Tết thường rất bận rộn, chuyện sinh hoạt ăn uống thay đổi rất nhiều. Đặc biệt theo truyền thống ăn Tết của người Việt Nam, có rất nhiều món như dưa hành, bánh mứt, và cả nước uống có gas nữa. Có quá nhiều cám dỗ như vậy thì bà bầu trong giai đoạn này nên ăn uống thế nào cho đúng?
Tết cổ truyền khác với các ngày thường rất nhiều. Phong tục của người Việt Nam ăn Tết là dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và tích trữ nhiều thức ăn để cả gia đình quây quần lại với nhau. Tuy nhiên bà bầu cần phải chú ý đó là: dinh dưỡng trong thai kỳ cần được đảm bảo cung cấp đủ, làm sao để bổ sung đủ năng lượng cho bé và cần đảm bảo độ an toàn. Ngoài vấn đề ăn và bổ sung chất đạm – đường-béo cùng các vitamin và khoáng chất, thì chúng ta phải chú ý tới các thức ăn ngày tết. Một số món ăn truyền thống có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và của thai nhi, do đó chúng ta cần chú ý tránh để không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của mẹ và em bé.
Tùy theo từng giai đoạn thai kỳ, 3 tháng đầu có thể ảnh hưởng bởi nghén nên khi gặp các món ăn, các mùi sốc có thể làm cho các bạn khó chịu, buồn nôn… 3 tháng cuối thì lúc ấy bụng đã to, nếu chúng ta ăn nhiều có thể khiến các bạn khó chịu, mệt, khó thở.
Một số khuyến cáo trong chế độ ăn uống của bà bầu dịp Tết
Nên ăn đồ ăn được nấu từ trong gia đình để đảm bảo chín, nóng, đảm bảo là thực phẩm sạch, phòng tránh được nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiêu hóa
Hạn chế ăn ở quán vì dễ gặp thực phẩm chứa hóa chất độc hại như phở có formon, măng có chất độc, thịt ủ chất… mà thai nhi lại rất nhạy cảm với các hóa chất độc hại ấy. Ngay cả người bình thường, không có bầu còn rất kiêng dè, phân vân khi ăn những loại thực phẩm này thì bà mẹ đang có thai càng cần phải cẩn trọng hơn nữa.
Để bụng không óc ách mệt mỏi trong dịp Tết thì bạn nên chia bữa ăn ra nhiều lần, không ăn quá no cho một bữa.
Không tiếc rẻ mà ăn đồ nấu đi nấu lại nhiều lần. Hoặc đồ ăn trong tủ lạnh nếu bạn để quá nhiều đồ mà không đúng thì sẽ không đảm bảo. Đồ ăn có thể hư, ăn vào gây nhiễm trùng đường tiêu hóa, tiêu chảy, ngô độc rất nguy hiểm.
Ngoài thức ăn hàng ngày, trong dịp Tết bạn vẫn phải lưu ý bổ sung các thuốc bổ trong thai kỳ như canxi cho bà bầu, axit folic, thuốc sắt cho bà bầu, đa sinh tố vì em bé của chúng ta hàng ngày vẫn cần chất đó.
Một số thực phẩm nên tránh ngày Tết
Trong dip Tết cổ truyền có nhiều các món ăn rất bắt mắt và ngon, nếu không ăn thì rất tiếc. Tuy nhiên, có một số thức ăn các bạn nên chú ý và nên tránh như:
Xem thêm: Bà bầu không nên ăn gì
Dứa: đồ cuốn thường có món khóm, thơm, dứa… kèm theo. Trong dứa có chứa promelanin, đây là chất có tác dụng làm mềm cổ tử cung, trong khi cổ tử cung rất cần cứng chắc để giữ em bé cho đến 9 tháng 10 ngày. Promelanin cũng làm cơ tử cung co bóp, khiến cổ tử cung mở ra sẽ tăng nguy cơ sinh sớm, sinh non.
Rau mầm: Các món gỏi, nộm, rau mầm, khoai tây có mầm, trong thành phần có độc tố Solamin, gây độc cho thai nhi. Do đó rau mầm bà bầu không nên ăn.
Đu đủ xanh: đu đủ xanh các bà nội trợ thường sử dụng để làm nước mắm ngâm chua, làm gỏi, hầm…Trong đu đủ có hai chất chúng ta nên biết là oxytocin và prostaglandin, hai chất này tác động vào tử cung làm tử cung co bóp. Thai đang nằm trong tử cung, chưa đến ngày sinh mà tự nhiên tử cung co bóp thì có thể nguy hiểm, có thể có cơn gò gây động thai, sảy thai, sinh non,… Mẹ bầu cần chú ý không ăn, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Măng: một món mà ngày tết chúng ta hay ăn là món măng. Trong măng có chất cyanid, khi chất này gặp men tiêu hóa ở ruột thì sẽ tạo thành chất gây độc cho cả mẹ và con đặc biệt là cho hệ thần kinh. Do đó cần hạn chế tối đa ăn măng.
Gừng héo: một số trường hợp bà bầu thường ngậm gừng để giữ ấm cổ, giảm buồn nôn. Gừng có thể là chất tốt, nhưng nếu gừng héo thì không sử dụng, đặc biệt là chỗ phần đầu cắt rúm lại đó sẽ tiết ra một chất là citimol và chất này làm ảnh hưởng tới tế bào gan không những của mẹ mà của cả em bé. Mẹ sẽ gặp phải các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, cảm giác óc ách.
Vỏ khoai mì: nhiều phụ nữ có thai có thói quen ăn vặt món khoai mì. Tuy nhiên cần loại bỏ vỏ khoai mì, vì nó có chất tương tự chất ở trong măng gây độc không tốt cho thai.
Đồ tái, đồ sống: các bà bầu được khuyến cáo không ăn đồ tái, đồ sống vì nó có thể chứa ký sinh trùng, vi trùng. Sức đề kháng trong thời kì mang thai thường yếu nên bà bầu dễ bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường tiêu hóa, ói mửa, nặnng hơn là có thể nhiễm độc. Khi đã nhiễm trùng nhiễm độc thì nó ảnh hưởng cả sức khỏe của mẹ và của con.
Cá ướp lạnh: các loại cá để trong tủ lạnh, cho dù rất quý như cá mập, cá kiếm các mẹ bầu cũng không nên ăn. Vì người ta thường dùng hóa chất là thủy ngân để cá tươi ngon. Nếu hàm lượng thủy ngân ở trong cơ thể nhiều có thể gây ngộ độc cho em bé, đặc biệt là ngộ độc hệ thần kinh.
Đồ uống có ga: đồ uống có gas không có tác dụng dễ tiêu hóa như nhiều người lầm tưởng, nhưng các loại phẩm màu, hương liệu, phụ gia, chất bảo quản… trong nước ngọt thì lại có tác hại lớn đến sức khỏe nếu sử dụng quá độ, nên bà bầu cần hạn chế.
Rượu, bia: rượu, bia thì tránh xa càng tốt. Nói chung là không nên dùng các chất kích thích vì có thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh của trẻ, thai càng nhỏ thì mức độ ảnh hưởng càng nhiều.
Cà phê: trong cà phê có cafein có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh của trẻ.
Thực phẩm quá mặn: đồ ăn quá mặn như khô cá có thể làm tăng huyết áp, khiến thành mạch sẽ co lại, máu cung cấp cho em bé giảm đi. Ngoài ra tăng huyết áp trong thai kỳ có triệu chứng phù và nước tiểu có đạm thì trở thành bệnh lý tiền sản giật. Tiền sản giật là một trong năm tai biến sản khoa, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng cả mẹ và con. Do đó các bạn nhớ là không ăn quá mặn.
Nước dừa: một số trường hợp các bạn bảo rằng thai lớn rồi, em thèm nước dừa, uống nước dừa có được không? Uống nước dừa không phải chống chỉ định nhưng các bạn nhớ rằng trong nước dừa có 2% chất béo, do đó khi uống vào có cảm giác khó tiêu, ách bụng, nhất là khi thai đã lớn, thì cảm giác ậm ạch khó chịu, đầy hơi càng nhiều hơn.
Sữa đậu nành: sữa đậu nành có nội tiết tố Phytoestrogen có thể gây gò tử cung, bạn không nên uống quá 300ml/ngày.
Một số loại trái cây: không ăn nhãn gây nóng, táo bón, nổi mụn. Táo mèo có chứa chất gây cơn gò tử cung dẫn tới sảy thai không nên ăn. Ở dân tộc miền núi, nếu muốn bỏ thai, người ta giã nước táo mèo ra uống là có thể xảy thai.
Xem thêm: Bà bầu nên ăn gì
Dinh dưỡng dịp Tết cho bà mẹ có thai nhưng đang cho con bú
Mỗi một phản xạ bú của em bé sẽ kích thích cơ thể người mẹ tiết ra chất Oxytocin, chất này gây co bóp cơ tử cung, có thể dẫn tới sảy thai. Do đó nếu mẹ đang cho bé bú mà biết mình có bầu thì các bạn nên cai sữa và chuyển em bé sang dùng sữa ngoài. Bú mẹ là một trong những yếu tố làm gò tử cung gây sảy thai.
Xem thêm: Làm gì nếu mang thai khi cho con bú
Người ta khuyên là khoảng cách giữa hai lần mang thai nên từ 4-5 năm để cơ thể có đủ thời gian bù lại những gì đã mất trong thai kỳ trước. Vì canxi, máu, chất dinh dưỡng… bà mẹ đã chuyển qua con khá nhiều trong thời kì mang thai. Khi cơ thể chưa phục hồi tốt mà lại có bầu tiếp thì lần thai sau người mẹ đã mất đi một số chất rồi nên dễ gây mệt mỏi, yếu. Em bé sau có thể thiếu chất hơn em bé đầu.
Do đó chế độ ăn của mẹ bầu sẽ phải ưu tiên hơn. Thực phẩm trong dịp Tết thì nhiều, nhưng mẹ bầu cần chọn thức ăn có đủ thành phần đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất cân bằng, đầy đủ. Cần uống bù thêm thuốc bổ vì các thành phần dưỡng chất cung cấp từ thực phẩm thường không đủ cho nhu cầu của thai nhi và mẹ bầu. Thêm vào đó, để phát triển trí não của bé thứ hai thật tốt nên ưu tiên viên tổng hợp có thêm Omega 3, DHA. Đây là một chất chống oxy hóa hỗ trợ rất tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ cũng như một số cơ quan trong cơ thể. Do đó các mẹ bầu cần ưu tiên bổ sung hơn lần trước.
Xem thêm: Bổ sung Omega 3 cho bà bầu như thế nào
Các thực phẩm nêu trên có thể làm hạn chế khẩu phần ăn của các bạn, tuy nhiên các bạn nên chú ý tránh để an toàn cho cả mẹ và con. Chúng ta có thể ăn các món khác và nên chia nhỏ thức ăn làm nhiều bữa.
Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hà – Giám đốc Y khoa bệnh viện phụ sản Mê Kông
4 thoughts on “Những món ăn tưởng bình thường ngày Tết nhưng lại 'rước họa' cho bà bầu”
Em có bé thứ hai được 24 tuần, bé đầu sinh mổ do xương chậu hẹp. Bé thứ hai em thấy chân bị phù, mỗi lần phù em ngâm nước muối gừng vài hôm thì hết, tối ngủ gác chân lên cao vài hôm hết nhưng cứ bị tái đi tái lại liên tục. Em bị bệnh lý dỉ ối ở tuần 20 phải nhập viện theo dõi, bác sĩ cho điều trị bằng kháng sinh hết nhưng tình trạng vẫn như vậy. Bác sĩ cho hỏi, em cần ăn uống gì, làm gì để giảm bớt tình trạng này? Nguy cơ phù có cảnh báo tiền sản giật ko? HA của em 110/60.
Huyết áp 110/60 là rất tốt, với chỉ số huyết áp như vậy bạn không sợ tiền sản giật.
Phụ nữ khi mang thai nội tiết tăng lên nhiều khiến cơ thể giữ nước. Giữ nước không chỉ ở chân mà còn ở khắp cơ quan trong cơ thể. Bạn có thể thấy mặt nặng, tay mang nhẫn chặt, ngồi lâu, đứng lâu gây phù. Phù này sẽ là bệnh khi kèm với huyết áp cao mà thôi. Tiền sản giật là phải có huyết áp cao, phù là yếu tố hỗ trợ chứ không phải là yếu tố chính để chuẩn đoán. Nếu phù mà nằm gác chân lên gối, ngâm với nước muối gừng hết thì không gọi là phù bệnh lý mà là phù tư thế. Do tử cung chèn, do công việc đứng hoặc ngồi nhiều.
Để giảm bớt, nếu đi làm mà công việc là ngồi hay đứng nhiều thì 1-2 tiếng bạn nên nằm nghỉ một chút, hoặc ngồi nhưng gác chân lên ghế cao bằng mông thì sẽ bớt phù. Chúng ta có thể uống một số nước uống để giảm bớt phù đồng thời lọc bớt một số chất trong cơ thể. Có thể dùng trà lọc actiso pha với nước nhưng chỉ nên uống từ 7,8 h sáng tới 5 giờ chiều thôi. Trà gây lợi tiểu nhẹ, giúp đẩy bớt nước dư sẽ giảm phù.
Rỉ ối là một nguy hiểm trong sản khoa, có thể làm chúng ta chấm rứt thai kỳ mặ dù tuổi thai nhỏ. May có một số trường hợp rỉ ối có thể tự khỏi. Màng ối có hai màng, thủng cả hai màng là bắt buộc phải lấy thai ra. Rỉ ối là thủng một màng thôi, khi hai màng trượt dính vào nhau lại có thể tự lành như bình thường được và cần dùng kháng sinh để chống nhiễm trùng. Em là trường hợp may mắn rỉ ối đã khỏi được, do đó em nên cố gắng dưỡng thai, nhưng như vậy nghĩa là màng ối của em đàn hồi không tốt, có thể bở, bị rỉ, bị lỗ rò. Do đó công việc em làm cần nhẹ nhàng, hạn chế đi xa, hạn chế làm nặng, không bê vác, không khiêng, không ôm vật nặng lên.
E có thai dc 6 tuần nhưng e bị ốm nghén đến kiệt sức mong bs tư vấn giúp e
Chào bạn Lê Ngân,
Ở những tháng đầu thai kỳ, do sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố mà đa số bà bầu gặp phải hiện tượng nghén với các biểu hiện: nôn, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, dễ nhạy cảm với một số mùi vị nhất đinh, chán ăn,… Thông thường các triệu chứng này sẽ giảm khi bạn bước sang tháng thứ 4 thai kỳ mà không phải điều trị gì. Nếu triệu chứng ốm nghén trầm trọng khiến bạn không ăn uống được và ảnh hưởng tới sức khỏe thì bạn cần tới bác sĩ để được giúp đỡ.
Mức độ nghén và biểu hiện nghén của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên Có một số cách chung giúp giảm nghén bạn có thể thực hiện: uống nhiều nước trong ngày, chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ, không để bụng lo quá hoặc đói quá; tránh xa các mùi vị gây cho bạn cảm giác khó chịu; tránh các thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ: đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay, nóng, thức ăn chế biến sẵn,…
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao khiến bà bầu khó có thể cung cấp đủ nếu chỉ qua thức ăn hàng ngày. Với trường hợp các mẹ bầu bị ốm nghén thì nguy cơ thiếu dưỡng chất càng tăng cao. Do đó, ngoài chế độ ăn bạn có thể dùng thêm viên bổ tổng hợp như PM Procare diamond mỗi ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất với liều lượng phù hợp cho mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tối ưu. Trong thành phần của Procare có Mg và Vitamin B6 còn giúp giảm đáng kể các triệu chứng ốm nghén khi mang thai.
Bạn có thể tham khảo thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị nghén nặng
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!