Bên cạnh những thực phẩm lợi sữa, cũng có một số thực phẩm làm giảm chất lượng sữa mẹ, ảnh hưởng đến trẻ khiến trẻ bỏ bú, quấy khóc. Vậy mẹ cho con bú không nên ăn gì để không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ và hệ thống tiêu hóa non nớt của con? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Cho con bú không nên ăn gì?
Những thực phẩm dưới đây không hẳn là không tốt với mẹ nhưng có thể khiến em bé của bạn gặp vài vấn đề về sức khỏe. Vì thế mẹ hãy thật lưu ý khi ăn nhé!
Thực phẩm làm mất sữa
Bạc hà
Từ xa xưa, người ta đã dùng trà bạc hà để giảm tiết sữa khi muốn cai sữa cho bé vì trong thành phần của loại cây này có một số chất giúp giảm lượng sữa mẹ. Một lượng nhỏ lá bạc hà có thể không ảnh hưởng gì nhưng nếu mẹ thường xuyên ăn các thực phẩm có thành phần chiết xuất từ lá bạc hà như bánh, kẹo, tinh dầu… từ bạc hà có thể làm giảm lượng sữa một cách rõ rệt, thậm chí là gây mất sữa. Vì vậy, khi cho con bú mẹ hãy hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa bạc hà kể cả kẹo, thuốc ho, tinh dầu…nếu không muốn bị mất sữa.
Lá lốt
Là loại lá gia vị rất được các mẹ yêu thích và thường xuyên cho vào các món ăn như chả lá lốt, chuối lá lốt hay bò cuốn lá lốt, nhưng mẹ không biết rằng đây là loại lá làm mất sữa hàng đầu trong danh sách những thực phẩm làm mất sữa mẹ nhanh chóng. Những món canh nấu với măng, lá lốt, lá đinh lăng… là nguyên nhân khiến mẹ mất sữa đột ngột. Mẹ cần chú ý để tránh những món ăn có chứa những loại lá trên nhé.
Rau mùi tây
Người việt chúng ta hay có thói quen trang trí thức ăn bằng rau mùi hoặc ăn rau mùi sống…Khi đang cho con bú nếu mẹ ăn một vài nhánh sẽ không sao nhưng nếu ăn quá nhiều mùi tây sẽ có thể giảm lượng sữa tiết ra đấy.
Rau cần tây
Rau cần tây thường rất ít khi sử dụng nhưng nó cũng có thể gây mất sữa hoặc giảm khả năng tiết sữa nên mẹ cũng cần tránh nếu gặp phải những món ăn chế biến cùng loại rau này.
Lá dâu
Là loại lá thường được dùng làm mẹo dân gian để cắt sữa khi muốn cai sữa cho con. Vì vậy, các mẹ nuôi con bú không được uống loại nước đun từ lá của cây dâu nếu vẫn muốn có nhiều sữa cho con bú.
Bắp cải
Tuy bắp cải là một loại thực phẩm lành mạnh và có nhiều dưỡng chất nhưng các bà bầu nên chú ý không ăn quá nhiều rau bắp cải cũng có thể dẫn tới tình trạng mất sữa. Rau bắp cải tính hàn, sau sinh ăn cải bắp sẽ gây tổn hại tỳ vị, làm ảnh hưởng đến sự vận hành của thức ăn trong máu dẫn đến giảm chất lượng và số lượng sữa mẹ. Vì vậy sau khi sinh con, hầu hết các mẹ đều được bác sĩ dặn dò không nên ăn rau bắp cải trong thời gian cho con bú.
Mì tôm
Mì tôm cũng là 1 món ăn có thể khiến mẹ mất sữa bởi vì trong mì tôm có thành phần là lúa mạch. Còn nếu mẹ dùng loại mì không có thành phần lúa mạch thì việc thường xuyên ăn mì tôm cũng khiến mẹ ít sữa
Thực phẩm có chứa độc tố
Cá lớn: chẳng hạn như cá kiếm, cá mập, cá kình, cá thu chứa hàm lượng thủy ngân cao, có thể gây cản trở sự phát triển bình thường của não bộ và hệ thống thần kinh của trẻ. Bạn cũng nên tránh các loại tôm cá đánh bắt ở vùng nước bị ô nhiễm bởi chúng có thể bị nhiễm các hóa chất gây hại cho sức khỏe của bạn và sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên cá biển lại rất giàu DHA, rất cần cho sự phát triển não bộ và thị giác của trẻ nên FDA khuyến cáo phụ nữ mang thai và cho con bú mỗi tuần nên ăn 340 gam cá biển hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi , cá ngừ trắng, cá minh thái, cá mòi…
Măng: Đây là món ăn quen thuộc và được nhiều người ưa thích nhất là trong các dịp lễ, tết. Nhưng măng lại rất độc hại, theo đánh giá cứ 1 kg măng củ chứa lượng độc tố HCN có thể gây tử vong tức thì cho 2 đứa trẻ nhỏ. Vì vậy, trong thời gian cho con bú, mẹ tuyệt đối không được ăn măng để đảm bảo an toàn cho bé.
Thực phẩm dễ gây dị ứng
Các thực phẩm dễ gây dị ứng là tôm, cua, trứng, lạc, đậu nành sữa và các chế phẩm từ bơ sữa…Những loại thực phẩm này có thể không gây dị ứng cho mẹ nhưng nếu trong gia đình có tiền sử dị ứng với loại này thì khả năng bé bị dị ứng cũng rất cao. Vì vậy, trước khi dùng các thực phẩm này mẹ nên thử dùng một liều lượng nhỏ và xem phản ứng sau khi bé bú có vấn đề gì không rồi mới sử dụng tiếp.
Thực phẩm cay, nóng
Các thực phẩm gia vị có tính nóng, cay như tỏi, hành, ớt có thể nhiễm mùi vào sữa mẹ khiến bé khó chịu bỏ bú vì vậy mẹ nên hạn chế các gia vị này trong thời gian cho con bú nhé. Tuy nhiên, nếu bé “chấp nhận” những mùi vị đặc biệt này thì mẹ hoàn toàn có thể ăn mà không phải bận tâm .
Đồ uống có chất kích thích
Caffein có trong cà phê và đồ uống có ga có thể nhiễm vào sữa mẹ và đi vào cơ thể bé khiến con bị ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là không ngủ được và quấy khóc. Mẹ nên từ bỏ sở thích này của mình đi nhé hoặc chỉ uống ngay sau khi bé bú xong.
Đồ uống chứa cồn có thể giảm phản xạ tiết sữa của mẹ cũng như gây ra các tác dụng phụ như mệt mỏi, ngủ nhiều và em bé bị tăng cân bất thường.
Các loại trái cây có múi, nhiều khí.
Một số loại trái cây như cam, chanh, quýt,…rất giàu vitamin C và chất chống oxi hóa; rất có lợi cho cho sức khỏe của các mẹ khi mang thai. Tuy nhiên, những loại quả này có chứa nhiều tính axit có thể theo con đường sữa mẹ vào cơ thể của con mà lúc này hệ tiêu hóa của bé còn non, yếu có thể gây kích ứng mạnh, làm rối loạn tiêu hóa, gây trớ, nôn mửa thậm chí phát ban nên mẹ cần kiêng ăn những loại trái cây này.
Ngoài ra, một số loại trái cây như anh đào, mận, dâu tây có thể tạo khí, gây đầy hơi cho bụng của em bé. Nó cũng là những hoa quả nóng, dễ làm cơ thể phát nhiệt.
Lời khuyên cho các bà mẹ trẻ khi cho con bú:
- Uống nhiều nước vì sữa mẹ được tạo ra chủ yếu từ nước.
- Bổ sung các vitamin cần thiết để tăng chất lượng sữa mẹ như canxi, sắt, vitamin D và B12
- Chọn các loại thực phẩm tươi, tự nhiên vào thực đơn hàng ngày .>> Xem: Ăn gì tốt khi cho con bú.
Chú ý một số dấu hiệu trẻ bị dị ứng khi bú mẹ:
- Trẻ tự nhiên bỏ bú, quấy khóc
- Nôn, trớ nhiều
- Thường xuyên đi phân lỏng
- Da mẩn đỏ, sưng rộp không rõ nguyên nhân
Khi thấy những dấu hiệu dị ứng trên sau khi bú mẹ, nếu không nghiêm trọng mẹ hãy ghi lại những gì mình ăn để tránh dùng cho những lần sau.
Lựa chọn thực phẩm phù hợp khi nuôi con bằng sữa mẹ là rất quan trọng. Bạn nên có một chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý, chọn những thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ khỏe, bé khỏe và tránh xa những thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ và hệ tiêu hóa của trẻ.
Theo : Mai Linh tổng hợp
13 thoughts on “Mẹ cho con bú không nên ăn gì?”
Mình sữa mình ít mua thuốc kích sữa vẫn không có tác dụng. E rất hay đói ngoài ăn ba bữa chính e muốn ăn vặt mà không biết ăn gì
Chào bạn Thái Hà,
Để có đủ sữa cho con bú, trước hết mẹ cần ăn đủ no, uống đủ nước, ngủ – nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu đói nghĩa là bạn đang thiếu dưỡng chất, bạn có thể ăn hoa quả, ăn bánh, ăn cháo, bún, phở, cơm, uống sữa… đều được. Chỉ cần lưu ý ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, bạn có thể bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp PM Procare diamond và viên bổ sung canxi Magcaldi mỗi ngày để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể mạnh khỏe, mau phục hồi và tăng cường số lượng, chất lượng sữa cho con bú.
Tiếp đó nên cho con bú mẹ theo nhu cầu, tư thế bú đúng. Trẻ càng bú thì sữa mẹ sẽ càng được kích thích ra nhiều hơn.
Bạn có thể tham khảo bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn: Những điều cần biết khi cho trẻ bú mẹ
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!
Tôi đang uống Procare Diamond nhưng đi vệ sinh thì nước tiểu có màu vàng, không biết có phải cơ thể tôi không hấp thụ được thuốc nên đào thải ra ngoài k ạ? Xin cảm ơn!
Chào bạn Trâm,
Khi uống Procare nước tiểu có màu vàng do chất tạo màu trong vỏ nang và thành phần Vitamin B2 có trong thuốc thải trừ qua nước tiểu gây ra. Cơ thể chúng ta rất khó có thể hấp thu hoàn toàn được dưỡng chất, luôn có một lượng nhỏ thải trừ qua nước tiểu, đó là lý do tại sao nước tiểu có màu vàng sau khi uống thuốc và màu vàng này thường nhạt dần sau 3-5 lần đi tiểu. Đó là hiện tượng sinh lý bình thường bạn nhé!
Thân ái,
2 hnay tự nhiên sữa về ít mình cảm giác mỗi lần sữa về là rỉ ra hết ở đầu ti ko trữ lại trong bầu ngực. ko bit bị lsao nữa nhờ chuyên gia tư vấn giúp
Chào bạn,
Sữa đang nhiều mà về ít hơn có thể do tình trạng thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt, tâm lý lo lắng, căng thẳng, cơ thể mỏi mệt, chế độ dinh dưỡng không đủ… Cho trẻ bú không thường xuyên, không đúng cách cũng khiến sữa ngày càng về ít hơn. Để khắc phục bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
– Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ, đặc biệt cần uống đủ nước vì nếu cơ thể uống không đủ nước thì lượng sữa cũng sẽ ít.
– Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và cân bằng, không phải chỉ tập trung ăn 1 số chất. Ví dụ như 1 số người suốt ngày chỉ ăn móng heo và đu đủ là chưa tốt. Ngoài chế độ ăn, bạn có thể bổ sung thêm viên bổ tổng hợp như PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ mạnh khỏe và tăng chất lượng sữa cho con bú.
– Ngủ đủ giấc vì Prolactin tiết ra để kích thích sự tạo sữa chỉ được tiết ra nhiều trong lúc Ngủ nếu như mất Ngủ sẽ làm cho mất sữa
– Giữ tinh thần thoải mái, vui tươi, tránh lo nghĩ căng thẳng. Tăng cường gần gũi con nhiều hơn cũng làm Tăng lượng sữa.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!
Xin chào! Con tôi đc 6 tháng rồi nhưng cháu đi ngoài nhiều lần (7-8) lần trong ngày và phân loãng, nhiều nước. Cháu bú mẹ hoàn toàn. Lúc cháu đc 4 tháng tôi đã đi làm và vắt sữa ra bình cho cháu bú. Lúc 4 tháng cháu được 7 kg và giờ vẫn vậy. Hai tháng đầu cháu được 2,6kg. Thánh thứ 3 lên 7 lạng và tháng thứ 4 được 5 lạng. Cháu vẫn chơi bình thường. Lúc bú có khi cháu cứ rướn bụng. Tôi đã cho cháu khám dịch vụ ở bệnh viện nhi đồng 2 và bác sĩ bảo không sao (không xét nghiệm phân). Tôi cho cháu uống men vi sinh mà k thấy đỡ. Cho hỏi có phải con tôi bị rối loạn tiêu hoá không và tôi nêm làm gì ? Xin cảm ơn.
Chào bạn Hóa,
Trẻ bú mẹ thường đi ngoài nhiều lần, phân loãng và mềm hơn trẻ bú bình. Khoonng rõ thời gian này bé mới đi ngoài 7-8 lần/ngày hay từ trước giờ vẫn đi nhiều như vậy? Nếu từ trước giờ vẫn vậy mà trẻ vẫn ăn ngủ tốt, không quấy khóc, vẫn chơi đùa và tăng cân đều thì bạn không cần quá lo lắng. Đó là chu kỳ sinh học thông thường của trẻ. Trẻ sẽ giảm số lần đi ngoài khi lớn hơn.
Nếu trước đây trẻ đi ngoài ít mà giờ đi ngoài nhiều hơn thì đó là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa. Có thể do quá trình bảo quản sữa chưa tốt, hoặc do ăn phải thức ăn lạ… Bạn nên xem xét lại chế độ dịnh dưỡng cho bé đồng thời đi khám và xét nghiệm phân đầy đủ để có chuẩn đoán và điều trị phù hợp.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!
Bé mình được 4 tháng hay bị táo bón phải làm thế nào.
Chào bạn Tường Vân,
Mỗi bé có nhịp độ đi tiêu riêng nhưng nhìn chung trẻ được coi là táo bón nếu đi ngoài dưới 3 lần mỗi tuần, phân ít, cứng hoặc vỡ vụn như phân dê. Bé cũng được coi là bị táo bón nên đi ngoài phân quá rắn, cảm thấy căng thẳng và đau khi đi tiêu.
Một vài yếu tố có thể gây táo bón cho trẻ bạn cần lưu ý:
– Dinh dưỡng: Mẹ bổi dưỡng quá nhiều chất đạm mà ít chất xơ, uống không đủ nước, hay mẹ thường ăn các thực phẩm cay nóng,… khiến trẻ bú mẹ bị táo bón. Nên thực hiện chế độ ăn cần bằng dưỡng chất, tăng cường hoa quả và rau xanh, uống nhiều nước…
– Nhịn tiêu: Táo bón xuất hiện khi trẻ không đi tiêu thường xuyên, khi đi tiêu trẻ có thể bị đau vì phân đã trở nên khô cứng. Một số trẻ vẫn đi ngoài đều đặn mỗi ngày, nhưng mỗi lần đi được quá ít, những bé này cũng có thể bị táo bón.
– Thay đổi nhịp điệu hàng ngày: như đi xa, chuyển nhà, đổi trường hay thay đổi loại sữa công thức đang dùng có thể ảnh hưởng tới nhịp điệu đi tiêu tự nhiên của trẻ, dẫn tới táo bón.
– Vận động ít: hoạt động thể lực ít có thể khiến ruột của trẻ trở nên chậm chạp, lười biếng hơn, dẫn tới táo bón. Bạn có thể xoa bụng nhẹ nhàng cho bé theo chiều kim đồng hồ để việc đi tiêu dễ dàng hơn.
– Táo bón trong gia đình: nếu các thành viên khác trong gia đình cũng bị táo bón, điều này có thể làm tăng nguy cơ táo bón của trẻ.
– Sử dụng thuốc : một số thuốc có thể dẫn tới táo bón, ví dụ như codein, một số thuốc ho, thuốc chống co giật, thuốc kháng histamin chống dị ứng.
Như vậy, bạn cần xem xét lại chế độ dinh dưỡng sinh hoạt của mình và con để có sự thay đổi phù hợp.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!