Tiền sản giật ( TSG) là bệnh trong thai kỳ mà cho đến nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân thực sự rõ ràng gây ra bệnh. Do đó vẫn tồn tại nhiều quan điểm và giả thuyết khác nhau. Dường như nguyên nhân và sinh lý bệnh liên quan đến cả yếu tố người mẹ, người cha, yếu tố thai nhi và yếu tố bánh rau.
Tiền sản giật – Bệnh lý nguy hiểm nhất trong thai kỳ
Các nguyên nhân tiền sản giật
1. Sự phát triển bất thường của bánh rau: các mạch máu hẹp và không cung cấp đủ máu cho bánh rau làm bánh rau phát triển trong sự thiếu máu nuôi. Những bệnh nhân bị các bệnh lý liên quan đến mạch máu như tăng huyết áp, đái tháo đường thai nghén, lupus ban đỏ hệ thống,…hay những bệnh lý làm tăng khối lượng bánh rau nhưng không làm tăng dòng máu đến bánh rau như phù rau thai, chửa trứng, song thai,… có nguy cơ bị TSG cao hơn. Tỷ lệ TSG ở bệnh nhân song thai cao gấp 5 lần bệnh nhân có một thai.
2. Giả thuyết về gen: Những phụ nữ mang thai mà có tiền sử gia đình bị TSG (mẹ hoặc chị em gái từng bị TSG) có nguy cơ bị TSG gấp 2-5 lần những phụ nữ không có tiền sử gia đình bị TSG. Những đứa trẻ nam hoặc nữ sinh ra từ những bà mẹ bị TSG thì sau này khi có thai (hoặc vợ của những trẻ nam) có nguy cơ bị TSG cao hơn hẳn những đứa trẻ được sinh ra bình thường. Vợ của những nam giới mà người vợ trước đã bị TSG có nguy cơ bị TSG cao hơn bình thường khi có thai 1,8 lần.
3. Chế độ ăn: Một số giả thuyết cho rằng chế độ ăn thiếu Canxi, Omega 3 (DHA,EPA), Vitamin D, Vitamin, Đạm, các yếu tố vi lượng có thể gây ra TSG.
Giữa béo phì và cao huyết áp thai nghén có mối liên quan với nhau, có thể là khi BMI cơ thể tăng lên thì người phụ nữ đó có nhiều nguy cơ bị cao huyết áp mãn tính, đái tháo đường, thậm chí là ở chửa đa thai cũng làm tăng BMI nhiều hơn bình thường và nguy cơ bị TSG tăng lên.
4.Nội tiết: sự phát triển của rau sẽ làm rối loạn hoạt động nội tiết và chuyển hóa của các hormon các tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng, tuyến cận giáp, buồng trứng và tuyến yên làm ảnh hưởng tới toàn thân thai phụ.
5. Tuổi: Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tiền sản giật tăng lên ở những thai phụ con so trẻ tuổi (<18 tuổi) và tăng mạnh lên nhiều ở những người con so lớn tuổi (>40 tuổi). Ở những phụ nữ >40 tuổi, nguy cơ bị tiền sản giật tăng lên vì những phụ nữ lớn tuổi thường có xu hướng bị thêm các yếu tố nguy cơ khác của tiền sản giật như đái tháo đường thai nghén hay cao huyết áp mãn tính…
6. Tiền sử sản khoa đã từng bị tiền sản giật: Những phụ nữ đã từng bị tiền sản giật nặng và khởi phát sớm có tỷ lệ tái phát tiền sản giật ở những lần có thai tiếp theo là 25-65%, trong khi tỷ lệ này chỉ là 1% ở những phụ nữ bình thường ở lần mang thai trước
7. Đái tháo đường: tổn thương của đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến nguy cơ TSG khi mang thai như các tổn thương của thận, của mạch máu, các cơ chế làm tăng kháng insulin và nồng độ cao insulin trong máu,… Các tổn thương này làm tăng tỷ lệ TSG của những bệnh nhân đái tháo đường từ trước khi có thai hoặc đái tháo đường thai nghén lên 3,56 lần so với những bệnh nhân không đái tháo đường.
8. Tăng huyết áp mãn tính, bệnh thận, bệnh mô liên kết: Tăng huyết áp mãn tính có nhiều nguy cơ bị biến chứng của thai nghén hơn những phụ nữ có thai bình thường khác. Tăng huyết áp mãn tính thể nhẹ sẽ làm cho người phụ nữ mang thai có nguy cơ bị TSG (10-25%). Một số nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân bị bệnh thận có nguy cơ bị TSG cao hơn rõ rệt so với những người mang thai bình thường và TSG thường xuất hiện sớm hơn vào 3 tháng giữa của thai nghén. Các bệnh về mô liên kết như Lupus ban đỏ hệ thống thường phá hủy thành mạch máu, có các kháng thể antiphospholipid… những yếu tố này làm cho TSG trở thành một trong những biến chứng hay gặp nhất khi thai nghén.
Xem thêm: Dấu hiệu và cách điều trị Tiền sản giật
– TS. BS. Đặng Thị Minh Nguyệt
– Phó Khoa Sản Bệnh Lý – Bệnh viện Phụ sản Trung Ương
– Giảng viên Đại học Y Hà Nội
(Theo SKĐS)
2 thoughts on “Nguyên nhân Tiền sản giật”
Bi tiêu duong thai ky co anh huong gi den me va e be ko?
Chê dô an uong nhu thê nao la hop ly?
Chào bạn Thanh Trúc,
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, nếu không được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và con như:
– Với mẹ: đa ối, sinh non, tăng nguy cơ tiểu đường tuyp 2 sau này
– Với con: Gây thai to/thai chậm phát triển trong tử cung, dị tật, sinh non, thai lưu…
Kiểm soát Đường huyết ổn định đóng vai trò quan trọng trong điều trị ĐTĐ thai kỳ. Cần tuân thủ tốt chế độ ăn và luyện tập trong quá trình theo dõi và điều trị. Chế độ ăn cần đảm bảo giảm các loại đường hấp thu nhanh như đường sữa bánh kẹo, hoa quả ngọt. Các thức ăn dạng tinh bột cần hạn chế như cơm, xôi, bánh trưng… Chia nhỏ bữa ăn. Đảm bảo ăn đủ chất dinh dưỡng nhiều chất xơ. Cần tăng cường đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày để giúp giảm tình trạng kháng Insulin đặc biệt ở những thai phụ béo phì…
Khi mang thai mẹ bầu cần cung cấp nhiều dưỡng chất hơn để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển của con. Tuy nhiên với mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ thì chế độ ăn uống có nhiều kiêng khem khiến việc cung cấp dưỡng chất bị hạn chế. Để tăng cường cung cấp dưỡng chất cho con mà không làm tăng đường huyết, mẹ bầu có thể bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp PM Procare diamond mỗi ngày cho cơ thể mạnh khỏe, thai nhi phát triển tối ưu. Đồng thời hàm lượng DHA, EPA trong thuốc ở mức cao còn giúp điều hòa đường huyết đáng kể cho bạn.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau để tìm hiểu thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!