Khi mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ bị suy giảm dẫn tới dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Sau đây là 7 bệnh nhiễm trùng thường gặp ở phụ nữ mang thai, nếu biết cách, bà bầu hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Hệ miễn dịch suy yếu của bà bầu tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập và gây bệnh
1. Viêm âm đạo do vi khuẩn
Đây là loại nhiễm trùng âm đạo rất phổ biến ở chị em mang thai. Nguyên nhân của tình trạng nhiễm trùng này là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn trú ngụ trong âm đạo. Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể khiến người mẹ sinh non hoặc thai nhi nhẹ cân khi được sinh ra.
Triệu chứng
– Dịch âm đạo có màu vàng đục hoặc trắng, có mùi hôi hoặc tanh.
– Nóng rát hoặc đau khi đi tiểu
– Một số phụ nữ có thể không gặp triệu chứng nào.
Phòng ngừa và điều trị bệnh
Nếu thấy có các triệu chứng trên khi đang có thai, bạn nên ngừng việc quan hệ tình dục và đi khám sớm. Dựa vào tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp.
2. Nhiễm trùng Cytomegalovirus (CMV)
Cytomegalovirus là một loại virus cự bào ( tên gọi tắt là CMV ) ít được nhắc đến như Rubella, cúm, nên không ít bà mẹ hoàn toàn không biết đến, nhưng nó là một nguy cơ tiềm ẩn với thai nhi. CMV thuộc họ virus Herpes. Với trưởng thành có sức khỏe bình thường thì việc nhiễm CMV hầu như không gây nên bất kỳ ảnh hưởng nào lớn đến sức khỏe, nhưng với người đang có hệ miễn dịch suy giảm và với phụ nữ có thai ( đặc biệt trong 3 tháng đầu ) thì việc nhiễm CMV lại là rất nghiêm trọng.
Người mẹ bị nhiễm CMV có thể lây truyền sang thai nhi dẫn đến hậu quả là thai nhi bị mất thính giác, giảm thị lực và các khuyết tật khác.
Triệu chứng
– Nếu bệnh nhẹ thì triệu chứng có thể bao gồm sốt, đau họng, mệt mỏi, sưng các tuyến….
– Một số phụ nữ không có triệu chứng cụ thể nào khi nhiễm virus này
Phòng ngừa và điều trị bệnh
Giữ vệ sinh sạch sẽ là cách tốt nhất để tránh bị nhiễm CMV. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị cụ thể cho trường hợp nhiễm virus này. Nếu không may người mẹ bị nhiễm virus CMV này thì các bác sĩ sẽ cân nhắc việc nên bỏ hay giữ em bé lại.
3. Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B (Group B strep – GBS)
Liên cầu khuẩn nhóm B là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong âm đạo và trực tràng của phụ nữ khỏe mạnh. Cứ 4 người phụ nữ thì 1 người có vi khuẩn này. GBS thường không gây hại cho bạn, nhưng khi bạn có thai và nhiễm liên cầu khuẩn này, nó có thể lây truyền sang bé trong quá trình chuyển dạ, sinh nở và thậm chí gây tử vong cho em bé.
Triệu chứng
Cho dù bị nhiễm vi khuẩn nhóm này thì người phụ nữ cũng không có biểu hiện gì cụ thể hay đặc biệt, kể cả lúc mang thai, vì vậy việc phát hiện bệnh qua dấu hiệu bên ngoài không dễ dàng gì. Bệnh chỉ có thể được phát hiện thông qua các xét nghiệm cần thiết.
Phòng ngừa và điều trị bệnh
Khi mang thai tơi tuần 35 – 37, bạn nên làm các xét nghiệm để biết mình có nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B không. Nếu không may bị nhiễm vi khuẩn này, bạn có thể phòng ngừa cho con bằng cách đề nghị bác sĩ giúp làm sạch âm đạo và trực tràng. Hãy nói với bác sĩ về tình trạng của mình để được chú ý hơn trong quá trình sinh nở.
4. Nhiễm virus viêm gan B (HBV)
Người mẹ bị nhiễm virus viêm gan B hoàn toàn có thể truyền bệnh sang con trong khi sinh. Trẻ bị nhiễm virus viêm gan B có thể dẫn đến tổn thương gan và ung thư gan. Vì vậy, sau khi sinh, tùy theo điều kiện sức khỏe, trẻ sẽ được tiêm phòng HBV để ngừa bệnh.
Triệu chứng
Người nhiễm virus viêm gan B có thể có triệu chứng hoặc không. Các triệu chứng có thể bao gồm:
– Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
– Nước tiểu sậm màu và đi tiêu nhạt màu.
– Củng mạc mắt và da có màu vàng.
Phòng ngừa và điều trị
Xét nghiệm là cách tốt nhất để biết bạn có bị nhiễm HBV không và có hướng phòng bệnh cho con. Em bé sau khi sinh cũng cần được tiêm phòng HBV sớm.
5. Nhiễm cúm
Cúm là một bệnh do nhiễm virus gây ra. Người phụ nữ bị nhiễm cúm khi mang thai cũng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho thai nhi, ví dụ như sinh sớm, sinh non hoặc gây dị tật thai nhi.
Triệu chứng
– Sốt (đôi khi) hoặc cảm thấy sốt/ ớn lạnh
– Ho, đau họng
– Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
– Nhức mỏi cơ thể.
– Đau đầu
– Cảm thấy mệt mỏi
– Nôn mửa và tiêu chẩy (đôi khi)
Phòng ngừa và điều trị bệnh
Việc tiêm phòng cúm là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc bảo vệ bạn chống lại bệnh cúm. Nếu bạn bị bệnh giống với triệu chứng của cúm, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê toa một loại thuốc kháng virus để điều trị cúm.
6. Nhiễm trùng Toxoplasmosis
Bệnh nhiễm trùng này là do một loại ký sinh trùng toxoplasma. Loại kí sinh trùng này được tìm thấy trong phân mèo, đất và thịt sống, hoặc thịt nấu chưa chín. Người mẹ bị nhiễm toxoplasma có thể lây sang cho con, gây ra mất thính giác, khiếm thị, hoặc thiểu năng trí tuệ ở thai nhi.
Triệu chứng
Bệnh có thể có các triệu chứng như nhiễm cúm hoặc không có triệu chứng cụ thể nào rõ ràng.
Phòng ngừa và điều trị bệnh
Bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm toxoplasmosis bằng cách:
– Rửa tay bằng xà phòng sau khi chạm đất hoặc thịt sống
– Rửa tay trước khi ăn
– Nấu chín thịt hoàn toàn
– Rửa dụng cụ nấu ăn với nước xà phòng nóng
– Tránh tiếp xúc với phân mèo, lông mèo
7. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)
Nhiễm trùng đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu) là bệnh mà rất nhiều chị em mắc phải khi mang thai. Thời gian này bàng quang bị chèn ép nên không kiểm soát tốt việc tiểu tiện, dễ dẫn đến rò tiểu và nhiễm trùng đường tiểu. Nếu không điều trị, bệnh có thể ảnh hưởng đến thận và khiến bạn sinh non.
Triệu chứng
– Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu
– Đi tiểu thường xuyên
– Đau xương chậu, lưng, bụng.
– Run rẩy, ớn lạnh, sốt đổ mồ hôi
Phòng ngừa và điều trị bệnh
Phụ nữ khi mang thai cần kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng một lần. Không nên cố nhịn khi muốn đi tiểu, nên đi tiểu ngay sau khi giao hợp, vệ sinh vùng âm hộ – hậu môn hàng ngày và sau khi đi đại tiện, nên vệ sinh từ trước ra sau dưới vòi nước. Ngoài ra cần uống đầy đủ nước để giúp nước tiểu không cô đặc phòng sỏi hệ tiết niệu.
Cẩm nang mang thai và sinh con
(Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương)
18 thoughts on “7 bệnh nhiễm trùng thường gặp phụ nữ mang thai cần biết”
hiện nay e đang uống hinewmum.vậy có thể chuyển sang loại thuốc bác sĩ vừa tư vấn ko ạ.bệnh viêm mũi thai kì của e đến khi nào thì hết.vì e bị chảy nước mũi xuống họng nên sinh ra đờm ở họng.
Chào bạn Hằng Nguyễn,
Sản phẩm bạn đang dùng là một loại viên bổ tổng hợp cho bà bầu. Mục đích của dùng thuốc bổ là nhằm cùng với bữa ăn hàng ngày có thể cung cấp đủ nhu cầu tăng lên của cơ thể. Do đó, bạn có thể thay đổi để lựa chọn sản phẩm bổ sung đủ dưỡng chất phù hợp với cơ thể mình nhất bạn nhé!
Bệnh viêm mũi thai kỳ do niêm mạc mũi phù nề, thường kéo dài một vài tuần hoặc lâu hơn tùy cơ địa. Trường hợp viêm mũi kéo dài có thể dẫn đến tình trạng giảm cung cấp oxy ở phụ nữ mang thai khi ngủ ảnh hưởng tới lượng oxy cung cấp cho thai nhi, điều này có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật và thai chậm phát triển trong tử cung. Do đó, nếu tình trạng viêm mũi khiến bạn khó chịu hoặc kèm theo các triệu chứng khác: viêm họng, ho, có đờm xanh-vàng,… thì bạn cần tới bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ bạn nhé!
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
e đang có bầu hơn 1 tháng nhưng lại bị chảy nước mũi thỉnh thoảng nghẹt mũi nhưng không bi sốt hay đau đầu.bác sĩ cho e hỏi e đang bị gì và có ảnh hưởng đến e bé không?cách điều trị ạ?
Chào bạn Hằng,
Khi mang thai hàm lượng estrogen tăng cao khiến niêm mạc mũi phù nề, hoặc có thể có dịch mũi. Nếu không kèm theo các biểu hiện khác như sốt, đau đầu, hắt hơi, ho, đau họng, chảy dịch màu xanh hay vàng thì bạn đang gặp tình trạng viêm mũi thai kỳ. Khoảng 30% phụ nữ mang thai gặp phải triệu chứng này.
Để hạn chế bạn nên kê cao gối khi nằm hoặc khi ngủ, nhỏ hoặc xịt mũi bằng nước muối sinh lý, tránh xa những chất kích thích như khói thuốc, mùi sơn, nước hoa… (những chất mà có thể làm bạn khó chịu hơn). Nếu tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi khiến bạn khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày thì bạn có thể tới bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ.
Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ giảm đi nhiều. Đồng thời nhu cầu dưỡng chất tăng cao khiến chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ. Do đó, phụ nữ mang thai được khuyên dùng thêm viên bổ tổng hợp như PM Procare hay PM Procare diamond mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng cho mẹ khỏe mạnh, cung cấp đủ dưỡng chất với liều lượng phù hợp cho thai nhi phát triển tối ưu; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, cao huyết áp, đái tháo đường, tiền sản giật,…
Nếu có chế độ ăn tương đối tốt, có thể ăn được 1-2 lạng thịt cá cùng rau củ hàng ngày thì bạn chọn PM Procare. Nếu chế độ ăn của bạn chưa được tốt hay kém hấp thu hoặc bạn mang thai ngoài độ tuổi sinh đẻ, làm IVF,… thì PM Procare diamond với hàm lượng các chất cơ bản được tăng cường như: hàm lượng DHA/EPA là 216mg/45mg cao gấp 1.5 lần, Hàm lượng acid folic là 500mcg, I-ốt là 200mcg đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể; hàm lượng sắt 24mg, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu vể sắt,…sẽ là lựa chọn phù hợp. Bạn chỉ cần uống mỗi ngày 01 viên sau bữa ăn là đủ.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
– Chào chuyên gia
Hiện nay tôi đang chậm kinh khoảng 7 ngày, thử thai lên 2 vạch.nhưng tuần vừa qua tôi bị hắt hơi sổ mũi, ho nhiều đờm xanh nhưng không sốt và không đau họng.Xin hỏi chuyên gia tôi bị thế có ảnh hưởng đến thai không ạ.rất mong nhận được tư vấn từ các chuyên gia.
Tôi xin cảm ơn
Chào bạn Kim Liên,
Các biểu hiện mà bạn mô tả cho thấy bạn bị cảm cúm khi bắt đầu mang thai. Virus cúm hay bất kỳ một virus nào khác đều có thể gây dị tật thai nhi, khi người mẹ nhiễm virus trong 3 tháng đầu thai kỳ thì nguy cơ càng cao. Tuy nhiên không phải tất cả các virus cúm đều có khả năng gây dị tật.
Loại virus mà người ta lo ngại nhất là virus gây bệnh Rubella với tỷ lệ dị tật lên tới 70% nếu mắc trong 3 tháng đầu thai kỳ. Còn các loại virus thông thường nói chung, khi người mẹ bị nhiễm cúm nặng với tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể làm cho thai bị lưu và gây sảy thai. Như vậy, với biểu hiện của bạn thì không cần quá lo lắng mà ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Bạn nên đến khám bác sĩ để được điều trị thích hợp. Bạn có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi qua các lần thăm khám thai theo định kỳ để yên tâm hơn.
Khi mang thai, nhu cầu chất dinh dưỡng tăng cao khiến chế độ ăn hàng ngày khó có thể cung cấp đủ. Cộng với sức đề kháng của mẹ giảm đi nhiều. Vì vậy việc bổ sung thêm dưỡng chất từ viên bổ tổng hợp như PM Procare /PM Procare diamond là cần thiết giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển, nâng cao sức đề kháng phòng chống bệnh tật cho mẹ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ: sảy thai, sinh non, cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,… Bạn chỉ cẩn uống mỗi ngày 01 viên sau bữa ăn là đủ.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
Em có bầu được 7 tuần thì bị nhiễm herpes ở môi. Bác sỹ có thể cho e biết là bị như vậy có ảnh hưởng tới thai k ạ? bây h e có thể bôi thuốc gì để điều trị k ạ?
Chào bạn Thu Vân,
Nhiễm herpes khi mang thai có thể dẫn tới sảy thai, dị tật thai nhi. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất hiếm xảy ra đối với herpes ở môi ngoại trừ virus này bùng phát vào những tháng cuối thai kỳ.
Việc dùng thuốc khi mang thai cần hết sức thận trọng bởi thuốc có thể gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Chính vì vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám và điều trị bạn nhé!
Khi mang thai, nhu cầu dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi tăng cao, đồng thời hệ miễn dịch của mẹ giảm đi nhiều khiến mẹ bầu dễ bị mắc bệnh hơn. Do đó việc bổ sung thêm viên bổ tổng hợp như PM Procare hay PM Procare diamond là cần thiết để cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi và nâng cao sức đề kháng phòng chống bệnh tật cho mẹ. Cùng với chế độ ăn, bạn chỉ cẩn uống mỗi ngày 01 viên sau bữa ăn là đủ.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!
cho e hỏi
phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm trùng bệnh viện loại nào ạ
Chào bạn,
Nhiễm trùng là khái niệm chung chỉ sự nhiễm vi sinh vật. Tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện có thể là vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng. Hay gặp và đóng vai trò quan trọng hơn là các căn nguyên vi khuẩn.
Nhiễm trùng bệnh viện là một nhiễm trùng mà người bệnh mắc phải khi nằm điều trị trong bệnh viện. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc nhiễm trùng bệnh viện là những người bệnh có suy giảm sức đề kháng và có chịu những can thiệp y học. Nhiễm loại nào là tùy thuộc vào bạn tiếp xúc với loại vi khuẩn, virus gây bệnh nào bạn nhé!
Ở phụ nữ mang thai, sức đề kháng giảm đi rất nhiều khiến nguy cơ mẹ bầu mắc bệnh sẽ cao hơn. Để phòng tránh thì bạn cần ăn uống nghỉ ngơi điều độ, luyện tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày, bổ sung đủ dưỡng chất từ thức ăn và từ viên uống tổng hợp như PM Procare/PM Procare diamond mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng phòng chống bệnh tật và cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho thai nhi phát triển tốt nhất.
Chúc bạn một thai kỳ mạnh khỏe!