Những gì mẹ ăn khi cho con bú sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ cũng như sự phát triển toàn diện của con. Vậy mẹ nên ăn gì khi cho con bú để cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể người mẹ và cơ thể đang lớn lên mỗi ngày của bé?
Dinh dưỡng khi cho con bú
Cũng giống như khi mang thai, sau khi sinh mẹ nên duy trì một chế độ ăn uống hoàn hảo. Đó là chế độ ăn bao gồm chất đạm, chất béo, nhiều loại vitamin, khoáng chất cần thiết. Theo các chuyên gia sinh sản, phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú nên bổ sung khoảng 2.700 kCal mỗi ngày (nhiều hơn 500 Kcal so với những người bình thường). Trong đó quan trọng nhất là nhóm chất carbohydrate, sắt, nước… đây là nhóm tuyệt đối không thể vắng mặt trong thực đơn hàng ngày của các mẹ sau sinh.
Carbohydrate:
Đóng vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể, nếu thiếu mẹ sẽ có cảm giác hụt hơi, kiệt quệ sau bữa ăn, vì vậy mẹ nên sử dụng các thực phẩm giàu carbonhydrate như ngũ cốc, các loại đậu, hạt, trái cây sấy, tinh bột, bánh mì… Trứng và phô mai tuy được liệt vào nhóm thực phẩm nghèo carbonhydrate nhưng lại là nguồn cung cấp protein dồi dào, có tác dụng làm chậm và kéo dài quá trình tiêu tán carbohydrate trong mạch máu.
Sắt:
Thiếu máu do thiếu sắt là triệu chứng phổ biến ở các bà mẹ trong giai đoạn hậu sản vì sau sinh lượng máu mất đi khá nhiều gây nên tình trạng mệt mỏi kéo dài. Mẹ hãy bổ sung thực phẩm giàu sắt từ các loại nước trái cây, thịt đỏ. Các vitamin trong nước trái cây sẽ thúc đẩy quá trình hấp thụ chất sắt trong cơ thể diễn ra nhanh và mạnh hơn.
Protein :
Lượng chất đạm cần được cung cấp đầy đủ trong quá trình mang thai và cho con bú theo khuyến cáo cho người Việt Nam phụ nữ mang thai cần cung cấp
- Thời gian mang thai (6 tháng cuối)> 15g/ ngày.
- Thời gian cho con bú (6 tháng đầu khi cho con bú) > 28g/ngày
Chất béo:
Lượng chất béo ăn vào không được khuyến cáo tăng trong thời gian cho con bú, ngoại trừ các axit béo không no chuỗi dài đa nối đôi (LC_PUFAs) như DHA, ARA. Lượng chất béo này rất quan trọng cho sự phát triển tối ưu trí não và thị lực của bé.
Vitamin và khoáng chất
Việc cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cũng rất cần thiết trong thời gian cho con bú, vitamin và khoáng chất giúp tăng chất lượng sữa mẹ có thể bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của em bé.
Cho con bú nên ăn gì?
Mẹ hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày những loại thực phẩm dưới đây để cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể người mẹ và cơ thể đang lớn lên mỗi ngày của bé?
- Trứng chứa nhiều chất như choline, vitamin B quan trọng cho sự phát triển trung tâm ghi nhớ ở bộ não trẻ sơ sinh
- Bột yến mạch giúp lợi sữa, cung cấp axit folic, chất xơ, chất đạm tuyệt vời, chứa đầy đủ các chất chống oxy hóa có lợi giúp ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cho mẹ.
- Cá hồi hoặc cá chẽm là nguồn cung cấp tuyệt vời các loại a-xít béo omega-3 chuỗi dài.
- Rau lá xanh như: Cải xoăn, bắp cải, củ cải, bông cải xanh, rau chân vịt… chứa rất nhiều vitamin A, C va K, canxi, sắt, đạm, xơ và chất oxy hóa
- Các loại hạt như hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, quả óc chó không chỉ đảm bảo sữa của mình sẽ đầy đủ các chất béo thiết yếu như DHA, có tác dụng hỗ trợ cho sự phát triển trí não mà còn đáp ứng tốt cho nhu cầu cơ thể mình.
- Đậu lăng và họ nhà đậu: là loại thực phẩm giàu sắt, đạm, canxi, magie và các loại vitamin B. Đặc biệt, với những mẹ nào bị thiếu máu khi mang thai hay mất máu do sinh, đậu lăng là một trong những nguồn bổ sung sắt dồi dào không thể bỏ qua.
- Sữa và các sản phẩm được làm từ sữa để cung cấp đầy đủ Canxi hằng ngày cho mẹ và bé
- Trái cây: Kiwi, quả mâm xôi, quả việt quất và dâu tây chứa đầy đủ vitamin C giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh dị ứng ở trẻ nhỏ.
- Muối i-ốt cần thiết cho quá trình sản xuất hoóc-môn của tuyến giáp, và là điều kiện để đảm bảo thần kinh bé phát triển một cách bình thường.
- Nước cũng là 1 phần tất yếu để tạo nguồn sữa mẹ, bạn cần uống 2-3 lít nước mỗi ngày.
Chất lượng và số lượng của sữa mẹ sẽ phụ thuộc vào thực phẩm bạn ăn hằng ngày. Và bé có thể nếm được những gì bạn ăn đấy.Vì vậy, mẹ hãy lựa chọn những loại thực phẩm lành mạnh để em bé bú mẹ được an toàn và phát triển tốt mẹ nhé.
Theo: Mai Linh tổng hợp
8 thoughts on “Mẹ cho con bú nên ăn gì để con phát triển toàn diện”
Xin chào Tư Vấn Sức Khỏe!
Chào bạn Thanh Hương,
Vui lòng để lại thông tin cần tư vấn tại đây để được chuyên gia giải đáp trong thời gian sớm nhất bạn nhé!
Thân ái,
Bé nhà em 3 tháng chỉ nặng 5kg. Bé bú mẹ và bình (2 cử/ ngày. mỗi cử 40ml) vì em có việc không ở bên cạnh bé vào cuối tuần. Bình thường bé bú mẹ rất nhanh khoảng 3,4 phút là bé nhả rồi ngủ hoặc nhả rồi khóc đòi bú nhưng cho bú lại k bú thêm. Lúc xuống sữa em có kẹp ngực để sữa chảy k quá nhanh. Bé tiểu bình thường, tiêu có lúc sệt có lúc nhầy với cục trắng sau khi bú xong. Em áp lực tâm lý vì chuyện bú của bé quá. Bé bú khoảng 7 lần/ngày. Nhưng có lúc chỉ nút vài cái rồi lại ngủ tiếp. Ban ngày và tối bé bú rồi ngủ ngoan. Buổi chiều hầu như ngày nào bé cũng chỉ bú 1 ít rồi quấy khóc, đòi bú cho bú thêm thì k bú, dỗ cũng k nín, phải cho bé nằm võng đưa bé khóc 1 hồi lâu mới chịu ngủ. Xin bác sĩ cho em lời khuyên ạ. Em thành thật biết ơn!
Chào bạn Huệ,
Việc cho bé bú đồng thời cả bú mẹ và bú bình đôi khi sẽ khiến bé không chịu bú mẹ. Đặc biệt nếu khi bú sữa mẹ xuống quá nhiều gây sặc, hoặc sữa mẹ quá ít bé không bú được thì bé sẽ càng không muốn bú mẹ. Hoặc do mẹ ăn các thực phẩm mùi vị mạnh sẽ khiến cho sữa có mùi vị khó chịu như: tỏi, ớt, hạt tiêu, rau mùi… Con bú ít bị đói sẽ quấy khóc, ngủ không ngon giấc…
Để cải thiện tình hình, bạn cần kiên trì tập cho con bú mẹ lại từ đầu. Nên ưu tiên cho con bú mẹ thay vì bú sữa công thức, bởi sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng phù hợp nhất với con. Tăng cường chất lượng bữa ăn, bổ sung thêm thuốc bổ cho mẹ để đảm bảo mẹ đủ sữa và nâng cao chất lượng sữa. Khi cho con bú, nên vắt bớt sữa đầu, tránh để sữa xuống nhiều quá gây sặc con sẽ sợ.
Bạn có thể tham khảo bài viết sau để tìm hiểu thêm: Nuôi con bằng sữa mẹ – những điều tuyệt đối không thể bỏ qua
Chúc bạn và bé mạnh khỏe, mau lớn!
Trẻ ngủ k sâu giấc, khoảng 15-30 phút là dậy. Hay giật mình, vặn mình. Mẹ có bổ sung vitamin d3 đrops, mỗi ngày một giọt. Vậy có cần bổ sung gì thêm để bé có thể ngủ ngon giấc không ạ?
Chào bạn Ngọc Huyền,
Trẻ hay vặn mình, quấy khóc, ngủ không ngon giấc, đổ mồ hôi trộm… là các biểu hiện cho thấy có thể trẻ đang gặp phải tình trạng thiếu canxi. Để cải thiện tình hình này khuyến cáo bổ sung thêm 400IU Vitamin D/ngày từ thuốc cho con. Đồng thời mẹ cần có chế độ ăn uống đây đủ và đa dạng các nguồn thực phẩm, không nên quá kiêng khem. Ngoài tăng cường chế độ ăn, mẹ có thể bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp PM Procare diamond và viên bổ sung canxi như Magcaldi mỗi ngày để cung cấp DHA, EPA, canxi, acid folic cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể mau phục hồi và tăng cường chất lượng sữa cho con bú.
Mời bạn tham khảo thêm bài viết: Vitamin giúp gì mẹ trong thời gian cho con bú? để tìm hiểu rõ hơn.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!
E chào bác sĩ.bs cho e hỏi con e đươcj 10thang tuổi đi khám bsi bảo bị thiếu sắt ,e muốn uống bổ sung vien sắt qua sữa mẹ có được k?và uống thế nào là toits nhất ah?e cam on
Chào bạn Thương,
Sau sinh là lúc cơ thể mẹ thường thiếu nhiều dưỡng chất do khi mang thai đã ưu tiên giành cho con và mất đi trong quá trình vượt cạn, đồng thời hàng ngày cơ thể mẹ vẫn ưu tiên cung cấp các dưỡng chất cho con thông qua sữa mẹ. Chính vì vậy, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, việc bổ sung sắt hay các dưỡng chất quan trọng khác như acid folic, canxi, DHA, EPA, Vitamin D, A, E… là cần thiết. Để bổ sung các dưỡng chất này, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn bạn có thể dùng thuốc PM Procare diamond mỗi ngày. Khi mẹ ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ sẽ làm tăng chất lượng sữa mẹ, do đó con cũng được cung cấp dưỡng chất tốt nhất.
Em bé đã được 10 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ bé đã ăn dặm và bạn hoàn toàn có thể bổ sung dưỡng chất cho con thông qua thức ăn hàng ngày. Để bổ sung sắt, cần tăng cường các thực phẩm giàu sắt cho bé như: thịt bò, thịt lợn, tim, gan, các loại rau lá xanh… Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ thiếu sắt cụ thể của bé mà sẽ có hướng điều trị phù hợp. Nếu thiếu sắt nhẹ bạn có thể chỉ cần tăng cường chất lượng dinh dưỡng qua thức ăn; Nếu tình trạng thiếu sắt trầm trọng hơn thì bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung sắt phù hợp để cải thiện tình trạng thiếu hụt tốt nhất. Khi đó, bạn nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Chúc bạn và bé mạnh khỏe!