Tính ngày dự sinh là điều được rất nhiều các bà mẹ quan tâm. Cảm giác hồi hộp chờ đợi đón con chào đời vào cái ngày ấy luôn là nỗi mong chờ đầy háo hức cho các ông bố, bà mẹ. Ngày nay, nhờ các phương pháp tính ngày dự sinh hiện đại mà các bác sĩ có thể dự đoán được ngày dự sinh tương đối chính xác cũng như nắm được tình hình phát triển của thai nhi trong quá trình mang thai.
[toc]
1. Tính ngày dự sinh dựa vào ngày thụ thai hoặc ngày trứng rụng
Ngày dự sinh = Ngày thụ thai + 266 ngày (38 tuần)
Nếu như đã biết rõ ngày thụ thai hoặc ngày trứng rụng, ta có thể cộng thêm 266 ngày, tức 38 tuần để biết ngày dự sinh.
2. Tính ngày dự sinh dựa vào ngày đầu của chu kì cuối
Ngày dự sinh = Từ ngày đầu của kỳ kinh cuối + 280 ngày (40 tuần)
Đây là một trong những phương pháp cổ điển nhất được sử dụng cho đến hiện nay. Tuy nhiên, yêu cầu của phương pháp này là bà bầu phải có chu kì kinh nguyệt đều, chu kì kinh từ 22 đến 35 ngày.
Công cụ tính ngày dự sinh
Công cụ tính ngày dự sinh dưới đây được thiết kế theo thai kỳ 40 tuần. Xin lưu ý là công cụ này chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có được ngày dự sinh chính xác.
Bấm chọn ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng
Công thức Naegelée tính ngày dự sinh
Dùng ngày đầu của kỳ kinh cuối
Ngày: +7
Tháng: –3 (tháng 4 đến tháng 12); +9 (Tháng 1,2,3)
Năm: +1 (tháng 4 đến tháng 12); +0 (Tháng 1,2,3)
Ví dụ: Ngày đầu của kỳ kinh cuối là 01.04.2018
Ngày: 1 + 7 = 8
Tháng: 4 – 3 = 1
Năm: 2018 + 1 = 2019
Ngày dự sinh sẽ là ngày 8 tháng 1 năm 2019.
Ví dụ: Ngày đầu của kỳ kinh cuối là 01.03.2018
Ngày: 1 + 7 = 8
Tháng: 3 + 9 = 12
Năm: 2018 + 0 = 2018
Ngày dự sinh sẽ là ngày 8 tháng 12 năm 2018.
Công thức này sử dụng ngày đầu của kỳ kinh cuối để tính ra ngày dự sinh cách đúng 280 ngày (40 tuần) sau. Phương pháp này rất đơn giản nhưng không chính xác cao vì độ dài của các tháng trong năm không bằng nhau và sai lệch cao nếu có năm nhuận; không dùng cho những trường hợp kinh nguyệt không đều, bà bầu không nhớ rõ ngày kinh.
3. Tính ngày dự sinh dựa vào bề cao tử cung
Phương pháp này dùng để tính tuổi thai theo tuần, khi đã biết thai nhi ở tuần thứ mấy thì có thể dễ dàng tính ra ngày dự sinh. Bé sẽ được sinh ra khi được 38 tuần tuổi.
Cách tính tuổi thai này áp dụng cho thai trên 20 tuần. Phương pháp này căn cứ vào sự tăng trưởng chiều cao của tử cung mỗi tháng bằng khoảng 4cm.
Xác định chiều cao tử cung: Bà bầu nằm trên mặt phẳng để người được thẳng, không bị chùng, xác định điểm giữa bờ trên khớp mu, xác định đáy tử cung cảm nhận như một trái bóng căng dưới da, đặt bàn tay thẳng góc với thành bụng, kẹp thước dây giữa ngón trỏ và ngón giữa sao cho thước dây thẳng căng. Nhìn vào mức của thước dây để xác định chiều cao tử cung.
Xác định tuổi thai theo công thức của Bartholomen
Tuổi thai (theo tháng) = (chiều cao tử cung/4) + 1
Ví dụ chiều cao tử cung là 20cm
Tuổi thai = (20/4) + 1 = 6 (tháng)
Cách đổi tuổi thai theo tháng sang tuổi thai theo tuần:
Tuổi thai (theo tuần) = Tuổi thai theo tháng x 4 + thêm 1 tuần cho mỗi 3 tháng.
4. Tính ngày dự sinh dựa vào siêu âm
Qua siêu âm, chúng ta có thể xác định tuổi thai. Từ tuổi thai sẽ dễ dàng tính được ngày dự sinh dựa vào sự phát triển trong 38 tuần của thai nhi. Siêu âm trong tam cá nguyệt thứ nhất là phương pháp tốt nhất để xác định tuổi thai, từ đó tính ra ngày dự sinh được chính xác hơn. Phương pháp này có độ chính xác cao hơn cả phương pháp tính ngày dự sinh dựa vào ngày đầu của chu kì kinh cuối, kể cả khi thai phụ nhớ chính xác ngày. Hiện nay các bác sĩ thường phối hợp cả hai phương pháp này để xác định ngày dự sinh một cách chính xác hơn.
Tính tuổi thai dựa vào chiều dài đầu mông (CRL: Crown Rump Length)
Chiều dài đầu mông trong tam cá nguyệt đầu của thai kì có độ chính xác đến 95% với sai số ±4,7 ngày.
Chiều dài đầu mông đo được tốt nhất khi ≥ 10mm, nếu ≥ 84mm thì độ chính xác sẽ giảm đi.
Chiều dài đầu mông là số đo từ cực đầu đến cực đuôi của phôi.
Tuổi thai (theo tuần) = Chiều dài đầu mông (cm) + 6,5
Ví dụ chiều dài đầu mông là 1,6 cm
Tuổi thai (theo tuần) = 1,6 + 6,5 = 8 (tuần)
Tính tuổi thai dựa vào đường kính lưỡng đỉnh (BPD: Biparietal Diameter)
Khi Chiều dài đầu mông CRL ≥ 84mm thì việc xác đính tuổi thai không còn chính xác.
Người ta thay thế bằng Đường kính lưỡng đỉnh BPD, áp dụng từ cuối tam cá nguyệt thứ nhất đến 28 tuần tuổi.
Đường kính lưỡng đỉnh là số đo qua siêu âm nơi lớn nhất từ trán ra gáy thai nhi.
Công thức tính tuổi thai theo bảng dưới đây:
Ví dụ đường kính lưỡng đỉnh 3cm
Tuổi thai (theo tuần) = (3 x 4) + 3 = 15 tuần
Lưu ý là siêu âm trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba không còn chính xác để xác định tuổi thai.
Xem thêm:
- Dấu hiệu có thai
- omega 3 6 9 có cần thiết cho bà bầu?
- Vitamin A – Bà bầu cần biết
- DHA – Vi chất quan trọng không thể bỏ qua
- Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu
- Dinh dưỡng cho bà bầu
- Thực phẩm tốt cho bà bầu
- Những điều cấm kỵ khi mang thai
Tất cả các phương pháp tính ngày dự sinh đều có sai số, mang tính chất tương đối, không thể chính xác 100%, nhưng cũng là một tham khảo rất quan trọng giúp các mẹ bầu trong việc chăm sóc, theo dõi sự phát triển của thai kỳ và có kế hoạch chuẩn bị cho ngày sinh được chu đáo, toàn vẹn.
Theo TS.BS Tô Mai Xuân Hồng – Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh
62 thoughts on “Tính ngày dự sinh – Hướng dẫn chi tiết từ bác sĩ”
Cho e hỏi chu kì kinh cuối ngày đầu tiên la 18/10 , vay ngay du sinh cua em la baonhieu ạ
Chào bạn Nga,
Nếu ngày đầu của kỳ kinh cuối là ngày 18/10/2021 thì ngày dự sinh của bạn là ngày 25/7/2022. Bạn có thể tham khảo cách tính tại đây nhé: https://procarevn.vn/tinh-ngay-du-sinh/
Chúc bạn thai kỳ khỏe mạnh!
Từ ngày 31/5 thai được 33 tuần tới ngày 19/6 là được được bao nhiêu tuần ạ ,e cảm ơn