam cá nguyệt 3, thai phụ cần chế độ ăn nhiều hơn 400-500 cal mỗi ngày so với chế độ ăn trước khi mang thai. Hầu hết các khuyến cáo đều khuyên nên tăng 0,2-0,5 kg/tuần trong tam cá nguyệt 2 và tam cá nguyệt 3.

BMI trên 30 trước khi mang thai có thể làm gia tăng nguy cơ cho mẹ và bé: tăng nguy cơ đái tháo đường, con to, mổ lấy thai, thai dị tật bẩm sinh như: tim bẩm sinh hay tật nứt đốt sống. Đối với những thai phụ này, cân nặng trong thai kỳ chỉ nên tăng từ 6-11 kg hoặc thậm chí là ít hơn nữa, trong đó tam cá nguyệt 1 chỉ nên tăng 1kg và 0,3 kg mỗi tuần trong tam cá nguyệt 2 và tam cá nguyệt 3.

Thai phụ nhẹ cân có BMI thấp (nhỏ hơn 18) cũng làm tăng nguy cơ cho mẹ và bé: tăng nguy cơ sanh non và thai chậm tăng trưởng. Các thai phụ nhẹ cân cần tăng ít nhất 12-18 kg trong thai kỳ, trong đó 2kg cho tam cá nguyệt 1 và ít nhất là 0,5kg cho mỗi tuần trong tam cá nguyệt 2 và tam cá nguyệt 3.

[tds_council]

Mức tăng cân khuyến cáo trong thai kỳ:

Cân nặng trước mang thai BMI Tăng cân trong thai kỳ được khuyến cáo (kg)
Song thai

Nhẹ cân

Cân nặng trung bình

Thừa cân

Béo phì

Tất cả BMI

<18

18,5-25

25-29

≥30

15-20

12-18

11-15

6-11

6

[/tds_council]

2. Dinh dưỡng cơ bản

Cơ thể cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển, sinh sản và duy trì cuộc sống khỏe mạnh. Có 6 thành phần dinh dưỡng chủ yếu:

  • Tinh bột
  • Đạm
  • Chất béo
  • Vitamin
  • Khoáng chất
  • Nước

Tinh bột, đạm và chất béo là thành phần cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Vitamin, khoáng chất và nước cần thiết để chuyển hóa tinh bột, đạm và chất béo thành năng lượng và là thành tố cấu tạo nên cơ, xương, máu và các thành phần khác trong cơ thể.

Nước còn đóng vai trò là môi trường đệm cho các phản ứng hóa học xảy ra và để đào thải chất bã ra ngoài cơ thể thông qua nước tiểu.

Phụ nữ khi mang thai có nhu cầu về năng lượng, đạm, vitamin, khoáng chất, và nước cao hơn so với không mang thai. Một chế độ ăn khỏe mạnh và cân bằng trong thai kỳ cần đảm bảo các yêu cầu:

  • Cung cấp đủ năng lượng cần thiết để thai phụ tăng cân hợp lý trong thai kỳ.
  • Thành phần thực phẩm đưa vào tuân theo khuyến cáo của tháp dinh dưỡng.
  • Ăn đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Uống đủ nước.
  • Ăn đủ chất xơ.
  • Không hạn chế muối.
  • Không uống các chất có cồn.

Trong thai kỳ điều quan trọng là phải ăn nhiều loại thức ăn lành mạnh, ăn ít nhất 3 bữa chính mỗi ngày và các bữa nhẹ khác nếu thai phụ bị nghén, nên cố gắng ăn thành nhiều bữa nhẹ hoặc chia nhỏ bữa ăn trong cả ngày.

Cần phải thật cẩn trọng trong việc lựa chọn các thành phần thức ăn và dinh dưỡng của mỗi loại. Đọc kỹ thông tin thành phần dinh dưỡng trên thực phẩm có thể giúp bạn tránh tiêu thụ quá nhiều lượng đường và chất béo-đem lại nhiều năng lượng nhưng ít dinh dưỡng.

Thông tin trên thực phẩm còn giúp bạn nhận biết được số lượng chất đường nhân tạo và muối trên những thực phẩm đóng gói sẵn. Mặc dù các chất gây ngọt nhân tạo được cho phép sử dụng là khá an toàn cho sức khỏe, tuy nhiên thai phụ nên hạn chế sử dụng các thức ăn hoặc nước uống có chất gây ngọt nhân tạo, các thực phẩm này có thể là kẹo, yogurt, soda và các loại nước ngọt đóng chai khác.

Nhu cầu muối cũng gia tăng trong khi mang thai, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều các thực phẩm chứa nhiều muối đặc biệt khi bạn có cao huyết áp hoặc có biến chứng của thai kỳ.

[tds_council]

Chế độ ăn khuyến cáo cho phụ nữ có thai:

Trước khi mang thai:

–         Nên sử dụng thực phẩm giàu sắt hoặc thực phẩm bổ sung thêm sắt. Dùng thêm thực phẩm giàu vitamin C để làm tăng hấp thu sắt.

–         Uống bổ sung acid folic mỗi ngày (400 mcg).

–         Chế độ ăn cân bằng, bao gồm 3-3,5 chén trái cây và rau cải mỗi ngày, chú ý dùng nhiều loại rau quả với nhiều màu sắc khác nhau.

–         Dùng 3 ly sữa hoặc các loại thực phẩm giàu canxi khác mỗi ngày.

–         Không dùng các thực phẩm chứa cồn.

Trong thai kỳ:

–         Tiếp tục dùng các thực phẩm khuyến cáo như trước khi mang thai.

–         Ăn đủ lượng thực phẩm để đạt mức tăng cân như khuyến cáo.

–         Trong tam cá nguyệt 1 không cần ăn tăng số lượng thức ăn, tuy nhiên cần phải ăn cân bằng. Nhu cầu năng lượng tăng thêm là 340 calo/ngày trong tam cá nguyệt 2 và 450 calo/ngày trong tam cá nguyệt 3.

–         Không được bỏ bữa ăn. Ăn 3 bữa chính và thêm 2-3 bữa phụ (trái cây hoặc rau cải) mỗi ngày.

–         Nếu không có các biến chứng y khoa, thai phụ nên tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần với cường độ vừa phải.

–         Chỉ nên dùng thức ăn chế biến sẵn sau khi đã được hâm nóng lại.

(Nguồn: What’s a Pregnant Woman to Eat? A Review of Current USDA Dietary Guidelines and My Pyramid).

[/tds_council]

3. Vitamin và khoáng chất

Cách tốt nhất để bổ sung vitamin và khoáng chất là cung cấp qua thức ăn. Thậm chí khi thai phụ đã được bổ sung các vitamin đầy đủ thì việc chuNn bị một chế độ ăn cân bằng, khỏe mạnh là rất cần thiết. Thực chất thì việc bổ sung vitamin vẫn không thể nào bù đắp lại cho một chế độ ăn nghèo nàn.

Acid folic

Acid folic là loại vitamin nhóm B cần thiết trong giai đoạn sớm mang thai. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) và Viện Y tế Công Cộng của Hoa Kỳ đã khuyến cáo tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên bổ sung 0,4-0,6 mg acid folic mỗi ngày, dù có hay không có kế hoạch mang thai. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cung cấp đủ acid folic sẽ làm giảm rõ rệt nguy cơ dị tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống và tật vô não một phần hoặc toàn bộ.

Dị tật ống thần kinh có thể xảy ra trong 4 tuần đầu tiên của thai kỳ ngay cả trước khi phát hiện ra có thai, vì vậy bắt đầu bổ sung acid folic sau khi có thai có thể không còn hiệu quả bảo vệ cao đối với dị tật ống thần kinh nữa.

Nhu cầu acid folic trong thai kỳ là 0,4 mg mỗi ngày. Nếu thai phụ đã có tiền căn sanh em bé có dị tật ống thần kinh cần bổ sung lượng acid folic lớn hơn 4 mg/ngày. Nên bổ sung acid folic 1 tháng trước khi có kế hoạch mang thai và trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, không nên tiêu thụ hơn 1mg acid folic/ngày nếu không có chỉ định y khoa. Quá nhiều acid folic có thể làm che dấu đi các dấu hiệu của bệnh thiếu vitamin B12.

Các thức ăn giàu acid folic như: bánh mì ngũ cốc, các loại rau lá xanh, các loại đậu, chuối, cà chua, trái cây và các loại nước ép như cam, bưởi, quýt. 

Sắt

Trên thế giới, uớc tính có khoảng 41,8% thai phụ bị thiếu máu, trong đó gần một nửa là thiếu máu có liên quan đến thiếu sắt.

Sắt là khoáng chất có nhiều trong các loại thịt đỏ, và luôn luôn là một phần quan trọng trong chế độ ăn hàng ngày, sắt càng quan trọng hơn nữa khi mang thai.

Nếu không cung cấp đủ sắt, thai phụ có thể bị thiếu máu thiếu sắt gây mệt mỏi và dễ bị nhiễm trùng. Sắt còn cần thiết để hình thành cơ thể thai nhi và bánh nhau. Ngay lúc sinh, trẻ sơ sinh cần phải dự trữ đủ sắt để sử dụng trong 6 tháng đầu sau sinh. Trong thai kỳ, nhu cầu sắt là 30mg/ngày – gấp đôi nhu cầu sắt của một người không mang thai.

Vì vậy thai phụ cần phải được bổ sung sắt qua viên uống và chế độ ăn giàu chất sắt. Ngoài ra, để cơ thể hấp thu sắt được tốt, cơ thể cần có 1 lượng cao vitamin C. Vì vậy bạn phải ăn thức ăn giàu vitamin C cùng với thức ăn giàu sắt để cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.

Các thức ăn chứa sắt cao: các loại thịt đỏ, gia cầm, cá, đậu hủ, cải bó xôi, trái cây khô, các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều và đậu phộng.

Bổ sung sắt và acid folic hàng ngày được khuyến cáo là một chương trình quan trọng trong chăm sóc tiền sản giúp làm giảm nguy cơ thai nhẹ cân, nguy cơ thiếu máu và thiếu sắt ở thai phụ (WHO).

[tds_council]

Hướng dẫn bổ sung Sắt và Acid folic trong thai kỳ (WHO 2012)

Thành phần bổ sung Sắt: 30-60 mg sắt nguyên tố

Acid folic: 400 mcg

Tần suất Mỗi ngày
Thời gian Trong suốt thai kỳ, bổ sung sắt và acid folic nên bắt đầu càng sớm càng tốt
Đối tượng Tất cả các thai phụ ở tuổi vị thành niên và trưởng thành

*30mg sắt nguyên tố # 150 mg ferrous sulfate heptahydrate, 90 mg ferrous sulfate, hoặc 250 mg ferrous gluconate.

[/tds_council]

Nếu có thiếu máu, thai phụ nên được điều trị với sắt (120 mg sắt nguyên tố) và acid folic (400 mcg) hàng ngày cho đến khi nồng độ haemoglobin trở về bình thường, sau đó chuyển về liều bổ sung bình thường trong thai kỳ để phòng bị thiếu máu trở lại.

Canxi

Canxi giúp cho xương và răng chắc khỏe. Nếu thường xuyên sử dụng các thức ăn chế biến từ bơ sữa, các thức ăn này dễ dàng cung cấp đủ canxi cho cơ thể. Khi mang thai và cho con bú, nhu cầu canxi mỗi ngày là 1000-1500mg/ngày – nhiều hơn 40% so với nhu cầu của một người trưởng thành. Vì vậy trong thai kỳ các thai phụ thường được bổ sung thêm viên canxi uống ở vùng có chế độ ăn chứa canxi thấp.

Chú ý nên sử dụng canxi có dạng muối canxi carbonat hoặc canxi citrat để cơ thể hấp thu cao. Không bao giờ sử dụng bột canxi từ vỏ sò hay bột xương – còn được biết là dolomite hay appetite – vì nguy cơ nhiễm chì và các hóa chất độc hại khác.

Các thức ăn chứa nhiều canxi như sữa, bơ, yogurt, cá hồi, cá sardine đóng hộp, rau bó xôi, bông cải xanh, các loại hạt, cam và các loại nước ép khác.

Ở vùng dân cư có chế độ ăn chứa canxi thấp, việc bổ sung canxi trong thai kỳ được khuyến cáo để ngăn chặn tiền sản giật ở phụ nữ có thai, đặc biệt ở các đối tượng có nguy cơ cao bị tiền sản giật (WHO).

[tds_council]

Hướng dẫn bổ sung canxi trong thai kỳ (WHO 2013)

Liều 1,5-2g canxi nguyên tố/ngày*
Tần suất Mỗi ngày, 3 lần/ngày
Thời gian Từ tuần thứ 20 đến cuối thai kỳ
Đối tượng Tất cả các thai phụ ở vùng có chế độ ăn chứa canxi thấp, đặc biệt là các thai phụ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp thai kỳ

*1g canxi nguyên tố # 2,5g canxi carbonate, hoặc 4g canxi citrate.

[/tds_council]

Vitamin A

Tình trạng thiếu vitamin A vẫn còn là một vấn đề sức khỏe ở phụ nữ, đang đe dọa lên 19 triệu thai phụ, chủ yếu ở các nước Châu Phi và Đông Nam Á.

Vitamin A là một sinh tố cần thiết cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vitamin A cần thiết cho sự phân bào, sự phát triển và trưởng thành của cơ quan và hệ xương của thai nhi, nâng cao hệ miễn dịch đề kháng lại sự nhiễm trùng, và sự phát triển thị giác của mẹ và thai.

Vì vậy, nhu cầu vitamin A tăng trong thai kỳ, mặc dù lượng vitamin A tăng thêm này là nhỏ và chỉ cần thiết trong tam cá nguyệt 3. Tuy nhiên, vitamin A cũng có thể gây độc cho mẹ và thai khi hàm lượng đưa vào cơ thể vượt quá 10.000 IU/ngày hoặc 25.000 IU/tuần. Vitamin A liều cao có thể gây dị tật nặng về xương, tim, não, đầu mặt cho thai nhi.

Nhu cầu vitamin A được khuyến cáo trong thai kỳ là 800 mcg RE/ngày (RE: retinol equivalent). Nguồn cung cấp vitamin A chủ yếu trong rau củ như (cà rốt, đu đủ, bí ngô), gan, dầu cá và các sản phNm từ sữa (sữa chua, phô mai).

[tds_council]

Hướng dẫn bổ sung Vitamin A trong thai kỳ (WHO 2011)

Đối tượng Phụ nữ có thai ở vùng có xuất độ lưu hành của bệnh quáng gà ở mẹ ≥ 5% hoặc ≥ 5% ở trẻ 24-59 tuần.
Liều Không quá 10.000 IU vitamin A/ngày, hoặc:

Không quá 25.000 IU vitamin A/tuần

Tần suất Mỗi ngày hoặc mỗi tuần
Đường dùng Dung dịch uống, chế phẩm ở dạng retiny l palmitate hoặc retinyl acetate
Thời điểm Tối thiểu 12 tuần từ khi có thai đến khi sinh

[/tds_council]

4. Chế biến thức ăn

Ngoài việc lựa chọn thức ăn còn phải lưu ý ăn sạch và nấu chín. Các thay đổi sinh lý trong cơ thể của người phụ nữ khi mang thai có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm độc thức ăn do vi trùng. Hơn nữa, khi bị nhiễm độc thức ăn do vi trùng triệu chứng nhiễm độc ở phụ nữ mang thai có thể nặng hơn so với người không mang thai, thai nhi cũng có thể ảnh hưởng do các độc tố của vi trùng có thể đi qua nhau thai và gây hại cho thai.

Salmonella và Listeria là 2 loại khuẩn thường gặp gây nhiễm độc thức ăn, đặc biệt nhiễm listeria có thể gây sẩy thai, nhiễm trùng huyết sơ sinh hoặc viêm màng não sơ sinh trong những trường hợp nặng. Để giảm nguy cơ ngộc độc thức ăn thai phụ cần chú ý trong lựa chọn thực phẩm, thường xuyên vệ sinh tủ lạnh, rửa tay hoặc rửa sạch trái cây và rau quả trước khi ăn.

Thịt xay

Các loại harmburger, thịt xay, xúc xích nên được xử lý kỹ, bởi vì E.coli thường có mặt trên bề mặt của miếng thịt sẽ di chuyển vào bên trong khối thịt trong quá trình xay nhuyễn. Khi nấu, nhiệt độ bên trong thường không đủ cao để giết chết E.coli, vì vậy cần hạn chế ăn các loại Burger và xúc xích nếu có thể, chế biến thức ăn từ thịt xay cần phải được nấu chín thật kỹ.

Cá và các loại hải sản có vỏ

Hải sản cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và nên được bổ sung trong khẩu phần ăn khi mang thai. Cá chứa nhiều axit béo, Omega-3 rất tốt cho sự phát triển của não và thai nhi. Tuy nhiên trong các loại hải sản có thể chứa nhiều loại giun sán và ấu trùng của giun sán, vì vầy khi mang thai cần tránh ăn các loại hải sản còn sống hoặc chưa được nấu chín kỹ.

5. Đối với người ăn chay

Hiện nay có rất nhiều nhiều người ăn chay. Ăn chay mang lại một số lợi ích nhất định cho sức khỏe của con người, người ăn chay ít nguy cơ bị các bệnh lý về tim mạch, ung thư, béo phì, và đái tháo đường type 2 hơn so với người ăn thịt.

Nếu thai phụ là người ăn chay, người này vẫn có thể tiếp tục chế độ ăn chay trong thai kỳ mà vẫn có được một em bé khỏe mạnh, nhưng cần phải lên kế hoạch và xem xét lại các loại thức ăn đưa vào.

Vitamin B12 chỉ có trong các nguồn thức ăn từ động vật và vi sinh. Người ăn chay rất dễ bị thiếu vitamin B12, vitamin D, kẽm, canxi, sắt, các acid béo omega-3, EPA và DHA. Vì vậy cần phải chú ý rất kỹ và lên kế hoạch cho bữa ăn mỗi ngày:

  • Cần ăn ít nhất 4 loại thực phẩm giàu canxi mỗi ngày.
  • Thêm vào các thức ăn giàu năng lượng hơn trong bữa ăn để giúp tăng cân tốt, các thực phẩm này có thể là các loại đậu, bơ làm từ đậu, các loại hạt và trái cây khô.
  • Uống thêm các viên bổ sung, nhiều người ăn chay cần phải uống thêm vitamin B12, việc bổ sung viên đa vitamin trong thai kỳ là cần thiết đối với người ăn chay.

Tài liệu tham khảo:

  1. Eileen R. Fowles (2006). “What’s a Pregnant Woman to Eat? A Review of Current USDA Dietary Guidelines and My Pyramid”, The Journal of Perinatal Education Volume 15, Number 4.
  2. Roger W. Harms, M.D (2006). “Nutrition: Make every bite count”, Mayo Clinic Guide to a Healthy Pregnancy. Harper Collins Publishers.
  3. John T. Queenan, Catherine Y. Spong, Charles J. Lockwood (2007). “Maternal nutrition”, Management of high-risk pregnancy – 5th ed. Blackwell Publishing.
  4. WHO (2013). “Guideline: Calcium supplementation in pregnant women”. Geneva, World Health Organization.
  1. WHO (2012). “Guideline: Daily iron and folic acid supplementation in pregnant women”. Geneva, World Health Organization.
  2. WHO (2011). “Guideline: Vitamin A supplementation in pregnant women”. Geneva, World Health Organization. 
  1. WHO (2012). “Guideline: Vitamin D supplementation in pregnant women”.Geneva, World Health Organization.
  2. WHO (2011). “Guideline: Use of multiple micronutrient powders for home fortification of foods consumed by pregnant women”. Geneva, World Health Organization.
  3. Alfiervic, C. A. Crowther, L. Duley, A. M. Gulmezoglu, G. ML. Gyte, E. D. Hodnett, G. J. Hofmeyr, J. P. Neilson (2009). “Nutrition during pregnancy”, A Cochrane Pocketbook: Pregnancy and Childbirth. The Cochrane Collaboration and John Wiley & Sons Ltd.

ThS.BS. Nguyễn Vũ Hà Phúc, GS.TS Nguyễn Duy Tài  – Bộ môn Phụ Sản ĐHYD TP HCM

Xem thêm
Bài viết nổi bật

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

PM Procare diamond là thuốc bổ tổng hợp chuyên dùng cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai và nuôi con bú có cung cấp đầy đủ các dưỡng chất bao gồm:

– Omega 3 (DHA/EPA) dạng Triglycerid dễ hấp thu hàm lượng cao, tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 (tương ứng với tỷ lệ DHA/EPA được tìm thấy trong sữa mẹ) – phù hợp nhất đối với phụ nữ mang thai và nuôi con bú, cho khả năng hấp thu và phát huy tác dụng tốt nhất.

Hàm lượng 216mgDHA/45mgEPA đáp ứng ĐỦ nhu cầu của cơ thể giúp tăng khả năng thụ thai, phát triển não bộ, thị giác của mẹ và con; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con  nhẹ cân, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,…

– Acid folic 500mcg, đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh, giúp quá trình tạo máu và phân chia tế bào,… Acid folic cũng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của tinh trùng

– 24mg sắt nguyên tố, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sắt của cơ thể, phần còn lại bạn có thể dễ dàng bổ sung từ thức ăn. Dùng sắt trước – trong khi mang thai giúp quá trình tạo máu, phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt, sảy thai, thai chậm phát triển, sinh non,…

– I-ốt 200mcg, đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể giúp phát triển não bộ, tuyến giáp của trẻ, phòng ngừa các rối loạn do thiếu I-ốt như: chứng đần độn, chậm phát triển,…

– Kẽm: cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai và bánh nhau. Thiếu Kẽm ở mẹ là nguyên nhân của suy dinh dưỡng bào thai. Kẽm còn cần thiết cho sự sản sinh tinh trùng và hormon sinh dục nam.

– Betacaroten (tiền chất của Vitamin A): Cần thiết cho hoạt động của cả tim, phổi, thận, mắt  và nhiều cơ quan khác

– Vitamin C: Vitamin C giúp tăng miễn dich, tăng hấp thu sắt,… Vitamin C còn làm giảm khuynh hướng tinh trùng dính chùm vào nhau – đây là 1 trong những nguyên nhân gây vô sinh thường gặp.

– Các Vitamin và khoáng chất khác

Sự kết hợp hài hòa Omega-3 (DHA, EPA) với các vitamin và khoáng chất trong thuốc PM Procare diamond giúp:

– Nâng cao sức khỏe sinh sản, cải thiện tỷ lệ thụ thai thành công cho các cặp vợ chồng

– Phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh

– Giúp mang thai đủ tháng, chỉ số thể chất khi sinh tốt hơn

– Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng lên trong thai kỳ, để cơ thể khỏe mạnh, nuôi dưỡng thai nhi tốt hơn

– Cần thiết cho sự phát triển toàn diện não bộ, thị giác, thể lực, khả năng vận động của trẻ; giúp con khỏe mạnh, thông minh ngay từ trong bụng mẹ

– Có lợi đối với sức khỏe tổng thể, nâng cao thể trạng, cải thiện đề kháng

– Giảm nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh

– Giúp giảm các biểu hiện khó chịu của tình trạng ốm nghén, phòng chống các biến chứng trong thai kỳ như tiền sản giật, đái tháo đường, sảy thai, thai lưu, đẻ non…

Với thành phần gồm đầy đủ các dưỡng chất, bao gồm acid béo Omega 3 (DHA, EPA) hàm lượng cao cùng các vitamin và khoáng chất thiết yếu, thuốc PM Procare diamond sẽ hấp thu tốt nhất khi bạn uống ngay sau bữa ăn (chậm nhất là 1h sau ăn).

Bạn nên uống tốt nhất 1 viên sau bữa ăn sáng. Nếu không uống được sau bữa sáng thì có thể uống sau bữa trưa hoặc sau bữa tối đều được.

Chỉ lưu ý không uống thuốc trước khi đi ngủ, bởi trong thuốc có một số thành phần gây tỉnh táo có thể khiến bạn khó ngủ.

PM Procare và PM Procare diamond đều là thuốc bổ tổng hợp, cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho thai kỳ. PM Procare cung cấp các dưỡng chất ở hàm lượng cơ bản, còn PM Procare diamond là sản phẩm cao cấp, cung cấp các dưỡng chất ở hàm lượng cao hơn, tối ưu hơn:

– Hàm lượng DHA/EPA là 216mg/45mg (cao gấp PM Procare 1.5 lần) – Đáp ứng ĐỦ nhu cầu của cơ thể

– Hàm lượng acid folic là 500mcg, I-ốt là 200mcg  – Đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể

– Hàm lượng sắt 24mg, đáp ứng hơn 80% nhu cầu vể sắt,… (phần còn lại thức ăn hàng ngày dễ dàng cung cấp đủ)

– Nhiều Vitamin và khoáng chất khác…

PM Procare diamond cung cấp đầy đủ – toàn diện các dưỡng chất để tối ưu bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Giúp mẹ có sức khỏe thai kỳ tốt nhất cũng như cung cấp đủ dưỡng chất cho con phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Nhất là trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp như hiện nay, việc tăng cường bổ sung dinh dưỡng không chỉ nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tăng lên cho mẹ và con mà còn để nâng cao để kháng, bảo vệ thai kỳ an toàn trước dịch bệnh.

-> Mong muốn cung cấp dưỡng chất tốt ưu và điều kiện kinh tế cho phép thì PM Procare diamond là lựa chọn tốt nhất.

Hoặc nếu chế độ ăn của mẹ tốt, đầy đủ – đa dạng các nguồn thực phẩm, mang thai trong độ tuổi sinh đẻ lý tưởng (22-34 tuổi), sức khỏe không có điểm gì cần lưu ý đặc biệt và muốn tối thiểu chi phí thì mẹ bổ sung thuốc PM Procare để cung cấp các dưỡng chất ở hàm lượng cơ bản cũng đáp ứng đủ nhu cầu.

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, với một thai kỳ bình thường mẹ bầu cần bổ sung khoảng 27mg sắt nguyên tố mỗi ngày là đủ (bao gồm từ thức ăn và thuốc bổ sung).

Với nhu cầu này, nếu chế độ ăn của bạn tương đối tốt, có thể ăn được 1-2 lạng thịt cá mỗi ngày thì chỉ cần bổ sung lượng Sắt tối thiểu (khoảng 5mg như trong PM Procare) là hợp lý, không dư thừa và không gây ra các tác dụng phụ như táo bón, khó chịu dạ dày.

Nếu chế độ ăn không đảm bảo bạn có thể lựa chọn PM Procare diamond với hàm lượng sắt lên tới 24mg, đáp ứng hơn 80% nhu cầu sắt cho cơ thể, phần còn lại bạn có thể dễ dàng bổ sung từ thực phẩm hàng ngày.

Chỉ bổ sung thêm sắt khi có chỉ định của bác sĩ trong trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy bạn thực sự có thiếu máu do thiếu sắt mà thôi.

Do canxi khi bổ sung liều cao làm cản trở hấp thu sắt và một số thành phần trong thuốc bổ tổng hợp nên để đảm bảo các thành phần dưỡng chất được hấp thu tốt nhất thì hàm lượng canxi trong thuốc Procare không cao.

Cùng với sự phát triển của thai nhi, từ tháng thứ 4 thai kỳ trở đi, nhu cầu canxi mẹ bầu cần cung cấp bắt đầu tăng cao khiến chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ. Lúc này, ngoài Procare mẹ bầu nên bổ sung thêm canxi từ thuốc riêng lẻ bên ngoài.

Nên lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi ở dạng canxi hữu cơ như canxi citrat, canxi lactat gluconat… để cơ thê dễ hấp thu, không gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Sản phẩm bổ sung canxi nên có sự kết hợp của các thành phần Canxi – Mg – Vitamin D3 để tăng cường khả năng hấp thu canxi tối ưu; tăng cường sức mạnh hệ cơ – xương; giúp giảm đau mỏi lưng hông, giảm chuột rút cho mẹ. Canxi hữu cơ Magcaldi là sản phẩm mẹ có thể tham khảo sử dụng.

Thời điểm bô sung canxi cũng cần cách xa thời điểm uống Procare ít nhất 2h và không nên uống quá 500mg canxi/lần vì cơ thể chúng ta chỉ hấp thu tốt nhất khi bổ sung canxi ở mức liều <500mg/lần mà thôi

Thuốc PM Procare diamond đã cung cấp 216mg DHA, 45mg EPA ở dạng Triglycerid dễ hấp thu và phù hợp nhất đối với phụ nữ mang thai và nuôi con bú – đáp ứng Đủ nhu cầu của cơ thể. Chính vì vậy nếu uống PM Procare diamond rồi thì bạn ko cần bổ sung thêm DHA nữa nhé!

Thuốc PM Procare đã cung cấp DHA, EPA ở dạng Triglycerid dễ hấp thu và phù hợp nhất đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai, mang thai và nuôi con bú. Thuốc sẽ cùng với thức ăn hàng ngày đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Vì vậy, uống PM Procare rồi thì bạn ko cần bổ sung thêm DHA nữa nhé!

Chuẩn bị mang thai, mang thai và cho con bú là lúc cơ thể cần cung cấp nhiều dưỡng chất để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, có rất nhiều chất dinh dưỡng cần cung cấp cho thai kỳ mà cơ thể thường thiếu nếu chỉ bổ sung từ thực phẩm hàng ngày. Chính vì vậy, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, bổ sung thêm thuốc bổ như PM Procare /PM Procare diamond là cần thiết.

Procare là thuốc chuyên dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú để đáp ứng nhu cầu dưỡng chất tăng lên của cơ thể trong thời kỳ này. Thành phần của thuốc được nghiên cứu kỹ lưỡng để cùng với bữa ăn hàng ngày có thể đáp ứng VỪA ĐỦ nhu cầu của cơ thể mà không lo dư thừa. Do đó, tùy thuộc vào chế độ ăn hàng ngày mà bạn có thể chủ động bổ sung PM Procare hay PM Procare diamond cho cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu. Tuy nhiên, nếu điều kiện cho phép thì việc thăm khám bác sĩ trước khi bổ sung là tốt nhất bạn nhé!”

“Nóng” là thuật ngữ dân gian và trong Đông Y với biểu hiện khô, táo có thể gặp phải như khô miệng, táo bón. Hiện tượng này thường xảy ra khi bạn bổ sung nhiều chất đạm, chất béo mà thiếu chất xơ, uống ít nước. Hoặc khi bạn bổ sung sắt, canxi liều cao. Với bà bầu, mang thai là lúc cơ thể có nhiều thay đổi, sự  tăng – giảm của một số hormon khiến tăng cường các hoạt động cơ bản làm bà bầu dễ “nóng” hơn…

Để giảm thiểu tình trạng “nóng trong” này, trước hết mẹ bầu cần thực hiện chế độ ăn hài hòa, đa dạng các nguồn thực phẩm, uống nhiều nước; đồng thời bổ sung các dưỡng chất vừa đáp ứng đủ nhu cầu mà thôi. PM  Procare /PM Procare diamond cung cấp 18 dưỡng chất thiết yếu, các thành phần của thuốc được nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng để cùng với thức ăn hàng ngày đáp ứng vừa đủ nhu cầu của cơ thể chứ không gây dư thừa. Do đó, PM Procare/PM Procare diamond thường ít hoặc không gây ra các hiện tượng trên cho bà bầu so với các sản phẩm cùng nhóm. Bạn có thể yên tâm sử dụng để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển tối ưu.

Bản chất thuốc PM Procare/PM Procare diamond là cung cấp các dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể thường thiếu trong thai kỳ (các dưỡng chất vốn được cung cấp từ thực phẩm hàng ngày nhưng do nhu cầu tăng cao trong thời kỳ mang thai và cho con bú nên chế độ ăn thông thường khó đáp ứng đủ). Các thành phần đều được kiểm tra kiểm soát chặt chẽ từ khâu nguyên liệu, trong quá trình sản xuất, kiểm nghiệm – thử nghiệm kỹ lưỡng; đặc biệt là thành phần công thức được nghiên cứu để đáp ứng vừa đủ nhu cầu chứ không dư thừa. Chính vì vậy, PM Procare/PM Procare diamond là sản phẩm an toàn khi dùng đúng với liều khuyến nghị. Rất hiếm gặp các trường hợp rối loại tiêu hóa nhẹ (táo bón, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi). Uống thuốc cùng hoặc ngay sau bữa ăn có thể giúp làm giảm các tác dụng này.

Thông báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ phản ứng phụ  nào xảy ra.

Để việc bổ sung hiệu quả và hấp thu tốt nhất mẹ cần lưu ý:

– Thời gian uống thuốc: Nên uống thuốc ngay sau bữa ăn, chậm nhất là 1h sau ăn

– Không uống PM Procare/PM Procare diamond trước khi đi ngủ bởi các thành phần dưỡng chất trong thuốc có thể khiến bạn khó ngủ

– Thời điểm uống PM Procare/PM Procare diamond và Canxi nên cách xa nhau ít nhất 2h để đảm bảo các thành phần dưỡng chất được hấp thu tốt nhất

– Nên uống thuốc bằng nước lọc là tốt nhất. Không uống kèm sữa, nước cam hay các thức uống khác trong vòng 1-2h trước và sau uống thuốc. Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt…

– Không dùng thuốc quá liều chỉ định

– Không dùng sản phẩm quá hạn sử dụng

PM Procare/ PM Procare diamond là sản phẩm bổ sung đa vi chất tổng hợp với mục đích cung cấp vừa đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp mọi quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra tốt đẹp nhất. Các thành phần trong thuốc được nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng để cùng với chế độ ăn hàng ngày có thể đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể mà không lo dư thừa. Nếu bạn có sức khỏe không được tốt cho lắm, chế độ ăn chưa đầy đủ, hay bạn muốn bổ sung thêm để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng Procare thường xuyên.                                                       

Với liều lượng 01 viên sau ăn mỗi ngày, cho tới nay chưa ghi nhận được tác dụng bất lợi nào của thuốc Procare trừ một số trường hợp có thể gặp táo bón nhẹ.

BÌNH LUẬN CỦA KHÁCH HÀNG

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Ý KIẾN CỦA BẠN
Vui lòng để lại thông tin cần tư vấn tại đây để được chuyên gia giải đáp trong thời gian sớm nhất
VIDEO MỚI NHẤT

TIN HỮU ÍCH

Tư vấn chuyên gia
Vui lòng để lại thông tin cần tư vấn tại đây để được chuyên gia giải đáp trong thời gian sớm nhất
ĐĂNG KÝ MUA HÀNG
PM Procare
-
+
PM Procare Diamond
-
+
Canxi Magcaldi
-
+
Giá tiền

0

VNĐ

Add Your Heading Text Here

Đơn hàng đã được đặt thành công ! Cám ơn quý khách đã tin dùng sản phẩm của chúng tôi.