Tuyến giáp là một tuyết nhỏ nằm ở dưới thanh quản, khu vực cổ. Vai trò của tuyến giáp đối với cơ thể đã được chỉ rõ trong hoạt động bình thường của tuyến giáp. Tuyến giáp sản xuất hormone quan trọng là T3, T4 có vai trò thiết yếu đối với mọi hoạt động chuyển hóa của cơ thể.
Hoạt động của tuyến giáp
Hormon tuyến giáp sản xuất ra có hai loại được gọi là T3 (Triiodothyronine) và T4 (Tetraiodothyronine) dựa vào số phân tử Iod trong công thức cấu tạo. Nhìn vào đó chúng ta có thể thấy, Iod là thành tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất hormone tuyến giáp.
Quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp bắt đầu từ khi cơ thể được bổ sung thêm Iod (từ nguồn thức ăn, thuốc bổ sung…) qua chuyển hóa thành dạng Iodur, hấp thu vào ruột và vận chuyển vào trong tuyến giáp, rồi trở lại dạng Iod bình thường. Dưới tác dụng của hormone tuyến yên, tuyến giáp sản xuất hormone T4 và một lượng nhỏ T3. Hormon tuyến giáp T4 sau đó giải phóng 1 phân tử Iod chuyển thành dạng hoạt động là T3.
Trong quá trình lưu thông trong máu, hormone T3 và T4 được tồn tại ở hai dạng là dạng tự do và dạng gắn vào protein vận chuyển. Dạng T3, T4 tự do có tác dụng ức chế ngược lại hoạt động tuyến giáp. Do đó, để kiểm tra tình trạng hoạt động của tuyến giáp, người ta thường định lượng hormone T3, T4 dạng tự do.
Vai trò của hormone tuyến giáp với phát triển cơ thể
Năm vai trò chính của hormone tuyến giáp là
- Tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sinh trưởng phát dục.
- Kích thích hoạt động của tim, tăng cường sự co bóp.
- Tác động chức năng hoạt động tuyến sinh dục và tuyến sữa.
- Điều hòa quá trình tạo nhiệt, làm tăng đường huyết.
- Kích thích sự phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh ngay từ khi còn trong bào thai.
Bệnh lý tuyến giáp
Hai bệnh lý chính thường gặp liên quan tới tuyến giáp là Cường giáp và Suy giáp, có liên quan tới mức độ hoạt động của tuyến giáp.
Cường giáp
Nguyên nhân
– Rối loạn nội tiết: Bệnh Basedow: thường gặp ở phụ nữ từ 30 ->50 tuổi ( 80% )
– Sử dụng quá liều Iod: thường do bổ sung quá nhiều thuốc chứa iod trong quá trình trị bệnh.
Triệu chứng: Gầy mặc dù ăn nhiều, uống nhiều, huyết áp tăng, tay run, da ấm và ẩm, đổ nhiều mồ hôi. Mạc nhanh và tăng lưu lượng tim. Tuyến giáp phì đại, mắt lồi.
Hậu quả của Cường giáp với bà mẹ và thai nhi: Cường giáp khi mang thai sẽ ảnh hưởng tới cả bà mẹ và thai nhi.
- Ảnh hưởng tới bà mẹ: Sinh non, nguy cơ tiền sản giật, suy tim do tim hoạt động quá sức.
- Ảnh hưởng tới thai nhi: thai chết lưu, sẩy thai, thai chậm phát triển, dị tật bẩm sinh.
Cách khắc phục: ngưng sử dụng các loại thuốc chứa iod, điều trị đặc hiệu nhưng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi do các thuốc điều trị dễ dàng vào nhau thai và sữa mẹ. Trong ba tháng giữa thai kỳ, bà bầu bị cường giáp có thể được phẫu thuật nhưng cần rất thận trọng và ngay cả khi điều trị thành công thì những đứa trẻ sinh ra vẫn có nguy cơ phát triển cường giáp khó hồi phục.
Suy giáp
Nguyên nhân: Bệnh tự miễn, người bệnh bị cắt bỏ tuyến giáp, thiếu iod, sử dụng thuốc kháng giáp trạng hoặc do sự thay đổi nội tiết tố.
Triệu chứng: Giảm nhu động ruột, nhịp tim, tuần hoàn, trầm cảm,
Hậu quả của Suy giáp đối với bà mẹ và thai nhi:
- Ảnh hưởng tới bà mẹ: thai phụ có thể bị tiền sản giật, bất thường bánh nhau, chảy máu nhiều sau sinh
- Ảnh hưởng tới thai nhi: trẻ sinh ra bị đần độn, kém phát triển về thể chất, trí tuệ, nhẹ cân.
Tuyến giáp của thai nhi chỉ bắt đầu hoạt động một phần từ tuần thứ 10->12 của thai kỳ do đó trong thai kỳ thứ nhất cho nên trong 3 tháng đầu tiên thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn hormone tuyến giáp của mẹ. Do đó, khi người mẹ gặp trục trặc về tuyến giáp thì thai nhi cũng sẽ chịu những hậu quả từ những bất thường đó.
Với vai trò quan trọng của tuyến giáp và hormon tuyến giáp trong hệ thống chuyển hóa toàn cơ thể, sự hoạt động, hình thành, phát triển hệ thần kinh thì việc kiểm tra hormon tuyến giáp trong thời kỳ mang thai là rất cần thiết nhằm phát hiện sớm các vấn đề người mẹ gặp phải và xử lý kịp thời.
Hoài Phương
52 thoughts on “Vai trò của tuyến giáp và bệnh lý thường gặp”
Mình mới làm xét nghiệm máu thấy chỉ số T3(cOBAS) LÀ 0.86 chỉ số này thấp thế có ảnh hưởng gì không bác sỹ, muốn tăng chỉ số này thì nên ăn gì ạ? cảm ơn BS nhiều
Chào bạn Quỳnh Châu,
Giá trị sinh học bình thường của T3 là 1.3 – 3.1 nmol/l hoặc 0.8-2.0 ng/ml. Không rõ chỉ số của bạn là thế nào? Tuy nhiên, nếu chỉ có đơn độc một chỉ số T3 thấp thì chưa nói nên điều gì. Để biết rõ tình trạng của mình ra sao thì bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám trực tiếp bạn nhé!
Chúc bạn mạnh khỏe!
Em bị u tuyến giáp và đã cắt bỏ tuyến giáp bên phải được 8 tháng, giờ e muốn sinh con liệu có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Bác sỹ có thể tư vấn giúp e ạ, e xin cảm ơn
Chào bạn Minh,
Sau khi cắt bỏ một phần tuyến giáp thì tùy vào khả năng hoạt động của phần tuyến giáp còn lại mà bác sĩ có chỉ định cho bạn dùng hormon tuyến giáp hay không. Nếu bạn không cần dùng hormon tuyến giáp hoặc vẫn đảm bảo dùng đểu đặn thường xuyên và tuyến giáp hiện tại đang hoạt động ổn định thì bạn hoàn toàn có thể mang thai, sinh con bình thường và không gây ảnh hưởng gì cả. Điều quan trọng là khi chuẩn bị mang thai, bạn nên tới bác sĩ để được thăm khám, xác định tình trạng của mình đã thuận lợi cho việc có con hay chưa bạn nhé!
Chúc bạn mạnh khỏe và sớm có tin vui!
Cháu 31 tuổi hôm trước cháu có đi ktsk và có siêu âm cổ và kq là PHÌNH GIÁP HẠT PHẢI .bs cho cháu hỏi là cháu bị làm sao và có phải tránh gì ko ạ?
Chào bạn Kim Tuyến,
Phình giáp hạt phải là biểu hiện tuyến giáp có phình to lên ở thùy phải. Khi phát hiện tình trạng này bạn nên kiểm tra chức năng tuyến giáp xem có suy giáp – cường giáp hay không? Đồng thời với trường hợp phình giáp khu trú không nan tỏa thì bạn cần thực hiện việc siêu âm, sinh thiết xem có tăng sinh hay không và để phát hiện xem phình giáp đó là lành tính hay ác tính. Từ đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp bạn nhé!
Chúc bạn mạnh khỏe!
Chao Bac Sy!
Be nha em nam nay 4 tuoi be khong co Tuyen giap. Hien be dang dung thuoc tamidan de ho tro, em muon hoi can benh nay Ảnh huong Nhu the nao den Sức khoe, Su ptrien va dac biet la tuoi tho cua be ah?
Mong BS Tu van giup de e hieu hon, cam on BS!
Thanh
Chào bạn Thanh,
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình bướm nằm ở trước cổ có vai trò sản xuất ra hormon giáp trạng (T3, T4) điều hòa hoạt động các tế bào và các mô trong cơ thể. Hormon tuyến giáp làm tăng cường các phản ứng trao đổi chất và kích thích tăng trưởng ở trẻ em.
Đối với trẻ em ảnh hưởng nặng nề nhất nếu tuyến giáp trạng hoạt động kém là trẻ chậm phát triển cả về chiều cao, trọng lượng, trí tuệ, tinh thần và hoạt động. Nếu không điều trị kịp thời trẻ sẽ bị tàn phế về thể lực và vĩnh viễn kém khả năng trí tuệ.
Em bé đã được dùng thuốc để hỗ trợ, đó là liệu pháp hormon thay thế tuyến giáp. Việc dùng thuốc hỗ trợ này sẽ được thực hiện liên tục để để mọi hoạt động của cơ thể diễn ra bình thường. Bạn cần tuân thủ dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị để bổ sung hormon giáp trạng phù hợp nhất cho sự phát triển của bé.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!
Xin hỏi bác sĩ tôi năm nay 40 tuổi. Sau khi tôi sinh cháu thứ 2 thì cân nặng của tôi tăng rất nhiều( 30kg) và kinh nguyệt gần như không có , một năm chỉ thấy khoảng 2-3 lần mỗi lần cũng rất ít. Tôi cũng cố gắng giảm cân nhưng gần như không có hiệu quả. Có phải tôi đã bị bệnh liên quan tới tuyến giáp không ạ? Xin bác sĩ tư vấn giúp cho tôi với. Tôi xin cảm ơn.
Chào bạn Kim Oanh,
Mang thai và cho con bú là thời gian dễ tăng cân nhất của người phụ nữ vì mẹ phải cố gắng ăn nhiều để có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng nuôi con. Tuy nhiên nếu chế độ ăn không được kiểm soát tốt thì việc bị tăng cân quá đà rất dễ xảy ra. Ngoài ra cũng không loại trừ nguyên nhân có thể do 1 bất thường nào đó của cơ thể gây ra. Đồng thời, cơ thể dễ mắc phải nhiều bệnh hơn khi tăng cân quá mức. Chính vì vậy bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám trực tiếp bạn nhé!
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!